Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 23

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 23

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN

 CỦA LA PHÔNG – TEN

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Thấy được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn c nhn của tc giả

 Nắm được mục đích và cách lập luậ của tác giả trong văn bản

- Kỹ năng: RLKN đọc hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương

Phân tích cc yếu tố lập luận trong văn bản nghị luận.

- Thái độ: Có ý thức xây dựng hệ thống lụân cứ trước khi viết

II. TRỌNG TÂM:

Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng

III. CHUẨN BỊ:

GV: Tham khảo thơ La Phông - Ten

 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20 - Tiết:106,107 	 Ngày dạy: 9/2/2012
Tuần: 23
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
 CỦA LA PHÔNG – TEN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Thấy được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả
 Nắm được mục đích và cách lập luậ của tác giả trong văn bản
Kỹ năng: RLKN đọc hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương
Phân tích các yếu tố lập luận trong văn bản nghị luận.
Thái độ: Có ý thức xây dựng hệ thống lụân cứ trước khi viết
II. TRỌNG TÂM:
Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo thơ La Phông - Ten
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
IV. TIẾN TRÌNH :
 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
9A1:	9A2:	9A3: 
Kiểm tra miệng: 
Theo T/g Vũ Khoan trong “Hành trang vào thế kỷ mới” điều gì là quan trọng nhất? Vì sao? (10đ)
Điều quan trọng nhất là sự chuẩn bị về bản thân con người
Vì con người là động lực phát triển của lịch sử và trong nền kinh tế tri thức thì vai trò con người càng quan trọng
Để chuẩn bị cho hành trang đó cần nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu và khắc phục
Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV cho hs đọc phần chú thích
Em biết gì về tác giả? (hs dẫn theo SGK)
Gv hướng dẫn cách đọc và gọi học sinh đọc bài
Giải thích các chú thích khó
Hoạt động 2:
Thế nào là nghị luận xã hội? 
(là bàn bạc đánh giá về một vấn đề xã hội)
Thế nào là nghị luận văn chương ? (là bàn luận đánh giá về một tác phẩm, khía cạnh văn học)
Hoạt động 3:
Dựa vào nội dung hãy chia bố cục của bài văn nghị luận trên. 
(chia hai phần)
Hãy đặt tiêu đề cho mỗi phần.
Dựa vào đâu em chia như vậy?
TG đã lập luận ở mỗi đoạn bằng cách nào? (so sánh đối chiếu)
Tg đã triển khai mạch nghị luận ở mỗi đọan theo mấy bước? (theo ba bước)
Hãy xác định từng bước trong mỗi đọan.
Khi bàn luận về con cừu TG đã thay bước thứ nhất bằng cách nào? 
(thay bằng một đọan thơ)
Hoạt động 4:
Nhà khoa học đã nhận xét như thế nào về lòai cừu? 
(ngu ngốc và sợ sệt)
TG đã chỉ ra sự ngu ngốc đó như thế nào?
TG đã nhận xét như thế nào về lòai sói? 
(thù ghét sự kết bạn bè)
TG đã chứng minh điều đó như thế nào?
Theo em đó là những nhận xét như thế nào?
 (chính xác và khoa học)
TG căn cứ vào đâu để nhận xét? Điều đó có đúng không?
(căn cứ vào đặc tính cơ bản)
Vì sao nhà khoa học không nhắc đến tình mẫu tử của lòai cừu như nhà thơ? 
(vì không phải chỉ lòai cừu mới có)
Vì sao ông không nhắc đến “sự bất hạnh” của chó sói?
(vì đó không phải là nét cơ bản)
Vậy cách nhìn nhận vấn đề của nhà thơ và nhà khoa học có gì khác nhau?
Nếu là em , em sẽ đứng trên lập trường của nhà khoa học hay nhà thơ? Vì sao?
(gv cần tôn trọng cách lựa chọn của hs)
I. Đọc hiểu văn bản
II. Phân tích.
1. Bố cục và cách lập luận:
Chia hai phần:
- Hình tượng con cừu non trong thơ La Phông-Ten
- Hình tượng chó sói trong thơ La Phông – Ten
Nghị luận theo ba bước:
- Dưới ngòi bút La Phông -Ten => dưới ngòi bút của Buy-Phông => Dưới ngòi bút La Phông -Ten
2. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học
- Loài cừu: ngu ngốc và sợ sệt
Loài sói: Thù ghét sự kết bạn
=> Ngòi bút chính xác của nhà khoa học.
Tiết 107
Hoạt động 5:
Con cừu trong thơ La Phông – Ten là con cừu như thế nào? 
(Con cừu cụ thể bé bỏng)
Tg đã lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này? 
Những phẩm chất đó của cừu được thể hiện như thế nào? 
(Qua thái độ, ngôn từ, cử chỉ)
Ngoài những đặc điểm đó La Phông – Ten còn có những sáng tạo gì? 
(Nhân cách hóa con cừu)
Hãy lấy dẫn chứng trong bài.
Hoạt động 6:
Con sói trong thơ La phông – Ten là con sói như thế nào? 
Phải chăng đó là con sói khốn khổ và bất hạnh?
Sói muốn gì ở cừu non?
(muốn ăn thịt)
Nhưng sói đã làm như thế nào? 
(che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội)
Con sói ở đây cũng được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( Nhân hóa)
Tg La Phông – Ten đã xây dựng hình tượng loài sói dựa trên đặc điểm gì? 
Theo em chó sói đáng cười hay đáng ghét? 
(Đáng ghét hơn đáng cười)
Em nhận xét gì về cách nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ?
(- Nhà khoa học; Ngịi bút chính xác 
Cái nhìn lý tính thiên về quan sát khách quan 
 - Nhà thơ; Cái nhìn cảm tính chủ quan
Từ những rung cảm của nghệ sỹ mà nhận ra con vật với những vui buồn của thân phận con người)
Hoạt động 8:
Gv khái quát và gọi hs đọc ghi nhớ
Gọi hs đọc lại bài đọc thêm. 
3. hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn:
- Cừu non bé bỏng
- Hiền lành nhút nhát, chẳng làm hại ai
- Cừu nói năng, suy nghĩ, hành động
4. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn:
- Chó sói đói meo, gầy giơ xương
-Là bạo chúa khát máu.
=> Tg dựa trên những đặc tính vốn có của loài sói 
Ghi nhớ: SGK
Câu hỏi, bài tập củng cố:
Hãy nhắc lại bố cục và cách nghị luận của văn bản.
Bố cục hai phần
Lập luận theo ba bước không lặp lại
Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đọc kỹ văn bản.
- Ơn lại những đặc trưng của một bài nghị luận văn chương
- Vẽ sơ đồ lập luận của văn bản
- Chuẩn bị bài “con cò”: trả lời trước câu hỏi trong VBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
ĐD -TB dạy học: 	
Bài 20 - Tiết:108	 Ngày dạy: 10/2/2012
Tuần: 23
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được đặc điểm, yêu cầu của một bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý
 Biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý
Kỹ năng: RLKN làm văn nghị luận
Thái độ: Có ý thức quan tâm trước các vấn đề xã hội
II. TRỌNG TÂM:
Đặc điểm, yêu cầu của một bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý
III. CHUẨN BỊ:
 GV: Các đề bài minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
9A1:	9A2:	9A3: 
Kiểm tra miệng: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Họat động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Gọi học sinh đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh”
Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Giá trị của tri thức khoa học và người tri thức)
Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? (Chia ba phần)
Nội dung của mỗi phần là gì? 
(- Phần mở bài: nêu vấn đề.
Phần thân bài: nêu ví dụ chứng minh
Phần kết bài: lời phê phán)
Chỉ ra mối quan hệ của chúng với nhau?
Hãy đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài.
Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? (Chứng minh)
Sự khác biệt giữa nghị luận về sự việc hiện tượng và tư tưởng đạo lý là gì? 
(- Từ sự việc hiện tượng nêu ra vấn đề tư tưởng
 - Dùng giải thích chứng minh làm sáng tỏ tư tưởng đạo lý)
Gv khái quát và gọi Hs đọc ghi nhớ
Gọi Hs đọc văn bản
Hoạt động 2:
Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? (Nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý)
Văn bản nghị luận về vấn đề gì? (Giá trị của thời gian)
 Hãy chỉ ra luận điểm chính của từng đọan.
 Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? (Phép phân tích và chứng minh)
 Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tuởng, đạo lý:
Ghi nhớ: SGk
II. Luyện tập:
Đọc và trả lời câu hỏi.
Nghị luận về vấn đề: Giá trị của thời gian
Phép lập luận chủ yếu: phân tích và chứng minh
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Cho Hs đọc lại ghi nhớ
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học nội dung bài
- Dựa vào dàn ý trên hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý
- Chuẩn bị bài “cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
ĐD -TB dạy học: 	
Bài 20 - Tiết:109	 Ngày dạy: 13/2/2012
Tuần: 23
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nâng cao hiểu biết về phép liên kết câu đã học
 Nhận biết phép liên kết nội dung và liên kết hình thức
Kỹ năng: RLKN Nhận biết một số phép liện kết
Sử dụng phép liên kết trong tạo lập văn bản
Thái độ: Có ý thức sử dụng phép liên kết để tạo sự mạch lạc cho đọan văn
II. TRỌNG TÂM:
Nhận biết phép liên kết nội dung và liên kết hình thức
III. CHUẨN BỊ:
GV: Một số đọan văn mẫu
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
9A1:	9A2:	9A3: 
Kiểm tra miệng: 
Thế nào là thành phần biệt lập gọi đáp? Cho ví dụ (10đ)
Là thành phần dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Hs cho ví dụ
Thế nào là thành phần biệt lập phụ chú? Cho ví dụ. (10 đ)
Là thành phần dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Hs cho ví dụ
Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạtđộng của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Gọi Hs đọc đoạn văn
Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? (Cách người nghệ sỹ phản ánh thực tại)
Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với với chủ đề chung của văn bản?
Nội dung chính của mỗi câu trong đọan văn trên là gì? 
Tp nghệ thuật phản ánh thực tại
Nghệ sỹ muốn phản ánh điều mới mẻ
Cái mới ấy là lời gửi của nghệ sỹ)
Các nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đọan văn? (Cùng hướng vào chủ đề)
Hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn? (Hợp lô gíc)
Mối quan hệ giữa các câu được thực hiện bằng những biện pháp nào? Em hãy chỉ rõ mối quan hệ từng câu. ( Lặp từ, từ cùng trường liên tưởng, từ thay thế, quan hệ từ, từ đồng nghĩa)
GV khái quát, cho Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 2:
Cho Hs đọc đọan văn.
Chủ đề của đoạn văn là gì? (Khẳng định năng lực trí tuệ người Việt Nam và những hạn chế cần khắc phục)
Nội dung các câu trong đọan phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
Các câu được liên kết bằng những phép nào?
Câu 2-1 phép đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy)
Câu 3-2 phép nối (nhưng)
Câu 4-3 phép nối (ấy là)
Câu 5-4 lặp từ (lổ hổng)
Câu 5-1 lặp từ (thông minh)
I. Khái niệm liên kết:
Nội dung: 
Cùng phục vụ chủ đề
Sắp xếp theo trình tự
Hình thức:
Lặp từ
Đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng
Từ thay thế
Quan hệ từ
Ghi nhớ: SGK
 II. Luyện tập:
Xác định chủ đề của đoạn văn
Nội dung:
Khẳng định năng lực trí tuệ người Việt Nam và những hạn chế cần khắc phục
Cần khắc phục để đáp ứng
Mặt mạnh của trí tuệ VN
Những điểm hạn chế
Hình thức:
Câu 2-1 phép đồng nghĩa (bản chất trời phú ấy- cái mạnh)
Câu 3-2 phép nối (nhưng)
Câu 4-3 phép nối (ấy là)
Câu 5-4 lặp từ (lổ hổng)
Câu 5-1 lặp từ (thông minh)
 Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 Gọi 1-2 Hs đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn học sinh tự học:
Học thuộc ghi nhớ
Viết đọan văn sử dụng các phép liên kết
Chuẩn bị bài Luyện tập
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
ĐD -TB dạy học: 	
Bài 20 - Tiết:110	 Ngày dạy: 13/2/2012
Tuần: 23
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhận biết một số phép liên kết trong tạo lập văn bản
Nhận ra một số lỗi liên kết thường gặp
Kỹ năng: RLKN Nhận biết một số phép liên kết câu, liên kết đoạn
Sửa được các lỗi liên kết trong tạo lập văn bản
Thái độ: Có ý thức sử dụng phép liên kết để tạo sự mạch lạc cho đọan văn
II. TRỌNG TÂM:
Nhận ra một số lỗi liên kết thường gặp
III. CHUẨN BỊ:
GV: Các bài tập minh họa
 HS: Soạn trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
9A1:	9A2:	9A3: 
Kiểm tra miệng: 
Các câu văn trong đoạn thường liên kết với nhau bằng biện pháp nào ? (10 đ)
- Phép lặp từ
- Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
- Phép thế, 
- Phép nối 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cho Hs đọc đọan văn.
Hãy chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong từng ví dụ.
Tìm những cặp từ trái nghĩa nhằm liên kết hai câu văn ở bài tập hai.
Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đọan trích sau và nêu cách sửa chữa
Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi về hình thức
Bài tập 1: Chỉ ra phép liên kết.
a) Liên kết câu và đọan.
- Trường học, trường học (lặp)
- Như thế ( thế )
b) Liên kết câu và đọan.
- Văn nghệ, văn nghệ (lặp)
- Sự sống, sự sống (Lặp)
c) Liên kết câu.
- Thời gian (lặp)
d) Liên kết câu 
yếu đuối, mạnh; hiền lành, ác ( trái nghĩa)
Bài tập 2
Vô hình, hữu hình
Giá lạnh, nóng bỏng
Thẳng tắp, hình tròn
Đều đặn, lúc nhanh lúc chậm
Bài tập 3:
Các câu không phục vụ chủ đề:
Thêm các từ ngữ liên kết.
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2.
Bài tập 4:
Dùng từ không thống nhất
Thay đại từ “nó” bằng “chúng”
Từ “văn phòng” và “hội trường” không cùng nghĩa.
Thay từ hội trường bằng văn phòng
4. Câu hỏi, bài tập củng cố;
Em đã học những biện pháp liên kết nào?
Dùng quan hệ từ
Lặp từ, phép nối, phép thế
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài “nghĩa tường minh và hàm ý”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
ĐD -TB dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 tuan 23.doc