Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 22

Tiết 101

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN

TƯỢNG ĐỜI SỐNG.

 I. Mục tiêu bài dạy

 1.Kiến thức: Học sinh nắm được tiến trình các bước làm bài văn Nl về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn NL xã hội.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập, tự giác học tập.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 -Đặt mục tiêu, Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu.

 III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Đóng vai, Dạy học theo nhóm, Vấn đáp.

 -Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Động não, hỏi và trả lời.

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu,

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng: 
Tiết 101
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện
Tượng đời sống.
 I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức : Học sinh nắm được tiến trình các bước làm bài văn Nl về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn NL xã hội.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập, tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Đặt mục tiêu, Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu.
 III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, Dạy học theo nhóm, Vấn đáp..
 -Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Động não, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu,
 IV. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ.
Máy chiếu : 4 đề bài sgk trang 22.
- Các đề bài trên có gì giống và khác nhau?
GV: Song đề 4 cung cấp ND sự việc, hiện tượng dưới dạng một câu chuyện => Người viết chỉ việc nêu ý kiến, quan điểm của mình vào ND sự việc có sẵn.
- Qua đó, em cho biết cách nhận diện về đề bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống?
- Gọi học sinh đọc đề bài sgk trang 23.
- Nhắc lại tiến trình 5 bước làm một bài văn thông thường?
- Xác định kiểu bài về thể loại và nội dung?
- Nhắc lại: Muốn tìm ý, em phải làm thế nào?
(Đặt và trả lời các câu hỏi)
- Với đề bài này, em sẽ đặt và trả lời các câu hỏi nào?
+ Những việc làm của nv muốn nói lên điều gì?
+ Vì sao thành đoàn thành phố HCM lại phát động phong trào học tập theo tấm gương của bạn PV Nghĩa?
- Phẩm chất tốt đẹp của bạn Nghĩa đã được thể hiện cụ thể trên những phương diện nào?
- Nếu tất cả mọi người đều làm được như vậy thì sẽ có tác dụng ntn trong xã hội?
- Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết muốn tìm ý ta phải làm thế nào? (Đặt và trả lời câu hỏi)
- Từ các ý tìm được ở trên, em hãy lập dàn ý sơ lược?
- Nhắc lại: Dàn ý chung của một bài văn có bố cục mấy phần? Đó là những phần nào?
- Phần MB cần giới thiệu những gì?
- Sau khi đã lập dàn ý, thao tác tiếp theo là gì?
- Qua việc tìm hiểu ví dụ trên, em thấy cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm mấy bước?
- Đặc biệt, dàn ý của bài NL về.. gồm có mấy phần? Nội dung các phần ra sao?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1. 
- Học sinh đọc văn bản sgk trang
- Nêu các ý triển khai trong TB?
 + ..sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ntn? Có điều gì đặc biệt?
- có đặc điểm tư chất gì đặc biệt và nổi bật?
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn dến sự thành công của ông?
I. Bài học
 1. Tìm hiểu đề bài NL về một sự việc, hiện tượng
 a. Ví dụ
- Xác định, chỉ rõ sự việc, hiện tượng NL.
- Có chứa các từ ngữ nêu mệnh lệnh, yêu cầu cụ thể.
- Phát hiện ND sự việc, tập hợp tư liệu để phân tích, bàn luận.
b. Ghi nhớ 1
 2. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống
 a. Ví dụ
*B1: Tìm hiểu đề
 + Kiểu bài: NL (Bàn luận)
 + Nội dung: Người tốt, việc tốt.
* B2: Tìm ý
- Mỗi người hãy biết bắt đầu cuộc sống từ những công việc bình thường, nhỏ nhất.
- Phạm Văn Nghĩa là tấm gương tốt tiêu biểu với những công việc bình thường nhất.
 + Con ngoan, hiếu thảo
 + Học sinh giỏi, tư duy sáng tạo
 + Biết kết hợp học với hành.
- Nếu tất cả chúng ta biết học tập Nghĩa thì cuộc sống xã hội sẽ phát triển, vô cùng tươi đẹp.
* Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu chung về tấm gương bạn PVN.
 - Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương PVN.
 b. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa những việc làm của PVN.
- Đánh giá việc làm của PVN.
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập tấm gương PVN.
 c. Kết bài
- Nêu ý nghĩa giáo dục
- Rút ra bài học.
d. Viết bài hoàn chỉnh
e. Đọc, sửa lỗi.
b. Ghi nhớ 2
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1 : Lập dàn ý đề 4 sgk
 a. MB
- Giới thiệu kq về Nguyễn Hiền.
- Nêu ngắn gọn ý nghĩa của nv.
 b. TB
- Nguyễn Hiền là một cậu bé nhà nghèo, sống trong h/c éo le. Cậu phải xin làm chú tiểu trong chùa để kiếm sống.
- Là cậu bé thông minh, ham học, tư chất thông minh, ham hiểu biết.
- Cậu thành công nhờ tinh thần kiên trì, vượt khó để học tập.
 c. KB
- Nêu ý nghĩa giáo dục và bài học cho bản thân.
4. Củng cố , Luyện tập:(1’)
5.Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài và chuẩn bị bài “ Chuẩn bị hành trang vào ”
 ..................................................................
Soạn:
Giảng:
Tiết 102+103
 Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
 ( Vũ Khoan )
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh nhận biết được cái mạnh, cái yếu trong tính cách, lối sống và thói quen của con người Việt Nam; Yêu cầu gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính, thói quen và lối sống mới tốt đẹp để góp phần đưa đất nướcđi vào CN hoá, hiện đại hoá trong TK XXI.
 - Nắm được trình tự lập luận chặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản NL về một vấn đề xã hội.
 3. Thái độ :Giáo dục ý thức tự lực, tự cường và niềm tin vào thế hệ trẻ VN.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, Xác định giá trị, Lắng nghe tích cực, đặt mục tiêu, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo.
III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Vấn đáp, Dạy học theo nhóm, thuyết trình.
 - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, Đọc hợp tác, động não, hỏi và trả lời...
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:Bảng phụ, máy chiếu.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) Bước vào thế kỷ XXI ( Thiên niên kỷ thứ 3)- Thanh niên VN chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình? Liệu đất nước chúng ta có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong mỏi từ ngày độc lập đầu tiên? Một trong những lởi khuyên, lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài NL của đ/c Vũ Khoan – Nguyên phó thủ tướng chính phủ, viết nhân dịp đầu năm 2001.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả , tác phẩm
 SGK trang 26.
Gv hướng dẫn đọc: To, rõ ràng, mạch lạc, thể hiện tình cảm phấn chấn.
Gv gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu các từ khó:
+ Hành trang? 
+ Động lực: Sức thúc đẩy cho sự vật phát triển
+ KT tri thức: Những hoạt động tạo ra cơ sở v/c từ 
+ TG mạng?
? Dựa vào chú thích*cho biết những thông tin về tác giả, tác phẩm.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 - Nêu xuất xứ văn bản?
 - Thời điểm lịch sử này có ý nghĩa gì? (Chuyển giao 2 Thế kỷ)
- Văn bản được biểu đạt theo phương thức biểu đạt nào?
- Xác định vấn đề chính trong văn bản? 
 ( Việc chuẩn bị bước vào TK mới)
- Để CM cho vấn đề này, tác giả đã triển khai thành mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?
Máy chiếu: 4 luận điểm
+ Việc chuẩn bị con người là quan trọng nhất.
+ Bối cảnh TG hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Cần nhận rõ cái mạnh, cái yếu của con người VN khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ XXI.
+ Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ.
GV: Ta sẽ tìm hiểu bố cục văn bản theo 3 phần của bài văn NL.
- Mở đầu bài viết, tác giả đã đặt vấn đề ntn?
- Đối tượng đối thoại của tác giả là ai? (Lớp trẻ, Thanh niên Việt Nam)
- Em hiểu “ những cái mạnh, những cái yếu” ở đây là gì? ( Những ưu điểm- Hạn chế trong phẩm chất, nhân cách, lối sống bản thân mỗi con người)
- Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
- Việc đặt và nêu vấn đề một cách trực tiếp vào thời điểm mở đầu 1 TK mới, điều đó có ý nghĩa gì? (Thời điểm quan trọng, thiêng liêng đầy ý nghĩa chỉ đến có 1 lần: Sự chuyển tiếp giữa 2 TK 20-21 và thiên niên kỷ thứ 2-3. Vấn đề này còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển. Càng cần thiết với dân tộc ta khi thực sự bước vào công cuộc xây dựng phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền Kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay)
- Để giải quyết vấn đề, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào? 
- Tại sao ông lại khảng định như vậy? Tìm các luận cứ, luận chứng?
- Kinh tế tri thức?
- Bên cạnh yếu tố đó, theo tác giả thì vì sao chúng ta cần phải chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới?
- Phát triển như huyền thoại?( Bước nhảy vọt về sự phát triển như vũ bão của KHCN.. đến nỗi khó có thể tin được)
GV liên hệ thực tế hiện nay: Viễn thông, mạng, điện tử
- Tác giả đã triển khai luận điểm này bằng những lí lẽ, d/c nào?( Giải quyết 3 vấn đề-3 nhiệm vụ cùng một lúc)
- Từ đó, dẫn đến luận điểm trung tâm của bài viết? Đó là luận điểm nào?
- Gọi học sinh đọc đoạn văn từ “ Cái mạnh của con người VNlại thường đố kỵ nhau”.
Trắc nghiệm: Nội dung nào sau đây không phải là mặt mạnh của con người VN?
a. Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo.
b. Có truyền thống lâu đời yêu thương đùm bọc, đoàn kết.
c. Lỗ hổng về KT cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế do lối học chay học vẹt; Bản tính đố kỵ, nhỏ nhen.
d. Tỉ mỉ, cẩn trọng, ý thức kỷ luật cao trong công việc.
- Ông đã đưa ra những ví dụ cụ thể nào để làm nổi bật sự thiếu tỉ mỉ, thiếu ý thức kỷ luật của con người VN? ( Lấy ví dụ về người Nhật để so sánh, đối chiếu)
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Có điều gì đặc biệt?
( 2 điểm mạnh, điểm yếu không tách biệt rõ rệt mà đan xen vào nhau. Cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó là những điểm yếu)
- Từ đó tác giả đã có thái độ ntn khi phân tích những điểm mạnh, yếu của con người VN?
GV: Với thái độ tôn trọng sự thật, nhìn vấn đề một cách khái quát, toàn diện sâu sắc không thiên lệch về một phía, tác giả khảng định, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp đồng thời nghiêm khắc chỉ rõ những cái yếu đó có khi đã trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống, tính cách của con người VN lẫn lộn với cái mạnh nên nhiều khi người ta bị lầm tưởng rằng đó là cái mạnh. Song sự thẳng thắn của ông không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti hoặc cũng không miệt thị dân tộc.
- Hs đọc đoạn cuối: Từ “ Bước vào thế kỷ mớiviệc nhỏ nhất”.
- Theo tác giả, mục đích và sự cần thiết của việc chuẩn bị bước vào thế kỷ mới là gì?
- Muốn vậy cần phải làm gì?
+ Lấp đầy điểm mạnh
+ Vứt bỏ điểm yếu 
- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
 *Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh ghi tổng kết.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng nhất mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc?
a. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
b. những mặt mạnh, mặt yếu của con người VN
c. Bối cảnh TG hiện nay đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho đất nước.
d. Lớp trẻ VN cần nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới trong TK XXI. 
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
-To, rõ ràng, mạch lạc, thể hiện tình cảm phấn chấn.
2. Chú thích
a. Tác giả: Vũ Khoan
- Nhà hoạt động chính trị từng giữ những chức vụ, cương vị quan trọng của Đảng và nhà nước : Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại, Phó thủ tướng chính phủ.
 b. Tác phẩm:
- Trích“ Một góc nhìn của tri thức” đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001. 
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1. Tìm hiểu chung:
 * Thể loại: Văn bản NL.
- Phương thúc biểu đạt: Nghị luận xã hội.
* Bố cục: 3 phần.
2. Phân tích:
 a. Đặt vấn đề
=> Nêu vấn đề trực tiếp vào thời điểm lịch sử quan trọng.
b. Giải quyết vấn đề
* Việc chuẩn bị con người là quan trọng nhất.
 + Con người là động lực phát triển của lịch sử, không có con người thì lịch sử không phát triển.
 + Trong nền kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người ngày càng nổi bật. 
* Bối cảnh thế giới hiện nay và sự phát triển như huyền thoại của Khoa học công nghệ.
+ Thoát khỏi đói nghèo lạc hậu.
+ Đẩy mạnh CN hoá, hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
* Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
=> NT lập luận chặt chẽ( Nêu điểm mạnh gắn liền với cái yếu tiềm ẩn)+ Đối chiếu cái yếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước:
Khẳng định, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người VN đồng thời nghiêm khắc chỉ rõ những mặt yếu để khắc phục.
c. Kết thúc vấn đề
- Sánh vai các cường quốc..
=> Sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu: Lớp trẻ cần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng dẫn đến sự thành công, phát triển cuả đất nước.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Ngôn ngữ giản dị.
 - Lập luận chặt chẽ, lôgíc, d/c sinh động, thuyết phục.
- Nêu vấn đề cụ thể, trực tiếp.
 2. Nội dung
IV. Luyện tập
4. Củng cố, Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học nội dung bài, chuẩn bị bài “ Các thành phần biệt lập”.
 ..
Soạn :
Giảng :
 Tiết 104 – 105
 Viết bài tập làm văn số 5
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Qua bài viết, giúp học sinh ôn tập tổng hợp những kiến thức đã học về văn NL.
 - Từ đó giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu và nhận thức bài học của học sinh.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn NL về một vấn đề sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự lực làm bài.
II. Chuẩn bị : Thầy - Đề, đáp án, biểu điểm.
 Trò - Ôn tập kiểu bài.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh(1’)
 3. Bài mới (1’)
 A. Đề bài : Em hãy chọn một sự việc, hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội để viết một bài nghị luận.
 B. Yêu cầu chung
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 + Kiểu bài: Phân tích, bình luận về một hiện tượng đời sống, xã hội.
 + Nội dung : Bàn bạc, nêu ý kiến, thái độ, đánh giá về sự việc, hiện tượng đó.
 + Tìm ý:
 - Giải thích khái quát về sự việc, hiện tượng.
 - Nêu những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng.
 - Nguyên nhân?
 - Tác hại?
 - Cách giải quyết?
 C. Yêu cầu cụ thể :(Lập dàn ý)
 1. Mở bài : Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề NL.
 2. Thân bài :
- Giải thích khái quát về sự việc, hiện tượng.
- Nêu những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng.
- Nguyên nhân?
- Tác hại ?
- Cách giải quyết?
 3. Kết bài: 
- Khái quát lại sự việc, hiện tượng.
- Nêu bài học kinh nghiệm của bản thân.
 D. Biểu điểm:
 1. Nội dung (8 điểm) Trong đó: MB - 1đ ; TB – 6đ ; KB – 1đ. 
 2. Hình thức (2 điểm )
 4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’) - Ôn lại kiểu bài. Chuẩn bị bài “ Chó sói và cừu.”.
 Tuần 23
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 106
 Hướng dẫn chuẩn bị
 Chương trình ngữ văn địa phương (ở nhà)
 (Phần Tập làm văn)
 I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:Giúp học sinh ôn tập những kiến thức về văn NL nói chung và về một sự việc, hiện tượng nói riêng.
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng viết bài vănb NL có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Xác định giá trị, Lắng nghe tích cực, đảm nhận trách nhiệm...
 III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, dạy học theo nhóm, thuyết trình.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đảm nhận trách nhiệm, tóm tắt tài liệu theo nhóm
 2.Chuẩn bị về phưong tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 Thảo luận nhóm : Hãy dựa trên cơ sở thực tế để xác định các vấn đề có liên quan đến môi trường, xã hội ở địa phương em?
Dựa trên việc đã xác định các vấn đề địa phương , học sinh lựa chọn một vấn đề có tính chất tiêu biểu để viết bài.
1. Xác định các vấn đề ở địa phương:
 a. Vấn đề về môi trường
- Hậu quả của việc chặt phá rừng với thiên tai, lũ lụt.
- Rác thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm nguồn nước.
- Ô nhiễm bầu không khí.
 b. Vấn đề xã hội
- Tệ nạn xã hội ( Ma tuý, cờ bạc, mại dâm)
- Hiện tượng sử dụng Internet bừa bãi.
- Học sinh hút thuốc lá.
- Hiện tượng vi phạm Luật ATGT.
- Giúp đỡ, ủng hộ người nghèo.
 c. Vấn đề về quyền trẻ em 
- Sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội và các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương tới việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Viết bài:
 a. Yêu cầu chung
- Sự việc, hiện tượng đề cập phải mang tính phổ biến, có tính chất thời sự, cấp bách.
- Phản ánh được vấn đề một cách trung thực, không nói quá và không sáo rỗng.
- Phân tích nguyên nhân; đảm bảo tính khách quan.
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
 b. Bố cục
- Đủ 3 phần: MB, TB, KB.
- Có luận điểm, luận cứ , luận chứng rõ ràng, cụ thể.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Gv ra 2 đề cụ thể, học sinh về nhà lập dàn ý.
 Chuẩn bị tiết sau viết bài TLV số 5.
 .. 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 104 – 105
 Viết bài tập làm văn số 5
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Qua bài viết, giúp học sinh ôn tập tổng hợp những kiến thức đã học về văn NL.
 - Từ đó giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu và nhận thức bài học của học sinh.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn NL về một vấn đề sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự lực làm bài.
II. Chuẩn bị : Thầy - Đề, đáp án, biểu điểm.
 Trò - Ôn tập kiểu bài.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh(1’)
 3. Bài mới (1’)
 A. Đề bài : Em hãy chọn một sự việc, hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội để viết một bài nghị luận.
 B. Yêu cầu chung
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 + Kiểu bài: Phân tích, bình luận về một hiện tượng đời sống, xã hội.
 + Nội dung : Bàn bạc, nêu ý kiến, thái độ, đánh giá về sự việc, hiện tượng đó.
 + Tìm ý:
 - Giải thích khái quát về sự việc, hiện tượng.
 - Nêu những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng.
 - Nguyên nhân?
 - Tác hại?
 - Cách giải quyết?
 C. Yêu cầu cụ thể :(Lập dàn ý)
 1. Mở bài : Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề NL.
 2. Thân bài :
- Giải thích khái quát về sự việc, hiện tượng.
- Nêu những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng.
- Nguyên nhân?
- Tác hại ?
- Cách giải quyết?
 3. Kết bài: 
- Khái quát lại sự việc, hiện tượng.
- Nêu bài học kinh nghiệm của bản thân.
 D. Biểu điểm:
 1. Nội dung (8 điểm) Trong đó: MB - 1đ ; TB – 6đ ; KB – 1đ. 
 2. Hình thức (2 điểm )
 4. Củng cố (1’)
 5. Hướng dẫn học (1’) - Ôn lại kiểu bài. Chuẩn bị bài “ Chó sói và cừu.”.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 tuan 22.doc