Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm học 2012

 TUẦN 30 Tiết 141

 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (T1)

 (Trích)

 Lê Minh Khuê

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ

-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.

2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)

B.Chuẩn bị:

Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.

C.Tổ chức các hoạt động dạy và học

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra: Phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong đoạn trích Bến quê

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 30 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
 TUẦN 30 Tiết 141 
 Những ngôi sao xa xôI (T1)
 (Trích) 
 Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ
-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.
2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính...
3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)
B.Chuẩn bị:
Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Phân tích những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong đoạn trích Bến quê
3.Bài mới:
GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện.
? Hãy giới thiệu những nét chính về tác giả LMK ?
? Tp được sáng tác năm bao nhiêu ? Trong h/c nào ?
?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Đặt vào nhân vật nào? Việc sử dụng ngôi kể ấy có td gì?
? Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần?
?Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? 
? Em có NX gì về HC sống và CĐ của 3 cô gái?
? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào?
? Công việc hàng ngày của 3 cô gái là gì?
? Đó là một công việc như thế nào?
I.Tiếp xúc văn bản
1.Đọc bài, kể tóm tắt
-Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại
-Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
2.Tìm hiểu chú thích
*Tác giả:
Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Trong những năm chiến tranh, chuyện của LMK đều viết về c/s chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường TS
*Tác phẩm :
 NGSXX là 1 trong số những tp đầu tay của LMK viết năm 1977, lúc cuộc KCCM của DT đang diễn ra ác liệt.
*Từ khó SGK
*Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật PĐ -> tạo điều kiện thuận lợi để tg tập trung miêu tả TG nội tâm của nhân vật và tạo ra 1 điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc CĐ ở 1 trọng điểm trên tuyến đường TS 
3.Bố cục: 3 phần
P1: đến “ngôi sao trên mũ” :Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
P2 đến “chị Thao bảo” Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc
P3:Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
a,Hoàn cảnh:
.*Cuộc sống :
-ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm, giữa 1 vùng trọng điểm trên tuyến đường TS, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt
-Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn
- Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy...
- Sau mỗi đợt bom đạn của kẻ thù trút xuống, vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm. Một không khí chết chóc bao trùm lên cảnh vật
-> H/c sống gian khổ, ác liệt, hiểm nguy.
-Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung.
-Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát
-Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng
-Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng...
=>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ.
+Đối lập với khốc liệt, căng thẳng
+Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ.
*Công việc:
- Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom
- Mỗi ngày phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít 3 lần.
- Bị bom vùi luôn
- Từ cao điểm trở về chỉ thấy 2 con mắt lấp lánh, hàm răng lóa lên khi cười, khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ Những con quỷ mắt đen”
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày, khi bom đạn của kẻ thù đang bắn phá ác liệt
-Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”
=>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm thường xuyên phải đối mặt với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh
Củng cố, dặn dò:
-Tóm tắt nội dung vừa phân tích.
-Hướng dẫn: Về nhà học bài và chuẩn bị tiếp nội dung cho giờ sau
*Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn:22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
 Tiết 142 
 Những ngôi sao xa xôI (T2)
 (Trích) 
 Lê Minh Khuê
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ
-Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.
2.Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính...
3.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện( cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện)
B.Chuẩn bị:
Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê,ảnh chân dung tác giả.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Phân tích: Cuộc sống, công việc của ba cô thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi?
3.Bài mới:
Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
?Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ-So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ...
? Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người?
? Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? 
?Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích
Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học? 
II. Đọc- Hiểu văn bản
2.Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong:
*Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:
-Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
-Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
-Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
-Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đệp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.
=>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
*Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính riêng: 
-Phương Định nhạy cảm và lãng mạn
-Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy
-Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt.
=> Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật.
3. Nhân vật Phương Định:
-Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm.
-Vào chiến trường đã ba năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.
-Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.
-Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận
-Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm..Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì.
*Một lần phá bom:
-Không đi khom..
-Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi.Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...
=> tâm lí nhân vật được tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng , đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế.
*Nhận xét:
Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp.
III.Tổng kết:
-Nghệ thuật:kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên..
-Nội dung:Ghi nhớ
*Củng cố 
? Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi?
-Về nhà: 
* Hướng dẫn về nhà
Học bài.
Chuẩn bị bài:Ôn tập về truyện
*Rỳt kinh nghiệm :
Ngày soạn:22/3/2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 143: chương trình địa phương phần tập làm văn
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hoc sinh
 - Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung.
 - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .
 - Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.
B.Chuẩn bị:
 -Thầy: Chuẩn bị nội dung.
 -Trò: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Tổ chức:
 2.Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
 3.Bài mới: Giới thiệu bài:
 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
1/.Hướng dẫn một số vấn đề đã chuẩn bị từ tiết101
	 	 a.Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
(Nhắc lại nội dung đã chuẩn bị ở
 tiết 101) 
? ở địa phương em, em thấy vấn đề 
 - Vấn đề môi trường:
nào cần phải bàn bạc trao đổi thống + Hậu quả của việc phá rừng à lũ lụt, hạn hán
nhất thực hiện để mang lại lợi ích + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh à ô nhiễm 
chung cho mọi người? bầu không khí.
- Vấn đề môi trường. + Hậu quả của rác thải bừa bãi à khó tiêu hủy.
? Vậy khi viết về vấn đề môi trường
thì cần viết về những khía cạnh nào?
- Vấn đề về quyền trẻ em - Vấn đề quyền trẻ em.
? Khi viết về vấn đề này thì thực tế ở + Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ 
địa phương em cần đề cập đến những em (xây dựng, sửa chữa trường học).
khía cạnh nào? + Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây 
 dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..)
 + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
-Vấn đề về xã hội	 - Vấn đề xã hội:
? Khi viết về vấn đề này ta cần khai 	+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc
 thác những khía cạnh nào ở địa diện chính sách
 phương mình? + Những tấm gương sáng trong thực tế(về lòng 
 nhân ái, đức hi sinh )
 b. Xác định cách viết
? Vậy khi viết bất cứ một vấn đề gì ta - Yê ... giả (SGK)
-Từ khó
3.Bố cục: 3 đoạn
Đ1: “như dưới đây”:Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơn
Đ2: “khẩu súng của tôi”:Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn
Đ3: Diện mạo của vị chúa đảo
II.Phân tích
1.Trang phục của Rô-bin-xơn
-Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
-áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi
-Quần:loe , đến đầu gối,lông dê thõng xuống
-ủng;Da dê, hình dáng hết sức kì cục
-Thắt lưng:da dê
-Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
-Đeo hai cái túi bằng da dê...
=>tả rất kĩ, giọng văn dí dỏm
Trang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt.Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình.
2.Diện mạo của Rô-bin-xơn
-Màu da không đến nỗi đen cháy...
-Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...
=>Cách kể dí dỏm, khôi hài về nước da đen một cách không bình thường vì cuộc sống ở trên đảo vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 
3.Đằng sau bức chân dung
-Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.
-Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn
III.Tổng kết
Ghi nhớ(SGK) 
Củng cố dặn dò
-Tại sao tác giả lại tả trang phục kĩ hơn diện mạo?
-Rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học?
-Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông
*Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn:29/3/2012
Ngày dạy: / /2012
 Tiết 147 
 Tổng kết về ngữ pháp (T1)
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)
2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn
3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
B.Chuẩn bị:
-GV: Hợp đồng học tập
-HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập
-Chuẩn bị bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới
1.GV giao nhiệm vụ cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Nhiệm vụ của các nhóm:
-Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ
- Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ
-Nhóm 3:Khái niệmđại từ, lượng từ
- Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ
-Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ
- Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ
*Phần bài tập: 
Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3
Nhóm 4,5,6: bài 4,5
2.Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao.
A.Từ loại
I.Danh từ, động từ, tính từ
1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
-Danh từ: lần, lăng ,làng
-Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập
-Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng
2.Bài tập 2 + bài tập 3
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a, Danh từ có thể kết hợp với các từ :những, các, một
những ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đập
c,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quá
Rất, hơi, quá +hay, đột ngột, phải, sung sướng
3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)
bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm)
Những , các, một
Danh từ
Này, kia, ấy, đó
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Hãy, đã ,vừa
Động từ
đi, rồi
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật
Rất, hơi, quá
Tính từ
Lắm, quá
4.Bài tập 5 Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a, Từ “tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
Củng cố ,dặn dò
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong SGK
	*Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn:29/3/2012
Ngày dạy: / /2012
 Tiết 148 
 Tổng kết về ngữ pháp (T2)
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)
2.Tích hợp với Văn và Tập làm văn
3.Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
B.Chuẩn bị:
-GV: Hợp đồng học tập
-HS:Ôn tập kiến thức theo nội dung ôn tập
-Chuẩn bị bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới
1.GV giao nhiệm vụ cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ
Nhiệm vụ của các nhóm:
a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2(Phần II.Các từ loại khác)
b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ)
2.Các nhóm trình bày kết quả bài tập được giao.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm
II.Các từ loại khác:
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
trợ từ
Tình thái từ
thán từ
ba, năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ
những
ấy,đâu
đã,
mới,
đã,
đang
ở,
của,
nhưng,
như
chỉ,
cả,
ngay,
chỉ
hả
trời
ơi
B.Cụm từ:
1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
-một nhân cách rất Việt Nam
-một lối sống rất bình dị......
-> ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm danh từ.
Các dấu hiệu nhận biết là những lượng từ đứng trước: những, một, mọi. 
b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
-> Phần trung tâm: Ngày
Dấu hiệu là “ những”
c,Tiếng cười nói.
-> Phần trung tâm: Tiếng
Dấu hiệu là có thể thêm “những” vào trước
*Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:
-Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
2.Bài tập 2:Xác định và phân tích các cụm động từ
a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
*Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa
3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từ
a, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
*Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ : Việt nam, bình dị, Việt nam, phương đông, mới, hiện đại. ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
-Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước.
b,sẽ không êm ả
Phần trung tâm của cụm tính từ: Êm ả
Dấu hiệu làcó thể thêm “ rất” vào phía trước
c,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn
Phần trung tâm là: Phức tạp, phong phú, sâu sắc
Dấu hiệu là có thể thêm “ rất ” vào phía trước
Củng cố ,dặn dò
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Chuẩn bị bài : Tổng kết Ngữ pháp( Tiếp
 *Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/2/2012
Ngày dạy: / /2012
 Tiết 149 
 Luyện tập viết biên bản
A.Mục tiêu cần đạt
-Ôn tập lí thuyết và cách viết biên bản
-Tích hợp với Văn, Tiếng Việt và vốn sống thực tế.
-Rèn luyện kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định.
B.Chuẩn bị:
Biên bản mẫu
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1,Tổ chức
2.Kiểm tra:
Biên bản là gì? nêu cách viết biên bản?
3.Bài mới: Luyện tập
Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to
Dựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
-Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV: Đánh giá kết quả của các nhóm 
I.Bài tập 1SGK
-Đọc nội dung
-Sắp xếp lại cho hợp lí:
1,b( “kết thúc...”
ghi ở cuối biên bản
2,a
3,d
4,c
5,e,g
6,h
II.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm, thời gian
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
Củng cố, dặn dò:
-Nêu lại nội dung phải có của biên bản.
-Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 26-3
-Chuẩn bị bài Hợp đồng
	*Rỳt kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/3/2012
Ngày dạy: / /2012
 Tiết 150 
Hợp đồng
A.Mục tiêu cần đạt:
-HS nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
-Tích hợp với Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học.
-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
B.Chuẩn bị:
Hợp đồng mẫu
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: Kiểm tra bài tập tiết 149 làm ở nhà.
3.Bài mới 
Đọc văn bản trong SGK.
+Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
-Tại sao cần phải có hợp đồng?
-Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
-Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
-Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết?
+Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
-Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày
*GV: kết luận
?Thế nào là hợp đồng?
Đọc mục 1 Ghi nhớ
Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:
-Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
-Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
-Phần kết thúc có những mục nào?
-Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
Đọc bài tập 1
-Cần viết hợp đồng trong những tình huóng nào?
I.Đặc điểm của hợp đồng
1.Ngữ liệu: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa
2.Nhận xét:
a,Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
b,Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
c,Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
d, Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng...
*Kết luận (Mục 1 Ghi nhớ)
II.Cách làm hợp đồng:
1.Các mục trong hợp đồng:
-Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
-Phần kết thúc:Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
2.Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ.
III.Luyện tập Làm bài tập1
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
b,c,e
Củng cố, dặn dò:
-?Thế nào là hợp đồng?
-Nêu cách viết một hợp đồng?
-Về nhà: Học bài, làm bài tập 2
-Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp
*Rỳt kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 303120112012.doc