I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dung hình ảnh khơi gợi liên tưởng ,kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luân với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
1.Kiến thức: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác ỉa và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2.Kĩ năng: nhận diên, phân tích được các yểu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về ngời bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.
3.Thái độ: - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương. Giáo dục lòng biết ơn những người mẹVN anh hùng
Tuần Tiết Bài dạy 12 56 57 58 59 60 - Bếp lửa - Đọc thêm : Khúc hát ru mẹ - Ánh trăng - Tổng kết từ vựng( t2) - Luyện tập viết đoạn văn tự sự BẾP LỬA - Bằng Việt- - Bằng Việt - Tiết 56 Ngày soạn: 03/11/10 I. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dung hình ảnh khơi gợi liên tưởng ,kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luân với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. 1.Kiến thức: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác ỉa và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2.Kĩ năng: nhận diên, phân tích được các yểu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về ngời bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. 3.Thái độ: - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương. Giáo dục lòng biết ơn những người mẹVN anh hùng II.Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm tư liệu liên quan đđến tác giả ; Ảnh trong SGK ( phóng to) - HS: Sưu tập tư liệu và chuẫn bị bài theo câu hỏi phần đđọc – hiểu văn bản. III.Tiến trình tổ chức họat động : 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2.Bài cũ: ´Kiểm tra việc thuộc lòng của hs về bài thơ “Đòan thuyền đánh cá”. ´Trình bày ngắn gọn về tác giả, hòan cảnh sáng tác và chủ đề của bài thơ. ´Khổ thơ: “Cá nhụ cá chim..Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” gợi cho em suy nghĩ gì? 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ( Đã học ở lớp 7 ), anh lính trẻ trên đường hành quân , nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt . Tình cảm của bà cháu thật cảm động . Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô cũ lại nhớ về bà mình khi đang hằng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa . Đó chính là nhà thơ Bằng Việt với bài thơ " Bếp lửa ". b.Bài giảng: Họat động của thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Cho biết vài nét về tác giả Bằng Việt? Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông làm thơ từ đầu những năm sáu mươi, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Đề tài thường viết về những kĩ niệm ước mơ tuổi trẻ, gần gũi với người đọc trẻ tuổi, bạn đọc trong nhà trường + Hướng dẫn cách đọc: giọng trầm lắng - Gv đọc mẫu. Hs đọc phần còn lại. - Giải nghĩa các từ khó: đinh ninh, chiến khu. ? Xác định thể thơ”? ? Nêu xuất xứ và hòan cảnh sáng tác bài thơ? (“Bếp lửa” sáng tác năm 1963, trích từ tập Hương cây – bếp lửa), khi tác giả còn là sinh viên đang đi học xa nhà) ? Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và điều gì? Mạch cảm xúc chính của bài thơ này là gì? GV: Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, được bà chăm sóc. Nay cháu đã trưởng thành, suy nghĩ và thấu hiểu về cuộc đời bà với lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và tình yêu thương trìu mến mà bà dành cho cháu. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. â Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kĩ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu, suy ngẫm về bà. ? Bố cục bài thơ và ý chính từng phần? Bài thơ chia làm 2 phần: + Khổ 1: H/a bếp lửa gợi nỗi nhớ bà + 3 khổ tiếp theo:Kỉ niệm về bà +3 khổ cuối: Ngọn lữa - cảm nghĩ của người cháu. @ Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản + Cho hs đọc 3 dòng thơ đầu. ? Trong kí ức đầu tiên của người cháu có hình ảnh nào ? ? ? Nhận xét hình ảnh “bếp lửa” trong 3 câu thơ đầu( nghệ thuật , nội dung)? : - Điệp ngữ. Hình ảnh “Bếp lửa” hiện hữu rất sâu đậm trong lòng người cháu vì có sức khơi gợi rất lớn “cháu thương bà”. Bếp lửa thật Bếp lửa Bếp lửa được đốt lên bằng sự kiên nhẫn, khéo léo, chắc chiu của người nhóm lửa ? Từ ngữ sử dụng trong câu thơ đó như thế nào ? Tác dụng? - Sử dung từ láy "Chờn vờn " " ấp iu "... - Những từ ngữ có sức gợi hình gợi cảm ? Phân tích ý nghĩa các từ đó? + " Chờn vờn " Hình dung là khói sớm đang bay nhè nhẹ vừa gợi cái mờ nhoè của hình ảnh ký ức theo tác giả +" ấp iu ": Gợi hình ảnh bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất đúng với công việc nhóm lửa cụ thể . GV: Với những từ ngữ đó gợi trong ta hình ảnh bếp lửa ở một làng quê yên bình vào buổi sáng , gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương của người cháu đối với bà ? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ? Những lo toan của người bà gắn bó với vùng quê nghèo ? Em hiểu như thế nào về từ "nắng mưa "? Nắng mưa” gợi cho em suy nghĩ gì? GV gợi ý :- Không nói thời tiết mà nói đến thời gian kéo dài cùng nỗi vất vả của bà -Nói nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu. +HS thảo luận theo bàn - trình bày * Chuyển ý – Kỉ niệm tuổi thơ bên bà + Hs đọc khổ thơ 2,3,4 Gv: Ở đoạn thơ tiếp theo diễn tả cảm nghĩ của cháu về bếp lửa và bà . trong ký ức người cháu , những kỉ niệm về bếp lửa và bà hiện dần cùng thời gian ? Tác giả tái hiện thời điểm nào trong dòng hồi tưởng của mình? + 3 hs đọc những câu thơ tương ứng - Thuở ấu thơ (khổ 2) - Qua tuổi niên thiếu (khổ 3) - Trong những năm gian khó(khổ 4) ? Thời thơ ấu 3 năm sống bên cạnh bà cuộc sống của bà cháu như thế nào ? -“Đói mòn đói mỏi” (1945) - “Giặc đốt làmg cháy tàn cháy rụi” + GV cho HS quan sát tranh ?Qua những bức ảnh gợi em nghĩ về cs lúc đó ntn ? - Gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. àCS nghèo đói năm Ât Dậu (1945) ? Tại sao " nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay "?NX giọng thơ? Giọng thơ trĩu nặng-à gợi những kỉ niệm khó quên GV: Suốt 8 năn người cháu ở cùng bà, thời gian ấy ứng với chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp ? Trong quãng thời gian này, ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người cháu là âm thanh gì? ? Vì sao tiếng tu hú lại ám ảnh tâm trí người cháu đến vậy ? Âm thanh quen thuộc,h/a sáng tạoà Nỗi nhớ trở nên da diết . ? Qua đó em thấy nỗi buồn nào đang vang vọng trong lòng tác giả ? Câu thơ nào chứng tỏ ? - Nhớ nhà, nhớ quê - Thương xót đời bà lận đận " Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà " àTiếng chim như giục giã, như khắc khoải, da diết trong lòng người. Tiếng chim gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu. ? Trong hồi tưởng của người cháu có những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại ? Bà - hay kể chuyện. - bảo cháu nghe. - dạy cháu làm . - chăm cháu học ? Nêu nhận xét về t/c bà cháu trong đoạn này? Qua những công việc chăm cháu của bà? Dùng ĐT nối “bà - cháu”à t/c bà cháu quấn quýt, tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la của bà với cháu + HS đọc khổ 4 ? Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào ?Hãy nhận xét lời thơ ? * HS thảo luận - Dùng lời dẫn trực tiếp - Có những phẩm chất cao quý à Đó là phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước - Qua dòng hồi tưởng, ta thấy tình bà thương cháu ra sao? Tình bà thương cháu vô cùng sâu nặng. Bà chăm chút, nuôi nấng, yêu thương, dạy bảo cháu khôn lớn. Bà là nguồn sống của gia đình, là ngọn lửa tình thương và hạnh phúc. Bà đã khơi dậy những khát vọng lớn lao cho cháu từ lúc bé thơ. * Chuyển y - Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: + Cho hs đọc 3 khổ thơ cuối. ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần ? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nghĩ đến bà và ngược lại? + “bếp lửa” xuất hiện 10 lần. + Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với bếp lửa à bà - người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng, toả sáng ?Vì sao ở khổ thơ thứ 6 tác giả lại viết là “ ngọn lửa” mà không phải là “ bếp lửa”? ý nghĩa của hình ảnh ấy ? Ngọn lửa đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin nâng bước cháu, nhờ bà, cháu càng yêu dân tộc ? Những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà ? So sánh với trước đó ? " Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen " - Bà đã thắp ngọn lửa bằng tình yêu thương con cháu - Thắp bằng niềm tin của lòng nhân ái chia sẻ niềm vui chung ?Vì sao tác giả viết “ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” ? Kì lạ :cháy lên trong mọi cảnh ngộ-thiêng liêng :ấp ủ, sáng mãi tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi người ? Qua đây em cảm nhận ntn về tình bà cháu Bếp lửa à ngọn lửa à bà là người nhen lửaà nhóm lửaà giữ lửaà truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Gv: Bếp lửa thật giản dị,bình thường,và phổ biến trong mọi gia đình VN nhung cũng thật cao quí, kì diệu và thiêng liêng vì bếp lửa không phải dược nhen nhóm từ nhiên liệu mà được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà. nó luôn gắn với người bà -người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa. Bếp lửa trở thành mảnh tâm hồn trong đời sống tinh thần của cháu ? Những câu thơ cuối là lời tư bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Người cháu tự thấy mình có may mắn gì trong cuộc sống ? - Được đi học ở nước ngoài - Được tiếp nhận những điều tốt đẹp ? Nhưng những cái đó chưa đủ làm lòng cháu thanh thản vì sao ? vẫn luôn nhớ về mái ấm bếp lửa và h/a người bà đáng kính ? Từ đó người cháu nhắc mình điều gì ? Hiểu như thế nào về câu thơ đó ? - Không quên những lận đận đời bà - Không quên tấm lòng ấm áp của bà - Không quên những tận tuỵ, hy sinh vì tình nghĩa của bà ?Từ đó em có liên hệ gì đến cuộc sống của thế hệ mình hôm nay? + HS thảo luận bàn – Trình bày * Họat động 3: Tổng kết ? Ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật “Bếp lửa” Hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. ? Sự kết hợp miêu tả biểu cảm + tự sự + bình luận được thể hiện trong bài thơ ? ? Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lý sâu sắc hãy chỉ ra . - Những gì thân thiết với tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình của cuộc đời. - Tình yêu thương và lòng biết ơn bà còn là biểu hiện của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hươngà Đó là tình người, tình đất nước. + HS đọc ghi nhớ * Họat động 4: Luyện tập Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng “Bếp lửa” trong bài thơ HS trình bày I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Bằng Việt(1941) à Hà Tây - Nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. 2.Tác phầm: - Thể thơ: Thơ 8 chữ - Sáng tác: 1963 khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô. - Trích từ tập Hương cây –Bếp lửa + Bố cục: 3 phần II. Đọc –hiểu văn bản: 1.Hình ảnh bếp lửa : - Hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy - Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nhớ thương của người cháu đối với bà. 2.Kỷ niệm tuổi thơ bên bà - Kể ngược, từ gợi tả, lời dẫn trực tiếp - Sự hoài niệm về quá khứ tuổi thơ gian khổ, nhọc nhằn nhưng có tìn ... ừ “ruột bù”= ruột bầu (bù- tiếng đf miền Trung cũng là chỉ quả bầu) như vậy ở C8 phải có từ “gật gù”cho hiệp vần “ruột bù” ? Dựa vào kthức về ca dao đã học ở lớp 7 em hãy nêu NDcủa câu ca dao này? ? Theo em, "Gật đầu " hay " Gật gù " thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ? Rút ra kết luận gì? à Biết dùng từ ngữ đúng nghĩa phù hợp có tác dụng làm tăng hiệu quả diễn đạt trong văn chương ² Hoạt động 2: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 + Hs đọc truyện-trong truyện có cuộc đối thoại giữa 2 vợ chồng * HS thảo luận nhóm: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sgk/158? ? Em rút ra bài học gì khi không hiểu nghĩa của từ? Hiểu được nghĩa của từ sẽ làm cho giao tiếp đạt hiệu quả ² Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3/158 + Đọc đoạn thơ của Chính Hữu trong bài Đồng chí và trả lời câu hỏi: ?Trong các từ vai, miệng, chân tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? ?Việc xđ nghĩa gốc,nghĩa chuyển của từ giúp ta vận dụng vào thực hành kiến thức nào về phần từ vựng đã học?Có mấy cách phát triển từ vựng? Các cách phát triển từ vựng: + phát triển về nghĩa của từ(chuyển nghĩa ,thêm nghĩa) + phát triển số lượng từ ² Hoạt động 4 GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 4 ?Vận dụng kiến thức về trường từ vựng, phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương? Trường từ vựng: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không? ?Lập trường từ vựng (có 2 TTV)? đặt tên? ?2 TTV có liên quan với nhau không? Liên quan chặt chẽ (cộng hưởng với nhau về ý nghĩa,tạo nên 1 hình tượng về chiếc áo đỏ bao trùm không gian ,thời gian) ?NT dùng từ ở trên có t/d ntn với việc làm nổi bật cái hay của bài? XD h/a gây ấn tượng mạnh cho người đọc, thể hiện độc đáo 1 TY mãnh liệt và cháy bỏng + GV liên hệ bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” ? Qua việc thực hiện bt 4 em học được gì về nt dùng từ của tg? *Biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ vựng TV sẽ làm cho câu văn, lời thơ sinh động gây ấn tượng hấp dẫn và làm nổi bật ND muốn nói. ² Hoạt động 5 Hướng dẫn làm bài tập 5 Yêu cầu hs đọc đoạn trích sgk và trả lời câu hỏi theo sgk ? Các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách nào ? ? Hãy tìm những ví dụ về những sự vật, hiện tượng đợc gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng ? ?Việc tìm hiểu cách đặt tên sv nằm ở ND nào của phần TV ? =>Sự phát triển của TV:cách tạo từ ngữ mới ² Hoạt động 6 Hướng dẫn làm bài tập 6 - Chi tiết gây cười là lời nói của ông chồng qua việc dùng từ ngữ: Đốc tờ. - Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người. ² Bài 1/158 - Gật đầu: là Cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay chỉ sự đồng ý - Gật gù: gật nhẹ,nhiều lần liên tục=>có ý chỉ sự tán thưởng, đồng ý, thái độ đồng tình, là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng nghèo đối với món ăn đạm bạc. => Như vậy từ “Gật gù” dùng thích hợp hơn. ² Bài 2/158 - Đội chỉ có một chân sút, ý nói cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn,không phải chỉ một cầu thủ chỉ thuận một chân - Người vợ lại nghĩ rằng cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được - Đây là hiện tượng ông nói gà bà nói vịt ² Bài 3/158 + Các từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay + Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: - Vai (hoán dụ) - đầu (ẩn dụ) ² Bài 4/159 Chiếc áo đỏ Màu sắc SV –HT liên quan đỏ xanh hồng lửa cháy tro à Các từ thuộc 2 trường từ vựng này lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. àu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa. gọn lửa đó lan toả trong người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan toả cả không gian làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng) ² Bài 5/159 Sự phát triển nghĩa của từ: - Dùng từ ngữ sẵn có với nội dung mới Rạch : Rạch Mái Giầm - Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên Kênh : Kênh Bọ Mắt Kênh Ba Khía * Năm tên gọi tương tự: - Cà tím: Màu sắc bên ngoài màu tím hoặc nửa tím, nửa trắng - Cá kiếm: Cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, uôi và đầu nhọn như cái kiếm - Cá kim: Cá biển có mỏ dài, nhọn như cái kim. - Chim lợn : Có tiếng kêu như lợn - ớt chỉ thiên : Quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời ² Bài 6/159: Thay vì dùng từ bác sĩ, ẻ sắp chết còn nết không chừa, ứ một mực đòi dùng từ đốc tờ => Phê phán thói sính dùng tiếng nước ngoài của một số người 4.Củng cố: Trong hai trường hợp sau, từ mày râu ở trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào? Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. (Truyện Kiều) O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế ! To gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu! ( Tố Hữu – Tấm ảnh) à Đáp án : Mày râu trong trường hợp thứ hai dùng theo nghĩa chuyển – Hoán dụ. 5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Viết đoạn văn có sử dụng một trong số các biện pháp tu từ đã học. - Xem trước bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận . IV.Rút kinh ngiệm: .... * Trường từ vựng Màu sắc SV –HT liên quan đỏ xanh hồng lửa cháy tro Chiếc áo đỏ TIẾT 60 Ngày soạn: 06/11/10 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt - Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 1.Kiến thức: Đoạn văn tự sự. - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 2.Kĩ năng: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài tên 90 chữ. - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự 3.Thái độ: Giáo dục HS biết sáng tạo khi tạo lập văn bản . II.Chuẩn bị + GV: - Các ngữ liệu liên quan - Bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận + HS: đọc và thực yêu cầu của các bài luyện tập III.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2.Bài cũ : Nghị luận là gì? Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận thường xuất hiện ở đâu? Bằng những hình thức gì? v Để nghị luận trong văn bản tự sự được chặt chẽ, hợp lí, người ta thường dùng các từ, các câu gì? 3.Bài mới: a.GV giới thiệu bài: Các tiết học trước đã giúp các em biết về nội dung, hình thức và cách lập luận. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành viết đọan văn nghị luận. b.Bài giảng: Họat động của thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1: Củng cố kiến thức + GV cho HS nhắc lại sự việc, người kể, ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự. ? Yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn tự sự? ? Khi sử dụng yếu tố nghị luận trong VBTS ta cần chú ý điều gì? @ Hoạt động 2: Luyện tập *Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự + HS đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn ( Bảng phụ) * Thảo luận: ?Cho biết trong đoạn văn trên,yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? ?Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? @ Chuyển ý -Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Bài 1/161: HS đọc ? Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì? ? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển?) ? Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó ?Em đã thuyết phục với cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn? ? Em sẽ chọn ngôi kể và thứ tự ntn? => Yêu cầu HS viết đoạn văn trong 10 phút theo các gợi ý đã trao đổi. Sau đó gọi HS đọc đoạn văn của mình,hướng dẫn cả lớp phân tích,góp ý. + GV nhận xét,đánh giá ³ Bài 2/161 + Quy trình giống như bài 1.Riêng phần đoạn văn có thể nêu một số ý sau: ? Người em kể là ai? ?Người đó đã để lại việc làm,lời nói hay một suy nghĩ? điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? ?Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc,cảm động ntn? ? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên? * GV đọc thêm đoạn văn mẫu viết về người bà với yêu cầu tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.GV chỉ rõ cho HS thấy yếu tố nghị luận ở trong bài văn là ở những câu nào. I. Nội dung kiến thức: - Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá. - Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn áp tự sự. II. Luyện tập 1.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự ³ Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn - Tự sự: Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc. -Yếu tố nghị luận: câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản. + Yếu tố nghị luận đưa ra một bài học về sự bao dung, nhân ái, biết tha thứ, ghi nhớ ân nghĩa .. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ³ Bài 1/161 Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh họat đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. * Mở đoạn: Trong buổi sinh hoạt lớp tuần qua, để bình bầu học sinh tiêu biểu của tháng, tôi đã đề cử bạn Nam vì bạn ấy là một người bạn rất tốt. ³ Bài 2/161 Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà đã làm em cảm động. * Bà nội rất quan tâm đến chúng tôi . Mỗi khi thấy hai chị em tôi ngồi học bài, bà bảo: “ Các cháu phải ráng mà học hành cho giỏi giang. Ngày xưa, bà và bố mẹ các cháu chẳng được học hành chu đáo, nên bây giờ các cháu phải học thay cho cả bà và cha mẹ đấy!”. Buổi tối, bà thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. Qua lời bà kể nhỏ nhẹ, chị em tôi rất dễ hình dung ra người hiền, kẻ ác trong từng câu chuyện và dần dần hiểu được thế nào là lẽ phải, là lẽ công bằng, là đạo lí ở trên đời. 4.Củng cố: - HS trình bày đoạn văn - Tuyên dương hs viết những đoạn văn hay. ? Qua bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận em rút ra bài học gì ? + Đoạn văn viết nhằm mục đích tự sự. + Các yếu tố nghị luận được đưa vào bài khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện. 5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Về nhà viết vào đoạn văn tự sự lể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học. - Học bài Ánh trăng và soạn bài Làng của Kim Lân IV.Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: