Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 9

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 9

Văn bản:

 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

(Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức: - Qua phân tích sự đối lặp giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.

2. Kĩ năng: - Đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ của tác giả.

3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng đối với những người sống thanh cao hết lòng vì việc thiện.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV

2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK

C. PHƯƠNG PHÁP: - Tái hiện, phân tích, so sánh, .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

H: Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.

H: Hình ảnh Lục Vân Tiên được tác giả miêu tả như thế nào qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 
Tiết 41 Ngày dạy: 
 Văn bản: 
 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Qua phân tích sự đối lặp giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gởi gắm nơi những người lao động bình thường.
2. Kĩ năng: - Đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ của tác giả.
3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng đối với những người sống thanh cao hết lòng vì việc thiện.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Tái hiện, phân tích, so sánh, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu.
H: Hình ảnh Lục Vân Tiên được tác giả miêu tả như thế nào qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Gv đọc mẫu - gọi học sinh đọc
(giải thích một số từ khó)
H: Hãy nêu vị trí đoạn trích?
H: Đoạn trích được chia làm mấy đoạn, nêu nội dung chính của từng đoạn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
- Gv giới thiệu: Tình cảm của thầy trò Vân Tiên khi hết tiền, mắt đã mù lúc này gặp Trịnh Hâm bạn của Vân Tiên lừa Tiểu đồng vào rừng trói vào gốc cây, rồi ra nói dối với Vân Tiên là Tiểu đồng đã bị cọp vồ. Vân Tiên hoàn toàn bơ vơ, đơn độc lúc này hắn mới ra tay.
H: Trịnh Hâm cố tình hãm hại Vân Tiên là vì sao?
H: Âm mưu kế hoạch gây tội ác của Trịnh Hâm có sự đoan tính như thế nào? 
 + Thời gian
 + Không gian
 + Hành động
H: Sau khi đã đẩy ngã Vân Tiên xuống sông thì lúc này Trịnh Hâm có lời nói như thế nào?
H: Mục đích của Trịnh Hâm làm mọi người thức giấc là để làm gì?
(1) Mong mọi người cứu sống Vân Tiên
(2) Che lấp tội ác của mình
H: Trong hoàn cảnh của Vân Tiên như thế, vậy mà Trịnh Hâm vẫn ra tay, không những thế hắn còn dùng lời lẽ để lấp mọi tội ác của mình. Chứng tỏ Trịnh Hâm là con người như thế nào?
Gv giải thích:
- Bất nhân: thấy người bị nạn không cứu mà còn hãm hại
- Bất nghĩa: đối xử độc ác đối với bạn mình
H: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh gia đình ông Ngư đã cứu vớt Vân Tiên?
H: Câu thơ đó đã gợi ra cảnh gia đình Ngư ông chạy chữa cho Vân Tiên như thế nào?
H: Sau khi cứu sống Vân Tiên thì Ngư ông có ý định gì với Vân Tiên?
H: Qua việc làm và lời mời cho ta thấy Ngư ông và gia đình Ngư ông là những người như thế nào?
H: Việc làm nhân nghĩa không tính toán thiệt hơn của gia đình Ngư ông giúp ta liên tưởng đến hành động nào của Vân Tiên?
 (Hành động nghĩa hiệp khẩn trương đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga)
H: Hình ảnh “ Thuyền nanHàn Giang”
gợi cho ta thấy cuộc sống của Ngư ông như thế nào?
H: Qua việc làm nhân nghĩa của gia đình Ngư ông nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
GV: - Cái xấu, cái ác đội lốt lẫn khuất sau những mũ cao áo dài của bọn người có địa vị cao sang (Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm)
- Cái tốt đẹp, nhân hậu, tấm lòng lương thiện tồn tại vĩnh viễn nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha.
H: Em học được điều gì ở những con người lương thiện đó?
(Học sinh rút ra bài học về kĩ năng sống cho bản thân: Cần có tầm lòng nhân hậu, bao dung... thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều...)
Hoạt động 3: HDHS tổng kết
H: Nêu nội dung chính của bài?
HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
3. Vị trí đoạn trích: SGK
4. Bố cục:
- Đoạn 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
- Đoạn 2: còn lại: Những tấm lòng lương thiện.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tội ác của Trịnh Hâm 
- Động cơ: ghen ghét tài năng của Vân Tiên
-> Tính đố kị
- Âm mưu kế hoạch gây tội ác:
+ Thời gian: đêm khuya khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền.
+ Không gian: giữa khoảng trời nước mênh mông.
+ Hành động: đẩy Vân Tiên xuống sông.
- Trịnh Hâm “giả tiếng kêu trời” tỏ vẻ thương xót đối với Vân Tiên trước mặt mọi người.
-> Che lấp tội ác của mình
-> Con người độc ác, tâm địa xảo quyệt
=> Kẻ bất nhân, bất nghĩa
2. Những tấm lòng lương thiện
a. Việc làm gia đình ông Ngư:
“Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày”
=> Cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa bằng mọi cách để cứu Vân Tiên.
- Ngư ông mời Vân Tiên ở lại.
=> Họ có tấm lòng lương thiện, sẵn sàng cứu giúp người bị nạn, không hề tính toán thiệt hơn.
b. Cuộc sống lao động của Ngư ông:
* Hình ảnh: 
“ Thuyền nanHàn Giang”
-> Cuộc sống thanh bạch, đắm mình trong thiên nhiên -> cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi.
=> Gởi gắm khát vọng và niềm tin về cái thiện của con người lao động bình thường.
III. Tổng kết: Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố: 
H: Đoạn trích trên là sự đối lặp giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những đoan tính thấp hèn. Điều đó đúng hay sai? Em hãy chứng minh.
5. Dặn dò: 
- Về học thuộc lòng đoạn trích và nắm vững nội dung ghi vở
- Chuẩn bị trước bài: “Chương trình địa phương phần Văn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 9 Ngày soạn: 
Tiết 42 Ngày dạy: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết ở địa phương Kon Tum.
2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
3. Thái độ: - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương mình.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Sưu tầm tư liệu + đọc, nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Sưu tầm tư liệu tham khảo theo sự hướng dẫn của giáo viên
C. PHƯƠNG PHÁP: - Sưu tầm, thảo luận, vấn đáp,...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:	
- GV tổ chức cho HS hát bài hát về Kon Tum: “Kon Tum mùa xuân về"
Phần I: Tác giả văn học địa phương có những sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay: Lập bảng thống kê:
TT
Họ và tên
Bút danh
Năm sinh
Tác phẩm chính
1
Hoàng Lê Ân
1962
Ngọt và đắng
2
Hà Tiến Dũng
1962
Nhớ quê
3
Lê Đình Đanh
Lan Hương
1959
Cơn mưa chiều ngoại ô
4
Nguyễn Phúc Đoan
1977
Miền rừng với biển
5
Huỳnh Trung Hiếu
1943
Sóng, Tiếng thơ
6
Vũ Hùng
Y Tranh
1947
Huyền thoại miền đất gió
7
Bùi Thị Thanh Vân
1962
Kon Tum đất mẹ
Phần II: GV giới thiệu một tác phẩm ca ngợi về mảnh đất Kon Tum của tác giả Bùi Thị Thanh Vân: 
 KON TUM ĐẤT MẸ
 Kon Tum đất mẹ mặn nồng
 Ánh hào quang tỏ núi sông buôn làng
 Niềm vui cuộc sống dâng tràn
 Bỏ công vun đắp điểm trang cho đời
 Nhớ ngày lập tỉnh anh ơi
 Chín năm cùng chỉ một thời gian trôi
 Am tường cho tận khúc nôi
 Gần mười năm ấy đất trời quê ta.
 Phải chăng rừng núi đơm hoa
 Một cầu treo gọi Đăk La đáp lời
 Qua sông lòng những bồi hồi
 Nhớ khi nước lũ chiếc cầu chông chênh
 Bao nhiêu làng mới lửa tình
 Bao nhiêu đường sá thênh thang đợi chờ.
H: Em hãy cho biết thể thơ được tác giả sử dụng trong bài trên là gì?
- Thơ lục bát.
H: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
- Ca ngợi sự thay da đổi thịt của Kon Tum trong những năm tách tỉnh
 (20/10/1990 - 20/10/2004)
H: Tình cảm của tác giả được gởi gắm trong bài thơ đó là gì?
- Lòng tự hào về quê hương đang dần dần lớn lên, thay đổi từng ngày từng giờ trên mảnh đất nhỏ bé này: Con người lao động cần cù chịu khó - Đảng và Nhà nước quan tâm đến cuộc sống của nhân dân Tây Nguyên.
Phần III: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới của mảnh đất Kon Tum - quê hương em.
	Hoặc làm một bài thơ lục bát nói về tình cảm của em đối với mảnh đất nơi em đã từng sinh ra và lớn lên.
**************************
4. Củng cố: - GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò: 
- Về nhà tiếp tục sưu tầm những bài thơ viết về Kon Tum.
 - Tiếp tục lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm của Kon Tum.
- Chuẩn bị trước bài: “Tổng kết từ vựng tiết 1”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 9 Ngày soạn:
Tiết 43 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - HS nắm vững sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng: - Kỹ năng nhận biết từ loại, đặt câu, tái hiện.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng vốn từ đã học trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Bảng phụ, nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Làm bài tập SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, phân tích theo mẫu, quy nạp.....
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lồng ghép bài mới
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Từ đơn và từ phức
H: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
H: Thế nào là từ phức?
H: Từ phức có mấy loại?
- GV treo bảng phụ cho học sinh xác định từ láy và từ ghép.
H: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự "giảm nghĩa" và từ láy nào có sự "tăng nghĩa" so với nghĩa của yếu tố gốc?
- Trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Hoạt động 2: Thành ngữ
H: Thế nào là thành ngữ?
H: Thành ngữ khác tục ngữ ở điểm nào?
- Thành ngữ là một cụm từ.
- Tục ngữ là một câu rút gọn.
* GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK.
H: Tìm những thành ngữ và tục ngữ?
H: Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố thực vật. Giải thích ý nghĩa .
H: Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
(Lênh đênh, gian truân, lận đận)
(Cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do)
Hoạt động 3: Nghĩa của từ
H: Thế nào là nghĩa của từ?
- GV gọi HS đọc các câu trong bài 2 và chọn cách hiểu đúng nhất.
- GV gọi HS đọc hai cách giải thích trong bài tập 3 và cho các em chọn cách giải thích đúng nhất.
Hoạt động 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
H: Trong ví dụ sau đây, đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển?
a. Em ăn cơm no rồi
b. Hôm nay em đánh bài ăn rất nhiều.
H: Trong hai câu thơ sau:
 Nổi mình thêm tức nổi nhà
Thêm hoà một bước, lệ hoa mấy hàng.
Từ "hoa" và từ "lệ hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hoạt động 5: Từ đồng âm
H: Những từ như thế nào được gọi là từ đồng âm? Cho ví dụ?
- GV gọi HS đọc bài tập 2
H: Trong hai trường hợp a và b, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng đồng âm? Vì sao
I. Từ đơn và từ phức
1. Từ đơn: Gồm một tiếng có nghĩa tạo thành
VD: nhà, cửa, xe, bàn, ghế, quần, tủ......
2. Từ phức: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa tạo thành.
- Từ láy
- Từ ghép
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
+ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rụng rời, mong muốn, ...
- Láy "giảm nghĩa": Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Láy "tăng nghĩa": Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II. Thành ngữ: 
- Là những cụm từ có nghĩa cố định.
a. Tục ngữ d. Thành ngữ
b. Thành ngữ e. Thành ngữ
c. Tục ngữ
* Thành ngữ chỉ yếu tố động vật.
VD: Như mèo thấy mỡ (sự tham ăn)
 Như vịt nghe sấm (không biết gì)
*Thực vật: Bèo dạt mây trôi
 Cưỡi ngựa xem hoa
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
 Một đời được mấy anh hùng
 Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
III. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
2. Chọn cách a
3. Cách b giải thích đúng
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Từ hoa và lệ hoa dùng theo nghĩa chuyển
+ Thềm hoa: Kiều bước lên xe hoa về nhà chồng.
+ Lệ hoa: Nước mắt của người con gái đẹp.
V. Từ đồng âm: 
- Là từ có âm giống nhau, nghĩa khác xa nhau.
* Thiên - Thiên niên kỉ
 - Thiên tai.
a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa:
Vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” là kết quả chuyển nghĩa từ "lá" trong "lá xa cành"
b. Hiện tượng đồng âm:
Vì hai từ "đường" không có nét chung nào về nghĩa
- Đường ra trận: chỉ đường đi
- Ngọt như đường: chỉ đường để ăn.
4. Củng cố: - GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài cần ghi nhớ.
5. Dặn dò: 
 	- Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị tốt bài: “Tổng kết từ vựng tiết 2”
E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 9 Ngày soạn: 
Tiết 44 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Giúp HS nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng)
2. Kĩ năng: - Kỹ năng thực hành vận dụng làm bài tập.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu mến hơn môn tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Bảng phụ, nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Ôn lại khái niệm đã học về tiếng Việt ở các lớp dưới
C. PHƯƠNG PHÁP: - Tái hiện, thực hành, tổng hợp hoá...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Thế nào là nghĩa của từ? Lấy ví dụ hai trường hợp về sự chuyển nghĩa của từ?
H: Thế nào là từ đồng âm?
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Từ đồng nghĩa
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ?
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK
H: Chọn một cách hiểu em cho là đúng nhất? Vì sao?
- GV gọi HS dọc bài tập 3.
H: Tại sao trong câu văn trên tác giả không dùng 70 tuổi mà dùng 70 xuân?
H: Dựa vào đâu người ta thay thế từ “xuân” cho từ “tuổi”?
Hoạt động 2: Từ trái nghĩa
H: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ?
- GV đưa ra bảng phụ ghi bài tập 2
H: Chọn cặp từ có quan hệ trái nghĩa?
- GV gọi HS đọc bài tập 3. Hãy nhóm các cặp từ sau đây: Sống - chết, chẵn - lẽ, chiến tranh - hoà bình, đực - cái, già - trẻ, yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu – nghèo
Hoạt động 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
H: Dựa vào khái niệm đã học về cấp độ khái quát của từ ngữ. Hãy ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Gv treo bảng phụ - gọi HS điền từ thích hợp vào sơ đồ
Hoạt động 4: Trường từ vựng
H: Những từ ngữ sau đây có nét nghĩa gì chung: + Mắt, mặt, da, đầu, miệng, ... => bộ phận cơ thể con người.
+ Cày, cuốc, liềm, dao, con trâu -> công cụ lao động của người nông dân.
H: Vậy thế nào là trường từ vựng?
- GV gọi HS làm bài tập 2.
H: Tìm từ ngữ cùng chỉ trường từ vựng có liên quan đến nước?
I. Từ đồng nghĩa
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: Hi sinh -> chết, mất, từ trần, qua đời
2. Chọn ý d. Vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
3. Tránh hiện tượng lặp từ “tuổi”
- “Xuân”chỉ một năm - tương ứng với khoảng thời gian là một tuổi.
II. Từ trái nghĩa
1. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: cao >< dữ
 lên >< xuống
2. Xấu >< hẹp
3. - Nhóm 1: sống - chết, chẵn - lẽ, chiến tranh - hoà bình, đực - cái.
 - Nhóm 2: già - trẻ, yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo.
III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Nghĩa rộng: Nghĩa bao hàm nghĩa của từ ngữ khác 
- Nghĩa hẹp: Từ có nghĩa được bao hàm trong nghĩa của từ khác.
VD: Thú (rộng)
 Chim Trâu (hẹp)
 Từ tiếng Việt
Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy
đẳng lập chính phụ hoàn toàn bộ phận
 láy âm láy vần
IV. Trường từ vựng
1. Tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.
2. Tắm, bể: Trường từ vựng liên quan đến nước -> nhấn mạnh sức tố cáo tội ác của kẻ thù.
4. Củng cố: - GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò: - Về nhà học kỹ bài, chuẩn bị cho tiết: Trả bài viết số 2.
E. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..........................................................
-------------------eïf-------------------
Tuần 9 Ngày soạn: 
Tiết 45 Ngày dạy: 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: - Nhận ra được những ưu điểm - khuyết điểm của mình trong bài viết. Từ đó khắc phục điểm hạn chế trong các bài sau.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác sửa những lỗi cơ bản trong bài viết để bài viết sau đạt kết quả tốt hơn.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Chấm bài nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài
2. Học sinh: - Lập dàn ý đề bài, chuẩn bị thắc mắc
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, bình giảng, gợi mở ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài
- Gv gọi HS nhắc lại đề bài
H: Xác định thể loại, nội dung đề bài yêu cầu?
Hoạt động 2: HDHS lập dàn ý
- GV cho HS xây dựng dàn ý theo tổ. 
- Thống nhất thành dàn ý chung.
Hoạt động 3: Nhận xét chung
- GV nhận xét ưu và tồn tại của bài
Hoạt động 4: Sữa lỗi 
H: Hãy sửa lại đúng một số từ ngữ sau?
- Xau này
- Nàm nụng
- Nghĩa ngơi
- Đẹp chời
- Trói chang
Hoạt động 5: Trả bài
I. Xác định yêu cầu của đề bài
* Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
- Thể loại: Miêu tả trong văn tự sự
- Nội dung: Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.
II. Lập dàn ý
 1. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ 
 - Cảm xúc của nhân vật “tôi”
 2. Thân bài:
 - Miêu tả ngôi trường và những sự thay đổi (chú ý gắn với cảnh mùa hè )
 + Trường, lớp học như thế nào?
 + Cây cối ra sao?
 + Cảnh thiên nhiên?
 - Tâm trạng của nhân vật tôi: 
 + Xúc động,gợi về những kỉ niệm gì?
 + Kỉ niệm với người mình viết thư.
 + Gặp lại những cảnh quen thuộc cũ (cô giáo chủ nhiệm cũ) 
 - Kết thức buổi gặp gỡ. 
3. Kết bài: 
 - Suy nghĩ về ngôi trường 
 - Hứa hẹn ngày họp lớp 
 - Kết thúc thư.
III. Nhận xét chung
* Ưu:
- Xác định đúng thể loại, cách lập luận của một số bài tương đối chặt chẽ
- Nhiều bài viét có nội dung phong phú.
- Bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Trình bày tương đối sạch sẽ.
* Tồn tại
- Nhiều bài diễn đạt còn vụng về.
- Nhiều bài viết còn lặp câu, ý lẫn quẫn
- Một số bài viết không đủ nội dung.
- Trình bày bố cục của bài chưa rõ ràng.
- Một số bài làm sai kiểu bài.
IV. Sữa lỗi
1. Lỗi chính tả
- Sau này
- Làm lụng
- Nghỉ ngơi
- Đẹp trời
- Chói chan
2. Lỗi diễn đạt 
V. Trả bài
- GV chọn 1- 2 bài khá đọc cho cả lớp nghe.
* Kết quả:
Lớp
SS
Giỏi
Khá
Trung bình
Trên TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9C
29
1
3
10
30
10
30
21
74
8
26
***************************
4. Củng cố: Nhắc lại yêu cầu về văn thuyết minh kết hợp với miêu tả
	5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài “Đồng chí” – Chính Hữu
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................................
-------------------eïf-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc