Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 34 năm 2013

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 34 năm 2013

TUẦN 34

Tiết 161 – Văn bản

BẮC SƠN

Trích hồi bốn

Nguyễn Huy Tưởng

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu biết cách tiếp cận một tp’ kịch hiện đại.

 - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.

 - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một VB kịch.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 34 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Tiết 161 – Văn bản
BẮC SƠN
Trích hồi bốn
Nguyễn Huy Tưởng
Ngày soạn: 7/ 4/2012
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Bước đầu biết cách tiếp cận một tp’ kịch hiện đại.
	- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.
	- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một VB kịch.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 3. Bài mới: 38’
Chúng ta đã học nhiều thể loại: Truyện ngắn, bút kí, tùy bút, nghị luận, hôm nay chúng ta tìm hiểu một thể loại không xa với các em, đó là kịch. ở đây cần chú ý việc bộc lộ gay gắt, tác động tâm lí của nhân vật. Tiết 1 chúng ta tìm hiểu về tác giả - tác phẩm và đọc vở kịch Bắc Sơn.
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG:
(?)Cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
Gv nói thêm: Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng .
(?)Kịch là gì?
(?)Nêu vài nét về vở kịch Bắc Sơn?
(?)Kịch có cấu trúc ntn?
(?)Hãy kể tên các vỡ kịch, chèo từ các vb đã học.
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
- GV đọc 1 đoạn hoặc phân vai cho hs đọc.
1. Tóm tắt nội dung vở kịch:
(?)Tóm tắt nội dung chính ở lớp I?
(?)Tóm tắt nội dung ở nội II?
(?)Nội dung ở lớp III?
(?) Câu hỏi thảo luận: Tìm xung đột, hành động kịch ở 3 lớp này? 
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
à Theo hồi, lớp (cảnh), thời gian và không gian trong kịch(HS trả lời SGK)
à Chèo: Quan âm Thị Kính (ca kịch dân gian)
- Hài kịch: Trưởng giả học làm sang.
- Kịch nói: Du nhập và nước ta từ đầu thế kỉ 20, kịch nói coshaif kịch, bi kịch, chính kịch.
à Cuộc đối thoại giữa vợ chồng Thơm - Ngọc, mâu thuẫn giữa hai người Thơm nhận ra sự thật về Ngọc, cô đau xót ân hận.
à Thái - Cửu chiến sĩ CM chạy trốn sự lùng bắt của bọn tay sai (Ngọc) trong lúc bối rối chạy vào nhà Thơm – Ngọc. Sau phút lo lắng Thơm quyết định để hai anh trốn vào trong buồng ngủ của mình.
à Ngọc đột ngột về nhà, Thơm tìm cách giấu chồng bảo vệ 2 cán bộ nhưng chưa cương quyết hành động chỉ mong sau Ngọc không nghi ngờ vào buồng lúc này
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
à Xung đột giữa LL CM và kẻ thù. Cụ thể là giữa các nhân vật và trong nội tâm của Thơm, bà cụ Phương.
Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.
Xung đột bộc lộ qua tình huống căng thẳng bất ngờ Thái, Cửu trong lúc lẫn trốn sự truy lùng của Ngọc và bọn tay sai Pháp.
Trong hồi bốn, xung đột thể hiện giữa Ngọc ><Thái, Cửu. Thơm quyết định theo CM.
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê ở xã Dục Tú – Đông Anh – Hà Nội. Những sáng tác của ông thường đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông đươc nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996.
	- Kịch chủ yếu là loại hình nghệ thuật sân khấu bao gồm chính kịch, bi kịch, hài kịch. Mỗi vở kịch thường được chia thành các hồi. Những mâu thuẫn, xung đột của đời sống được thể hiện qua ngôn ngữ trực tiếp, qua hành động, cử chỉ của các nhân vật.
	- Bắc Sơn là vở kịch nói cách mạng đầu tiên của nền văn học mới, được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946. Đoạn trích nằm ở hồi bốn của vở kịch.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
1. Tóm tắt nội dung vở kịch:
- Xung đột giữa LLCM và kẻ thù.
- Thái, Cửu lẩn trốn sự truy lung của Ngọc nhưng chạy đúng vào nhà của Ngọc lẩn trốn. Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
4. Củng cố: 2’
(?) Vở chèo Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại kịch gì?
(?) Dòng nào sau đây nêu đúng tình huống của đoạn trích
 a/ Những người CM chạy trốn vào nhầm nhà tên chỉ điểm.
 b/ Những người CM bất ngờ chạm trán với tên chỉ điểm.
 c/ Vợ tên chỉ điểm bất ngờ nhận ra bộ mặt thật của chồng
 d/ Tên chỉ điểm bất ngờ ghé về nhà và bắt gặp những người cách mạng.
5. Dặn dò: 2’
	Học bài và tập tóm tắt lại vở kịch
	Chuẩn bị tiết 2, trả lời các câu hỏi còn lại.
Tiết 162 – Văn bản
BẮC SƠN (tt)
Trích hồi bốn
Nguyễn Huy Tưởng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Tiếp tục GV cho HS phân tích nhân vật.
2. Nhân vật Thơm:
GV: Thơm là vợ Ngọc, sống trong gia đình nhỏ lại trong bộ máy cai trị Pháp Thơm đã quen với cuộc sống nhàn hạ, được chồng chiều chuộng, lại thích mua sắm, ăn diện. Vì thế cô đứng ngoài cuộc CM. mặc dù cha và em trai tham gia khởi nghĩa Thơm chưa mất bản chất trung thực, Thơm quý trọng ông giáo Thái (người CM đến củng cố PT CM). Cuộc khởi nghĩa nổ ra, Lực lượng CM bị đàn áp, cha và em trai đã hi sinh. Thơm ân hận và bị giày vò khi biết Ngọc là tay sai cho giặc.
(?) Ban đầu thái độ của Thơm đối với CM như thế nào?
(?) Trước cái chết của cha và em trai,Thơm có tâm trạng ra sao? Thơm nhận ra sự thật gì ở Ngọc – chồng mình? 
(?)Trong lớp II Thơm đặt trong tình huống ntn? Diễn biến tâm trạng của cô?
(?) Hành động cứu Thái và Cửu cho thấy Thơm quyết định điều gì?
GV: Thơm nhận rõ bộ mặt của chồng ở hồi cuối, khi biết Ngọc dẫn đường cho Pháp vào rừng bắt CM, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích.
Điều đó cho thấy cuộc đấu tranh CM đã thức tỉnh quần chúng đó là ý nghĩ của sự chuyển biến của Thơm. Ngay khi CM gặp nhiều khó khăn, bị đàn áp, CM vẫn không thể bị tiêu diệt nó có thể thức tỉnh quần chúng cả những người ở vị trí trung gian.
GV liên hệ GD lòng yêu nước, sự thủy chung với lẽ phải
3. Nhân vật Ngọc: 
(?)Ngọc bộc lộ phẩm chất gì?
4. Nhân vật Thái và Cửu:
(?)Những nét rõ nhất trong nhân vật Thái, Cửu là gì?
II/ Nghệ thuật:
(?) Em có nhận xét gì về phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại biểu hiện qua tâm lí và tính cách nhân vật?
III/ Ý nghĩa:
(?)Chốt lại nội dung của vở kịch?
à Hướng dẫn tự học:
	- Tóm tắt lại đoạn trích.
	- Nhớ được những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch.
- HS trả lời (ghi bài).
à Đau xót, ân hận. Chồng là tay sai cho giặc, Ngọc dần dần lộ rõ bộ mặt Việt gian. 
à Khi Thái,Cửu xuất hiện, Thơm hoảng hốt, lo lắng (hoảng hốt là do bất ngờ, lo lắng là không biết bảo vệ họ thế nào).
- Tình huống bất ngờ làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng.
- Mâu thuẩn kịch đạt tới đỉnh cao, Thơm dám chống lại chồng che giấu cán bộ CM. Ngọc hoàn toàn không hay biết người mình đang truy bắt lại ở ngay trong buồng của vợ chồng mình.
- Kịch tính đẩy lên một bước làm người xem hồi hộp nín thở. Ngọc lại muốn nấn ná bên vợ đẹp, Thơm lại sốt ruột muốn chồng ra khỏi nhàNgọc càng nấn ná, Thơm càng lo sợ
- Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm của Thơm.
à Đứng hẳn về phía CM.
à Chỉ là một anh nho lại, vị trí thấp kém trong bộ máy cai trị của Pháp, nuôi hy vọng thỏa mãn ham muốn địa vị, quyền lực khi bộ máy cai trị của bọn thực dân bị đánh đổ Ngọc. thù hận CM và làm tay sai cho giặc
Ra sức lung bắt CM tỏ ra tốt với vợ nhằm che giấu bản chất, hành động, tâm địa và tham vọng những vẫn lộ ra trước Thơm khi sự ghen tức và ý đồ cai trị lại thằng Tốn nào ở làng.
à Là nhân vật phụ chỉ xuất hiện trong giây lát. Trong tình thế bị truy đuổi Thái bình tĩnh củng cố lòng tin của Thơm vào những người CM và thể hiện lòng tin vào bản thân của cô.
Cửu nghi ngờ Thơm, đến lúc được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
2. Nhân vật Thơm:
- Ban đầu: Thờ ơ với cách mạng.
- Khi cha và em chết: Đau xót, ân hận và nhận ra chồng là Việt gian.
- Hành động: đứng hẳn về CM, giúp Thái và Cửa trốn vào nhà mình
3. Nhân vật Ngọc: 
Từ những tham vọng, ham muốn địa vị, quyền lực và tiền bạc đã biến hắn trở thành Việt gian.
4. Nhân vật Thái và Cửu:
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt
- Cửu: hăng hái những nóng vội, thiếu chín chắn.
à Mỗi người một tính cách nhưng điều là những cán bộ cách mạng yêu nước.
II/ Nghệ thuật:
- Tạo tình huống, xung đột kịch gay gắt.
- Tình huống bất ngờ, éo le
- Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp từng đoạn của hành động kịch
III/ Ý nghĩa:
 Văn bản là sự khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa.
4. Củng cố: 2’
 (?) Khi nhớ về hình ảnh cha và em trai trước lúc hy sinh Thơm có tâm trạng ntn?
(?) Khi biết chồng (Ngọc) theo giặc Pháp dẫn đường bắt CM, Thơm có hành động gì?
(?) Khi bộ máy cai trị của thực dân Pháp bị đánh đổ, Ngọc có thái độ ntn đối với CM?
5. Dặn dò: 2’
 	Học kĩ bài và làm bt2
Chuẩn bị “Tổng kết phần tập làm văn”. Trả lời các câu hỏi mục I sgk.
Tuần 34
Tiết 163 – TLV
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 9/ 4/2012
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Nắm vững kiến thức về các kiểu VB (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 à 9.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Đặc trưng của từng kiểu VB và phương thức biểu đạt đã được học.
	- Sự khác nhau giữa các kiểu VB và thể loại văn học.
2. Kĩ năng: 
	- Tổng kết, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu VB đã học.
	- Đọc – hiểu các kiểu VB theo đặc trưng của kiểu VB ấy.
	- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu VB thông dụng.
	- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu VB trong thực tế làm bài.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới: 32’
Các kiểu vb đã học từ lớp 6 – 9 đã học nhiều. mỗi kiểu có các tiêu chí, nội dung, ngôn ngữ khác nhau. Tiết này, chúng ta tìm hiểu các kiểu vb đã học trong chương trình ngữ văn THCS .
è HOẠT ĐỘNG 1: CÁC KIỂU VB ĐÃ HỌC:
* Xét bảng tổng kết – SGK169
- Cho HS đọc bảng tổng kết.
- GV tiến hành làm câu 1
 (?) Câu hỏi thảo luận: Cho biết sự khác nhau của các kiểu VB trên (Gợi ý: Tự sự khác miêu tả ntn? )
(?) Tóm lại các VB này khác nhau ở mặt nào?
- Làm câu 2.
(?)Các kiểu vb trên có thể thay thế nhau được không. Vì sao?
- Làm câu 3.
(?)Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một vb cụ thể được không? Cho ví dụ minh họa?
- Làm câu 4.
(?)Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu vb và hình thức thể hiện thể lọa tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
(?)a. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.
(?)b. Mỗi thể loại ấy đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
(?)c. Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không?
- Câu 5.
(?)Kiểu vb tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ntn?
- Câu 6.
(?)Kiểu vb biểu cảm và thể loại Văn học trữ tình giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Kiểu vb biểu cảm và thể loại Văn học trư tình giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Vd? 
- Câu 7.
(?)Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào?
Gv liên hệ gd hs khi sử dụng một kiểu vb phải biết kết hợp các phương thức diễn đạt
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
à Tự sự khác miêu tả: Tự sự là trình bày sự việc, nhằm thể hiện con người, cuộc sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. Miêu tả nhằm tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật hiện tượng giúp con người cảm nhận, hiểu được chúng.
- HS trả lời (ghi bài).
à Không. Vì phương thức, hình thức, mục đích, các yếu tố khác nhau
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
à Có.
- HS trả lời (ghi bài).
à * Giống: Biểu hiện cảm xúc con người.
* Khác: VB biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người còn thể loại văn học thông qua hình tượng nghệ thuật.
à Ngoài thể loại văn học trữ tình, kiểu văn bản trữ tình còn bao gồm: điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ,...
- HS trả lời (ghi bài).
I/ CÁC KIỂU VB ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS:
* Xét bảng tổng kết – SGK169
1. Sự khác nhau của các kiểu văn bản:
- Phương thức biểu đạt.
- Hình thức thể hiện.
2. Các kiểu vb trên Không thay thế nhau, vì:
- Phương thức biểu đạt khác nhau.
- Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau.
- Các yếu tố cấu thành vb khác nhau.
3. Sự phối hợp giữa các kiểu VB:
 Thông thường mỗi VB đều viết theo một phương thức biểu đạt chính, đồng thời sử dụng thêm các phương thức biểu đạt phụ khác.
VD: Bến quê; Lão Hạc
4. So sánh hình thức thể hiện và thể loại văn học: 
a/ Các thể loại văn học đã học: 
* Văn học dân gian: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết
* Trung đại: Truyện, kí, thơ, truyện thơ, văn nghị luận (hịch, cáo...)
* Hiện đại: truyện kí, tùy bút, thơ, kịch, văn nghị luận.
b/ Phương thức biểu đạt:
- Thơ trữ tình: Phương thức biểu cảm.
- Truyện thơ: tự sự hoặc biểu cảm.
- Truyện ngắn, truyện dài: tự sự.
- Kịch: tự sự.
c/ Xét các tác phẩm như thơ, truyện, kịch:
Đôi khi có sử dụng yếu tố nghị luận.
VD: Lão Hạc.
5. So sánh kiểu VB tự sự và thể loại văn học tự sự:
* Giống: Có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
* Khác:
- Kiểu vb là cơ sở của các thể loại văn học. Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu Vb.
- Thể loại văn học đòi hỏi phải có cốt truyện, kiểu VB tự sự thì không.
6. So sánh kiểu VB biểu cảm và văn học trữ tình:
* Giống: Biểu hiện cảm xúc con người.
* Khác: VB biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người còn thể loại văn học thông qua hình tượng nghệ thuật.
7. Xét tác phẩm nghị luận:
 Tp’ nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm bài văn thêm sinh động. Tuy nhiên các yếu tố này chỉ phụ không được lấn át phương thức nghị luận.
4. Củng cố: 5’
 GV củng cố các ý chính.
5. Dặn dò: 2’
 - Xem lại kiến thức các kiểu vb đã học
 - Chuẩn bị ở phần II, III. Tổng kết phần TLV (tt).
Tuần 34
Tiết 164 – TLV
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
è HOẠT ĐỘNG 2: LÀM II
(?)Phần văn và TLV có mối quan hệ với nhau như thế nào?
(?)Phần tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần TLV và phần văn
(?)Các phương thức biểu đạt: miêu tả tự sự, nghị luận, biểu cảm thuyết minh có ý nghĩa như thế nào với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
è HOẠT ĐỘNG 3: CÁC KIỂU VB TRỌNG TÂM:
(?) Văn thuyết minh có mục đích biểu đạt gì?
(?) Muốn làm được vb thuyết minh trước hết cần chuẩn bị 
(?) Ngôn ngữ của vb thuyết minh có đặc điểm gì?
(?) Phương pháp có thể sử dụng trong vb thuyết minh
(?) Vb tự sự nhằm mục đích gì?
(?) Vb tự sự có thể kết hợp với phương thức nào?
Gv: các yếu tố cấu thành: nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện.
(?) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
(?) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc – hiện tượng đời sống hoặc vấn đề tư tưởng – đạo lí.
Gv kết hợp ghi bảng nháp
Gv nhấn mạnh các ý chủ yếu của từng loại vài cho hs nắm.
à Hướng dẫn tự học:
	Xác định kiểu VB là phân tích đặc trưng của kiểu VB đó trong một VB tự chọn.
à Phần Văn và TLV có mối quan hệ vì: Việc đọc – hiểu VB cung cấp về thể loại văn học ở TLV. Học cách làm VB trong TLV giúp hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong VB ở phần Đọc – hiểu VB.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
Ê Mục đích giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với chúng
Ê Tri thức về đối tượng thuyết minh
Ê Ngôn ngữ khoa học, chính xác
Ê Có thể sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận.
Ê Biểu hiện con người, quy luật, đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ
Ê Có thể kết hợp: miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh kết hợp miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại (làm rõ vai trò của người kể và ngôi kể)
Ê Hs nêu dựa vào sgk 79
Ê Hs nêu dựa vào sgk 22, 51 nêu rõ
II/ PHẦN TLV TRUONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS:
1/ Phần Văn và TLV có mối quan hệ vì: Việc đọc – hiểu VB cung cấp về thể loại văn học ở TLV. Học cách làm VB trong TLV giúp hiểu rõ hơn cấu tạo, đặc điểm của phương thức biểu đạt có trong VB ở phần Đọc – hiểu VB.
2/ Phần tiếng Việt có quan hệ với phần TLV và phần Văn:
+ Làm rõ hơn về các qui tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại, ...trong tiếng Việt. Từ đó có cơ sở để phân tích cái hay, cái đẹp của cách diễn đạt trongcác bài văn ở phần đọc – hiểu văn bản.
+ Do hiểu rõ qui tắc dùng từ, đặt câu,... nên sẽ dễ dàng khi viết các đoạn văn, bài văn.
3/ Các phương thức biểu đạt: miêu tả tự sự, nghị luận, biểu cảm thuyết minh nhằm giúp HS vận dụng để làm bài làm văn.
III/ CÁC KIỂU VB TRỌNG TÂM:
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
3. Văn bản nghị luận
4. Củng cố: 4’
 (?). Ngôn ngữ sử dụng trong vb thuyết minh là phải?
(?) Văn bản tự sự không thể kết hợp với phương thức nào?
 (?) Văn bản nghị luận được lập luận trình bày ntn?
5. Dặn dò: 2’
- Xem kĩ phần đã ghi ôn, bảng thống kê sgk
- Xem lại dàn bài chung cảu vb: thuyết minh, tự sự, nghị luận
- Chuẩn bị Ôn tập văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ;
Tuần 34
Tiết 165 – TLV
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
 Đặc điểm yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ngày soạn: 11/ 4/2012
 2.Kĩ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: (1’)
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	Gv kiểm tra tập soạn của hs.
 3. Bài mới: (34’)
GV giới thiệu bài.	
è HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM:
(?)Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và cho biết yêu cầu của kiểu bài này
è HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
- Cho HS đọc lại VB Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời – SGK77
(?) Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
(?) Câu hỏi thảo luận: Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài?
(?) Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ những luận điểm đó?
(?) Chỉ ra phần MB, TB, KB. Nội dung từng phần?
(?) Nhận xét về bố cục của VB?
(?) Nhận xét về cách diễn đạt của bài văn ?
* Liên hệ GD: Khi làm cần có bố cục, cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc 
à Hướng dẫn tự học: 
 Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS đọc, HS khác chú ý.
Ê Đánh giá, cảm nhận của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à - Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu
- Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước 
à Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
- HS tìm, trả lời. HS khác nhận xét.
à a/ Mở bài : (đoạn 1) : Giới thiệu bài thơ và cảm nhận của người viết.
b/ Thân bài : (đoạn 2, 3, 4, 5) : Lần lượt phân tích, trình bày những cảm nhận đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
c/ Kết bài : (đoạn 6) : Đánh giá chung bài thơ.
à Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần của bài TLV. Giữa các phần nội dung của VB có sự liên kết tự nhiên.
à Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ:
Về nội dung và nghệ thuật trong bài được trình bày nhận xét đánh giá của mình
- HS trả lời (ghi bài)
I/ KHÁI NIỆM:
- Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Nội dung và nghệ thuật của bài đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu 
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.
II/ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
* Đọc lại VB Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời – SGK77
à Vấn đề nghị luận: Đánh giá, cảm nhận của người viết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
à Luận điểm: 
- Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu
- Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước 
à Bố cục : 
a/ Mở bài : (đoạn 1) : Giới thiệu bài thơ và cảm nhận của người viết.
b/ Thân bài : (đoạn 2, 3, 4, 5) : Lần lượt phân tích, trình bày những cảm nhận đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
c/ Kết bài : (đoạn 6) : Đánh giá chung bài thơ.
4. Củng cố: 3’
(?) Nhắc lại khái niệm?
5. Dặn dò: 2’
 Học kĩ phần ghi nhớ
Chuẩn bị tiết tt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc