Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên cuộc đời ; nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian.

 - Rèn luyện kĩ năng khái quát một quan niệm sống từ các dẫn chứng trong tác phẩm ; kĩ năng so sánh các nhân vật trong tác phẩm.

 - Bồi dưỡng lòng yêu mến, kính trọng đối với những người sống thanh cao, hết mình và việc thiện

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan , phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : On bài “LVT cứu KNN”. Soạn bài “LVT gặp nạn”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Phẩm chất của người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

(2) Hình ảnh Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga khiến em liên tưởng đến những hình ảnh nhân vật quen thuộc nào trong truyện dân gian ?

 b) Đáp án :

 (1) Phẩm chất của người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên :

a. Hành động đánh cướp trừ hại cho dân : VT “bẻ cây làm gậy” xông tới đám cướp -> Vạch trần thói hồ đồ, làm càn, không chính đáng của bọn cướp -> “tả đột hữu xông”, tung hoàng trong trận, đánh mọi phía -> Lâu la vỡ tan, cuống cuồng chạy trốn, tướng cướp Phong Lai toi mạng => LVT là người có tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa cao thượng.

b. Cách cư xử với người bị hại sau khi đánh cướp :

- Hỏi han người bị hại -> Động lòng -> an ủi, ân cần hỏi han Nguyệt Nga và Kim Liên.

- Băn Khoăn khi đứng trước hai cô gái -> VT là chàng trai đàng hoàng, lễ giáo, tế nhị.

- Nêu quan điểm làm việc nghĩa của mình :

 + Làm ơn không phải để người khác mang ơn và trả ơn.

 + Không tính toán thiệt hơn khi làm việc nghĩa.

 + Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là bậc anh hùng hảo hán.

=> VT là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, từ tâm và nhân hậu.

(2) Thạch Sanh.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
11
10
2009
TUAN :
9
NGAY DAY :
13
10
2009
TIET :
41
Văn bản :
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên cuộc đời ; nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian.
 - Rèn luyện kĩ năng khái quát một quan niệm sống từ các dẫn chứng trong tác phẩm ; kĩ năng so sánh các nhân vật trong tác phẩm.
 - Bồi dưỡng lòng yêu mến, kính trọng đối với những người sống thanh cao, hết mình và việc thiện
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan , phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Oân bài “LVT cứu KNN”. Soạn bài “LVT gặp nạn”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a) Câu hỏi :
Phẩm chất của người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Hình ảnh Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga khiến em liên tưởng đến những hình ảnh nhân vật quen thuộc nào trong truyện dân gian ?
 b) Đáp án :
 (1) Phẩm chất của người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên : 
a. Hành động đánh cướp trừ hại cho dân : VT “bẻ cây làm gậy” xông tới đám cướp -> Vạch trần thói hồ đồ, làm càn, không chính đáng của bọn cướp -> “tả đột hữu xông”, tung hoàng trong trận, đánh mọi phía -> Lâu la vỡ tan, cuống cuồng chạy trốn, tướng cướp Phong Lai toi mạng => LVT là người có tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa cao thượng.
b. Cách cư xử với người bị hại sau khi đánh cướp : 
- Hỏi han người bị hại -> Động lòng -> an ủi, ân cần hỏi han Nguyệt Nga và Kim Liên.
- Băn Khoăn khi đứng trước hai cô gái -> VT là chàng trai đàng hoàng, lễ giáo, tế nhị.
- Nêu quan điểm làm việc nghĩa của mình :
 + Làm ơn không phải để người khác mang ơn và trả ơn.
 + Không tính toán thiệt hơn khi làm việc nghĩa.
 + Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là bậc anh hùng hảo hán.
=> VT là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, từ tâm và nhân hậu.
(2) Thạch Sanh.
 3. Bài mới :
Trên đời, cái thiện và cái ác có nhiều khi lại đi liền, nối tiếp nhau như một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hoá công để thử thách và kiểm nghiệm lòng người, tình người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là một trong những tình huống đã được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trong truyện thơ Lục Vân Tiên để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện cái ác, về nhân dân lao động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd đọc và tìm hiểu chung về vb.
* GV hướng dẫn đọc -> GV đọc mẫu -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* GV nêu vị trí đoạn trích.
* Cho HS nêu những từ ngữ khó -> GV giải thích.
-H: Bố cục ? Nội dung chính từng phần ?
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nghe, lưu ý.
* Nêu từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* 2 phần :
- 8 câu đầu : Trịnh Hâm ra tay hãm hại VT.
- Phần còn lại : Vợ chồng ông chài cứu sống VT.
I. Đọc vb và tìm hiểu chú thích.
Hđ 2 : Hd HS phân tích vb.
* Gọi HS đọc lại 8 câu đầu.
-H: Em có nhận xét gì về hành động gây tội ác của Trịnh Hâm ?
-H: Vì sao nói hành động của TH là hành động bất nhân, bội nghĩa ?
-H: Theo dõi 8 câu đầu, em thấy, hành động gây tội ác của TH có phải do vô tình hay không ?
-H: Vì sao TH lại hại VT như vậy ?
-H (TLN) : Vì sao nói TH là hiện thân của cái ác đang hoành hành trong xh lúc bấy giờ ?
-H: Hành động cứu VT của gia đình ông ngư được miêu tả ntn ? 
-H: Sau khi cứu sống VT ông ngư đã làm gì ?
-H: Vân Tiên đã trình bày những gì khi ông ngư hỏi han ?
-H: Qua câu “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” em hiểu ntn về quan niệm làm việc nghĩa của ông ngư ?
-H: Qua những sự việc nêu trên, em thấy ông ngư và gia đình là những người ntn ?
-H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của gia đình ông ngư được miêu tả trong 10 câu cuối của đoạn trích ?
Hđ 2 : Phân tích
* Đọc lại 8 câu thơ đầu.
* Nhận xét -> Nêu : Hành động tội ác của Trịnh Hâm là hành động bất nhân, bội nghĩa
* Suy luận -> Nêu.
* Phân tích chi tiết -> Kết luận.
* Suy luận -> Trả lời.
* Thảo luận nhóm -> trình bày kết quả thảo luận.
* Phát hiện chi tiết -> Phân tích.
* Phân tích chi tiết thơ 
* Phân tích chi tiết thơ.
* Khái quát -> Nêu.
* Phân tích chi tiết thơ -> Khái quát.
II. Phân tích
 1. Hành động tội ác của Trịnh Hâm ( 8 câu đầu ) :
- Hành động bất nhân, bội nghĩa :
 + Bất nhân vì TH đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa.
 + Bội nghĩa vì VT là bạn của TH.
- Hành động gây tội ác của TH có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng, chặt chẽ : chọn thời điểm đêm khuya, trời không trăng, ... để hành động.
- Động cơ gây tội ác của TH : ghen gét tài năng của VT.
2. Việc làm nhân đức và cuộc sống thanh cao, trong sạch của gia đình ông ngư :
* Hành động cứu người của gia đình ông ngư diễn ra rất khẩn trương, tích cực : Vớt ngay lên bờ ... hơ mặt mày.
-> Hỏi han VT -> Hiểu tình cảnh nên đề nghị chàng ở lại, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ.
-> Quan niệm làm việc nghĩa của Oâng ngư : làm ơn không tính toán thiệt hơn, không mong chờ đền đáp.
=> Ngư ông và gia đình là những con người nhân hậu, trọng nghĩa, không vụ lợi cá nhân.
* Cuộc sống của gia đình ông ngư ( Nước trong ... trong vời Hàn Giang ) : một cuộc đời lao động bình thường, trong sạch, tự do, hoà nhập với thiên nhiên ; con người đầy lực quan, ung dung, thanh thản.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
-H: Cái thiện và cái ác trong đoạn thơ được trình bày trong thế nối tiếp và đối lập ntn ?
-H: Qua đoạn thơ trích, em hiểu, tác giả muốn nêu lên triết lí nhân sinh gì của nhân dân ta ?
-H : Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích ?
* GV nhận xét -> Chốt, ghi bảng.
Hđ 3 : Tổng kết.
* Khái quát -> Trả lời
* Quan sát , ghi chép.
III. Tổng kết :
 “Lục Vân Tiên gặp nạn” nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
Hđ 4 : Dặn dò .
 - Học thuộc lòng đoạn trích và nắm nội dung bài giảng.
 - Soạn bài “Chương trình địa phương” ( phần Văn ) và bài “Tổng kết về từ vựng”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc9- LVT GAP NAN.doc