Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhậnđược những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu - và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa.

2. Kĩ năng.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

3. Thái độ.

- Có tình cảm yêu quí, kính trọng người bà.

B. Chuẩn bị

- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài

- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 11: Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 / 11 /2006 
Ngày dạy: 26 / 11 /2006 
A: Bài 11: Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt )
 Tiết: 56+57. Đọc - hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Cảm nhậnđược những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu - và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa.
2. Kĩ năng.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
3. Thái độ.
- Có tình cảm yêu quí, kính trọng người bà.
B. Chuẩn bị 
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài
- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
Đọc thuộc lòng - diễn cảm bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và trình bày ngắn gọn: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ; chủ đề bài thơ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : ( 1’)
Trong bài Tiếng gà gáy trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7 ) , anh lính trẻ trên nẻo đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô ( cũ ) lại nhớ về bà mình, khi đang hàng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV nêu yêu cầu đọc:
Giọng tình cảm chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi.
?GV yêu cầu học sinh tìm hiểu cấu trúc văn bản?
GV định hướng cho hoc sinh hướng tìm hiểu bài thơ
? Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
( Hình ảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước? )
? Em hãy chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu - bếp lửa?
? Qua đó em thấy tình cảm gì được biểu hiện?
?Có một âm thanh xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh gì?
? Em hãy nêu ý nghĩa của âm thanh đó?
? Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ, về bà và về bếp lửa?
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh " nhóm bếp lửa "
? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần?
? Mỗi lần h/ả bếp lửa được nhắc lại có nét riêng gì? Hình tượng thơ đó chứa đựng điều gì sâu kín?
?Khái quát nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
?Ngoài ý nghĩa nói về tình bà cháu bài thơ còn có ý nghĩa nào khác?
GV yêu cầu học sinh làm bài tập
-Đọc
-Độc lập
-Phát hiện
- Cảm nhận
-Phân tích
-Khái quát
-Phát hiện
-Trình bày
-Phát hiện
-Cảm nhận
-Phát hiện
-Suy luận
-Khái quát
-Suy luận
-Làm độc lập
I. Đọc - tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm
* Đọc
* Từ khó.
* Cấu trúc văn bản.
- Thể loại: Thơ mới tám tiếng câu, vần chân - liền.
- Bố cục: Cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc.
- Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Khổ 2,3,4,5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
- Khổ cuối: Người cháu dã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu.
Kỉ niệm tuổi thơ bên bà.
+ Thiếu thốn gian khổ
 ( đất nước khó khăn vì chiến tranh )
+ Bà sớm hôm chăm chút.
+ Kỉ niệm về bà - tuổi thơ - bếp lửa.
" Khói hun nhoèn - nghĩ mũi còn cay - bếp lửa bà nhen "
*Bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đầy chăm chút của bà.
( Bà "bảo cháu nghe..."
- Tiếng chim tu hú giục giã, khắc khoải, da diết.
+ Tiếng tu hú sao mà...
+ Tu hú ơi chẳng đến ở ...
* Tiếng tu hú gợi hoài niệm, gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu. Khái niệm nhớ nhung tình yêu thương tha thiết của bà.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa.
-> người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng.
+ Bà tần tảo hi sinh, chăm lo cho mọi người.
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm"
-Từ bếp lửa được nhắc lại 7 lần và 1 lần với từ khói bếp và hai lần nói đến ngọn lửa.
-Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
-Một bếp lửa ấp iu nồng đượm...
->H/ả bếp lửa gắn liền với h/ả người bà tần tảo chắt chiu thương con, thương cháu hết mực hi sinh tất cả cho con, cho cháu...
III. Tổng kết
* Nghệ thuật
-Hình tượng bếp lửa với ý nghãi thực và biểu tượng cùng với hai h/ả chi tiết: mùi khói và tiếng chim tu hú bổ sung, kết hợp thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồi tưởng và suy ngẫm, hòi tưởng.
* Nội dung:
-bài thơ thể hiện triết lí sâu sắc đó là những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời.
-Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình yêu quê hương gia đình, làng xóm và cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước.
IV. Luyện tập:
-Dựa vào bài thơ em hãy chứng minh câu thơ: Ôi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ ) 
-Hoàn thành bài tập phần luyện tập.
-Soạn bài sau
B: Bài 12. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 ( Nguyễn Khoa Điềm )
Hướng dẫn tự học
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thơì kì lịch sử này.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện cho học sinh biết cảm thụ một bài thơ.
3.Thái độ:
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học. Trân trọng tấm lòng của bà mẹ Dâm tộc Tà ôi đối với cách mạng.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên: Chuẩn bị bài , nghiên cứu tài liệu.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 0 )
* Hoạt động 2:Giới thiệu bài : ( 1’ )
Nếu như ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính ta bắt gặp hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyền đường trường sơn tự tin, lạc quan trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ thì đến bài thơ Khúc hát ru những em bé lơn lên trên lưng mẹ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ cho người đọc thấy được h/ả những bà mẹ Tà - Ôi hết lòng với cách mạng, với kháng chiến. Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 20 phút )
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung cần đạt
GVyêu cầu học sinh đọc chú thích SGK.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV: Nêu yêu cầu đọc
-Giọng thiết tha ngọt ngào.
GV đọc, học sinh đọc.
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
? Nêu bố cục bài thơ? Nội dung từng phần?
? Trung tâm cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là gì?
? Em có cảm nhận gì về cấu trúc bài thơ?
? Cấu trúc này gần với loại hình nghệ thuật nào?
GV định hướng cách tiếp cận văn bản.
?Hình ảnh người mẹ trong bài thơ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng đoạn thơ như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về công việc của người mẹ?
?Tấm lòng của bà mẹ được thể hiện qua từng việc làm đó là gì?
GV khái quát chuyển ý
?Đọc những câu thơ thể hiện tình cảm và mong ước của người mẹ?
?Em có suy nghĩ gì về những ước mơ của người mẹ?
? Mơ ước của người mẹ được thể hiện gián tiếp qua h/ả nào?
?Cách thể hiện đó mang ý nghĩa gì?
?Tình cảm, ước mơ, công việc của người mẹ có mối liên hệ như thế nào?
?Sự phát triển ước mơ của bà mẹ như thế nào?
?Tình cảm của người mẹ thể hiện ở hai câu thơ Mặt trời của bắp...trên lưng như thế nào?
?Qua tình cảm, ước vọng của bà mẹ qua ba khúc hát ru người đọc cảm nhận được tình cảm gì của nhân dân ta trong kháng chiến?
GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
I. Hướng Dẫn Đọc
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.(sgk)
*.Đọc.
* Từ khó.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Biểu cảm - Tự sự - Miêu tả.
* Ba khúc ru: Mỗi khúc hát ru 2 khổ.
-Khúc hát của người mẹ thương con, thương bộ đội.
-Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
-Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
-Người mẹ Tà-ôi thương con, thương bộ đội, dân làng và đất nước.
->Tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương.
- Âm nhạc.
II..Hướng dẫn đọc- Hiểu văn bản.
1.Hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
-Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
-Mẹ tỉa bắp...mẹ lao động sản xuất phục vụ kháng chiến.
-Mẹ chuyển lán...mẹ bảo vệ lự lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm cao.
-Công việc vất vả, nặng nhọc.
-> Mẹ là người biết chịu đựng gian khổ, người mẹ bền bỉ, quyết tâm trong công việc, lao động, kháng chiến .
2. Tình cảm và ước mong của mẹ.
-Mẹ mong con trở thành người có sức khỏe phi thường Vung chày lún sân...
-Mơ cho hát bắp lên đều.
-Mơ được gặp Bác Hồ.
->Ước mơ giản dị những mang ý nghĩa lớn đó là mơ ước cuộc sống thanh bình , đất nước độc lập, thống nhất.
-Qua hình ảnh Con mơ cho mẹ...
->Thể hiện niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con.
-Mối liên hệ tự nhiên chặt chẽ, giã gạo nuôi bộ đội -> mơ con có sức khỏe làm nhiều việc lớn.
-Đang tỉa bắp nên mơ ước con mơ cho mẹ hạt bắp trắng ngần...
-Địu con giành trận cuối nên mơ đất nước thống nhất được gặp Bác Hồ...
-> Bà mẹ mơ ước ngày càng lớn rộng, hòa cùng cuộc kháng chiấn gian khổ của quê hương, đất nước.
-H/ả mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh tượng trưng: con là mặt trời của em, con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi, thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống
->Qua tình cảm, ước mơ của bà mẹ nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đấ nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ SGK/155
IV.Luyện tập
- Yếu tố tự sự trong bài thơ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ, bền bỉ, dẻo dai 
( vừa sản xuât nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu ) của nhân dân ta ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ )
- Nghệ thuật, nội dung chủ yếu của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ - Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: ánh trăng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 56 - VH.doc