Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23 năm 2011

Tuần 23 - Tiết 106

NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

A. Mục tiêu cần đạt

 1.Kiến thức:

Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đè tư tưởng đạo lí

2.Kĩ năng: Làm bài nghị luận về một vấn đè tư tưởng đạo lí.

3.Thái độ: Tích cực học tập.

B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài

 Trò: Soạn bài học bài

C.Phương pháp:

Vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.

D. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng?

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tuần 23 - Tiết 106
nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức:
Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đè tư tưởng đạo lí
2.Kĩ năng: Làm bài nghị luận về một vấn đè tư tưởng đạo lí.
3.Thái độ: Tích cực học tập.
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Soạn bài học bài 
C.Phương pháp:
Vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ1: PP vấn đáp, phân tích, qui nạp.KT động não.
* HS đọc văn bản:Tri thức là sức mạnh
? Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? 
? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
- 3 phần	
? Hãy quan sát lại văn bản, em đánh dấu những câu mang luận điểm chính.
- Đ1: 4 câu của đoạn 1.
Đ2: 	
+ Tri thức đúng là sức mạnh
+ Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.
+ Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?
Đ3: Tri thức cũng là sức mạnh Cách mạng.
Đ 4: Tri thức có sức mạnh to lớn như thế Họ không biết rằng  nhà tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực.
? Theo em, các luận điểm đã diễn đạt được rõ ràng dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
- Thể hiện rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết
? Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh.
* Giáo viên nhấn mạnh: Văn bản đã nêu lên một sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.
? Qua văn bản vừa tìm hiểu, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận?
 * Ghi nhớ: SGK/36. Học sinh đọc
*HĐ2: PP vấn đáp, thực hành. KT động não.
 Bài tập1 sgk/36: Học sinh đọc văn bản "Thời gian là vàng"
? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
? Chỉ ra luận điểm chính của từng đoạn?
	+ Thời gian là sự sống
	+ Thời gian là thắng lợi
	+ Thời gian là tiền
	+ Thời gian là tri thức
? Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?
A. Lí thuyết:
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Phân tích ngữ liệu:
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
+Đ1 (MB): Nêu vấn đề
+Đ2,3(TB): Biểu hiện của tri thức là sức mạnh (chứng minh)
- Đ2: Tri thức cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu
- Đ3: Tri thức là sức mạnh của Cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
+ Đ4 (KB): phê phán một số người không biết quý trọng tri thức sử dụng không đúng chỗ.
- Bài nghị luận về một một hiện tượng, sự việc đời sống: Là từ thực tế cuộc sống mà đưa ra ý kiến, thể hiện tư tưởng về vấn đề bàn luận
- Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng cách giải thích, chứng minh  làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí.
2.Ghi nhớ: SGK-36
B. Luyện tập:
1. Bài tập1 sgk/36: 
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về giá trị của thời gian.
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền
+ Thời gian là tri thức
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh.
- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
IV. Củng cố : giáo viên hệ thống lại bài 
V. Hướng dẫn về nhà: Chỉ ra sự khác nhau về hiểu bài nghị luận, về yêu cầu và phương pháp làm bài của 2 đề văn sau:
* Đề 1: Thanh niên thời nay có 1 bộ phận không nhỏ thường lười học đang học bài bỏ đi chơi điện tử, bỏ đi lêu lổng  suy nghĩ của em về hiện tượng này?
* Đề 2: Hãy trình bày ý kiến của em về lời khuyên thanh niên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi 
-Chuẩn bị văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La- Phông- ten.
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 107,108
 chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
của la phông ten
( Trích ) - Hi-pô-lít Ten
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức:
-Đặc trưng của sáng tác nhệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
-Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2.Kĩ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản dụch về nghị luận văn chương.
-Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản.
B Chuẩn bị : Thầy: Soạn nội dung tiếp theo. 
 Trò: Học soạn bài, học bài. 
C.Phương pháp:
Đọc- hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ:
? Cho biết " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" Vũ Khoan cho ta hiểu yếu tố nào là quan trọng nhất? Con người cần rút ra những điểm mạnh điểm yếu nào? Liên hệ trong công việc hàng ngày?
TL: - yếu tố con người là quan trọng nhất.-> quyết định tất cả...
-Điểm mạnh: thông minh, nhạy bén, cần cù, sáng tạo, đoàn kết, thích ứng nhanh.
-Điểm yếu: thiếu tỉ mỉ, không theo qui trình công nghệ, làm tắt, tính đố kị, không giữ chữ" tín".
-Liên hệ:( hs tự bộc lộ)
III- Bài mới: 
Gv: ở lớp 8, các em đã được học bài văn nghị luận xã hội "ĐI bộ ngao du" của nhà văn Pháp Ru - xô. Hôm nay, cô giới thiệu với các em một văn bản ngị luận nữa của nhà nghiên cứu học H. Ten với đầu đề:
"Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten".
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ1: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu những nét khái quát vê tác giả?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm? 
* HĐ1: PP Đọc- vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài- Học sinh đọc văn bản, giáo viên nhận xét.
? Giải thích từ lhó: (sgk)
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? 
? Văn bản có bố cục mấy phần:	 
+ P1:Từ đầu tốt bụng thế: Hình tượng con cừu
+ P2: Còn lại: Hình tượng con sói
? Cả 2 phần tác giả triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào? - theo trình tự 3 bước:
H/ ảnh con cừu
H/ảnh chó sói
Dưới ngòi bút của La Phông-ten: dẫn nguyên thơ.
-Dưới ngòi bút của Buy-phông:dẫn nguyên văn một đoạn ng/ cứu khoa học.
-Dưới ngòi bút của La Phông-ten: lời nhận xét của t/giả.
-Trong thơ La Phông-ten: lời nhận xét của t/ giả.
-Trong công trình ng/ cứu của Buy-phông: dẫn nguyên văn.
-Dưới ngòi bút của La Phông-ten: lời nhận xét của t/giả.
*Giáo viên: Tác giả đã nhờ La Phông- ten tham gia vào mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận của ông trở nên sinh động hơn.
? Đoạn thơ em đọc của tác giả La Phông- ten viết về con cừu như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về con cừu qua đoạn thơ đó?
? Hãy nêu hiểu biết của em về Buy-phông?
- Nhà vạn vật học, nhà văn Pháp, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, tác giả công trình Vạn vật học nổi tiếng gồm 35 tập xuất bản 1749 đ 1789 . Buy-phông là một nhà khoa học.
? Cho biết nhận xét của Buy- phông về loài cừu như thế nào.
+ Chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường cũng đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại.
+ Không biết trốn tránh nguy hiểm ;ở đâu là đứng nguyên tại đấy; phải có con đầu đàn đi trước.
? Từ đó Buy-phông nêu bật đặc điểm nào của cừu?
- Sợ sệt và đần độn.
? Nhận xét của Buy-phông về cừu dựa vào đâu và có đúng không. Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu.
- Buy-phông đã dựa trên những hoạt động của bản năng của cừu do trực tiếp quan sát và nhận xét đ Hoạt động bản năng rất đúng với thực tế cuộc sống của loài cừu, dưới con mắt nhà khoa học.
? Dưới con mắt của La Phông- ten loài cừu hiện ra như thế nào? (Chú ý đoạn thơ và đoạn nhận xét). 
? Nhà thơ đã chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này và có những sáng tạo gì.
? Nhận xét thái độ của t/ giả khi nhận xét về loài cừu.
? Bài học ngụ ngôn với con người là gì.
(hs bộc lộ)
? Nhờ đâu mà La Phông- ten viết được như vậy?
- La Phông- ten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
? Cách miêu tả của La Phông-ten và cách miêu tả của Buy-phông về loài cừu có gì khác nhau?
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của truyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng hành động giống với con người 
- Cách viết của Buy-phông: khách quan chân thực theo cái nhìn của nhà khoa học.
Tiết 2: Hình tượng chó sói
? Nhà thơ đã xây dựng hình tượng chó sói như thế nào? Đã đưa ra tình huống gì?
- Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
+ Làm đục nước nguồn trên (dù cừu uống nước nguồn dưới).
+ Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu còn chưa sinh).
+ Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình).
? Những điều vô lí ấy nói lên điều gì?
- Lời nói của sói thật vô lí. Đó là lời của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
? Chó sói được Buy-phông miêu tả ra sao?
- Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè  Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật lớn  Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng 
? ở đây, Buy-phông đã nhìn thấy những đặc điểm nào của chó sói?
- Những biểu hiện về bản năng sinh tồn, hoang dã của động vật ăn thịt.
? Theo em nhận xét Buy-phông về chó sói đúng không?Vì sao?
? Cái nhìn của Buy-phông về loài vật này mang dấu ấn khách quan, chính xác.
? Trong thơ của La Phông- ten, chó sói hiện ra như thế nào?
- Sói là bạo chúa của loài cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại.
- Bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy gầy giơ xương, bộ dạng bị kẻ cướp xua đuổi  luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
? Qua đó, em thấy chúng mang đặc điểm gì? 
- Chó sói tàn bạo và đói khát.
? Thái độ của La Phông- ten đối với chúng như thế nào?
- Vừa ghê sợ vừa đáng thương.
? Em nhận xét gì về cách viết của t/ giả?
Chân thực, gợi cảm xúc vừa ghê sợ vừa thương cảm.
? Trong 2 cách nhìn trên về loài vật em thích cách nhìn nào hơn? Vì sao?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiến cá nhân.
* Học sinh đọc đoạn cuối văn bản.
? Tác giả đã bình luận về cách nhìn của nhà khoa học và nhà thơ như thế nào?
- Học sinh tóm tắt ý chính đoạn cuối.
? Em hiểu đầu óc, phóng khoáng hơn của nhà thơ ntn?
- Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến.
? Nhà thơ thấy và hiểu về con chó sói khác với nhà bác học ở điểm nào?
- Một kẻ độc ác khổ sở, trộm cướp ngờ nghệch hoá rồ vì luôn bị đói.
? Từ đó em hiểu như thế nào về ... ẩm (1) (3)
+ N2: Những từ ngữ để thay thế cho nhau: nghệ sĩ (2) - anh (3)
+ N3: Những từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm (1)-Nghệ sĩ(2)
+ N4: Cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại đ đồng nghĩa.
? Trong đoạn văn trên người viết đã sử dụng quan hệ từ gì? Tác dụng?
- Sử dụng quan hệ từ "Nhưng" nối câu (1) với câu (2)
* Giáo viên : Như vây, ngoài liên kết nội dung còn dùng từ ngữ để liên kết. Đó là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?
- Học sinh : Phép lặp từ ngữ. Từ cùng trường liên tưởng. Phép thế. Phép nối. Dùng từ đồng nghĩa.
? Qua ví dụ cho em biết thế nào là liên kết?
? Về nội dung và hình thức liên kết có gì đáng lưu ý?
* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ SGK-43
Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức.
* Học sinh đọc đoạn văn.
? Cho biết đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
? Chủ đề của đoạn văn trên là gì?
- (Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam, quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục)
? Nêu nội dung các câu trong đoạn văn? Nhận xét nội dung của các câu đó có hướng và chủ đề của cả đoạn không? Vì sao?
đ Các câu đều hướng vào nội dung chhur đề chung của đoạn văn.
? Nêu trình tự sắp xếp hợp ý của các câu trong đoạn văn?
? Cá câu trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Lí thuyết:
I. Khái niệm liên kết
1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu:
* Liên kết nội dung:
- Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
- Chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ.
- Đây là 1 biểu hiện trong tiếng nói của văn nghệ, là 1 yếu tố ghép vào chủ đề chung. 
(1) Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
(2) Khi phản ánh thực tại người
nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều mới mẻ.
(3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ.
đ Các nội dung ấy đều hướng về chủ đề nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều mới mẻ.
đ Các nội dung ấy đều hướng về chủ đề của đoạn văn (Liên kết chủ đề)
- Trình tự sắp xếp lô gích (từ khái quát từ cụ thể, các ý móc xích với nhau) đ Liên kết lô gích
=> Các cách liên kết trên gọi là liên kết nội dung.
* Liên kết hình thức:
- Lặp: Tác phẩm (1) (3)
- Thế: Nghệ sĩ (2) - anh (3)
- Cùng trường liên tưởng: tác phẩm (1)-Nghệ sĩ(2)
- từ đồng nghĩa: Cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại 
- Quan hệ từ "Nhưng" nối câu (1) với câu (2).
=> Các cách liên kết trên gọi là liên kết hình thức.
2. Ghi nhớ:(sgk-43)
B. Luyện tập:	
- Văn bản "Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan.
-Chủ đề: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam, quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục.
-Câu1: Cái mạnh của con người Việt Nam: Thông minh nhạy bén với cái mới.
-Câu 2: Bản chất trời phú ấy thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.
-Câu3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu.
- Câu 4: Thiếu hụt kiến thức cơ bản
-Câu5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng.
đ Các câu đều hướng vào nội dung chủ đề chung của đoạn văn.
- Trình tự sắp xếp hợp lí
+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam.
+ Những điểm hạn chế	
+ Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
- Bản chất trời phú nối câu (2) với câu (1) phép đồng nghĩa.
- Nhưng nối câu (3) với (2) đ Phép nối
- ấy nối câu (4) với (3) đ Phép nối
- Lỗ hổng ở câu (4) và câu (5) đ Phép lặp.
- Thông minh ở câu (5) và câu (1) đ Phép lặp từ ngữ.
IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài. 
V. Hướng dẫn về nhà: Học bài, viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn, có sử dụng các phếp liên kết, chỉ ra các phếp liên kết đó. 
-Chuẩn bị : Đọc thêm văn bản: Con cò
E. RKNBD:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 110 
 Đọc thêm :
 con cò 
(Chế Lan Viên)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. 
- Tác dụng của việc vận dung sáng tạo ca dao của tác giả vào bài thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng.
3.Thái độ: Ca ngợi tình mẫu tử; lòng biết ơn cha mẹ.
B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK. Soạn bài
 Trò: Học bài soạn bài. 
C.Phương pháp:
Đọc- phân tích, bình giảng, tổng hợp 
D.Tiến trình lên lớp
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn, Vở bài tập của Hs
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu hiểu biết của em về Chế Lan Viên?
 ( Đọc chú thích sgk-47)
 ? Hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
 (Đọc chú thích sgk-47)
* HĐ1: PPđọc, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. KT động não.
* Giáo viên h/dẫn đọc -> Học sinh đọc Giáo viên nhận xét.
* Giải thích từ khó: sgk-47
? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Cho biết bố cục bài thơ. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
+ Đoạn1: Hình ảnh con cò qua lời hát ru, bắt đầu đến với tuổi ấu thơ (Lời ru thứ nhất)
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo suốt con người trên mọi chặng đường của cuộc đời (Khúc ru thứ 2)
+ Đoạn 3: Còn lại (Khúc ru thứ ba)
Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ.
* Hiện tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ ca dao truyền thống.
- Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để bày tỏ tình cảm.
* Đọc đoạn1.
? Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu ntn. Tại sao t/giả viết "Trong lời mẹ...đang bay"
- HS: con còn vô thức- lời ru thấm dần ngọt ngào bay bổng nhẹ nhàng-> giấc ngủ êm đềm không thể thiếu lời ru của mẹ và cánh cò trong lời ru.
? Các câu " Con cò bay la...bay la" gợi tả không gian, khung cảnh ntn.
- Gợi lên vẻ đẹp nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống ngày xưa từ làng quê yên ả đến phố xá sầm uất đông vui.
? Câu ca dao "Con cò mà đi ăn đêm " này - Hình ảnh con cò tượng trưng cho cuộc sống vất vả lận đận của người nông dân trong cuộc sống mưu sinh.
? Tại sao nhà thơ chỉ nhắc lại 1 số hình ảnh chính trong bài ca dao xưa?
- Nhà thơ chỉ chắt lọc những hình ảnh tiêu biểu trong ca dao xưa để gợi nhớ về những câu ca dao ấy, để gợi nhớ về một thời quá khứ xa xưa của con người sống lam lũ vất vả.
? Xen kẽ lời hát ru về hình ảnh con cò trong ca dao người mẹ gửi gắm tình cảm gì với con? Hình ảnh thơ "Cò một mình, cò phải kiếm ăn
? Hình ảnh cò và em bé đặt cạnh nhau có ý nghĩa như thế nào?
 - Hình ảnh đối lập, tương phản nhấn mạnh tình yêu thương nâng đỡ của mẹ dành cho em bé, giấc ngủ dễ dàng đến với con (chơi và ngủ thật hồn nhiên). Bởi vì, bên con luôn có mẹ. Mẹ là nơi bình yên nhất dành cho con.
? Tiếp vẫn là lời ru của mẹ:
"Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng" lời ru hướng vào mấy đối tượng? 
- Hai đối tượng: Cò và con.
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Phép lặp , phép nhân hoá "cò ơi, chớ sợ"à Lời thơ như lời vỗ về, an ủi chở che. Giọng thơ thiết tha, êm ái. Hình ảnh thơ độc đáo, giàu sắc thái biểu cảm gợi cho người đọc xúc động về đức hi sinh, lòng yêu thương vô bờ của mẹ danh cho con. Mẹ sẵn sàng nâng đỡ, dìu dắt con trên mỗi bước đường đời.
? Tại sao người mẹ lại khẳng định "Con chưa biết con cò, con vạc mẹ hát" ?
- Bởi vì con còn quá bé. Hình ảnh con cò đến tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. 
 ? ý nghĩa đoạn thơ thứ I.
? Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru, ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung và biến đổi như thế nào?
? Tuổi ấu thơ nằm trong nôi con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ được tác giả thể hiện qua hình ảnh nào?
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ.
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
? Hình ảnh "hai đứa đắp chung đôi" cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cánh cò và con?
- Thể hiện sự gắn bó, gần gũi thân thiết giữa cánh cò trong lời ru với con.
? Cánh cò đi vào tiềm thức tuổi thơ qua lời ru của mẹ, Cánh cò trắng là biểu tượng của ai? Gợi tưởng tới ai.
 ? ý nghĩa biểu tượng của con cò trong đoạn thơ này là gì?
- ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.
? Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng nào qua những câu thơ?
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh biểu tượng con cò: "Dù ở gần con."
- Nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
? Từ cánh cò trong câu hát thành "cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Liên tưởng này gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Lời ru mang theo những buồn vui của cuộc đời. Những lời ru hôm nay còn chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung của cuộc đời với mỗi số phận.
? Từ đó, em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật
(HS dựa vào ghi nhớ sgk- tổng kết bài)
* H/dẫn hs làm BT theo sgk-48
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: (sgk-47)
2. Tác phẩm: 
- Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trongtập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão - 1967.
II Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc:
-Giải thích từ khó( Sgk-47)
2. Kết cấu, bố cục:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
- Bố cục: Ba phần
3. Phân tích văn bản:
a. Hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ trong đoạn thơ I:
-Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Qua những lời hát ru ấy của mẹ, h/ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức
b. Hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ trong đoạn thơ II:
-Cánh cò từ trong lời ru của mẹ đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. 
c. Hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ trong đoạn thơ III:
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con suốt cuộc đời.
4. Tổng kết :
a. Nghệ thuật
- Sử dụng linh hoạt các câu thơ tự do, ít vần độ dài ngắn khác nhau.
- Vận dụng trí tưởng tượng liên tưởng mới lạ.
b. Nội dung
- Lời ru là biểu hiện cao cả và đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho cuộc đời mỗi con người.
c. Ghi nhớ: (sgk-48)
III. Luyện tập.
IV. Củng cố: ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò qua bài thơ con cò của nhà thơ Chế Lan Viên
V. Hướng dẫn về nhà: 
-Hoc thuộc lòng bài thơ, phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Con cò
-Chuẩn bị: Liên kết câu, liên kết đoạn văn( luyện tập).
E. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(30).doc