Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Xuân diệu (1916 - 1986)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Xuân diệu (1916 - 1986)

Yêu cầu

1. Đánh giá một cách trung thực khách quan tài năng của Xuân Diệu và giá trị cũng như hạn chế của thơ Xuân Diệu trước CMT8.

2. Từ đó giúp học sinh có một nhận định đúng đắn về Thơ mới mà Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu.

3. Giúp học sinh thấy sự tiếp nối và phát triển giữa hai chặng đường sáng tác của Xuân Diệu trước và sau CMT8.

Nội dung và phương pháp lên lớp.

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới.

I. Giới thiệu bài.

II. Tiến trình thực hiện các bước dạy và học.

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Xuân Diệu

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Xuân diệu (1916 - 1986)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Diệu
(1916 - 1986)
Yêu cầu
1. Đánh giá một cách trung thực khách quan tài năng của Xuân Diệu và giá trị cũng như hạn chế của thơ Xuân Diệu trước CMT8.
2. Từ đó giúp học sinh có một nhận định đúng đắn về Thơ mới mà Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu.
3. Giúp học sinh thấy sự tiếp nối và phát triển giữa hai chặng đường sáng tác của Xuân Diệu trước và sau CMT8.
Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới.
I. Giới thiệu bài.
II. Tiến trình thực hiện các bước dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Xuân Diệu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - gợi ý trả lời
* Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu ngắn gọn những nét lớn về cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu?
GV để HS tự trình bày phần này, không cần bổ sung nhiều.
I. Tiểu sử.
1. Cuộc đời.
Tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916, tại quê mẹ là Vạn Gò Bồi - Tùng Giản - Tuy Phước -Bình Định, kết quả của một sự gắn bó giữa: "Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong - Ông đồ Nghệ lấy cô hàng nước mắm". Từ nhỏ ông học chữ nho và chữ quốc ngữ với cha, sau đó đi học tại nhiều trường tây học tại Quy Nhơn, Hà Nội, rồi Huế. 
 Lớn lên giữa lúc phong trào thơ Mới đang diễn ra sôi nổi, Xuân Diệu sớm đến với thơ ca và khẳng định tên tuổi của một "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh) bằng tập "Thơ thơ" (1938). Năm 1940, ông làm tham tá tại Mỹ Tho song chỉ sau bốn năm, bỏ việc ra Hà Nội và sống hẳn bằng nghề viết văn.
 - CMT8 thành công, Xuân Diệu hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ CM và 2 cuộc kháng chiến. Ông đã từng giữ nhiều trọng trách trong Hội nhà văn VN, sáng tác dồi dào với nguyện ước "làm con gà đẻ trứng vàng cho thơ ca đất nước". 1985, nhà thơ qua đời, để lại một tấm gương đáng trân trọng về thái độ lao động nghệ thuật cần mẫn không ngừng nghỉ của mình. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
* Theo em, điều gì đã tạo nên một nhà thơ sống và viết theo một tín niệm :"Sự sống chẳng bao giờ chán nản"?
HS căn cứ vào SGK, chỉ ra những nét nổi bật về con người Xuân Diệu.
GV có thể kể thêm một số chi tiết, sự việc để làm rõ hơn các đặc điểm con người thơ Xuân Diệu
2. Con người
- Trước hết phải nói đến ảnh hưởng từ gia đình, cụ thể ở đây là người cha "Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ"- thái độ cần mẫn, kiên trì trong học tập và lao động. ậ Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật vừa là một quyết tâm khắc khỏ, vừa là một lẽ sống , mọt niềm say mê lớn.
- Xuân Diệu cũng thường nhắc đến tác động của thiên nhiên quê mẹ- vùng biển Quy Nhơn mặn mòi, phóng khoáng- đối với hồn thơ nồng nàn sôi nổi của ông. Nhưng cũng không thể không nói đến những thiệt thòi trong cuộc sống riêng tư ngay từ nhỏ đã tạo nên một tâm hồn nhạy cảm, luôn khao khát tình thương yêu và sự cảm thông của người đời.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá phương Đông truyền thống từ cha, Xuân Diệu trước hết vẫn là một trí thức Tây học, hấp thu một cách hệ thống tư tưởng và văn hoá Pháp , vì thế có thể thấy trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ của Xuân Diệu có sự kết hợp hai yếu tố: cổ điển và hiện đại, trong đó hiện đại vẫn sâu đậm hơn.
- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, viết phê bình, dịch thuật. Nhưng trước hết, ông vẫn là một nhà thơ, một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu.
* Con đường hoạt động nghệ thuật của XD có thể chia làm mấy giai đoạn?
* Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn?
II. Sự nghiệp văn học:
&
- Trước và sau CMT8.
- Trước CMT8: Chủ yếu là thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió và tập truyện ngán: Phấn thông vàng.
_ Sau CMT8: nhiều thẻ loại: SGK.
* Trước CMT8, hồn thơ Xuân Diệu có gì độc đáo?
A. Thơ Xuân Diệu trước CMT8:
- Thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này tồn tại hai tâm trạng trái ngược: nhà thơ rất yêu đời, thiết tha với cuộc sống nhưng đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi và cô đơn. đây à một mối mâu thuẫn có quan hệ nhân quả.
* Như vậy, nói đến Xuân Diệu trước hết là nói đến một tâm hồn yêu đời, tha thiết với cuộc sống. Dựa vào hiểu biết về thơ ông và phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy khẳng định nhận xét trên?
Gv nên tuỳ thời gian, dừng lại ở một số câu thơ để các em bình giảng, cảm nhận...
1. Xuân Diệu rất yêu đời, thiết tha với cuộc sống.
HS 3-4 em lần lượt nêu lên những biểu hiện cụ thể của nội dung thứ nhất. GV tóm tắt và sắp xếp lại ý cho các em ghi bài. Nhìn chung, thấy được:
* Nguyên nhân: Xuân Diệu là một con người có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, nhất là ông luôn tha thiết được giao cảm với cuộc đời. Nhà thơ đã từng viết: 
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm.
* Biểu hiện:
a.- Lòng yêu đời, khát sống đã khiến nhà thơ trẻ không ít lần bộc lộ thái độ sống của mình một cách mãnh liệt và tha thiết:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suôt trăm năm
Sự đối lập giữa mọt phút toả sáng với ngàn năm "mờ mờ nhân ảnh" là thái độ sống mạnh mẽ, quyết liệt của cái tôi Xuân Diệu khi đã giải phóng và ý thức sâu sắc vè cá nhân. Đó cũng đồng thời trở thành lẽ sống của thanh niên thời đại Xuân Diệu.
- Tình yêu nồng nhiệt đó đã khiến nhà thơ khác với nhiều thi sỹ cùng thời, không trốn tránh cuộc đời mà theo ông, được làm người và tận hưởng cuộc đời trần thế, đấy là hạnh phúc lớn nhất:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
b. Bởi thái độ sống minh bạch và quyết liệt ấy mà Xuân Diệu phát hiện và ghi nhận những lạc thú trong cuộc sống mà nhiều người khác nếu sống hời hợt và nông nổi không thể nhận thấy:
- Với XD, cảnh vật trong đời sống, dù là thời điểm nào đi nữa cũng bộc lộ những vẻ đẹp tuyệt đích, tuyệt mỹ:
+ Mùa xuân: Của ong bướm này đây tuần tháng mật...
 Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
+ Mùa thu: Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên...
 Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang...
+ Đêm trăng: Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh...
+ Buổi chiều: Một tối bầu trời đắm sắc mây...
+ Hoa nở: Hoa nhài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời...
...v...v...
Lòng yêu của Xuân Diệu đã khiến nhà thơ phát hiện ra thiên đường đáng sống và đáng yêu ngay trên mặt đất này. và ông thấy mình sống giữa một không gian đầy mật ngọt, hương thơm:
+Khí trời quanh tôi làm bằng thơ...
+Không gian như có dây tơ...
+Này lắng nghe em khúc nhạc thơm...
c. Sự yêu thích nồng nhiệt đến nhiều khi thành tham lam đã khién nhà thơ cảm yêu cuộc sống như một nhu cầu được chiém đoạt và hưởng thụ, thưởng thức bằng mọi giác quan:
+ Ta bấu vào da thịt của đời
Ngoạm sự sống để làm êm dói khát
Muôn nỗi ấm...................trời xanh.
 + Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
 + Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời...
Kẻ uống tình yêu dập cả môi...
d. Yêu đời, khát sống, Xuân Diệu là người hiểu hơn ai hết, bản chất của sự sống là sinh sôi, vì vậy, biểu hiện đầy đủ nhất của sự sống không gì khác là tình yêu. Riêng ở lĩnh vực này, Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Nói thé, không phải chỉ Xuân Diệu mới viết về tình yêu. Nhà thơ lãng mạn nào lại không có ít nhất dăm ba bài thơ tình. Song, phải đến XD, tình yêu mới được bộc lộ một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất, sâu sắc nhất và chân thành, đắm say nhất. Đúng như nhận định trong SGK: "Tình yêu trong thơ XD là một khu vườn đủ mọi hương sắc, là một bản nhạc đủ mọi thanh âm..."
+Ngây thơ, e ấp: Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
+ Nhớ nhung: Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
 Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em...
+ Hờn giận: Thôi đã hết hờn ghen và giân dỗi
 Được giân hờn nhau, vui sứng biết bao nhiêu...
+ Say mê: Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
 Hãy trộn nhau hai mái tóc ngắn dài...
...GV nên nhấn mạnh với học sinh một sự so sánh khác biệt giữa thơ mới mà đại diện tiêu biểu là Xuân Diệu với thơ ca trung đại, để qua đó thấy được Xuân Diệu đã nói lên được đầy đủ và chân thành tiếng nói của trái tim, cái tiếng nói tha thiết nhất và nhân bản nhất của con người, nhất là của tuổi trẻ vốn bị bế quan toả cảng, bị niêm phong hàng ngàn năm trong lễ giáo phong kiến ngột ngạt....
*Tại sao là một con người rất mực yêu đời và khao khát sống, Xuân Diệu lại thấy cô đơn, hoài nghi, chán nản? 
2. Thơ Xuân Diệu cũng nói lên rất nhiều hoài nghi, chán nản và cô đơn.
Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, vì vậy, luôn đòi hỏi sự hoàn mỹ và tuyệt đích, tự nuôi mình bằng ảo tưởng, ảo vọng. Bên cạnh đó, mang nặng mặc cảm của thân phận một người dân mất nước, nhà thơ càng thấm thía nỗi buồn chán của một cuộc sống trói buộc mất tự do, bị tù túng. Chính bởi vậy, đối mặt với thực tế, thi sĩ cảm thấy thất vọng, lạc lõng, bơ vơ. Tâm trạng chán nản, hoài nghi và cô đơn từ đó nảy sinh. Càng yêu đời, càng đau đớn vì đời không như ý muốn...Nhà thơ Thế Lữ khi giới thiệu về Xuân Diệu cũng nhận thấy điều mâu thuẫn mà thống nhất này:"...Thơ Xuân Diệu do đấy mà buồn tịch mịch ngay cả trong những điều ấm nóng reo vui. Lạnh lùng ám khắo mọi nơi, xa vắng gồm tự muôn đời, ở đâu cũng là nỗi nhớ nhung, thương tiếc. Lòng thi sĩ thấy rõ những điều trái ngược ; nồng nàn bởi vì thê lương, khăng khít nhưng vẫn hững hờ, bao nhiêu éo le của cảnh đời mà XD yêu tới đau khổ..."
* Biểu hiện cụ thể?
Có thể vận dụng cách thức như trên.
- Luôn bị dằn vặt bởi thấy mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuọc đời:
+ Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối
+ Tôi chỉ là...
+Ta là một, là riêng, là thứ nhất...
- Là nhà thơ của tình yêu, một tình yêu rất chân thực trần thế song cũng luôn hướng tới vô biên và tuyệt đích- Xuân Diệu khao khát tình yêu không chỉ là sự hoà hợp của thân xác mà trước hết và trên hết phải là sự hoà hợp của hai tâm hồn:
Cốt nhất là em chớ lạnh như đông
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng
Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ...
. Đây là điều không dễ đạt được. Chính bởi vậy, là nhà thơ của tình yêu, của triết lý:"Làm sao sống được mà không yêu..."Xuân Diệu cũng đồng thời là nhà thơ của những niềm yêu đau đớn và tan vỡ, thất vọng:
+ Yêu là chết ở trong lòng một ít...
+ Lòng anh là một cơn mưa lũ
Đã gặp tình em là lá khoai
Mưa lũ tha hồ rơi giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài
* Tâm hồn nhạy cảm của Xuân Diệu "run rẩy tựa dây đàn" nên ông cũng đồng thời luôn bị ám ảnh về thời gian qua đi, tuổi trẻ trôi mất và mọi lạc thú đời sống không thẻ hưởng thụ được:
+ Thong thả chiều vàng, thong thả lại...
Rồi đi...đêm cứ xám dần dần
Cứ thế mà bay đi đến hết
Những ngày, những tháng, những mùa xuân
+ Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tan như những cánh hoa rơi
+ Nói làm chi rằng Xuân vẫn tuần hoàn
nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...
....v...v...
, vì vậy, trong thơ, Xuân Diệu bộc lộ một quan niệm sống gấp gáp, vội vàng đến mức nhiều khi trở nên cực đoan,  ...  dùng sắc đỏ, đối lập với sắc xanh. Đỏ ối của cây lá khi thu đã đến. Động từ "Rủa" trong văn bản có thể hiểu là chỉ sự xung khắc gay gắt của mùa thu với mùa hạ. Song trong nhiều văn bản khác và nhất là căn cứ vào cuộc nói chuyện giữa nhà thơ và nhà nghiên cưú Hà Minh Đức, Chữ được Xuân Diệu dùng ở đây là "Rũa". Động từ này đã khắc hoạ sự xâm lấn của sắc đỏ với sắc xanh, từng chút một, mài mòn một cách bền bỉ trên từng chiếc lá, từ ngoài vào trong, rõ dần lên để cuối cùng toàn bộ khu vườn dậy lên sắc đỏ, sự thắng thế hoàn toàn của thu với hạ, nhẹ nhàng, êm ái đấy mà bền bỉ, mãnh liệt. Động từ này đã thể hiện sinh động và chính xác biến chuyển tinh vi của cảnh vật trước bước đi của thời gian. 
* Và khi sắc đỏ đã chiếm lĩnh cả khu vườn rồi, thì cành nhánh sẽ ra sao trước gió thu?Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ?
* Tìm hiểu kết cấu ngữ pháp câu thơ thứ ba, em có nhận xét gì? Cảm nhận của em về cách diễn đạt này của XD?
* Còn tập hợp nhóm từ cùng trường ở câu cuối có tác dụng gì trong diẽn đạt?
+ Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gày xương mỏng manh
- Từ láy: run rẩy, rung rinh: chung nét nghĩa bất ổn, yếu ớt.
- Từ cùng trường: Đôi -nhánh -khô gầy- xương mỏng manh.
Hai câu thơ đều gợi lên sự xao xác, gầy guộc đến se sắt của cây cối khi những cơn gió heo may bắt đầu thâm nhập không gian, lùa vào các vòm cây lá, khiến chúng rụng rơi hoặc run rẩy trên cành. Kết cấu ngữ pháp mơ hồ của dòng thơ thứ ba tạo hiệu quả đa nghĩa trong cách hiểu, ta thường gọi đó là nét nghĩa mờ nhoè của câu chữ: Những luồng run rẩy.... Có thể hiểu, những luồng gió đã đem cái lạnh đầu mùa đến trong cây cỏ khiến cành lá phải run lên. Cũng có thể hiểu, luồng ở đây là luồng sống, luồng nhựa trong thân cành, mạch sống của cây đang run rẩy khi cái lạnh của gió thu chạm tới, chiếc lá nào còn sót lại cũng đang run lên vì sự hãi trước giờ phút chia ly với thân cành. Và có lẽ hiểu như thế mới đúng với thơ Xuân Diệu, luôn nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của tạo vật và lòng người.
( Liên hệ với những câu thơ khác có nội dung tương tự của Xuân Diệu)
- Câu thơ cuối là một tập hợp thú vị của các từ cùng trường. (Liên hệ với câu thơ trong Thề non nước của Tản Đà) => khắc hoạ một cảnh tượng đặc trưng của thiên nhiên vào thu: Hoa rụng, lá lìa cành, chỉ còn trơ lại trong khu vườn những nhánh cây gầy guộc, xác xơ... Mùa sắc cổ thi đã xuất hiện ở đây: tính chất chạm khắc bằng ngôn từ khiến câu thơ giống như một bức tranh thuỷ mặc buồn lạnh, hiu hắt.
Như vậy, em có nhận xét gì về bốn câu thơ trên của Xuân Diệu?
HS nêu lên nhận xét cá nhân, nhìn chung có thể kết luận đây là những câu thơ thành công nhất của Xuân Diệu khi tả mùa thu: vẻ đẹp ngôn từ, sáng tạo hình ảnh và huy động tưởng tượng, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại một cách nhuần nhuyễn và nghệ thuật.
* HS đọc đoạn thơ tiếp.
Nhận xét về khong gian thu trong khổ thơ này so với khổ thơ trước?
* Trong không gian ấy, thu đã hiện lên qua những hình ảnh nào? Các hình ảnh ấy đã được cảm nhận như thế nào qua hồn thơ Xuân Diệu?
* Trăng thu trng thơ Xuân Diệu có gì khác với trăng trong thơ Hồ Xuân Hương "Một trái trăng thu..." hay Nguyễn Khuyến "Làn ao lóng lánh..."?
* Chỉ ra cái hay trong câu thơ thứ ba? 
* Khung cảnh bến đò, biểu hiện cuộc sống của con người ra sao trước tác động của thu?
GV bình, chuyển.
3. Đoạn thơ thứ ba:
+ Trăng: Không phải là vầng trăng mà là nàng trăng - trăng đã là con người, cụ thể là thiếu nữ đang "tự ngẩn ngơ". Cái ngơ ngẩn thẫn thờ tự bên trong toả ra khiến nàng trăng kia trở nên ưu tư sầu muộn. Phải chăng trăng thu của Xuân Diệu không hiểu nổi chính mình? Nét ngơ ngác ấy đã tạo nên một vẻ thu đượm buồn, vắng lạnh, lẻ loi.
+ Cảm giác ấy được đẩy lên đậm nét hơn trong hình ảnh tiếp: Non xa khởi sự nhạt sương mờ. Khởi sợ là bắt đầu. Núi non, sương khói dương như tan hoà vào nhau, màn sương thu mỏng manh đang bắt đầu giăng mắc trên ngọn những dãy núi mờ xa. Cái buồn cũng theo đó mà giăng mắc trong tâm hồn con người.
+ Thu đến đã trọn không gian trời đất, và đến lúc tác động vào cuộc sống con người. Cái rét trước đó còn rất mơ hồ trong cây cỏ nay đã hiện hình rõ rệt, qua cách tách từ rất sáng tạo của nhà thơ: rét mướt luồn trong gió (so sánh với cách nói thông thường: gió rét). Xuân Diệu rất bạo trong nghệ thuật ẩn dụ, ở đây càng thể hiện rõ nét: rét mướt luồn trong gió: chuyển đổi cảm giác liên tục từ thính giác sang thị giác sang xúc giác gợi được cái lạnh thấm thía rất đặc trưng của gió thu, gió heo may. Chính bởi vậy, bến đò vốn đông đúc nhộn nhịp ngày thường nay dường như cũng quạnh hiu, vắng lạnh, nhịp sinh hoạt như ngưng nghỉ. 
Thu đã được cảm nhận rõ rệt hơn bằng mọi giác quan, không chỉ còn thấp thoáng trên cảnh vật mà đã xâm nhập và tác động cả cuộc sống của con người.
HS đọc khổ thơ cuối.
* Không khí thu đã được hoàn tất bằng hình ảnh nào?
* Nhìn lại bài thơ, vì sao Xuân Diệu lại nhận xét: khí trời u uất hận chia ly?
* Trong không gian thu thấm đẫm sự chia ly, Xuân Diệu đã đặt vào bóng dáng đầy tâm trạng của những người thiếu nữ? Vì sao nhà thơ lại nhắc đến thiếu nữ và hình ảnh người thiếu nữ của Xuân Diệu gợi em những cảm nghĩ ra sao?
4. Khổ thơ 4:
+ Bầu trời: Mây vẩn từng không, chim bay đi. Cảnh tả thực khi rải rác trên tầng không mây xám nhẹ trôi và từng đàn chim bay đi tránh rét, vũ trụ cũng vì thế mà như được đẩy rộng ra cao hơn, sự trống vắng cũng nhân lên gấp bội phần..
+ Cả không gian tràn ngập sự biệt ly, chia lìa, rơi rụng: rặng liễu chia tay với mùa hè, hoa rơi rụng, lá lìa cành, trăng ngẩn ngơ, con người chia xa bến đò và chim chóc chia tay với bầu trời. Hơi thu lạnh giá, khí thu u uất, cái buồn của cảnh vì thế mà thấm vào hồn người.
+ Nhắc đến thiếu nữ có lẽ Xuân Diệu cũng cảm nhận, đó là lứa tuổi nhạy cảm , dễ rung động, giàu cảm xúc nên tâm hồn cũng không khỏi xao xuyến trước sự hiện diện của thu, trước không khí chia ly đang ngập tràn vũ trụ. Cũng bởi lẽ khác là thiếu nữ là vẻ đẹp của con nngười cũng như thu là vẻ dẹp của dất trời.
+ Mở đầu là hình ảnh liễu, kết lại là hình ảnh thiếu nữ - nét vẽ cuối cùng hoàn thiện bức tranh thu buồn mà không thiếu vắng sự sống. Hình ảnh này đã khiến cảnh thu trở nên linh động, có hồn. Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi tre, như ông đã nói: tôi làm thơ tạng cho người trẻ tuổi, nhất là trẻ lòng. Những con người yêu đời, rất nhạy cảm trước thời gian, trước bién đổi của cảnh vật và tâm hồn. Người thiếu nữ hiện ra với tâm trạng: "buồn không nói", với tư thế"tựa cửa", nhìn xa , với tâm thế "nghĩ ngợi gì". Thiếu nữ của Xuân Diệu nghĩ gì? có lẽ không nên và không cần đi đến tận cùng của câu hỏi bỏ ngỏ như một lời nhận xét của nhà thơ. Bởi tất cả hình ảnh ấy, tâm tư ấy đều đồng điệu với dư âm của mùa thu, với vẻ buồn lặng man mác của thu. Thu đã dừng lại ở ánh mắt, ở dáng điệu, ở không gian mênh mang và ở cả trường tâm trạng thăm thẳm khó giải thích giàu sức gợi của con người. Câu thơ kết có sức gợi mở ở người đọc một khả năng đồng sáng tác và những liên tưởng không cùng.
GV cho học sinh nhận xét về khổ thơ cuối và mối liên hệ giữa khổ thơ này với các khổ thơ trên.
III. Hướng dẫn học sinh Tổng kết bài học.
* Qua toàn bộ bài học, em rút ra được những cảm nhận chung như thế nào về cảnh thu, hồn thu trong bài thơ của Xuân Diệu? 
- Nằm trong mạch cảm xúc muôn thủa của thơ ca Đông Tây kim cổ, bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu đã ghi nhận được nét riêng của mùa thu trong một thời khắc rất nhạy cảm đó là khoảnh khắc giao mùa. Chính vì vậy, bài thơ không chỉ là bức tranh thu sống động, đẹp đẽ, buồn mà thanh thoát, diệu vợi. Nó còn là tiếng lòng của tâm hồn người nghệ sỹ trẻ tuổi vốn rất mực yêu đời, luôn nhạy cảm rung động trước mọi biến đổi của đất trời, trước dòng chảy vô tình mải miết của thời gian. 
+ Bài thơ cũng thể hiện một quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu: đó là coi trọng vẻ đẹp con người. Lấy vẻ đẹp của con người, nhất là thiéu nữ làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên...
* Cảnh thu và tình thu ấy đã được diễn đạt bằng một ngòi bút nghệ thuật như thế nào?
+ Tâm hồn nhạy cảm và giác quan hết sức bén nhạy, tinh tế.
+ Khả năng sáng tạo từ ngữ và hình ảnh
+ Nghệ thuật tu từ đặc sắc, kết hợp tinh hoa văn học dân tộc với văn học Pháp, khai thác trịêt để vẻ đẹp của tiếng Việt trong diễn đạt: nhịp, vần, nghĩa...
Gv giao việc về nhà:
1. Đọc thuộc bài thơ. Chọn viết lời bình một đoạn thơ em thích nhất.
2. Chuẩn bị bài Vội vàng. 
Một số lời bàn về đây Mùa thu tới:
@ ...Nằm áp giữa hai khối nóng và lạnh, Thu là một lãnh thổ bị lấn cả đôi đầu nên hay có những trở trời. ...không gian treo một cân bằng mỏng mảnh, thu là khoảng ngưng kỳ diệu cho tạo vật bừng sắc một lần chót trước khi đi vào héo úa. Các nhà thơ xưa thường gộp lấy cái phút giây an lạc vĩnh hằng này của trời đất để nương gửi caí hài hoà của tâm hồn mình. Xuân Diệu, ngược lại, cảm ứng mạnh với các trạng huống trở trời của mùa. Sự tồn tại kép, thậm chí tam trùng của khí hậu và trạng thái đang tàn phai (chứ chưa phải đã mất, hết, thiéu, vắng) của tạo vật làm con người dễ cảm nhận được sự hiện diện của thời gian. Bài thơ đây mùa thu tới với điệp khúc "đây mùa thu tới..."không chỉ là sự báo mùa mà là sự hối thúc của thời gian. (Con mắt thơ - Đỗ Lai Thuý).
@.
Vội vàng
- Xuân Diệu -
Yêu cầu.
1. Giới thiệu với học sinh bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu; đó là sự cách tân của thơ mới.
2. Chứng minh lòng yêu cuộc sống đến độ đam mê của Xuân Diệu - cuộc sống với tát cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.
	Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc thuộc lòng bài thơ Đây mùa thu tới. Em thích khổ thơ nào nhất? Tại sao?
2. Chỉ ra những nét mới em nhận thấy được trong bài thơ của Xuân Diệu?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Những điều chúng ta mơ hồ cảm nhận được trong bài thơ Đây mùa thu tới đã được Xuân Diệu cắt nghĩa và trình bày một cách cụ thể, trực tiếp và đầy đủ trong bài thơ Vội vàng, bài thơ mà theo ý kiến nhiều người tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ này cũng được Xuân Diệu viết trong tập thơ đầu tay đánh dấu những năm tháng trẻ trung nhất của tâm hồn ông: Tập Thơ thơ...
2. Tiến trình thực hiện hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn:
HS đọc tiểu dẫn. Theo em, vì sao Xuân Diệu lại đặt tiêu đề cho bài thơ này: Vội vàng?
HS tự do trình bày ý hiểu của mình.
Gv nhấn mạnh: Tên bài thơ đã phần nào nói lên quan niệm sống của Xuân Diệu: Thời gian vô tình và ngắn ngủi, không đợi chờ ai, vì vậy mỗi chúng ta cần sống hết mình mỗi phút giây tuổi trẻ, sống hết mình những năm tháng cuộc đời. Đó là lối sống tích cực, khoẻ khoắn, đồng thời cũng bộc lộ rất rõ hồn thơ Xuân Diệu: nồng nàn, mạnh mẽ, luôn khát khao được giao cảm mãnh liệt với con người và cuộc sống.
I. Tiểu dẫn:
1. Nhan đề:
Thể hiện cảm hứng thơ một cách trực tiếp: sống hết mình, sống mạnh mẽ mỗi giờ phút cuộc đời....

Tài liệu đính kèm:

  • docHieu them ve Xuan Dieu.doc