Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 31 Ngày dạy:
Văn bản:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Cảm thông với tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le nàng phải chịu đựng. Hiểu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. HS hiểu được nhân vật Mã Giám Sinh là một tay buôn người khoác áo người thanh lịch.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích thơ miêu tả tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần đồng cảm với nổi buồn đau của con người, nhìn nhận ra bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh từ đó hướng cho học sinh có cách sống tốt.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK
Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 31 Ngày dạy: Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm thông với tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le nàng phải chịu đựng. Hiểu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. HS hiểu được nhân vật Mã Giám Sinh là một tay buôn người khoác áo người thanh lịch. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích thơ miêu tả tâm trạng nhân vật. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần đồng cảm với nổi buồn đau của con người, nhìn nhận ra bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh từ đó hướng cho học sinh có cách sống tốt. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV 2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, bình giảng, ... D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” - Miêu tả lại khung cảnh ngày xuân qua 4 câu thơ đầu 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích - GV: Gọi HS đọc chú thích. H: Đọc chú thích và cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Hoạt động 2: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích - GV đọc mẫu một lần - Gọi HS đọc lại (Đọc phần chú thích để tìm hiểu từ khó) Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản. H: Tả chị em Thuý Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Một nền đống tước khoá xuân hai Kiều”, ở đây ông lại viết: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”. Theo em “khoá xuân” ở đây có sắc thái gì khác lần trước? Vì sao? H: Tác giả miêu tả: Núi xa, trăng gần mà như ở cùng chung với Thuý Kiều. Điều đó chứng tỏ lầu Ngưng Bích mà Kiều ở: (1) cao, trơ trọi một mình. (2) Thấp, nhộn nhịp cùng phố phường. H: Từ lầu Ngưng Bích Kiều chỉ nhìn thấy trước mắt mình hình ảnh gì? H: Những hình ảnh đó cho ta thấy nơi Kiều ở có sự sống giao lưu giữa con người với con người không? H: Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi lên tính chất gì của thời gian? H: Qua tất cả các hình ảnh trên gợi ra tâm trạng của Kiều như thế nào? H: Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ ai trước? H: Nghĩ đến người yêu Kiều đã nhớ về điều gì đã có giữa hai người? H: Khi nhớ tới lời thề đôi lứa thì Kiều đã tưởng tượng ra cảnh gì? H: Nàng đã tưởng tượng ra thế, mà trong khi đó nàng bị giam ở lầu Ngưng Bích với tấm thân nhục nhã thì càng làm rõ tâm trạng gì ở nàng? H: Câu thơ: “Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai” nói lên ý nghĩa gì? - Tấm lòng son chung thuỷ với Kim Trọng - Chỉ mặc cảm tự ti về chính mình khi đời nàng bị vùi dập hoen ố biết bao giờ mới gọt rửa cho sạch đây. H: Nhớ về cha mẹ nàng hình dung ra cảnh tượng gì? - Xót người tựa cửa. - Quạt nồng ấp lạnh - Gốc Tử vừa người ôm. H: Trong cảnh ngộ của nàng thân gái dặm trường bơ vơ trơ trọi. Vậy mà nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ, chứng tỏ nàng là con người như thế nào? H: 4 lần từ “buồn trông” lặp lại có tác dụng gì? H: Hàng loạt từ láy được sử dụng “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”, “xanh xanh”, “ầm ầm”,...có tác dụng nhấn mạnh điều gì? H: Lần thứ nhất nàng nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng chiều hôm gợi tâm trạng gì? H: Nhìn lần 2: Bèo dạt hoa trôi khiến nàng liên tưởng đến tâm trạng của ai? H: Nhìn lần 3: Chân mây, mặt đất toàn màu xanh. Nàng còn nhìn thấy điều gì nữa không? H: Nhìn lần 4: Nghe thấy tiếng sóng ầm ầm gợi ra cảnh tượng gì? Hoạt động 4: HDHS tổng kết H: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài? - GV gọi HS đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu vị trí đoạn trích - Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục, nàng bị Tú Bà mắng nhiếc. Kiều không chịu tiếp khách, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mật vốn, dụ dỗ Kiều hứa gã Kiều cho người tử tế, đưa Kiều ra ở riêng thực chất là để thực hiện một âm mưu mới. - Đoạn trích từ câu 1033 - 1054. II. Đọc, Tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích III. Tìm hiểu văn bản: 1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều + “Khoá xuân”: cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng + Cảnh núi xa - trăng gần => Gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích cao, trơ trọi một mình - Từ lầu Ngưng Bích Kiều nhìn thấy: + Dãy núi mờ xa. + Cồn cát bụi bay mù mịt => Không có sự giao lưu giữa người với người. - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi lên sự tuần hoàn, khép kín của thời gian. Nàng chỉ biết làm bạn với đèn, mây à Cô đơn tuyệt vọng. 2. Kiều thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ * Nàng nhớ Kim Trọng: - Nàng nhớ tới lời thề đôi lứa: “Chén đồng” chén rượu thề nguyện cùng lòng dạ với nhau. - Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình mong ngóng chờ đợi nàng. => Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. * Nàng nhớ tới cha mẹ: - Thương cha mẹ khi sáng chiều tựa cửa ngóng tin con. - Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu mà không được chăm nom săn sóc. - Quê nhà đã đổi thay -> cha mẹ càng già yếu hơn. -> Quên cảnh ngộ bản thân mình nghĩ về Kim Trọng, cha mẹ => Thuỷ chung, hiếu thảo 3. Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều: - “Buồn trông” lặp lại 4 lần tạo nên nổi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng nàng. - Từ láy: tạo nên sự trùng điệp nổi buồn như ập đến vây quanh nàng. - Lần thứ nhất: Cánh buồm thấp thoáng -> gợi sự vắng vẻ đơn côi. - Nhìn lần 2: Bèo dạt hoa trôi -> thân phận nàng ...(tâm trạng băn khoăn, thấp thỏm) - Nhìn lần 3: Toàn màu xanh -> Không thấy đường đi, không thấy người, không còn hi vọng. - Nhìn lần 4: ầm ầm tiếng sóng: Cảnh tượng hãi hùng, báo trước cuộc đời nàng sẽ bị vùi dập. IV. Tổng kết. * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản của bài 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Miêu tả trong văn bản tự sự” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................ Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 32 Ngày dạy: Tập làm văn: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Biết kết hợp miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức diễn đạt trong cùng một văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của văn miêu tả trong văn tự sự. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo tài liệu SGK, SGV 2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích theo mẫu, gợi mở, ... D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: H: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự - GV gọi HS đọc đoạn trích SGK H: Đoạn trích trên kể về sự việc gì? H: Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích? - GV gọi HS đọc các sự việc đã liệt kê ở SGK H: Nếu chỉ kể sự việt diễn ra như thế thì nhân vật QT có nổi bật không.(không) H: Em hãy só sánh hai đoạn: 1 đoạn - SGK - Ngô gia văn phái 1 đoạn liệt kê sự việc của HS H: Đoạn văn nào sinh động hơn? Vì sao? H: Vậy miêu tả có tác dụng gì trong văn tự sự? Hoạt động 2: HDHS luyện tập - HS đọc đoạn trích H: Tìm yếu tố miêu tả vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều và Thuý Vân? H: Qua cách miêu tả đó cho biết Thuý Vân có vẻ đẹp như thế nào ? H: Đôi mắt của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào? H: Sự mặn mà đằm thắm của Kiều được tác giả so sánh với hoàn cảnh nào? H: Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều hoặc Thuý Vân? - Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập => Gv gọi HS trình bày trước lớp. H: Dựa vào đoạn trích cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi tết thanh minh? (Chú ý yếu tố miêu tả) H: Để làm nổi bật cảnh sắc của mùa xuân, em cần lựa chọn chi tiết tiêu biểu nào trong bài? I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự - Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. + Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. + Cứ mười người kiêng một bức, lưng giắt dao ngắn, giàn thành trận chữ nhất. + Khói toả mù trời.vv.. - Đoạn văn: Học sinh (Nối các sự việc thành đoạn văn) => Đoạn văn của tác giả Ngô gia văn phái sinh động hơn nhờ có yếu tố miêu tả. * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Bài tập 1: * Đọc đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều” + Tả Thuý Vân: - Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang -> Khuôn trăng đầy đặn tròn trịa, đôi mắt đẹp, sắc. - Giọng nói: trong như ngọc. - Nụ cười tươi như hoa - Mái tóc: đen óng - Làn da: trắng như tuyết. => Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu mà cao sang quý phái. + Tả Thuý Kiều: - Đôi mắt long lanh trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp như nét núi mùa xuân. - Đẹp đằm thắm mặn mà khiến hoa ghen liễu hờn. - Vẻ đẹp sắc sảo tuyệt thế giai nhân của Kiều làm cho người ta phải điêu đứng. Bài tập 2: - Giới thiệu chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. - Khung cảnh mùa xuân trong ngày tết thanh minh (khí trời, màu sắc, âm thanh, đường nét, ... ) - Khung cảnh lễ hội (tả cảnh nhộn nhịp tấp nập của người đi chơi xuân). - Khung cảnh khi hai chị em trở về: + Cảnh vật: Thanh tao. + Không khí: Trầm lặng -> thể hiện tâm trạng của con người. 4. Củng cố: H: Tác dụng của miêu tả trong văn tự sự 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập còn lại, chuẩn bị trước bài: “Trau dồi vốn từ” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................ Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 33 Ngày dạy: Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. 2. Kĩ năng: - Muốn trau dồi vốn từ phải rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác nghĩa của từ. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi để làm tăng vốn từ B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK + Tài liệu 2. Học sinh: - Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi SGK: C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích mẫu, qui nạp D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ HS: Đọc đoạn phần 1 (2 em) H: Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? H: Em hãy xác đ ... ó khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Muốn phát huy tốt khả năng Tiếng Việt phải trau dồi vốn từ. VD2: *Lỗi diễn đạt: a. Dùng thừa từ: đẹp - Thắng cảnh đẹp. b. Dùng sai từ: dự đoán - ước đoán. c. Dùng sai từ: đẩy mạnh - mở rộng. *Không phải tiếng ta nghèo mà do không biết dùng tiếng ta. *Ghi nhớ 1: (SGK) II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ * VD: Ý kiến của nhà văn Tô Hoài - ND trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. *Ghi nhớ 2: (SGK) III. Luyện tập Bài tập 1: Chọn cách giải thích đúng: 1.b 2.a 3.b Bài tập 2: Nghĩa yếu tố tuyệt trong mỗi từ *Không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt thực, tự tuyệt * Cực kỳ, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt mật, tuyệt giao Bài tập 3: Từ dùng sai Sửa đúng - Im lặng - vắng lặng, yên tĩnh. - Cảm xúc - cảm động, cảm phục - Thành lập - thiết lập. - Dự đoán - phỏng đoán, dự tính Bài tập 6: Điền từ thích hợp: - Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm thiếu sót. - Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất. 4. Củng cố: H: Muốn sử dụng tốt vốn từ Tiếng Việt trước hết phải làm gì? Để biết thêm những từ chưa biết phải làm như thế nào? 5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ 1,2 SGK. - Làm tiếp các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài: “Mã Giám Sinh mua Kiều” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................ Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 34+35 Ngày dạy: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học: kết hợp giữa văn miêu tả - tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng: tổng hợp khái quát khi làm văn tự sự có sử dụng yếu tó miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đề bài, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: - Bài đã ôn ở nhà C. PHƯƠNG PHÁP: - Tự luận, kiểm tra, đánh giá D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của học sinh. 3. Bài mới: Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Đáp án * Yêu cầu: Hs xác định đây là kiểu bài viết thư dưới dạng kể lại một câu chuyện (văn tự sự) kết hợp yếu tố tưởng tượng. - Thể loại: Viết thư tự sự - Nội dung: Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách. * Hướng dẫn làm bài: 1. Mở bài: (1,5 đ) - Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ. - Cảm xúc của nhân vật “tôi” 2. Thân bài: (7 đ) * Miêu tả ngôi trường và những sự thay đổi (chú ý gắn với cảnh mùa hè) + Trường, lớp học như thế nào? + Cây cối ra sao? + Cảnh thiên nhiên? * Tâm trạng của nhân vật tôi: + Xúc động,gợi về những kỉ niệm gì? + Kỉ niệm với người mình viết thư. + Gặp lại những cảnh quen thuộc cũ (cô giáo chủ nhiệm cũ) * Kết thức buổi gặp gỡ. 3. Kết bài: (1,5 đ) - Suy nghĩ về ngôi trường - Hứa hẹn ngày họp lớp - Kết thúc thư. Hướng dẫn chấm - Điểm 9-10: Trình bày đựoc nội dung trên, bài làm lưu loát trôi chảy, cảm xúc, sử dụng hài hoà yếu tố miêu tả và tự sự. Bài viết có bố cục rõ ràng hợp lí. - Điểm 7-8: Chưa nêu đầy đủ các nội dung trên, nhưng hiểu đề, biết cách làm bài, biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự. Diễn đạt trôi chảy. Bài viết có bố cục rõ ràng hợp lí. - Điểm 5-6: Chưa nêu đầy đủ nội dung (đạt một nửa) biết cách làm bài. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự. - Điểm 3-4: Nội dung sơ sài, thiếu nhiều ý chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự. - Điểm 1-2: Lạc đề, không nắm được đặc điểm văn tự sự.. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc không làm bài. ***************** 4. Củng cố: - Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại đề kiểm tra và chuẩn bị bài: “Mã Giám Sinh mua Kiều” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................ Tuần 7 Ngày soạn: Tiết 7 Ngày dạy: Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm thông với tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le nàng phải chịu đựng. Hiểu được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. HS hiểu được nhân vật Mã Giám Sinh là một tay buôn người khoác áo người thanh lịch. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích thơ miêu tả tâm trạng nhân vật. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần đồng cảm với nổi buồn đau của con người, nhìn nhận ra bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh từ đó hướng cho học sinh có cách sống tốt. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV 2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích, gợi mở, bình giảng, ... D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” - Miêu tả lại khung cảnh ngày xuân qua 4 câu thơ đầu 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích - GV: Gọi HS đọc chú thích. H: Đọc chú thích và cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Hoạt động 2: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích - GV đọc mẫu một lần - Gọi HS đọc lại (Đọc phần chú thích để tìm hiểu từ khó) Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản. H: Tả chị em Thuý Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết: “Một nền đống tước khoá xuân hai Kiều”, ở đây ông lại viết: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”. Theo em “khoá xuân” ở đây có sắc thái gì khác lần trước? Vì sao? H: Tác giả miêu tả: Núi xa, trăng gần mà như ở cùng chung với Thuý Kiều. Điều đó chứng tỏ lầu Ngưng Bích mà Kiều ở: (1) cao, trơ trọi một mình. (2) Thấp, nhộn nhịp cùng phố phường. H: Từ lầu Ngưng Bích Kiều chỉ nhìn thấy trước mắt mình hình ảnh gì? H: Những hình ảnh đó cho ta thấy nơi Kiều ở có sự sống giao lưu giữa con người với con người không? H: Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi lên tính chất gì của thời gian? H: Qua tất cả các hình ảnh trên gợi ra tâm trạng của Kiều như thế nào? H: Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ ai trước? H: Nghĩ đến người yêu Kiều đã nhớ về điều gì đã có giữa hai người? H: Khi nhớ tới lời thề đôi lứa thì Kiều đã tưởng tượng ra cảnh gì? H: Nàng đã tưởng tượng ra thế, mà trong khi đó nàng bị giam ở lầu Ngưng Bích với tấm thân nhục nhã thì càng làm rõ tâm trạng gì ở nàng? H: Câu thơ: “Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai” nói lên ý nghĩa gì? - Tấm lòng son chung thuỷ với Kim Trọng - Chỉ mặc cảm tự ti về chính mình khi đời nàng bị vùi dập hoen ố biết bao giờ mới gọt rửa cho sạch đây. H: Nhớ về cha mẹ nàng hình dung ra cảnh tượng gì? - Xót người tựa cửa. - Quạt nồng ấp lạnh - Gốc Tử vừa người ôm. H: Trong cảnh ngộ của nàng thân gái dặm trường bơ vơ trơ trọi. Vậy mà nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ, chứng tỏ nàng là con người như thế nào? H: 4 lần từ “buồn trông” lặp lại có tác dụng gì? H: Hàng loạt từ láy được sử dụng “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”, “xanh xanh”, “ầm ầm”,...có tác dụng nhấn mạnh điều gì? H: Lần thứ nhất nàng nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng chiều hôm gợi tâm trạng gì? H: Nhìn lần 2: Bèo dạt hoa trôi khiến nàng liên tưởng đến tâm trạng của ai? H: Nhìn lần 3: Chân mây, mặt đất toàn màu xanh. Nàng còn nhìn thấy điều gì nữa không? H: Nhìn lần 4: Nghe thấy tiếng sóng ầm ầm gợi ra cảnh tượng gì? Hoạt động 4: HDHS tổng kết H: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài? - GV gọi HS đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu vị trí đoạn trích - Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục, nàng bị Tú Bà mắng nhiếc. Kiều không chịu tiếp khách, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mật vốn, dụ dỗ Kiều hứa gã Kiều cho người tử tế, đưa Kiều ra ở riêng thực chất là để thực hiện một âm mưu mới. - Đoạn trích từ câu 1033 - 1054. II. Đọc, Tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích III. Tìm hiểu văn bản: 1. Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều + “Khoá xuân”: cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng + Cảnh núi xa - trăng gần => Gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích cao, trơ trọi một mình - Từ lầu Ngưng Bích Kiều nhìn thấy: + Dãy núi mờ xa. + Cồn cát bụi bay mù mịt => Không có sự giao lưu giữa người với người. - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi lên sự tuần hoàn, khép kín của thời gian. Nàng chỉ biết làm bạn với đèn, mây à Cô đơn tuyệt vọng. 2. Kiều thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ * Nàng nhớ Kim Trọng: - Nàng nhớ tới lời thề đôi lứa: “Chén đồng” chén rượu thề nguyện cùng lòng dạ với nhau. - Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình mong ngóng chờ đợi nàng. => Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa. * Nàng nhớ tới cha mẹ: - Thương cha mẹ khi sáng chiều tựa cửa ngóng tin con. - Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu mà không được chăm nom săn sóc. - Quê nhà đã đổi thay -> cha mẹ càng già yếu hơn. -> Quên cảnh ngộ bản thân mình nghĩ về Kim Trọng, cha mẹ => Thuỷ chung, hiếu thảo 3. Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều: - “Buồn trông” lặp lại 4 lần tạo nên nổi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng nàng. - Từ láy: tạo nên sự trùng điệp nổi buồn như ập đến vây quanh nàng. - Lần thứ nhất: Cánh buồm thấp thoáng -> gợi sự vắng vẻ đơn côi. - Nhìn lần 2: Bèo dạt hoa trôi -> thân phận nàng ...(tâm trạng băn khoăn, thấp thỏm) - Nhìn lần 3: Toàn màu xanh -> Không thấy đường đi, không thấy người, không còn hi vọng. - Nhìn lần 4: ầm ầm tiếng sóng: Cảnh tượng hãi hùng, báo trước cuộc đời nàng sẽ bị vùi dập. IV. Tổng kết. * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức cơ bản của bài 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tài liệu đính kèm: