SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
-SỰ BIẾN đổi Và PHỎT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
-HAI PHươNG THỨC PHỎT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ.
2. Kỹ năng:
* KNBD:-Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản
-Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
*KNS: -Giao tiếp, trao đổi về sự phát triển của từ vựng; tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
-Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Thái độ:
-Hs có có thái độ đúng đắn trong việc dùng nghĩa và hiểu nghĩa của từ ngữ.
B. Chuẩn bị
- Gv: Nghiên cứu soạn giáo án.
- Hs: Học bài và làm bài tập.
Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy: / /2011 Tuần 5- Tiết 21 Sự phát triển của từ vựng A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: -Sự biến đổi và phỏt triển nghĩa của từ ngữ -Hai phương thức phỏt triển nghĩa của từ ngữ. 2. Kỹ năng: * KNBD:-Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản -Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. *KNS: -Giao tiếp, trao đổi về sự phát triển của từ vựng; tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. -Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: -Hs có có thái độ đúng đắn trong việc dùng nghĩa và hiểu nghĩa của từ ngữ. B. Chuẩn bị - Gv: Nghiên cứu soạn giáo án. - Hs: Học bài và làm bài tập. C.Phương pháp: Nêu tình huống, vấn đáp, phân tích, qui nạp. D. Tiến trình lên lớp I: ổn định tổ chức II: Kiểm tra.bài cũ: ? Em hãy phân biệt sự khác nhau giừa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp cho ví dụ minh hoạ. -HS trả lời theo ghi nhớ. III: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * HĐ I: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp.KT động não. *GV đưa ra văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông”. Gạch chân câu văn: “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. ? Em đã được học văn bản này ở lớp 8, vậy em hiểu từ “kinh tế ” có nghĩa là gì? ? Ngày nay, chúng ta vẫn còn sử dụng từ “kinh tế”nữa không và nghĩa của từ ấy là gì? ? Qua phân tích ví dụ em có nhận xét gì về nghĩa của từ? - Hs: Nghĩa của từ không cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian. * GV: Có nghĩa cũ bị mất đi, có nghĩa mới được hình thành.Có nghĩa của từ chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp. ? Em hãy xác định nghĩa của hai từ “ xuân” trong ngữ liệu 2: GV: Trong Tiếng Việt muốn xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển bằng cách từ đứng độc lập vẫn mang một nét nghĩa nhất định. Còn từ đó đứng trong từng tình huống ta xác định được nghĩa của nó. Nếu khác với nét nghĩa cơ bản thì đó là nghĩa chuyển. ? Trong câu thơ “ngày xuân em” có thể hiểu từ xuân là chỉ tuổi trẻ, sức trẻ. Chúng ta hiểu được nghĩa này nhờ biện pháp tu từ gì? - Hs: Biện pháp tu từ ẩn dụ. ? Chú ý ví dụ b, em hãy giải thích hai từ “tay” và cho biết đâu là nghĩa gốc? ? Em hiểu được nghĩa chuyển nhờ biện pháp tu từ nào? - Hs: Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. GV: Trong thường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn bộ. Dù chuyển nghĩa theo phương thức nào thì đều dựa trên nét nghĩa cơ bản (nghĩa gốc) hay nói cách khác nghĩa gốc và nghĩa chuyển ít nhất đều có nét chung về nghĩa. Như vậy do phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng ngôn ngữ từ vựng không ngừng phát triển, có từ mới xuất hiện, có từ phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Hoạt động 2: Kết luận ? Qua phân tích ví dụ, em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ. ? Phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ là gì? - GV chốt - Hs: Đọc ghi nhớ SGK. * HĐ2: PP vấn đáp, tổng hợp, thực hành. KT động não, Nhóm, KN ra quyết định. ? Đọc, nêu yêu cầu của bài tập1. Thảo luận nhóm- tr/ bày -nhận xét, chữa. N1:a N2:b N3:c N4:d * HS đọc y/ cầu Bài tập 2: -Thảo luận -tr/ bày ý kiến. -Nhận xét, chữa ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3. (tương tự như BT2) * Đọc y/cầu BT4: HĐ nhóm ( N1: Hội chứng; N2: Ngân hàng N3: Sốt ; N4: Vua ) 1/ -Hội chứng:- tập hợp những triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh( nghĩa gốc) - Tập hợ nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện 1 tình trạng suy thoái kinh tế hoặc 1 vấn đề xã hội ở nhièu nơi( nghĩa chuyển) VD: Hội chứng lạm phát Hội chứng thất nghiệp Hội chứng ô nhiễm môi trường. 2/ -Ngân hàng: -T/ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ, tiền tệ, tín dụng( nghĩa gốc). -Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể ( nghĩa chuyển) VD: Ngân hàng máu, ngân hàng gen -Tập hợp dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực kinh tế, 1 tổ chức. VD: Ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi. * HS đọc y/c BT 5: Tr/ bày cá nhân. -Nhận xét, chữa. A. Lí thuyết: I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:( sgk-55) -Kinh tế: “ Kinh bang tế thế” có nghĩa là trị nước cứu đời. - Kinh tế: chỉ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng vật chất làm ra. - Nghĩa của từ không cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian. * -xuân1: nghĩa gốc(mùa xuân) -xuân2:nghĩa chuyển(tuổi trẻ) - Phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ -Tay1: chỉ bộ phận của cơ thể (nghĩa gốc). - Tay2: Chỉ một người chuyên hoạt động hay giỏi một chuyên môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển). -Phương thức chuyển nghĩa: Hoán dụ. - Do sự phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng ngôn ngữ từ vựng không ngừng phát triển, có từ mới xuất hiện, có từ phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Phương thức phát triển nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ 2. Ghi nhớ:(sgk-56) B. Luyện tập Bài tập 1: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ chân? a. Chân: chỉ một bộ phận của cơ thể (nghĩa gốc). b. Chân: vị trí của 5 học sinh trong đội tuyển (nghĩa chuyển). c. Chân: vị trí tiếp xúc đất của cái kiềng (ẩn dụ). d. Chân: vị trí tiếp xúc với đất của mây (ẩn dụ). Bài tập 2: Xác định nghĩa của từ"trà" -Sản phẩm được chuyển biến từ thực vật thành dạng khô, pha nước uống-> nghĩa chuyển- p/ thức ẩn dụ. Bài tập 3: Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ Bài tập 4: 3/ Sốt: -Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường( nghĩa gốc) -Trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu tiêu thụ, sinh hoạt ( nghĩa chuyển) VD: sốt vàng, sốt đất, .. 4/ Vua: - Đứng đầu một nước thời PK( nghĩa gốc) -Được coi là nhất trong mọi lĩnh vực (nghĩa chuyển) VD: Vua bóng đá Pêlê, vua dầu hoả... Bài tập 5: -Mặt trời(2): phép tu từ ẩn dụ theo cảm nhận của nhà thơ. -Không phải là hiện tượng chuyển nghĩa, vì nó chỉ có nghĩa lâm thời, không làm cho từ thêm nghĩa mới; không có nghĩa giải thích trong từ điển. IV: Củng cố: Cách phát triển nghĩa của từ, hai phương thức phát triển nghĩa của từ V. Hướng dẫn: Học bài+ Chuẩn bị: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------- Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy: / / 2011 Tuần 5 - Tiết 21 Đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh (Trích: "Vũ trung tuỳ bút" Phạm Đình Hổ) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: -Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại. -Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh. -Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời trung đại. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu 1 văn bản tuỳ bút thời trung đại. - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê. 3. Thái độ: Hs có ý thức phê phán thói ăn chơi, xa hoa trong c/ sống. B. Chuẩn bị: - Gv : Tìm hiểu văn bản: “Vũ trung tùy bút”, Soạn giao án. - Hs : Đọc, soạn theo câu hỏi phần đọc- hiểu. C.Phương pháp: Đọc hiểu, phân tích, tổng hợp. D. Tiến trình lên lớp I. ồn định tổ chức II. Kiểm tra: Câu hỏi: Em hãy tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương . Gợi ý đáp án: - Vũ Nương người con gái Nam Xương đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh bảo mẹ đem trăm lạng bạc cưới về. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương sinh phải đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ ở nhà. - Mẹ TS ốm chết, VN lo ma chay chu tất. - Giặc tan, TS trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. - VN bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Một đêm trong phòng không vắng vẻ, TS ngồi bên ngọn đèn dầu, bé Đản chỉ tay lên cái bóng trên tường nói là cha Đản. Lúc này TS mới biết là vợ mình bị oan. - ở dưới thuỷ cung, VN gặp PL do cứu mạng thần rùa Linh Phi, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu để trả ơn. - PL gặp VN, hai người nhận ra nhau. PL được trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn TS. - TS nghe PL kể lại bèn lập đàn giải oan. VN trở về, ngồi trên một chiếc kiêu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. * Yêu cầu đủ 8 sự việc chính. Diễn đạt hay, không được kèm theo lời bình luận. III. Bài mới. Vào bài: Triều đình Lê-Trịnh, những năm tháng cuối cùng vua chúa sống xa hoa hưởng lạc, quan lại tham nhũng, lộng hành đục nước béo cò, nd cực khổ. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là 1 trong 88 mẩu chuyện nhỏ mà Phạm Đình Hổ đã tuỳ bút viết trong mưa một cách tự nhiên thoải mái chân thực, chi tiết xen lẫn lời bình ngắn gọn. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * HĐ I: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não. ? Từ chú thích Sgk, em hãy giới thiệu nhũng nét chính về tác giả . -GV: Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, Ông để lại nhiều công trình biên soạn khảo cứu bằng chữ Hán. ? Nêu xuất xứ văn bản : “ Chuyện cũ trong phủ” - Văn bản được trích từ TP “ Vũ trung tuỳ bút” gồm 88 mẩu chuyện nhỏ. - GV: Thể tuỳ bút là ghi chép tuỳ hứng, tản mạn không cần hệ thống, cấu trúc gì mà tuỳ theo cảm hứng của người viết về mọi vấn đề. *HĐ2: Đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng tổng hợp. KT động não. Gv: Hướng dẫn Hs đọc: Đọc mạch lạc rõ ràng, chú ý các từ ngữ Hán việt, Từ cổ. ? Giải thích các từ: phụng thủ; triệu bất tường; trân cầm dị thú; cổ mộc quái thạch; sức ? Kiểu loại và phương thức biểu đạt của văn bản. - Tự sự kết hợp miêu tả và bình luận (Kể là chính) ? Văn bản có thể chia bố cục thành mấy phần nêu ý chính của từng phần - P1: từ đầu ....> bất tường: cuộc sống của thịnh vương Trịnh Sâm. - P2: còn lại: Sự nhũng nhiễu của bọn quan thái giám *Theo dõi văn bản từ đầu đếntriệu bất tường” ? Mở đầu đoạn văn tác giả giới thiệu cho ta biết về một thời điểm lich sử của đất nước, đó là thời điểm nào? tình hình đất nước ra sao? - Khoảng năm Giáp Ngọ, ất mùi (1774-1775). Tình hình trong nước vô sự. ? Với cách giới thiệu như vậy giúp em cảm nhận được điều gì? - Bằng cách giới thiệu cụ thể mốc thời gian giúp người đọc chú ý vào câu chuyện tác giả kể là có thật. ? Thịnh vương Trịnh Sâm ăn chơi xa xỉ được miêu tả qua những chi tiết nào? - Thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung trên Hồ Tây, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. - Xây dựng đền đài liên miên. - Những cuộc dạo chơi, du thuyền, nhiều người phục dịch, bày ra trò giải trí lố lăng, tốn kém. - ỷ thế chiếm đoạt của quí về trang trí, tô điểm nơi phủ chúa -Cảnh chuyển cây đa cổ thụ: công phu, tốn kém. ? Hãy nhận xét về lối văn ghi chép của tác giả. - Cách kể, tả của t/ giả kĩ lưỡng, tỉ mỉ, khách quan khkông để lộ thái độ cảm xúc mà để sự việc nói lên vấn đề. ? Tại sao khi kết thúc đoạn văn1 t/ giả viết: "Mỗi khi đêm thanh...triệu bất tường" - Cảnh ghê rợn( tiếng chi ... từ phù hợp m/đích giao tiếp. 2. Kỹ năng: -Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra từ những từ mượn của tiếng nước ngoài. -Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp. 3. Thái độ: Hs có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - Gv : Chuẩn bị bảng phụ, soạn giáo án. - Hs : Học bài, chuẩn bị bài mới. C.Phương pháp: Nêu và phân tích, vấn đáp, qui nạp, thực hành luyện tập. D. Tiến trình lên lớp+ I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra: ? Qua bài “Sự phát triển của từ vựng” đã học ở tiết 1, em hãy cho biết có những cách cách phát triển từ vựng nào? Các phương thức phát triển nghĩa của từ? Lấy ví dụ? *TL: Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới hình thành. -P/ triển từ vựng là p/ triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc. -Có 2 phương thức chủ yếu p/ triển nghĩa của từ: P/ thức ẩn dụ và p/ thức hoán dụ. III. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt * HĐ1: PP vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não. *GV: Đưa bảng phụ có ghi ngữ liệu 1. ? Cụ thể trong các từ cho sẵn, từ nào hiện nay có được ghép lại với nhau để tạo ra từ ngữ mới. - Hs: Kinh tế tri thức, Đặc khu k/ tế, Sở hữu trí tuệ ? Em hiểu nghĩa của các từ ngữ mới này như thế nào? ? Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình: x+ tặc. Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó. - Hải tặc, lâm tặc, tin tặc, gian tặc, nghịch tặc. ? Em hiểu nghĩa của các từ này mới như thế nào? ? Việc tạo từ ngữ mới có vai trò ntn trong tiếng Việt. -Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng cũng là để phát triển từ vựng. => GV chốt- 1 hs đọc ghi nhớ(73) *HĐ2: PP vấn đáp, p/ tích, qui nạp. KT động não. HĐ nhóm. * HS đọc ngữ liệu( 73) ? Em hãy tìm những từ Hán – Việt trong hai đoạn ( N1: a; N2: b) -N1: Thanh minh, tiết lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. -N2: Bạc mệnh, duyên phận, thần linh chứng giám, thiếp đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. ? Những từ nào được dùng để chỉ những khái niệm sau: a/-“ Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong”? b/- “ Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ? Những từ ngày có nguồn gốc từ nước nào? ? Những từ mượn có vai trò gì. . ? Trong Tiếng Việt bộ phận từ mượn nào là quan trọng nhất để phát triển từ vựng? * GV: Chốt. Gọi học sinh đọc ghi nhớ. *HĐ3: PP vấn đáp, thực hành, tổng hợp. KT động não, nhóm. * Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1. -HĐ cá nhân- tr/ bày ý kiến. * Đọc y/cầu BT2: -Các nhóm tìm và giải thích từ. -Trình bày bảng phụ . -Lớp nhận xét, bổ sung. * Đọc y/cầu BT3: -Cá nhân tr/ bày -Lớp nhận xét, chữa * Đọc y/cầu BT4: -HS thảo luận- tr/ bày ý kiến -Nhận xét, bổ sung, chữa. A. Lí thuyết: I. Tạo từ ngữ mới. 1. Phân tích ngữ liệu : * Ngữ liệu1: - Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao. - Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. + Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền kiểu dáng công nghiệp * Ngữ liệu 2: -Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng. -Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại. 2. Ghi nhớ: (sgk-73) II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1. Phân tích ngữ liệu : 1.a/ Thanh minh, tiết lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. 1.b/ Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. 2a/ - AIDS ( ết ) 2b/ - Marketing (ma két tinh.) => Mượn từ tiếng Anh. -Từ mượn cũng là cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. -Từ mượn tiếng Hán là bộ phận quan trọng nhất.. 2. Ghi nhớ(sgk-73) B- Luyện tập. Bài tập 1. - X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, thương trường. - X + văn: văn hoá, văn minh, văn học Bài tập 2. - Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định - Cơm bụi: Cơm rẻ thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ. - Công viên nước: nơi có những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm. -Đường cao tốc: Đường XD theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao từ100km/ h -Đường vành đại: Đường bao quanh các đô thị lớn. 3.Bài tập3: _Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. -Từ mượn các ngôn ngữ châu Auu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô 4Bài tập 4: -Từ vựng của 1 ngôn ngữ không thể thay đổi. Thời gian tự nhiên và xã hội quanh ta luôn thay đổi, nhận thức của con người cũng vận động và phát triển theo. IV.Củng cố: Nắm chắc cơ sở tạo từ ngữ mới để phát triển từ vựng trong Tiếng Việt( ghi nhớ) V.HDVN : Học ghi nhớ, vận dụng, tìm và giải nghĩa các từ mượn phát triển từ vựng. E. RKNBD: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------- Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy: / / 2011 Tiết 25 Trả bài tập làm văn số 1 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh. Đánh giá được những ưu nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt: + Kiểu bài: Có đúng với văn bản thuyết minh không. + Nội dung: các tri thức có cung cấp cố đầy đủ có khách quan không? + Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không? 2. Kỹ năng: Rèn cho Hs kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức nhận sai và sửa sai. B. Chuẩn bị: Gv : Chấm bài, sửa lỗi sai. Hs : Xem lại bài và tự sửa lỗi. C. Phương pháp: phân tích, tổng hợp, đánh giá, sửa chữa, rút kinh nghiệm. D. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổchức . II. Kiểm tra: Gv trả bài viết đã chấm cho Hs. III. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Gọi học sinh nhắc lại đề bài viết tập làm văn số1? ? Xác định thể loại đề bài trên? ? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? Giới hạn đối tượng? ? Về mặt hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì? ? Về nội dung thuyết minh phải như thế nào? ? Hãy cho biết yêu cầu phần mở bài của kiểu bài này. ? Phần thân bài yêu cầu thuyết minh những tri thức nào về con trâu. - Hs: Trả lời, Gv khái quát thành các ý: ? Em hãy cho biết yêu cầu của phần kết bài. - Gv: Nhận xét bài viết của Hs trên cơ sở yêu cầu của đề bài và đặc trưng của kiểu bài văn thuyết minh; ưu nhược điểm của học sinh. I. Đề bài: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. 1.Tìm hiểu đề: - Thể loại: Thuyết minh. - Đối tượng: con trâu - Sử dụng các phương pháp thuyết minh có đan xen các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Thuyết minh được đặc điểm, nguồn gốc, sự sinh tồn và phát triển, vai trò, ích lợi của trâu trong đời sống người Việt Nam. 2. Lập dàn ý. A. Mở bài: -Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam. B. Thân bài: - Đặc điểm, nguồn gốc, sự sinh tồn và phỏt triển . - Con trõu trong nghề làm ruộng: cày bừa, cung cấp sức kộo. - Con trõu trong lễ hội đỡnh đỏm: Chọi trõu ở Đồ Sơn ( Hải Phũng); Hội đõm trõu cỳng giàng ở miền nỳi Tõy nguyờn. - Cung cấp thịt nguồn thực phẩm cho con người; da, sừng làm đồ mĩ nghệ... - Con trõu gắn bú với người nụng dõn, là tài sản lớn của họ. - Việc chăn nuụi trõu là việc của nhà nụng. Cựng với trẻ chăn trõu, gắn bú như người thõn. C. Kết bài. -Tình cảm của em đối với con trâu Việt Nam. II. Nhận xét chung 1. Nội dung - Ưu điểm: + Các em đã nắm được yêu cầu về kiểu bài thuyết minh về một con vật nuôi. + Nhiều em rất linh hoạt trong việc kết hợp với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm bài văn sinh động, hấp dẫn. + Chữ viết sạch sẽ rõ ràng. + Diễn đạt tương đối lưu loát. - Nhược điểm: + Một số em thuyết minh chưa vận dụng biện pháp nghệ thuật vào bài làm cho sinh động. + Còn sai lỗi chính tả và lỗi câu III. Chữa lỗi cụ thể: Tên HS Lỗi sai Ng/ nhân chữa - Nhung Đức Anh Thu, Thư -Tùng ............... - Thắng - Thuỷ. -Tùng -Oanh Chính tả: - trọi trâu -tre nắng ......................................... Diễn đạt câu văn: - Sau đây chúng ta có thể bàn luận về loài vật thiêng liêng ấy như sau. - Lúc nhỏ, dân ta gọi con trâu là con nghé. -Nó ra sức tấn công cho đến khi mệt nhoài nó vẫn cố gắng hết sức tấn công, ngay cả khi thăng thiên, về với tổ tên của mình. -Từ sáng sớm tinh mơ, trâu đã thức dậy đồng hành cùng với người nông dân ra đồng làm việc, vừa đi, chú ta lại kêu lên vài tiếng ngáp ngắn ngắn dài như cho người nông dân biết chú ta đã tỉnh táo sẵn sàng ra đồng. -Những kỉ niệm khi được chăn trâu thả diều, nô đùa cùng các bạn sẽ trở thành những kỉ vật không bao giờ phai mờ trong tâm trí và trong lòng mỗi người khi đã một lần thử nghiệm. - phát âm ngọng .................. -Dùng từ sai không đúng thể loại t/minh. -DùngTr.N chưa rõ ý bổ sung. Diễn đạt ý (khi đã chết không thể tấn công được.) Diễn đạt , viết câu văn không rõ ràng. - Không hiểu nghĩa của từ, diễn đạt không lưu loát. - chọi trâu -che nắng ........................................ - thay từ bàn luận -> nghe giới thiệu - Thêm từ trâu trước Tr.N,bỏ từ: con trâu ( Trâu khi còn nhỏ, được dân ta gọi là con nghé.) -Bỏ từ tấn công(2) và 2 cụm từ cuối câu, thay bằng cụm từ khác: không còn sức lực. ( Nó ra sức tấn công, đến khi mệt nhoài và không còn sức lực nó vẫn cố gắng. ) -thay hoặc lược bớt từ ngữ trong câu làm cho câu ngắn gọn và rõ nghĩa. ( Từ sáng sớm tinh mơ, trâu đã thức dậy đồng hành cùng với nông dân ra đồng làm việc. Tiếng bước chân lục cục, trâu vừa đi vừa kêu lên mấy tiếng ọ..ọ...khoan thai, sẵn sàng vào công việc đồng áng.) -Thay từ kỉ vật bằng từ ấn tượng đẹp. -bỏ cụm từ: khi đã một lần thử nghiệm. IV.Đọc bài viết tốt: Phan Hồng Long V.Trả bài, gọi điểm - Kết quả: lớp sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > TB 9D1 24 0 0 0 23 1 24 = 100% IV. Củng cố: PP làm văn thuyết minh về loài vật. V. HDVN: -Chuẩn bị: Đọc " Truyện Kiều; tác giả Nguyễn Du" E. RKNBD: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: