Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Cố hương - Lỗ tấn-

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Cố hương - Lỗ tấn-

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản cuả tác phẩm

-Hiểu được những ý nghĩa, nghệ thuật của tác phẩm

-Hiểu được những bản chất của xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đưa ra con dươn đường đi đúng đắn.

 2. Kĩ năng

-Đọc tiểu sử về tác giả Lỗ Tấn và một số bài thơ tiêu biểu nhất

-Tìm hiểu một số ý nghĩa mà truyện muốn đè cập đến

 3. Thái độ

-Khơi gợi cái nhìn đúng đắn cho học sinh về thái độ phong kiến ở Trung Quốc.

 

docx 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Cố hương - Lỗ tấn-", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13.9.2012
Ngày giảng:
Người giảng: Lê Thị Hà 
	Văn bản: 	CỐ HƯƠNG 
	-Lỗ Tấn- 
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức 
-Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản cuả tác phẩm 
-Hiểu được những ý nghĩa, nghệ thuật của tác phẩm 
-Hiểu được những bản chất của xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến và đưa ra con dươn đường đi đúng đắn.
 2. Kĩ năng
-Đọc tiểu sử về tác giả Lỗ Tấn và một số bài thơ tiêu biểu nhất 
-Tìm hiểu một số ý nghĩa mà truyện muốn đè cập đến 
 3. Thái độ 
-Khơi gợi cái nhìn đúng đắn cho học sinh về thái độ phong kiến ở Trung Quốc. 
B.Chuẩn bị bài 
-Học sinh đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi ở SGK
-GV chuẩn bị bài soạn và những tư liệu có liên quan đến tác giả Lỗ Tấn 
-Phương pháp: Đọc –hiểu; thuyết trình
C.Tiến trình dạy học 
 1.Ôn định lớp
-GV ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
-Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” nhân vật ông Sáu đã cảm thấy ăn năn nhất về chuyện gì và tại sao? 
HS: Suy nghĩ =>trả lời
 3.Giơí thiệu bài mới 
-GV thiệu cho học sinh vê chuyện ngắn Gào Thét
Hoạt Động GV-HS
Nội Dung
I.Tìm hiểu chung 
(?)Đọc SGK phần (*) ở chú thích và nêu những nét chính về cuộc đờivà sự nghiệp của Lỗ Tấn .
HS: Đọc =>Trả lời
(?) Em hãy nêu một số hiểu biết về truyện ngắn Gào Thét.
II.Đọc-hiểu-phân tích tác phẩm 
Đọc –Chú thích 
Bố cục 
(?) Dựa vào phần soạn bài ở nhà. Tác phẩm này được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần. 
HS:Suy nghĩ => Trả lời 
3.Tìm hiểu tác phẩm 
 a)Phần 1: Nhân vật “Tôi” trên đương trở về. 
(?)Quang cảnh lúc nv” tô”i trở về làng được tác giả miêu tả ntn? 
(?) Hình ảnh làng cũ trong kí ức của nv tôi hiện ra ntn 
(?) Tâm trang của nv tôi khi trở về thăm quê ntn.
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
b)Phần 2: Những ngày nhân vật tôi ở nhà 
(?) Cho biết sự khác biệt của nhân vật tôi về Nhuận Thổ 
HS:Suy nghĩ => Trả lời 
(?)Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ người bạn thông minh, nhanh nhen là do đâu. 
HS:Suy nghĩ =>Trả lời 
(?) Em có nhận xét gì về nhân vật chị Hai Dương. 
HS=>Trả lời 
(?) Những ngày ở nhà nhân vật tôi có những cam nhận gì. 
HS:Suy nghĩ=> Trả lời
c. Nhân vật tôi trên đường rời xa quê hương. 
(?) Tâm trạng của nhân vật tôi khi phải rời xa nơi mình đã sinh ra và lớn lên như thế nào. 
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
(?) Nhân vật tôi có ươc mơ gì cho tương lai. 
HS:Suy nghĩ => Trả lời 
(?) Con đường đi của nhân vật tôi đã đặt ra vấn đề gì để mọi người cùng suy nghĩ. 
HS:Suy nghĩ=>Trả lời 
(?)Học xong tác phẩm em rút ra đượcý nghĩa gì thông qua nhân vật tôi. 
HS:Suy nghĩ=>Trả lời 
-Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Tung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Trương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân. 
-Quê ở Phú Thiệu Hưng, tỉnh Chiêt Giang. 
-Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút.
-Ông theo học các ngành như hàng hải, địa chất rồi y học.
-Ông bỏ ngành y sang hoạt động văn học vì văn học là vũ khí lợi hại để « biến đổi tinh thần » dân chúng đang ở tình trạng « ngu muội » và « hèn nhát ». 
-Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện ngắn Gaò Thét(1923)
+Truyện ngắn Bàng Hoàng(1926) 
-Gồm 14 truyện được sáng tác khoảng 1918-1922
-Cố hương là một trong những tác phẩm tiêu biểu.
-3 phần 
+Phần 1: Từ đầu => sinh sống:” Tôi trở về làng”
+Phần 2:Tiếp=>như quét: Những ngày “Tôi” ở quê. 
+Phần 3 :Còn lại: Tôi trên đường xa quê.
-Thấy xa xa thấp thoang mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
-Làng cũ đẹp hơn mà không ngôn ngư nào diễn tả nổi.
-Se buồn 
-Ngạc nhiên không tin là nơi mình đã tưng sinh sống. 
-Thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng. 
Trước kia
Bây giờ
-Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc.
-Đội mũ lông chiên bé tí tẹo teo.
-Bàn tay hồng hào lanh lợi,mập mạp, tỏ ra bít nhiều chuyện. 
-Tình cảm bạn bè thân thiết.
->Là cậu bé khoẻ mạnh lanh lợi,tháo vát hiểu biết nhiều. 
-Cao gấp đôi trước,da vàng xạm, có nếp nhăn.
-Đội mũ lông chiên rách bươm, mặc áo lông mỏng dính.
-Tay nứt lẻ như vỏ cây thông, tỏ ra rụt rè. 
-Nói năng thiểu não, xưng hô cung kính.
->Là người già nua, nghèo khổ,đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
=>Người bạn Nhuận Thổ thay đổi rất nhiều so với trước kia. Là người tiều tụy, già nua nghèo khổ.
-Do xã hội phong kiến, đông con, nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả, mất mùa, thuế nặng, trộm cắp 
=> Phanranhs hiện thực đầy đau thương của xả hội Trung Quốc thời bấy giờ. Tình trạng mụ mâm, thái độ cam chịu của Nhuận Thổ nói riêng và số phận của người Trung Quốc nói chung đó chính là điều nguy hiểm, trăn trở đau xót nhất của nhà văn. 
Trước kia
Bây giờ
-Nàng Tây thi đậu phụ.
-Môi mỏng, chị là người phụ nữ khá xinh đẹp.
-Người đàn bà trên dưới 50 tuổi. 
-Môi mỏng dính, chân nhỏ xíu giống chiếc compa.
=>Chị Hai Dương hiện lên với hình hài xấu xí, tiều tụy. Tinh cách đanh đá, ngoa ngoắt, đơm đặt, tham lam cho nên nhân cách con người cũng thay đổi.
-Cảnh: Sáng tinh mơ, trên mái ngói mấy cọng rơm phât phơ, các gia đình đã dọn đi nhiều, xóm làng hiu quạnh.
-> Sự hoang vắng, hiu quạnh làm nhân vật tôi cảm thấy buồn.
-Mọi người xung quanh thay đổi: tiều tụy , nghèo đói, sa sút, tình bạn không còn. 
-Tâm trạng: càng buồn, đau xót, cô đơn, chấp nhận chia tay với quê hương.
=>Thể hiện rõ nỗi buồn của người sắp phải rời nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại.
-Nỗi buồn khó thành lời.Đó chính là sự thay đôi trước cảnh vật quê hương. 
-Con thuyền , cảnh vật dần xa nhân vật tôi không một chút lưu luyến. Đây cũng là sự hy vọng và tin tưởng vào tương lai mơ ước cuộc đời đổi mơi tốt đẹp hơn. 
-Nhân vật tôi còn được khắc họa với mơ ước về một đất nước Trung Quôc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về một con đường mang triết lý sâu sắc. 
-Con đường là biểu tượng cho những suy nghĩ về một hiện tượng và tương lai của nhân vật tôi
-Vấn đề đặt ra là xây dựng những cuộc đời mới,những con đường mới, tốt đẹp hơn cho tương lai. Hy vọng vào thé hệ trẻ làm thay đổi quê hương.
-Nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm cua Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
4.Củng cố
 a) Nội dung 
-Phê phán xã hội phong kiến,lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đương đi của nông dân và toàn thể xã hội để mọi người suy ngẫm. 
 b) Nghệ thuật 
-Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố biểu cảm, miêu ta, nghị luận. 
-Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. 
Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc, sâu sắc .
5.Hướng dẫn về nhà 
-Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em vê nhân vật tôi 
-Đọc và soạn bài Những đứa trẻ - Mác-xin Go-rơ-ki

Tài liệu đính kèm:

  • docxCo HuongLo Tan.docx