Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích

VB : Kiều ở lầu Ngưng Bích

( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương xót của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng . Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm .

- Bồi dưỡng tinh thần đồng cảm với những nỗi buồn đau của người khác.

II. Chuẩn bị :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ :

a) Câu hỏi :

(1) Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

(2) Phân tích đoạn thơ trên.

(b) Đáp án :

 (2) Phân tích :

a. Khung cảnh ngày xuân ( bốn câu đầu ) :

- Câu 1 – 2 : thời gian và không gian của ngày xuân : ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
04
10
2009
TUAN :
8
NGAY DAY :
06
10
2009
TIET :
36
VB :	Kiều ở lầu Ngưng Bích
( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương xót của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng . Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình . 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm ..
- Bồi dưỡng tinh thần đồng cảm với những nỗi buồn đau của người khác.
II. Chuẩn bị :
* GV 	 : 	Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS	 : 	Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ :
a) Câu hỏi :
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Phân tích đoạn thơ trên.
(b) Đáp án :
 (2) Phân tích :
a. Khung cảnh ngày xuân ( bốn câu đầu ) :
- Câu 1 – 2 : thời gian và không gian của ngày xuân : ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
- Câu 3 - 4 : Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp : Mới mẽ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) ; khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời ) ; nhẹ nhàng, thanh khiết ( trắng điểm một vài bông hoa ).
b. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh ( 8 câu tiếp theo ) : Đông vui, nhiều người cùng đến lễ hội ( yến anh, chị em, tài tử, giai nhân ) ; rộn ràng, náo nhiệt (sắm sửa, dập dìu) ; mọi người đi hội rất nô nức, hồ hởi , tấp nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử gia nhân.
c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về ( 6 câu cuối ) : Cảnh xuân thanh, dịu nhẹ : nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang ; người du xuân bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui sắp tàn.
3. Bài mới : Sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục, bị tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đơn, tủi nhục, phẩn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gã nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd đọc , tìm hiểu chung về vb.
* GV hướng dẫn đọc ( 6 câu đầu : giọng nhẹ nhàng, hơi ngân dài ở những câu tả cảnh để thấy được cái cảnh bát ngát, thoáng đãng của cảnh vật trước lầu NB ; 8 câu tiếp giọng hồi tưởng, khắc khoải xen lẫn độc thoại nội tâm ; 8 câu cuối : giọng man mác buồn. 
-> Đọc mẫu -> HS đọc -> góp ý cách đọc của HS.
-H: Vị trí đoạn trích ? 
-H: Bố cục ? Nội dung chính từng phần ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Phần Gia biến và lưu lạc
* Bố cục :
- 6 câu đầu : Cảnh vật quanh lầu Ngưng Bích và tâm trạng bẽ bàng của Kiều.
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
- 8 câu cuối : tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật
I. Đọc, tìm hiểu chung .
Hđ 2 : Hd HS phân tích vb.
-H: Trong 6 câu thơ đầu, ND miêu tả TK đang ở trong một tình cảnh ntn ?
-H: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong tình cảnh ấy, cảnh thiên nhiên quanh lầu NB hiện ra trước mắt Thuý Kiều ntn ?
-H: Cảnh vật ấy có tác động gì đến tâm trạng của Kiều hay không ?
-H: Khi nhớ về KT, tâm trạng của Kiều ra sao ? 
-H: Nhớ KT, Kiều nhớ những điều gì ?
-H: Qua những dòng tâm trạng đó, em hiểu, Kiều có quên được mối tình đầu trong trắng, thơ ngây của mình không ? 
-H: Bị giam lỏng ở lầu NB nhưng Kiều không quên được người yêu cũ. Điều đó cho thấy, trong tình yêu, Kiều là người ntn ?
-H: Khi nhớ tới cha mẹ thì tình cảm của Kiều diễn biến ra sao ?
-H (TLN) : ND đã để Kiều trước tiên nhớ đến KT. Theo em, như vậy có hợp lí không, vì sao ?
-H: Trong 8 câu cuối, ND đã dùng biện pháp nt gì để miêu tả tâm trạng Kiều ?
-H: Nhìn từng cảnh vật, Kiều liên tưởng đến điều gì ?
Hđ 2 : Phân tích
* Bị giam lỏng ở lầu NB , rất cô đơn và buồn tủi.
* Cảnh vừa thực vừa mang tính ước lệ -> bát ngát, rộng lớn .
* Làm nàng cô đơn , chán ngán.
* Đau đơn, xót xa
* Liệt kê -> Nêu.
* Kiều là người chung thuỷ.
* Phân tích -> Nêu.
* Thảo luận nhóm, trình bày.
* Ước lệ tượng trưng, điệp từ, từ láy , ... 
* Phân tích -> Nêu.
II. Phân tích :
 1. Cảnh vật quanh lầu NB và tâm trạng bẽ bàng của Kiều ( 6 câu đầu ) :
- Khoá xuân -> Kiều bị giam lỏng ở lầu NB, sống như một cô gái bị cấm cung, không người thân thích -> Kiều rất cô đơn.
- Cảnh vật quanh lầu NB :
+ Dãy núi xa và mãnh trăng gần như cùng ở trong một vòm trời, cùng một bức tranh.
+ Cồn cát nhấp nhô như sóng lượn ; bụi hồng trải dài khắp dặm xa mênh mông.
=> Cảnh vật bát ngát, rộng lớn, đẹp nhưng buồn.
-> Kiều cô độc, buồn tủi, chán ngán lúc “mây sớm”, khi “đèn khuya”.
 2. Nỗi nhớ của Kiều :
 a) Nhớ Kim Trọng :
- Nhớ lời thề nguyền dưới đêm trăng năm nào.
- Thương Kim Trọng ngày ngày vẫn còn ngóng trông tin nàng.
- Kiều khẳng định tấm lòng chung thuỷ gắn bó với Kim Trọng của nàng không bao giờ nhạt phai.
=> Mối tình đầu không nhạt phai 
-> Càng chung thuỷ, Kiều càng đau khổ.
 b) Nhớ cha mẹ :
- Thương xót cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông tin nàng
- Lo lắng không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo không.
- Thấy mình như đã xa gia đình lâu lắm rồi.
3. Cảnh vật quanh lầu NB làm dao động tâm hồn Kiều ( 8 câu cuối ) :
* Ước lệ tượng trưng, điệp từ, từ láy gợi hình ->
- Nhìn cánh buồm thấp thoáng xa xa ngoài cửa bể chiều hôm -> Kiều nhớ quê hương, gia đình, không biết ngày nào đoàn tụ.
- Nhìn cánh hoa trôi lênh đênh trên dòng nước phía trước -> cuộc đời nàng rồi sẽ trôi dạt về đâu.
- Nhìn nội cỏ dầu dầu -> không biết cuộc sống tẻ nhạt sẽ kéo dài tới bao giờ.
- Nghe tiếng sóng vỗ -> Lo lắng những cơn tai biến sắp ập lên cuộc đời nàng.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết.
-H: Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
* GV khái quát.
Hđ 3 : Tổng kết 
* Nêu cảm nhận của bản thân.
III. Tổng kết :
 ( Ghi nhớ – SGK )
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng đoạn trích, năm nội dung bài giảng của giáo viên.
Soạn bài “Miêu tả trong văn bản tự sự "

Tài liệu đính kèm:

  • doc7 - KIEU O LAU NGUNG BICH.doc