Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 4

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 4

Tuần 4 Ngày soạn:

Tiết 16+17 Ngày dạy:

 Văn bản:

 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

( Trích - Truyền kì mạn lục )

 - Nguyễn Dữ -

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

2. Kĩ năng: - Tóm tắt truyện, đọc diễn cảm, phân tích, cảm thụ truyện truyền kì.

3. Thái độ: - Giáo dục HS học tập cách đối nhân xử thế giữa các mối quan hệ gia đình - xã hội, biết trân trọng yêu thương con người.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Tham khảo SGK, SGV, soạn bài.

2. Học sinh: - Đọc, tóm tắt truyện và trả lời câu hỏi sgk.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giảng giải.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

H: Nêu bố cục và ý nghĩa của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn ”.

 3. Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 16+17 Ngày dạy: 
 Văn bản:
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( Trích - Truyền kì mạn lục )
 - Nguyễn Dữ -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng: - Tóm tắt truyện, đọc diễn cảm, phân tích, cảm thụ truyện truyền kì.
3. Thái độ: - Giáo dục HS học tập cách đối nhân xử thế giữa các mối quan hệ gia đình - xã hội, biết trân trọng yêu thương con người.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Tham khảo SGK, SGV, soạn bài.
2. Học sinh: - Đọc, tóm tắt truyện và trả lời câu hỏi sgk.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giảng giải...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu bố cục và ý nghĩa của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn”.
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
- GV gọi HS đọc phần chú thích SGK.
H: Em hãy cho biết đôi nét về cuộc đời của tác giả Nguyễn Dữ?
H: Em hiểu truyền kì mạn lục là gì? 
H: Nhân vật chính trong truyện thường là típ nhân vật nào?
Hoạt động 2: HDHS đọc - tìm hiểu bố cục 
- GV đọc đoạn 1: " Từ đầu cha mẹ đẻ mình". 
H: Nội dung chính của đoạn 1 nói về vấn đề gì ? 
- GV gọi HS đọc đoạn 2: TT “việc trót đã qua rồi.” ? Nêu nội dung chính của đoạn ?
- HS đọc đoạn 3: còn lại. Nội dung chính của đoạn này là gì?
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu chi tiết 
H: Ngay vào đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương với vẻ đẹp như thế nào? 
H: Trong cuộc sống vợ chồng, nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của chồng ?
H: Khi người chồng đi lính nàng đã dặn dò chồng như thế nào? Qua đó giúp em hiểu gì về tình cảm của Vũ Nương đối với chồng ?
H: Khi Trương Sinh đi lính ở nhà nàng đã lo lắng việc gia đình như thế nào ?
 Tiết 17
H: Khi bị chồng nghi oan cho mình, Vũ Nương đã mấy lần thanh minh với Trương Sinh? 
(3 lần)
H: Lần thanh minh thứ nhất, nàng đã dùng mọi lời lẽ thuyết phục Trương Sinh với mục đích gì ?
- Thân phận: gợi lòng thương của Trương Sinh
- Nói lên tình nghĩa vợ chồng.
- Khẳng định tấm lòng thuỷ chung. 
 Cầu xin chồng đừng nghi oan.
H: Sau lời nói phân trần nàng vẫn bị đuổi đi. Lúc này nàng đã nói với Trương Sinh, nhưng lời nói lần này có gì khác với lần trước ?
- Không thanh minh cho mình nữa mà chỉ bày tỏ tâm trạng đau đớn ?
H: Thất vọng đến tột cùng nàng đã chọn cho mình giải pháp nào để bảo vệ danh tiết? Theo em thì Vũ Nương có còn giải pháp nào khác không? Vì sao?
H: Qua cái chết của Vũ Nương, tác giả muốn đề cập tới số phận người phụ nữ trong XH phong kiến như thế nào?
H: Qua tìm hiểu trên, em cảm nhận như thế nào về nhân vật Vũ Nương? 
H: Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã cho ta thấy một vài tính cách của Trương Sinh như thế nào? 
H: Hơn nữa lúc chàng trở về thì mẹ già đã qua đời cho nên chàng mang tâm trạng gì?
H: Khi nghe con trẻ nói "Đêm nào cũng có một người đàn ông đến với mẹ - Không nói không rằng mẹ đi đâu cũng đi..." thì chàng có thái độ như thế nào?
H: Qua cách xử sự của Trương Sinh cho ta thấy chàng là con người như thế nào?
H: Với cách xây dựng hình tượng nhân vật Trương Sinh để tác giả muốn tố cáo xã hội như thế nào?
(Thảo luận)
- Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến, bất bình đẳng, phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, không có quyền quyết định cuộc đời mình.
H: Theo em truyện có thể kết thúc ở đây được chưa? Vì sao ?
- Hs tự trình bày suy nghĩ
H: Tìm những yếu tố hoang đường kì lạ được đưa vào trong truyện ?
H: Tác giả đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện nhằm thể hiện điều gì ?
Hoạt động 3: HDHS tổng kết
H: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk .
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
1. Tác giả
- Nguyễn Dữ quê Hải Dương.
- Là người học rộng tài cao, làm quan 1 năm sau đó xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già, viết sách, sống ẩn dật 
2. Tác phẩm
- Truyền kỳ mạn lục, ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.
- Nhân vật chính: Là người phụ nữ đức hạnh, nhưng lại chịu cảnh oan khuất, bất hạnh.
II. Đọc - tìm hiểu bố cục 
1. Đọc 
2. Bố cục:
- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Chuyện kỳ lạ của Vũ Nương khi nàng đã chết ( ước mơ của nhân dân cái thiện....ác).
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
- Có nhan sắc và đức hạnh.
(Tính thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp)
* Đối với chồng lúc ở nhà: nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải bất hoà.
* Khi tiễn chồng đi lính:
+ Không mong hiển vinh, cầu mong chồng trở về bình an.
+ Cảm thông trước nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
+ Nỗi khắc khoải chờ mong
* Khi chồng đi xa: 
+ Thuỷ chung
+ Vừa nuôi con nhỏ.
+ Vừa tận tình chăm sóc mẹ già, mẹ ốm đau lo thuốc thang -> Lời lẽ đối với mẹ luôn ân cần dịu dàng.
+ Luôn làm tròn bổn phận dâu con hiếu thảo.
+ Khi mẹ chồng mất: một mình lo việc ma chay. 
* Khi bị chồng nghi oan:
- Lần thứ nhất:
+ Nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình.
- Lần thứ hai :
+ Bình rơi trâm gãy
+ Mây tạnh mưa tan
+ Sen rũ trong ao, liễu tàn trong gió 
 Nỗi đau đớn thất vọng khi hạnh phúc tình yêu tan vỡ, khi bị chồng đối xử bất công
- Lần thứ ba:
+ Tìm đến cái chết 
 Một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, dâu thảo, thuỷ chung 
2. Nhân vật Trương Sinh 
- Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
- Lại là người ít học.
- Tâm trạng Trương Sinh khi trở về rất u uất, nặng nề (Vì mẹ mất )
- Chàng tin ngay lời con trẻ, vốn sẵn tính ghen -> vội vàng mắng nhiếc đuổi vợ đi.
+ Không để cho vợ biện minh.
+ Không tin cả hàng xóm.
 Cách xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu -> đẩy vợ đến cái chết 
3. Nghệ thuật 
- Yếu tố truyền kì:
+ Phan Lang lạc vào động rùa.
+ Linh Phi cứu sống và đãi yến tiệc.
+ Gặp lại Vũ Nương người cùng làng.
+ Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan.
 Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời. Niềm oan khuất của Vũ Nương được giải toả.
IV. Tổng kết: 
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
- GV hệ thống kiến thức cơ bản.
- Tìm đọc những bài ca dao, thơ nói về phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
	5. Dặn dò : 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo: Xưng hô trong hội thoại.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 18 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt: 
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Hiểu được sự phong phú và đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
 	- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 
2. Kĩ năng: - Nhận biết và sử dụng từ ngữ xưng hô.
3. Thái độ: - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết sử dụng tốt những phương tiện này.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc tài liệu - bảng phụ.
2. Học sinh: - Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, thực hành, đàm thoại...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Đặt tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận? Vì sao? 
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 
H: Tìm một số từ ngữ thường xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách sử dụng những từ ngữ đó?
H: Trong các trường hợp sau thì em sẽ chọn lựa từ ngữ xưng hô nào cho đúng?
(1) Khi đứa con nói chuyện với bố.
(2) Khi một tốp học trò nói chuyện với cô giáo.
H: Vậy ta phải dùng từ ngữ xưng hô như thế nào?
- GV gọi HS đọc đoạn trích (ở bảng phụ)
H: Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích (a)?
H: Dế Choắt gọi Dế Mèn là anh xưng em thể hiện địa vị gì của Dế Choắt? Còn Dế mèn gọi Dế Choắt là chú mày xưng ta thể hiện địa vị và tính cách gì của Dế Mèn?
H: Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích b?
H: Cách xưng hô ở đoạn 2 còn có sự phân biệt yếu mạnh yếu - mạnh nữa không? Vậy đó là cách xưng hô như thế nào?
H: Giải thích về sự thay đổi đó?
- HS lấy thêm ví dụ 
H: Qua việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
HS trả lời - GVchốt lại 
Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- GV gọi HS đọc bài tập
H: Em hãy phát hiện sự nhầm lẫn về cách dùng từ trong tấm thiệp. Có thể thay chúng ta = chúng tôi được không? Vì sao?
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 2, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- HS đọc thầm đoạn trích, g/v nêu yêu cầu câu hỏi h/strả lời.
H: Cách dùng từ xưng hô của vị tướng đối với người thầy của mình như thế nào?
H: Cách xưng hô đó thể hiện thái độ của vị tướng đối với thầy cũ của mình ra sao?
- Gv gọi HS đọc bài 6.
H: Chị Dậu và cai lệ xưng hô với nhau như thế nào?
H: Có gì thay đổi trong cách xưng hô của Chị Dậu?
H: Vì sao Chị Dậu lại có sự thay đổi xưng hô như vậy?
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 
1. Xét ví dụ:
- Từ ngữ xưng hô: Tôi, chúng tôi, chúng ta, tớ, cậu, anh, em, cô, thầy...
- Tuỳ vào mối quan hệ người nghe mà người nói lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp.
* Ví dụ a:
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: xưng em gọi anh
- Dế Mèn xưng ta: gọi Dế Choắt là chú mày.
=> Dế Choắt yếu ớt, Dế mèn mạnh mẽ, oai phong
* Ví dụ b:
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Tôi - anh
- Dế Mèn nói với Dế Choắt: Tôi - anh
=> Cách xưng hô bình đẳng. Vì Dế Choắt không còn nhờ vả Dế Mèn nữa. Hơn nữa Dế Mèn đã không giúp Dế Choắt mà còn gây nên tội cho Dế Choắt-> mong được Dế Choắt tha thứ.
 => Tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật thay đổi.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập 
Bài 1:
- Thay chúng ta = chúng em hoặc chúng con 
- Việc dùng “chúng ta’’: trong đó có cả người nói và người nghe => không phân biệt được ngôi gộp trong tiếng Việt.
Bài 2:
- Việc dùng chúng tôi trong văn bản khoa học -> tăng tính khách quan, thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài 4:
- Vị tướng gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng con, mặc dù đã trở thành người nổi tiếng và có quyền lực.
- Thái độ: Kính cẩn và lòng biết ơn.
Bài 6:
- Cai lệ: xưng ông -> con người có vị thế, quyền lực và hống hách.
- Chị Dậu: xưng nhà cháu, cháu -> dân thấp bé hay bị áp bức nên đành hạ mình nhẫn nhục.
- Về sau: cách xưng hô của Chị Dậu có sự thay đổi: xưng tôi và bà, gọi cai lệ bằng mày -> Vì chị van ... rả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, đàm thoại, thảo luận nhóm ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
 	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS tim hiểu cách dẫn trực tiếp
- GV treo bảng phụ – gọi HS đọc ví dụ trong bảng phụ.
H: Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
H: Trong ví dụ b, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
H: Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hiệu gì?
H: Trong cả hai đoạn trích trên, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trưôc nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách vói nhau bằng dấu gì? 
H: Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp? Dấu hiệu để nhận ra cách dẫn trực tiếp là gì ?
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp
- GV gọi HS đọc ví dụ SGK
H: Trong phần trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu gì không?
H: Trong phần (b) những từ ngữ in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
H: Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ gì? Nếu thay từ " là" vào vị trí từ "rằng" thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? (Không)
H: Có thể đưa từ "rằng" hoặc "là" vào trước phần in đậm ví dụ (a) không?
H: Vậy cách dẫn gián tiếp nó giống và khác cách dẫn trực tiếp chỗ nào?
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- GV gọi HS đọc bài tập
H: Chỉ ra phần được dẫn và cho biết đó là lời hay ý và dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
H: Dùng ví dụ cho sẵn tạo ra 2 trường hợp có chứa phần dẫn.
(Viết như thế nào để tạo ra cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp) 
- GV hướng dẫn cho HS về nhà làm b,c,d.
- GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
I. Cách dẫn trực tiếp
Ví dụ a:
- Phần in đậm là lời nói.
- Ngăn cách bởi dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
Ví dụ b:
- Phần gạch chân là ý nghĩ
- Tách ra bởi dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép
- Có thể chuyển đổi vị trí giữa hai bộ phận, dấu ngăn cách là dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
Ghi nhớ: SGK
II. Cách dẫn gián tiếp
* Ví dụ a: 
- Phần in đậm là lời nói
- Không có dấu ngăn cách.
Ví dụ b:
- Phần in đậm là ý nghĩ
- Trước phần in đậm có từ "rằng"
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập
Bài 1:
a. Đó là lời nói của nhân vật cách dẫn trực tiếp
b. Là ý nghĩ của nhân vật cách dẫn trực tiếp
Bài 2:
a1. Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng toàn quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ:" Chúng ta phải ..."trực tiếp
a2. Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng toàn quốc, Hồ Chí Minh đã nói rằng chúng ta.... Gián tiếp.
Bài 3:
Trong những câu dẫn ở đây không có câu nào chứa phần dẫn cả.
4. Củng cố: 
H: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
	5. Dặn dò. 
- Về nhà học bài, hoàn thành các bàì tập còn lại 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................
Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 20 Ngày dạy: 
 Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Qua việc hướng dẫn HS thực hành, giúp các em ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, luyện tập, nêu vấn đề...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- GV gọi Hs đọc 3 tình huống SGK.
H: Ở tình huống thứ 1 tại sao lại cần phải tóm tắt?
H: Ở tình huống thứ 2 tại sao cô giáo lại yêu cầu em phải đọc và tóm tắt tác phẩm trước khi lên lớp?
H: Muốn giới thiệu về một tác phẩm văn học được tốt thì việc đầu tiên của em cần làm là gì?
H: Từ các tình huống trên, em thấy tại sao phải tóm tắt tác phẩm tự sự?
H: Hãy tìm hiểu và nêu các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự?
Hoạt động 2: HDHS thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
- GV gọi Hs đọc các việc được tóm tắt trong SGK.
H: Các sự kiện chính đã nêu đầy đủ chưa? Có còn thiếu sự kiện nào quan trọng không?
H: Theo em sự việc trên đưa vào sau sự việc nào cho phù hợp?
H: Ở sự việc thứ 7 có ý nào cần phải cải chính không? Vì sao?
H: Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã bổ sung đầy đủ, em hãy viết một văn bản tóm tắt 20 dòng?
H: Nếu phải tóm tắt ngắn gọn hơn thì em sẽ lược bỏ sự việc nào trong phần 1? (việc 2,5)
H: Tại sao phải lược bỏ 2 sự việc trên? (vì không ảnh hưởng đến nội dung của câu chuyện)
H: Vậy yêu cầu của tóm tắt tóm tắt văn bản tự sự là gì?
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
H: Nêu các sự việc chính của văn bản Lão Hạc?
- Hs thảo luận trình bày
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
*Tình huống 1
- Giúp em nắm bắt được nội dung của câu chuyện
*Tình huống 2
 - Để nắm bắt nội dung của câu chuyện.
*Tình huống 3
- Phải tóm tắt được tác phẩm
 -> Tóm tắt tác phẩm tự sự giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

- Bổ sung thêm sự việc: Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn. Đứa con chỉ chiếc bóng trên tường là cha mình. Trương Sinh mới hiểu rõ sự việc là vợ bị oan.
 Đặt sau sự việc thứ 4
- Sự việc thứ 7: bỏ " biết vợ bị oan" về chi tiết này, đã nói rõ ở sau sự việc thứ 4 chứ không phải đến lúc nghe Phan Lang kể lại, Trương Sinh mới biết vợ bị oan.
* Tóm tắt văn bản:
 - Hs trình bày
*Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập
Bài 1
1. Con trai lão không có tiền cưới vợ đi đồn điền cao su.
2. Lão sống với con chó vàng.
3. Sau trận ốm nặng Lão bán chó
4. Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và giữ lại 30 đồng lo liệu ma chay.
5. Lão tự tử bằng bã chó
4. Củng cố: 
- Yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................
Tuần 4 Ngày soạn: 
Tiết 4 Ngày dạy: 
 Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Qua việc hướng dẫn HS thực hành, giúp các em ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, luyện tập, nêu vấn đề...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- GV gọi Hs đọc 3 tình huống SGK.
H: Ở tình huống thứ 1 tại sao lại cần phải tóm tắt?
H: Ở tình huống thứ 2 tại sao cô giáo lại yêu cầu em phải đọc và tóm tắt tác phẩm trước khi lên lớp?
H: Muốn giới thiệu về một tác phẩm văn học được tốt thì việc đầu tiên của em cần làm là gì?
H: Từ các tình huống trên, em thấy tại sao phải tóm tắt tác phẩm tự sự?
H: Hãy tìm hiểu và nêu các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự?
Hoạt động 2: HDHS thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
- GV gọi Hs đọc các việc được tóm tắt trong SGK.
H: Các sự kiện chính đã nêu đầy đủ chưa? Có còn thiếu sự kiện nào quan trọng không?
H: Theo em sự việc trên đưa vào sau sự việc nào cho phù hợp?
H: Ở sự việc thứ 7 có ý nào cần phải cải chính không? Vì sao?
H: Trên cơ sở các sự việc, nhân vật đã bổ sung đầy đủ, em hãy viết một văn bản tóm tắt 20 dòng?
H: Nếu phải tóm tắt ngắn gọn hơn thì em sẽ lược bỏ sự việc nào trong phần 1? (việc 2,5)
H: Tại sao phải lược bỏ 2 sự việc trên? (vì không ảnh hưởng đến nội dung của câu chuyện)
H: Vậy yêu cầu của tóm tắt tóm tắt văn bản tự sự là gì?
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
H: Nêu các sự việc chính của văn bản Lão Hạc?
- Hs thảo luận và tóm tắt vào vở
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
*Tình huống 1
- Giúp em nắm bắt được nội dung của câu chuyện
*Tình huống 2
 - Để nắm bắt nội dung của câu chuyện.
*Tình huống 3
- Phải tóm tắt được tác phẩm
 -> Tóm tắt tác phẩm tự sự giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

- Bổ sung thêm sự việc: Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn. Đứa con chỉ chiếc bóng trên tường là cha mình. Trương Sinh mới hiểu rõ sự việc là vợ bị oan.
 Đặt sau sự việc thứ 4
- Sự việc thứ 7: bỏ " biết vợ bị oan" về chi tiết này, đã nói rõ ở sau sự việc thứ 4 chứ không phải đến lúc nghe Phan Lang kể lại, Trương Sinh mới biết vợ bị oan.
* Tóm tắt văn bản:
 - Hs trình bày
*Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập
Bài 1
1. Con trai lão không có tiền cưới vợ đi đồn điền cao su.
2. Lão sống với con chó vàng.
3. Sau trận ốm nặng Lão bán chó
4. Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và giữ lại 30 đồng lo liệu ma chay.
5. Lão tự tử bằng bã chó
4. Củng cố: 
- Yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới: “Sự phát triển của từ vựng"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc