Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm 2011

 Văn Bản :

 KIỂM TRA VĂN

( PHẦN THƠ)

1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 a. Kiến Thức:

 - Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9Tập 2 phần thơ để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.

 b. Kĩ năng:

- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ:

 - Thực hành viết

 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho học sinh

 - HS: Học bài và ôn tập kĩ kiến thức đã học ở HKI

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Ổn định

 b. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )

 c. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ, truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.

 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài

 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài

 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc.

 - Giáo viên thu bài

 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
TIẾT 132
 Văn Bản : 
 KIỂM TRA VĂN
( PHẦN THƠ)
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 a. Kiến Thức:
 - Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9Tập 2 phần thơ để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 b. Kĩ năng: 
- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: 
 - Thực hành viết 
 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho học sinh
 - HS: Học bài và ôn tập kĩ kiến thức đã học ở HKI
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )
 c. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ, truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài
 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
*TRẮC NGHIỆM (6 câu 3 điểm mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Điểm giống nhau về mặt nội dung của bài thơ: “Con cò”và bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ “ là gì?
a.Thể hiện tình cảm tha thiết sâu nặng của mẹ dành cho con.
b.Tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của người mẹ.
c.Tình yêu con vô bờ hòa với tình yêu thiên nhiên đất nước.
d. Niềm tự hào về quê hương đất nước mình.
Câu 2:Ý nào dưới đây nêu đúng cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương:
 a. Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
 b. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác.
 c. Niềm xúc động của nhà thơ trước cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác.
 d. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương khi nhà thơ vào lăng viếng Bác.
 Câu3. :Nét đặc sắc làm nên giá trị bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh là gì?
a. Thể thơ 5 chữ dễ thuộc.
b. Nhiều từ láy gợi tả cao.
c. Cảm nhận tinh tế về sự giao mùa.
d. Sự giao mùa diễn ra nhẹ nhàng.
Câu 4: Thông điệp mà Thanh Hải muốn gửi đến tất cả mọi người qua bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”là gì?
Phải luôn tự hào về truyền thống dân tộc.
Phải có ước nguyện chân thành .
Phải biết cống hiến cho đời cho đất nước
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi biết hi sinh vì người khác.
Câu 5: Nhận xét nào dưới đây nêu đúng đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ “ Viếng Lăng Bác”: 
a. Giọng điệu thiết tha rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên gợi cảm.
 b. Nhạc điệu trong sáng thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp gợi cảm so sánh ẩn dụ sáng tạo.
 c. Giọng điệu trang trọng tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi cảm.
 d. Nhiều hình ảnh gợi cảm, câu thơ có tính triết lý cao.
Câu 6: Qua bài thơ“Nói với con” của Y Phương , người cha muốn nhắc nhở con điều gì?
a. Mong con thấy được nỗi vất vả cực nhọc của người đồng mình.
 b. Mong con thấy được tâm hồn khoáng đạt, chịu thương của người đồng mình
 c. Mong con sớm khôn lớn trở thành người có ích cho quê hương đất nước và xã hội.
 d . Mong con có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ, tự tin vững bước trên đường đời.
* TỰ LUẬN ( 6đ)
Câu 1( 2 điểm) : Nêu nội dung chính của bài thơ “ Viếng lăng Bác” ( Viễn Phương)
 Câu 2 ( 5 điểm) Hãy phân tích 2 khổ thơ sau để làm nổi bật quan niệm sống của nhà thơ Thanh Hải?
	Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
* Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp Án
a
b
c
c
c
c
*Phần tự luận :
Câu 1: Nội dung chính của bài “ Viếng lăng Bác” ( Viễn Phương)
a. Nghệ thuật : 
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, đau xót, tự hào.Thể thơ tám chữ, có đôi chỗ biến thể gieo vần linh hoạt, phù hợp với nội dung cảm xúc của bài. Ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật. 
b. Nội dung :
- Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
 *yêu cầu chung: 
Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, mạch lạc.
Không mắc lỗi chính tả
Bố cục 3 phần.
Viết đúng thể loại phân tích văn chương.
* yêu cầu cụ thể: 
+ Mở bài :( 1,5 điểm) Giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh xuất xứ cuả tác phẩm, nội dụng chính của hai đoạn thơ cuối.
 + Thân bài: ( 3,0) Nêu được suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:.
 Suy nghĩ, ước nguyện của tác giả:
- Ta làm:
 Con chim hót 
 Một cành hoa	 > Điệp cấu trúc:
 Một nốt trầm xao xuyến
 => Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống đất nước, cống hiến phần nhỏ bé vào cuộc đời chung
 - Nhà thơ ước nguyện làm những điều nhỏ bé, bình dị nhưng rất đẹp:chim hót, cành hoa, nốt trầm . Để dâng cho đời, cống hiến cho đời.
 -“Ta”: Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. 
 - Sự cống hiến mãi mãi , không dừng lại ở lứa tuổi nào dù già gay trẻ. Miễn sao sự cống hiến có ích cho XH, cho quê hương đất nước.
 - Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
 - Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
 + Kết bài: (1,5đ) Cảm nhận của em về suy nghĩ, ước nguyện của tác giả:
* Lưu ý: Trên đây là đáp án mẫu trong khi chấm giáo viên nên căn cứ vào tình hình thực tế chất lượng của học sinh để đánh giá, khuyến khích tính sáng tạo, phát hiện của học sinh kịp thời.
6. MA TRẬN :
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
 câu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- T111 : Con cò
C 1(0.5đ)
1
(0.5đ)
- T118 :Viếng Lăng Bác
C2(0.5đ)
C5(0.5đ)
C1(2.0đ)
3
(4.0đ)
- T121 : Sang Thu
C3 (0.5đ)
1
(0.5đ)
- T116 +116 : Mùa Xuân Nho Nhỏ.
C4 (0.5đ)
C2(5.0đ)
2
(5.5đ)
- T124 : Nói Với Con
C6 (0.5đ)
1
(0.5đ)
Tổng số câu
Tổng điểm
1
5
1
1
8
0.5đ
2,5đ
2.0đ
5đ
10
7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Chuẩn bị bài Tổng kết văn bản nhật dụng.
 8. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 29
TIẾT 133-134
Văn bản: 
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố và hệ thống lại những kiến thức về văn bản nhật dụng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
 - Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
 2. Kĩ năng: 
 - Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
 - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. 
 3. Thái độ: 
 - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Trong chương trình Ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu một hệ thống các văn bản nhật dụng. Giờ học này chúng ta cùng ôn tập lại toàn bộ nội dung, kiến thức cần nắm chắc ở các văn bản này.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc phần I trong SGK trang 94? 
GV: Văn bản nhật dụng có phải là một thể loại không? 
GV: Vậy văn bản nhật dụng được dùng với nghĩa như thế nào? 
GV: Chức năng của văn bản nhật dụng? 
GV:Đề tài của văn bản nhật dụng? 
GV: Tính cập nhật của văn bản nhật dụng? 
GV: Cho ví dụ về văn bản nhật dụng đã học? 
GV: Giá trị của văn chương là gì? 
GV: ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng? 
- Để mở rộng hiểu biết toàn diện
- Tạo điều kiện để học sinh hà nhập với xã hội, với cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 2: 
I/ KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG: 
1/ Khái niệm: 
- Không phải là khái niệm thể loại
- Không chỉ kiểu văn bản.
=> Nó chỉ đề cập đến chức năng,đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản văn bản.
a) Chức năng: 
 Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, những vấn đề, hiện tượng của đời sống con người, xã hội
b) Đề tài: 
 Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị..
c) Tính cập nhật: 
 Tính thời sự kịp thời của cuộc sống hằng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. 
 Ví dụ: Chiến tranh hạt nhân; Quyền trẻ em; Chống hút thuốc lá; 
Quyền con người; Môi trường; Dân số.
2. Giá trị văn chương : Là một yêu cầu quan trọng văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng
(Có giá trị nghệ thuật)
Tính thời sự nóng hổi
 Người đọc rung cảm, nhận thức sâu sắc
vấn đề thời sự đặt ra. Đồng thời học được 
kiến thức, kỹ năng làm văn
2 / NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC: 
Lớp 
Tên văn bản 
Nội dung văn bản đề cập 
Hình thức ( ptbđ) 
6
Cầu Long Biên.
Di tích lịch sử 
Tự sự, miêu tả và biểucảm
Động Phong Nha
Danh lam thắng cảnh. 
Thuyết minh , miêu tả
Bức thư của thư lĩnh da đỏ.
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 
Nghị luận và biểu cảm
7
Cổng trường mở ra
Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em
Tự sự, miêu tả,thuyết 
minh, biểu cảm
Mẹ tôi( 2000)
Yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người
Tự sự, miêu tả,nghị luận, biểu cảm
Cuộc chia tay của những. con búp bê.(1992)
Vai trò người phụ nữ .
Tự sự, nghị luận, biểu cảm
Ca Huế trên sông Hương
Văn hóa dân gian.
Thuyết minh, nghị luận , tự sự, biểu cảm
8
Thông tin về ngày trái đất năm (2000)
Môi trường.
Nghị luận và hành chính 
Ôn dịch thuốc lá.( 1999)
Tệ nạn thuốc lá.
Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Bài toán dân số.( 1995)
Dân số và tương lai nhân loại 
Thuyết minh và nghị luận 
9
Phong cách Hồ Chí Minh
Hội nhậpthế giới , giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nghị luận và biểu cảm
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.(1990)
Quyền sống của con người.
Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm
Đấu tranh cho một thế giới 
hoà bình. (8 – 1986)
Chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình
Nghị luận và biểu cảm
3/ PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG: 
Chuẩn bị tài liệu: ( Lưu ý giáo viên chỉ giới thiệu) 
Lớp 
Nội dung tài liệu sưu tầm 
6
Hình ảnh, tư liệu, bài hát, về cầu Long Biên và những cây cầu lịch sử (Cầu Hàm rồng, Mĩ Thuận..) 
Tranh ảnh, hình ảnh, bài giới thiệu về Động Phong Nha và nhưng danh lam thắng cảnh khác (Bích động, Chùa hương..) 
Những hình ảnh về thiên nhiên và con người ở các vùng đất khác nhau.
7
Những bài viết, những câu chuyện về giáo dục kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội
Những bài viết, câu chuyện, bài hát về hạnh phúc gia đình, hạnh phúc trẻ thơ, về giáo dục hôn nhân gia đình, kiến thực giáo dục công dân
Sưu tầm các làn điệu dân ca ba miền
8
Tư liệu về môi trường trái đất, không khí, nước đất, thời tiết
Tư liệu về chống các tệ nạn chống thuốc lá, ma túy, ở Việt Nam và thế giới, dân số, gia đình
9
Tự liệu về quyền sống của con người,quyền của trẻ em
Tư liệu về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới, ở trong và ngoài nước 
Tư liệu về đạo đức, lối sống, phong cách của Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị cho bài học cụ thể: 
GV: Để đảm bảo hiệu quả, mon muốn trong việc học các loại văn bản nhật dụng, cần lưu ý những điểm gì? 
- Đọc kĩ các chú thích SGK, đặt biệt các chú thích về các sự kiện lịch sử, địa lí, xã hội, khoa học
- Tạo thói quen liên hệ thưc tế với đồi sống bản thân và cộng đồng.
- Vận dụng kiến thức của các môn học khác vào việc làm sáng tỏ những vấn đề văn bản nhật dụng đặt ra.
Học bài cụ thể: 
GV: Muốn học tốt một văn bản nhật dụng cụ thể, ta phải có những kiến thức cơ bản nào? 
- Căn cứ vào thể loại, phương thức biểu đạt và vấn đề -> để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Đề xuất những kiến giải cá nhân về các vấn đề trong văn bản nhật dụng.
- Kết hợp sưu tầm tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 d) Luyện tập: 
GV: Muốn luyện tập tốt, chúng ta phải làm gì? 
- Viết một vấn đề mang tính cập nhật ở trường lớp hoặc địa phương em.
4
CỦNG CỐ 
_ Văn bản nhật dụng là gì? 
_ Các loại văn bản nhật dụng đã học ở bậc THCS?
_ Nắm được nội dung và hình thức nghệ thuật của từng văn bản cụ thể.
5
DẶN DÒ 
_ Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “ Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”
TUẦN 29
TIẾT 135-*
Tập làm văn:
LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Rèn kĩ năng nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
 - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ bài thơ. 
 3. Thái độ: 
 - Biết cách làm một bài văn nghị luận về một đoạn văn đoạn thơ
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Củng cố kiến thức về làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:
GV Thế nà là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
GV: Các bước làn bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
GV: Nội dung cơ bản của phần mở bài, thân bài, kết bài?
- Có 4 bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nội dung phần :
+ Mở bài
+ thân bài
+ kết bài.
I CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
1. Thế nà là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
2. Các bước làn bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
3. Nội dung cơ bản của phần mở bài, thân bài, kết bài?
HOẠT ĐỘNG 2:
Cho học sinh đọc phần II trong SGK trang 112.
GV: chép đề bài lên bảng cho học sinh chép.
Đề: Bếp lửa sưởi ấm một đời-Bàn về bài thơ: “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
GV: Xác định yêu cầu đề ?
GV: Thao tháo tác của tìm ý ? 
+ Đặc câu hỏi 
+ Trả lời câu hỏi.
II/ LUYỆN NÓI TRÊN LỚP:
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: 
Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
Nội dung: Tình cảm bà cháu
Phạm vi kiến thức: Xuất phát từ cảm thụ cá nhân đối với bài thơ.
 b) Tìm ý: 
- Bài thơ “ Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác năm nào? 
- Hình ảnh “Bếp lửa” gợi lên hoàn cảnh sống của đấ nước, gia đình ở thời kì nào? 
Hình ảnh “ Bếp lửa” gắn với kí ức về hình ảnh người bà tàn tảo ra sao?
- Hình ảnh “ Bếp lửa gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? 
- Bài thơ muốn nói lên điều gì về tình cảm con người trong cuộc sống?
HOẠT ĐỘNG 3:
Nhiệm vụ của phần mở bài?
Nhóm 1: Nói phần mở bài.
Nhiệm vụ của phần thân bài?
- Nhóm 2: Nói phần thân bài.
Nhiệm vụ của phần kết bài?
 - Nhóm 3: Nói phần kết bài
2. Lập dàn ý: 
a) Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Khái quát nội dung chủ đề của bài thơ.
b) Thân bài: 
- Những kỉ niệm về tình bà cháu.
- Nhắc đến hình ảnh bếp lửa 
- Lòng biết ơn tân trọng của người cháu.
- Bếp lửa trở thành điểm tựa cho cháu đi suốt cuộc đời mình.
c) Kết bài: 
- Khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
 - Liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân
HOẠT ĐỘNG 4:
Học sinh trình bày theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng? 
Sau đó, trong tổ cử một bạn nói trước lớp.
3/ Luyện nói: 
- đây là bài văn nói, không nên viết thành bài văn hoàn chỉnh để đọc mà dựa vào dàn bài để trình bày miệng.
- Bài nói có mạch lạc, bố cục rõ ràng
- Phân tích hài hòa yếu tố nội dung và nghệ thuật. Trình bày: Nói to, rõ ràng, nhiệt tình, có nghi thức lời nói, kết hợp yếu tố ngôn ngữ với lời nói.
4
CỦNG CỐ 
_ Lưu ý các bước làm của bài luyện nói? 
_ Luyện nói ở từng tổ, cả lớp?
5
DẶN DÒ 
_ Nắm được nội dung các bước của bài luyện tập.
_ Chuẩn bị bài: “ Viết tập làm văn số 07 ”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(48).doc