Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 6 - Văn bản: Con rồng cháu tiên

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 6 - Văn bản: Con rồng cháu tiên

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

 I.MTCĐ: Giúp H/S hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng bánh giầy”.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của hai truyện.

- Kể được truyện.

II.CB: +GV: soạn giáo án, SGK,SGV và tranh ảnh ; + HS: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC

HĐ1:Kiểm tra bài cũ.

1.Kiểm tra bài soạn của HS.

2.Các em hãy nêu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết ?

HĐ2: Giới thiệu bài mới.

 Con Rồng cháu Tiên truyền thuyết tiêu biểu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại vua Hùng .

HĐ3: HD đọc tìm hiểu chú thích

 Đọc rõ ràng, vừa không nhanh thể hiện tình cảm

HĐ4: HD đọc tìm hiểu văn bản:

1.Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ỡ Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?

2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng, cháu Tiên ?

3. Chi tiết nào thể hiện tính chất kỳ lạ, cao quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?

4.Vai trò của chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, cáo quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?

5.Nêu ý nghĩa chính của truyện ?

HĐ5: HD rút ra ghi nhớ

HĐ6: HD thực hành bài tập

HĐ7:

-Củng cố : Nêu cảm nhận của em về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên và kể lại truyện ?

-Dặn dò: Đọc lại bài, nhớ chú thích

*Soạn bài : Bánh Chưng bánh Giầy. *Trả bài Hs nêu được:

1.Tập soạn bài của HS.

2. HS nhớ lại kíên thức hiểu biết về truyền thuyết và truyện Con Rồng cháu Tiên.

I.Học sinh thảo luận trình bày trả lời.

1.Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

-Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.

-Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

2. Kể được truyện.

3. Chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, cáo quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

 a.Kỳ lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng.

-Lạc Long Quân và Âu Cơ là “thần”.

+Lạc Long Quân thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. “sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”.

+Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông- vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy. “xinh đẹp tuyệt trần”

 b.Kỳ lạ, cao quý về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân.

-Sinh nở: bọc 100 trứng, nở 100 con không bú móm mà vẫn lớn nhanh như thổi.

-Giúp dân diệt trừ “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh .” Và các loài yêu quái ở đồng bằng, biển, vùng biển, rừng núi, ổn định cuộc sống.

-Dạy nhân dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở .

-Lạc Long Quân có công khai phá, ổn định nơi sinh sống cho nhân dân và giúp cách sản xuất, sinh hoạt.

4.Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và vai trò của các chi tiết trong truyện.

-Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo: thần kỳ, lạ thường, hư cấu, hoang đường .

-Ý nghĩa các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo:

 +Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện .

 +Thần kỳ hoá, linh thiên hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình

5. Ý nghĩa chính của truyện.

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Tự hào con cháu nòi giống Rồng Tiên.

- Nguồn gốc chung và biểu hiện đoàn kết , thống nhất của nhân dân mọi Miền đất nước(Miền Núi, đồng bằng, vùng biển )cùng chung cội nguồn là con của mẹ Âu Cơ

II. Rút ra ghi nhớ SGK Tr 8

III. Thực hành bài tập: Nêu được cảm nhận của Hs và kề lại tryuện đúng cốt truyện

*Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy

 

docx 51 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 6 - Văn bản: Con rồng cháu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8 TUẦN 1 (25/8 à30/ 8/2008 ) Ngày dạy:25/8/2008
Tiết : 1 	 Lớp : 61 - 62 - 63 
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)
 I.MTCĐ: Giúp H/S hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng bánh giầy”.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của hai truyện.
- Kể được truyện.
II.CB: +GV: soạn giáo án, SGK,SGV và tranh ảnh ; + HS: soạn bài 
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC
HĐ1:Kiểm tra bài cũ.
1.Kiểm tra bài soạn của HS.
2.Các em hãy nêu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết ? 
HĐ2: Giới thiệu bài mới.
 Con Rồng cháu Tiên truyền thuyết tiêu biểu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại vua Hùng..
HĐ3: HD đọc tìm hiểu chú thích
 Đọc rõ ràng, vừa không nhanh thể hiện tình cảm 
HĐ4: HD đọc tìm hiểu văn bản:
1.Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ỡ Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng, cháu Tiên ? 
3. Chi tiết nào thể hiện tính chất kỳ lạ, cao quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
4.Vai trò của chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, cáo quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
5.Nêu ý nghĩa chính của truyện ?
HĐ5: HD rút ra ghi nhớ
HĐ6: HD thực hành bài tập
HĐ7:
-Củng cố : Nêu cảm nhận của em về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên và kể lại truyện ?
-Dặn dò: Đọc lại bài, nhớ chú thích 
*Soạn bài : Bánh Chưng bánh Giầy.
*Trả bài Hs nêu được:
1.Tập soạn bài của HS.
2. HS nhớ lại kíên thức hiểu biết về truyền thuyết và truyện Con Rồng cháu Tiên.
I.Học sinh thảo luận trình bày trả lời.
1.Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. 
-Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. 
2. Kể được truyện.
3. Chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, cáo quý của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 a.Kỳ lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng.
-Lạc Long Quân và Âu Cơ là “thần”. 
+Lạc Long Quân thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. “sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”.
+Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông- vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy. “xinh đẹp tuyệt trần”
 b.Kỳ lạ, cao quý về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân.
-Sinh nở: bọc 100 trứng, nở 100 con không bú móm mà vẫn lớn nhanh như thổi.
-Giúp dân diệt trừ “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.” Và các loài yêu quái ở đồng bằng, biển, vùng biển, rừng núi, ổn định cuộc sống.
-Dạy nhân dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở..
-Lạc Long Quân có công khai phá, ổn định nơi sinh sống cho nhân dân và giúp cách sản xuất, sinh hoạt. 
4.Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và vai trò của các chi tiết trong truyện.
-Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo: thần kỳ, lạ thường, hư cấu, hoang đường...
-Ý nghĩa các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo:
 +Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
 +Thần kỳ hoá, linh thiên hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình
5. Ý nghĩa chính của truyện.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Tự hào con cháu nòi giống Rồng Tiên. 
- Nguồn gốc chung và biểu hiện đoàn kết , thống nhất của nhân dân mọi Miền đất nước(Miền Núi, đồng bằng, vùng biển)cùng chung cội nguồn là con của mẹ Âu Cơ
II. Rút ra ghi nhớ SGK Tr 8
III. Thực hành bài tập: Nêu được cảm nhận của Hs và kề lại tryuện đúng cốt truyện
*Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy
Ngày soạn: 20/8	 	Ngày dạy: 25/8	Lớp : 61 – 6 2 - 63 
Tiết : 2 Văn bản : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Hướng dẫn đọc thêm)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC
HĐ1:Kiểm tra bài cũ.
1.Kiểm tra bài soạn của HS.
2.Các em hãy nêu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết ? 
3.Kể tóm tắt truyện Con Rồng, cháu Tiên ? 
HĐ2: Giới thiệu bài mới.	
 Mỗi độ xuân về, nhân dân ta con cháu vua Hùng, gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết để tế tổ tiên ông bààđề cao sự thờ cúng Đất – Trời.
HĐ3: HD đọc tìm hiểu chú thích
 Đọc rõ ràng, vừa không nhanh thể hiện tình cảm 
HĐ4: HD đọc tìm hiểu văn bản:
1.Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
2.Vì sao trong các con vua, chỉ Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
4.Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
HĐ5: HD rút ra ghi nhớ	
HĐ6: HD thực hành bài tập
HĐ7:
-Củng cố : Nêu cảm nhận của em về phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy 
-Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ? 
-Dặn dò: Đọc lại bài, nhớ chú thích 
*Soạn bài : Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
*.Trả bài nêu được:
1.Tập soạn bài của HS.	
2. HS nhớ lại kíên thức hiểu biết về truyền thuyết và truyện Con Rồng cháu Tiên.
3. Kể tóm tắt được truyện Con Rồng cháu Tiên.
I.Học sinh thảo luận trình bày trả lời.
1.Hoàn cảnh , ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi. 
-Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, tập trung lo cho nhân dân no ấm; vua cha đã già. 
-Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
-Hình thức: Câu đố đặc biệt để thử tài các con. Lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua, được truyền ngôi
2.Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ.
-Lang Liêu là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
-Tuy là lang nhưng từ khi lớn lên “ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” àCon vua nhưng phận thì rất gần giũ dân thường.
-Là người duy nhất hiểu được ý thần, thực hiện được ý thần, “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. 
-Các thứ của ngon, vật lạ, quý hiếm nhưng con người không làm ra được.
3.Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn tế Trời, Đất, Tiên vương và được truyền ngôi.
-Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, hạt gạo, nuôi sống con người, sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: tượng trưng Trời, Đất, muôn loài.
- Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ tài đức của con người có thể nối ngôi vua.--> con người hiếu thảo, thông minh, tài đức, trân trọng những người sinh ra mình. 
4.Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh Giầy.
-Giải thích nguồn gốc sự vật. Có cả hệ thống truyện hướng tới mục đích trên : Sự tích trầu cau, Sự tích dưa hấu, .Bánh chưng, bánh Giầy giải thích hai thứ bánh trong ngày tết.
-Nguồn gốc gắn liền với với ý nghĩa sâu sắc: Ý nghĩa đó thể hiện ở lời mách bảo của thần trong trời đất quý nhất là gạo, được con người tạo ra. 
-Hình tròn tượng trưng cho trời.
-Hình vuông tượng trưng cho Đất.
-Các thứ thịt, mỡ, đậu, lá dong, là tượng cho cầm thú, cây cỏ, muôn loài.Lá bọc ngoài mỹ vị ngụ ý đùm bọc lẫn nhau.
-Đề cao lao động, nghề nông, Lang Liêu hiện lên như một người anh hùng văn hoá.
II. Rút ra ghi nhớ SGK Tr 12
III. Thực hành bài tập: Nêu được cảm nhận của Hs và kề lại tryuện đúng cốt truyện và phong tục ngày tết làm bánh của nhân dân ta.
-Tuỳ cách trình bày của Hs ,.cần cù, siêng năng.
*Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Ngày soạn: 20/8 Ngày dạy:27/8/2008 Lớp : 61 - 62 - 63 
Tiết : 3	Tiếng việt : TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
 I.MTCĐ: Giúp H/S hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
- Khái niệm về từ. 
- Đơn vị cấu tạo từ (tiếng) 
- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn/ từ phức ; từ ghép/ từ láy).
II.CB: +GV: soạn giáo án, SGK,SGV ; + HS: soạn bài 
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC
HĐ1:Kiểm tra bài cũ.
1.Kiểm tra bài soạn của HS.
2.Các em hãy nêu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết ? 
3.Kể tóm tắt truyền thuyết bánh Chưng, bánh Giầy? 
HĐ2: Giới thiệu bài mới.
 Trong quá trình giao tiếp thì chúng ta phải chú ý phương pháp, phương tiện giao tiếp, phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất là sử dụng từ của tiếng Việt. Hôm nay chúng ta học Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt.
HĐ3: HD lập danh sách từ và tiếng trong câu. (Câu hỏi 1 SGK Tr 13)
HĐ4: HD phân tích đặc điểm của từ.(Câu hỏi 2 SGK Tr13).
HĐ5: HD rút ra ghi nhớ SGK
HĐ6: HD phân loại các từ. (câu hỏi 1 SGK Tr13).
-Nhận xét cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau ? 
*HD rút ra ghi nhớ SGK.
HĐ7: HD thực hành luyện tập
-Củng cố : thông qua bài tập.
-Dặn dò: Hoc bài
*Soạn bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
*.Trả bài nêu được:
1.Tập soạn bài của HS.	
2. HS nhớ lại kíên thức hiểu biết về truyền thuyết và truyện bánh Chưng, bánh Giầy
3. Kể tóm tắt được truyện bánh Chưng, bánh Giầy
I.Học sinh thảo luận trình bày trả lời.
1.Hs lập danh sách có những từ vừa là tiếng, vừa là từ. 
2. Đặc điểm của từ 
-Tiếng dùng để tạo từ.
-Từ dùng để tạo câu.
-Khi tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
*. Rút ra ghi nhớ SGK Tr 13.
II.Từ đơn và từ phức.
1-Từ đơn: từ, nay, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm
 -Từ láy: trồng trọt.
 -Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
2. Đặc điểm của từ.
-Từ đơn có một tiếng.
-Từ phức có hai tiếng tạo nên (từ ghép có quan hệ nghĩa; từ láy là láy âm).
*Rút ra ghi nhớ SGK Tr14.
III.Thực hành bài tập: 
1.a. Các tư øghép: nguồn gốc, con cháu.
 b. Từ đồng nghĩ ... ầu sông, em ở cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông
* Đám cưới mùa xuân (Vũ Chí Thành)
Em ở Đức Hoà giếng trong nước mát
Quê anh Đức Huệ đồng lúa bao la
Mình gặp nhau trên công trường thuỷ lợi
Hình chụp chung, đất dính áo như hoa
* Cô giáo Đức Huệ (Văn Điệp)
Ta viết bài thơ gió sang hè
Tặng cô giáo trẻ về đồng quê
Em thương Đức Huệ “Vành đai trắng”
Giặc đã tan rồi xanh bóng tre
HĐ3: cho HS trảo đổi về những tác phẩm đã sưu tầm
HĐ4:Tổng kết 
HĐ5: Củng cố, dặn dò:
-Học bài, sưu tầm thêm
-Chuẩn bị học bài và thi HK1
Rút kinh nghiệm: 
GV..
...
HS:.
.
Ngày soạn:10/11	Tuần 15 - 16 Ngày dạy: 4 - 11/12. 
Tiết: 11 - 12 RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT, LỖI CHÍNH TẢ Lớp :61+62+63	 
I.Mục tiêu cần đạt -Giúp H/sinh : Rèn luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả.Diễn đạt 
II.Chuẩn bị: -GV soạn bài; HS soạn bài 
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy –học
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY	
HĐ CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC
HĐ 1: Kiểm tra soạn bài
HĐ 2: HD luyện viết chữ
HĐ 3: HD rèn lỗi chính tả, viết chính tả (nghe đọc)
- 10 câu thơ
HẾT TIẾT 11 SANG TIẾT12
HĐ 4: HD rèn lỗi chính tả.
Viết chính tả “6 bài ca dao” 
HĐ 5: Củng cố thông qua các phần thực hành.
HĐ 6 : chuẩn bị 
“Luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả.”
HS thực hành 
I. Cách viết chữ: a , ă , â , b , c , d , đ , e , ê f , g , h , i , k , l , m , n , o , ô, ơ , p , q , r s , t , u , ư , v , w , y , z
II. Viết chính tả:
1. Làng gần cho chí xóm xa.
 Mến yêu trăm vạn mái nhà lạ quen (Chế Lan Viên)
2.Mấy ổ lợn con rày lớn bé.
 Vài gian nếp cái ngập nông sâu (Nguyễn Khuyến)
3.Anh đi xuôi ngược tung hoành,
 Bước dài như gió lay thành chuyển non (Tố Hữu)
4.Hình khe, thế núi gần xa
 Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. (Đoàn Thị Điểm)
5.Chọc trời, khuấn nước mặc dầu,
 Dọc ngang nào biết trên đầu có ai (Nguyễn Du)
6.Làm người phải đắn phải đo,
 Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. (Ca dao)
7.Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
 Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? (Ca dao)
8.Đang cơn nước đục lờ đờ,
 Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong ? (Ca dao)
9.Con sông bên lở bên bồi
 Một con cá lội, mấy người buông câu. (Ca dao)
10.Trăm năm ước nguyện chung tình
 Trên trời dưới đất có mình có ta. (Ca dao)
11.Chim khôn chết mệt vì mồi
 Người khôn chết mệt bởi lời nhỏ to(Ca dao)
III. HS bắt lỗi chính tả chéo nhau. 
*Chuẩn bị:“Luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả.”
Rút kinh ngiệm: 
	-Gv:.
	-Hs: ...
 Ngày soạn:10/11	Tuần 17 - 18 Ngày dạy: 18 - 25/12. 
Tiết: 13 - 14 	Lớp :61+62+63 
 KIỂM TRA: RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT, DIỄN ĐẠT, LỖI CHÍNH TẢ
I.Mục tiêu cần đạt -Giúp H/sinh : Rèn luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả. Diễn đạt 
II.Chuẩn bị: -GV soạn bài; HS soạn bài 
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy –học
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY	
HĐ CỦA TRÒ VÀ ND KIẾN THỨC
HĐ 1: Kiểm tra soạn bài
HĐ 2: HD luyện viết chữ
HĐ 3: HD rèn lỗi chính tả, viết chính tả viết đoạn văn
-Đề bài: Thay lời ông lão tiều phu trong truyện con hổ có nghĩa. Hãy kể lại việc làm của mình.
HẾT TIẾT 13 SANG TIẾT14
HĐ 4: HD rèn lỗi chính tả.
HĐ 5: Củng cố thông qua các phần thực hành.
HĐ 6 : chuẩn bị 
“Luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả.”
HS thực hành 
I. Cách viết chữ: a , ă , â , b , c , d , đ , e , ê f , g , h , i , k , l , m , n , o , ô, ơ , p , q , r s , t , u , ư , v , w , y , z
II. Viết đoạn văn và rèn chữ viết, lỗi chính tả:
 * Yêu cầu: 
-Kể được các sự việc, nhân vật và hành động chính trong phần đầu truyện Con hổ có nghĩa. (Bà Trần đỡ đẻ cho hổ), Không nhầm sang đoạn 2.
-Diễn đạt rõ cốt truyện. Ngôi kể thứ nhất, kể theo tưởng tượng,.
-Chữ viềt rõ ràng, ít sai chính tả, trình bày sạch, đẹp,.
-Viết bài văn hoàn chỉnh (MB,TB,KB)
*Dàn bài:	
a.MB: -Giới thiệu được hoàn cảnh Tôi giúp hổ 
	-Tâm trạng của tôi giúp hổ 
b.TB: Kể lại quá trình giúp hổ mắc xương.
	-Ban đầu tôi sợ như thế nào? 
	-Sau đó giúp hổ gỡ được xương trong họng
 -Giúp hổ xong như thế nào? 
-Khi mất con hổ nhớ công ơn như thế nào?
c.KB: Nêu kết quả và tác dụng của việc giúp đỡ hổ
	(HS có thể diễn đạt bằng cách khác nhưng bảo đảm được nội cơ bản) 
III. HS bắt lỗi chính tả chéo nhau. 
*Chuẩn bị:“Luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả.”
Rút kinh ngiệm: 
	-Gv: .
	-Hs: ..
Ngày soạn: 15/12/2008 Tuần 19 (29/12 -3/1/2009) Lớp: 61 +62 +63
KIỂM TRA HỌC KÌ I
BẢNG CHỦ ĐỀ
LOẠI ĐỀ: THI HỌC KỲ I- MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 6
TT
Chủ đề
Yêu cầu kỹ năng
Phân phối thời gian
Hệ thống kiến thức
Các dạng bài tập
1
Truyện cười
-Hiểu, nắm được truyện cười vận dụng vào thực hành bài tập.
15’
-Các truyện cười
-Trả lời câu hỏi.
2
Tính từ, cụm tính từ
Nắm được từ loại tính từ, cụm tính từ.
15’
-Tính từ, cụm tính từ
-Thực hành bài tập
3
Kể chuyện tưởng tượng
-Hiểu và kể được chuyện tưởng tượng.
-Vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Ngữ văn Tập làm văn kể chuyện tưởng tượng
60’
-Truyện Con hổ có nghĩa(truyện thứ nhất)
-Kể theo ngôi thứ nhất.
-Làm bài tập làm văn
BẢNG MỨC ĐỘ
LOẠI ĐỀ: THI HỌC KỲ I - MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6.
TT
Chủ đề
Tái hiện
Vận dụng 
đơn giản
Vận dụng 
tổng hợp
Vận dụng suy luận
1
Truyện cười
-Câu:1
(2 điểm)
-Câu: 2
(1 điểm)
2
Tính từ, cụm tính từ
-Câu: 3
(1 điểm)
-Câu: 4
(1 điểm)
3
Kể chuyện tưởng tượng
-MB: 1 điểm.
-KB: 1 điểm.
-TB: 3 điểm
ĐỀ THI HỌC KỲ I.
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 6
Thời gian: 90’ (không kể chép đề).
I.Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1.Thế nào là truyện cười? Truyện cười có những đặc điểm nào? Kể tên các truyện cười đã được học và đọc thêm? (2 điểm)
2. Nêu nội dung cơ bản của một truyện cười mà em đã được học và đọc thêm? (1 điểm).
3. Cụm từ “đã già nhiều rồi” thuộc cụm từ loại nào? Chỉ ra từ loại đó? (1 điểm).
4. Các từ: “đẹp ; xấu”. Hãy cho biết:
	a. Thuộc từ loại nào? (0,25 điểm).
	b. Từ: “đẹp; xấu” có thể kết hợp với từ nào để tạo thành danh từ? (0,25 điểm)	
	c. Đặt câu với mỗi danh từ vừa tạo thành? (0,5 điểm)
	II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKI - NGỮ VĂN - LỚP 6 
Năm học 2008 – 2009 
I. Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1. Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.(1 điểm)
- Đặc điểm của truyện cười: Có yếu tố gây cười. Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng con người tới cái tốt đẹp. (0,5 điểm)
-Các truyện cười đã được học và đọc thêm: Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Đẽo cày giữa đường. (0,5 điểm)
2. Nêu được nội dung cơ bản của một truyện cười mà em đã được học và đọc thêm (Tuỳ vào khả năng trình bày của học sinh) .(1 điểm)
3.- Cụm tính từ .(0,5 điểm)
 - Tính từ: Già .(0,5điểm)
4. a. Thuộc từ loại: Tính từ.(0,25 điểm)
 b. Từ: “đẹp; xấu” có thể kết hợp với từ Cái để tạo thành danh từ 
 - Cái đẹp; Cái xấu (0,25 điểm)
 c. - Cái đẹp luôn được mọi người yêu chuộng. (0,25 điểm)
 - Cái xấu bị mọi người lên án. (0,25 điểm)
II.Tập làm văn (5 điểm)
 * Yêu cầu: 
-Kể được các sự việc, nhân vật và hành động chính trong phần đầu truyện Con hổ có nghĩa. (Bà Trần đỡ đẻ cho hổ), Không nhầm sang đoạn 2.
-Diễn đạt rõ cốt truyện. Ngôi kể thứ nhất, kể theo tưởng tượng,.
-Chữ viềt rõ ràng, ít sai chính tả, trình bày sạch, đẹp,-Viết bài văn hoàn chỉnh (MB,TB,KB)
*Dàn bài:
a.MB: -Giới thiệu được hoàn cảnh Tôi đi đỡ đẻ..(0,5 điểm) 
 	-Tâm trạng của tôi khi bị hổ xuất hiện bắt đi (0,5 điểm) 
b.TB: Kể lại quá trình đỡ đẻ cho hổ cái.
 	-Ban đầu tôi sợ như thế nào? (0,5 điểm) 
	 -Sau đó hổ đưa tôi đến đâu? (0,5 điểm) 
-Gặp hổ cái trong tình trạng như thế nào? (0,5 điểm) 
 	-Tôi đã quan sát và giúp hổ cái đẻ như thế nào? (0,5 điểm) 
	 -Sau khihổ cái đẻ xong, hổ đực đã làm những việc gì? (1 điểm) 
c.KB:Nêu kết quả và tác dụng của món bạc mà hổ tặng tôi sống qua được mùa đói kém như thế nào? Giúp đỡ mọi người xung quanh ra sao? (1 điểm) 
	(HS có thể diễn đạt bằng cách khác nhưng bảo đảm được nội cơ bản) Ngày soạn: 28/12. Ngày dạy: 29/12/2009	 Lớp: 61
TIẾT : 76 TRẢ BÀI THI HỌC KỲ I 
I. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh 	
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản, tập làm văn, Tiếng Việt.
- Vận dụng kiến thức của học sinh.
- Đánh gía bài viết của Hs, sửa bài cho học sinh.
II. Chuẩn bị: Gv: chấm bài và sửa bài Hs: sửa bài.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
HĐ CỦA THẦY&TRÒ
KIẾN THỨC
HĐ1 :Trả bài cho học sinh
HĐ2 : Đánh giá bài làm của học sinh. 
+Giỏi: 4
+Khá: 10
+TB:13
+Yếu:4
+Kém:11
HĐ3 : Sửa bài theo yêu cầu đề bài.
HĐ4 : Hs sửa bài theo yêu cầu
HĐ5 : Đọc các bài tương đối khá.
 -Phương, Quý, Huế Tâm, Thuỷ. 
HĐ6 : 
-Dặn dò: Chuẩn bị xem lại bài và soạn bài “Bài học đường đời đầu tiên”
Nội dung kiến thức tiết 74, 75
Rút kinh nghiệm:
Gv :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hs:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TUẦN 19
Ngày soạn: 10/12 Ngày dạy: 18/12 Lớp: 81, 82, 83
KIỂM TRA BÁM SÁT.
Thời gian: 15’
I.Yêu cầu: 
-Đánh giá kết quả việc học bám sát của học sinh, vận dụng kiến thức, nắm lại kiến thức. 
-Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra của học sinh.
-Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
 II. Chuẩn bị: 
-GV: Soạn để kiểm tra và in đề.
-HS: Học bài và làm bài, có hiệu quả.
III. Quá trình lên lớp: 
Phát đề kiểm tra. 
Học sinh làm bài sau 15’, nộp bài.
IV. Đánh giá giờ làm bài của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN 6 HKICHAN.docx