Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Kì II - Trường THCS Bắc Hà

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Kì II - Trường THCS Bắc Hà

TIẾT 91 + 92

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học .

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:

 - Giáo viên : Các tư liệu về tác giả, tác phẩm

 III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức lớp: 1

 2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Dạy bài mới.

 a) Giới thiệu bài:

 Là học sinh các em phải thường xuyên đọc sách nhưng đã bao giờ các em suy nghĩ về công dụng của sách về phương pháp đọc sách như thế nào cho tốt chưa ? Để giúp các em hiểu hơn về vấn đề này. Để đọc sách cho có hiệu quả hơn chúng ta hãy gặp gỡ học giả Chu Quang Tiềm qua văn bản:

” Bàn về đọc sách”.

 

doc 316 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Kì II - Trường THCS Bắc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19 - bài 18
 Văn bản 
Bàn về đọc sách
 (Trích) – Chu Quang Tiềm -
kết quả cần đạt
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu; biết đặt câu có khởi ngữ.
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Ngày soạn: 05/1/2009
Ngày dạy : 15/1/2009
tiết 91 + 92
đọc – hiểu văn bản
I- Mục tiêu cần đạt: 
	1- Kiến thức:
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	3. Giáo dục: Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn, trân trọng yêu quý đối với , người thày và sự ham đọc, học ...
II- Chuẩn bị của giáo viên – học sinh:
	- Giáo viên : Các tư liệu về tác giả, tác phẩm
	III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
 Là học sinh các em phải thường xuyên đọc sách nhưng đã bao giờ các em suy nghĩ về công dụng của sách về phương pháp đọc sách như thế nào cho tốt chưa ? Để giúp các em hiểu hơn về vấn đề này. Để đọc sách cho có hiệu quả hơn chúng ta hãy gặp gỡ học giả Chu Quang Tiềm qua văn bản:
” Bàn về đọc sách”.
	b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích 
	Mục tiêu: Học sinh nắm được sơ lược về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Đọc chú thích ?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Điềm ?
? Dựa vào chú thích hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ?
* GV: Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền đạt lại cho thế hệ sau.
? Đọc văn bản trích ?
? Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ?
? Nêu bố cục của văn bản ? và nêu nội dung của từng phần ?
Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Văn bản được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” viết năm 1995. Do dịch giả Trần Đình Sử dịch.
- 2 học sinh đọc.
- Bố cục : 3 phần.
+ Đầu -> từ mới: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Lịch sử - lực lượng: Khó khăn với thiên lý sai lệch khi đọc sách.
+ Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
 I- Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Tác phẩm.
- Xuất xứ
- Đọc
- Bố cục 3 phần
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị của văn bản . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Văn bản trên thuộc loại văn bản nào ?
? Đọc và nêu nội dung chính của 2 đoạn đầu ?
? Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách được tác giả lập luận như thế nào ?
? Qua đó nhận thức được gì về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển.
=> Tuy nhiên việc đọc sách không hề dễ ràng nó cũng có những khó khăn và thiên hướng sai lệch.
? Đọc đoạn văn tiếp theo ?
? Tác giả đã nêu những đặc điểm của sách ngày nay như thế nào ?
? Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chỉ ra những thiên hướng sai lạc thường gặp như thế nào trong viẹc đọc sách?
? Bản thân em khi đọc sách đã gặp những khó khăn gì ?
=> Để khắc phục những khó khăn trên tác giả đã giới thiệu phương pháp đọc sách như thế nào ?
? Theo ý kiến tác giả thì cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
? Khi đã lựa chọn được sách đọc thì cần đọc như thế nào cho có hiệu quả ? 
? Chu Quang Tiềm đã nêu lên những kinh nghiệm đọc sách như thế nào ?
? Theo Chu Quang Tiềm, ngoài việc tiếp thu nội dung sách việc đọc sách còn giúp ta rèn luyện những vấn đề gì?
? Qua việc tìm hiểu trên em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? (giáo viên tích hợp các phép phân tích tổng hợp sắp học )
? Qua bài viết của Chu Quang Tiềm em học tập được gì khi viết văn nghị luận ?
? Đọc ghi nhớ SGK ?
- Thuộc văn bản nghị luận.
- Sách đã ghi chép, có đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, nung nấu suốt mấy ngàn năm qua.
- Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn trí thức và là cơ sở để làm cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.
- Không thể tiến lên thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá- học thuật nếu như không biết kế thừa, xuất phát từ thành tựu của các thời đại đã qua.
Hết tiết 1
- Ngày nay sách rất phong phú và đa dạng có nhiều quyển có chất lượng nhưng cũng có những quyển còn hời hợt còn kém chất lượng.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Trước tiên là việc lựa chọn sách đọc.
- Không tham đọc nhiều mà phải đọc có lựa chọn.
- Đọc kĩ sách chuyên môn chuyên sâu, kết hợp với đọc sách thưởng thức và loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận ...
- Không nên đọc lướt qua, đọc trang trí và vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm nhất là đối với các quyển có giá trị.
- Không đọc tràn lan, theo hứng thú cá nhân, cần đọc có kế hoạch có hệ thống.
- Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
- Nội dung tách rời lập luận thấu tình đạt lí, các ý kiến xác đáng .
- Trình bày bằng cách phân tích cụ thể bằng giọng trò truyện tâm tình thân ái...
- Thuyết phục người đọc bằng cách viết giàu hình ảnh so sánh 
- Viết văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục.
- Học sinh đọc
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Nội dung sách.
- ý nghĩa.
2. Những khó khăn và các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 - Sách nhiều không chuyên sâu.
- Sách nhiều khó lựa chọn.
3. Bàn về phương pháp đọc sách.
a) Lựa chọn sách đọc
- Đọc có lựa chọn.
- Đọc sách chuyên môn
b) Phương pháp đọc
- Đọc có suy nghĩ nghiền ngẫm
- Không đọc tràn lan.
=> Rèn tính cách và chuyện học làm người.
* Ghi nhớ
(SGK – Tr.7)
Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
1. Văn bản “Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
2. ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản?
A. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
C. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá.
D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
IV. Hướng dẫn học và làm bài về nhà
- Nắm được nội dung bài học.
-Viết bản thu hoạch về kinh nghiệm đọc sách.
- Soạn bài mới : Tiếng nói của văn nghệ
Ngày soạn:05/1/2009
Ngày dạy :17/1/2009
Tiết 93
Khởi ngữ
I- Mục tiêu cần đạt: 
	1- Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là đề tài của câu chứa nó (Câu hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ?)
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
	2. Kỹ năng: sử dụng khởi ngữ.
II- Chuẩn bị của giáo viên – học sinh:
	- Bảng phụ ghi ví vụ
III- Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- GV kiểm tra bài soạn của HS 
 3. Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
	Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Để tìm hiểu thêm về sự giàu đẹp của tiếng Việt bài hôm nay chúng ta sẽ học một bộ phận của câu đó là khởi ngữ.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của khởi ngữ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên treo bảng phụ ghi các ví dụ trong SGK.
? Đọc các ví dụ ở bảng phụ ?
? Lên bảng xác định thành phần chủ - vị của câu ?
? Nêu vị trí của các từ in đậm trong câu ?
? Phần in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ ?
? Cái gì là đối tượng được nói đến trong các câu này ?
? Các đối tượng đó được thể hiện ở phần nào ?
? Vậy phần in đậm ở câu đó là khởi ngữ. Qua đó em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
? ở các ví dụ trên thường có các từ ngữ nào đứng trước khởi ngữ ?
? Đọc ghi nhớ trong SGK ? 
? Cho 1 ví dụ về khởi ngữ ? Hoặc tìm trong các văn bản đã học ?
- Học sinh đọc bảng phụ
- Học sinh xác định thành phần câu.
- Đứng trước chủ ngữ.
- Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
 Câu a là “anh”
 Câu b là “giàu”
 Câu c là “Các thể thức trong lĩnh vực văn nghệ.
-> Đều được đề cập ở phần in đậm.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thể có thêm các quan hệ từ về, đối với.
 - Học sinh đọc ghi nhớ.
 - Học sinh lấy ví dụ.
I- Đặc điểm về công dụng của khởi ngữ.
 1. Ví dụ
a) anh
b) Giàu.
c) Các thể thức trong lĩnh vực văn nghệ.
2) Kết luận.
- Khái niệm
- Đặc điểm
* Ghi nhớ 
(SGK – Tr.8)
Bài tập trắc nghiệm:
1. Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Tôi thì tôi xin chịu.
B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau.
D. Cá này rán thì ngon.
2. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất.
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh.
D. Người thông minh nhất lớp là nó.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập.
	Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết được các yêu cầu của bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cầN ĐạT
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
- Giáo viên gọi mỗi học sinh làm một phần và gọi nhận xét ?
- Giáo viên nhận xét tổng hợp.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
? Gọi 2 học sinh lên bảng viết mỗi học sinh một phần
? Gọi nhận xét.
 - Giáo viên chữa bài.
Giáo viên cho học sinh làm bài viết đoạn theo nhóm. Mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng viết đoạn văn theo đề tài khác nhau trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu có khởi ngữ.
- Tìm khởi ngữ ở các câu.
a) Điều này.
b) Đối với chúng mình
c) Một mình.
d) Làm khí tượng
e) Đối với nhau.
- Chuyển các từ in đậm thành khởi ngữ
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- Học sinh làm việc viết đoạn theo nhóm.
II- Luyện tập
1. Bài 2
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3
IV. Hướng dẫn học và làm bài về nhà
- Nắm được nội dung của bài (đặc điểm, công dụng của khởi ngữ).
- Làm những bài tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Các thành phần biệt lập.
Ngày soạn: 10/1/2009
Ngày dạy : 18/1/2009
Tiết 94
Phép phân tích và tổng hợp
I- Mục tiêu cần đạt: 
	1- Kiến ... : Dựa vào cơ sở nào để phân chia thể loại VH
- Trong thực tiễn từ xưa đến nay.
- Những đặc điểm hiện tượng đời sống XH.
- Phương thức phản ánh.
- Cách thức tổ chức.
- Ngôn ngữ của tác phẩm
V - Các thể loại VH đã học trong chương trình THCS
1/. Khái niệm
H: Vậy thể loại văn học là gì?
- Là khái niệm về HTNT của TP VH chỉ sự thống nhất giữa 1 loại ND với 1 dạng HT VB và phương thức chiếm lĩnh đ/s.
H: Có thể phân chia thể loại VH như thế nào?
- Theo quan điểm phương Tây: 3 loại trữ tình tự sự, kịch.
- Theo quan điểm của trường ĐHSPHN: trữ tình, tự sữ, kịch, NL
- Có quan điểm khác: thơ, truyện ký, kịch, NL, ...
2/. Các quan điểm phân chia thể loại.
H: Nêu đặc điểm của TLVH?
- Mang tính đặc thù của mỗi nền văn học 
- Mỗi thể loại sinh ra, duy trì biến đổi, tiêu biến trong 1 thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
- Là đặc điểm quan trọng hàng đầu để tìm hiểu đọc, hiểu tác phẩm văn học.
3/. Đặc điểm của TLVH
H: Nêu sự phân loại và định nghĩa từng loại cụ thể của tác phẩm VHDG trong chương trình đã học.
H: Nêu tên truyện hoặc đọc 1 câu, 1 bài ca dao ngắn, nêu những thể loại VHDG nào chưa được học trong chương trình THCS?
H: Nêu 1 số thể loại văn học trung đại.
H: Phân tích niêm luật, vần, nhịp trong 1 bài thơ đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú?
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh nêu tên
- Trữ tình trung đại
- Tự sự trung đại
- Nghị luận trung đại
- Học sinh phân tích
4/. Một số thể loại văn học dân gian
5/. Một số thể loại văn học trung đại.
H: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chậm lại nội dung phần ghi nhớ?
H: Trình bày sự khác nhau giữa truyện Con hổ có nghĩa và Chiếc lược ngà về chữ viết, thể loại, ngôi kể, cách kể, nhân vật, bố cục truyện.
H: Các thể loại nghị luận hiện đại trong chương trình TLV THCS được phân loại như thế nào? Vận dụng xác định thể loại VBNL cụ thể cho các VB sau?
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Học sinh xác định
IV - Tổng kết
Bài tập luyện tập:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lưòi mà em cho là đúng:
1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nghị luận?
A. Tiếng nói văn nghệ.
B. Những ngôi sao xa xôi.
C. Bàn về đọc sách.
D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
2. Bài thơ nào sau đây không có trong sách Ngữ văn 9?
A. Mùa xuân nho nhỏ.
B. Viếng lăng Bác.
C. Nói với con.
D. Ông đồ
3. Nối tên tác phẩm ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp:
A
B
Bến quê
Tấm lòng yêu thương, sẻ chia của con người với nhau trong cuộc sống.
Những ngôi sao xa xôi
Sự thức tỉnh ở mọi người niềm trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống, quê hương.
Rô-bin-xơn Cru-xô
Cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của con người khi bị đẩy vào cảnh ngộ khó khăn.
Con chó Bấc
Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
Bố của Xi-mông
IV - Hướng dẫn học và làm bài về nhà
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị cho bài "Kiểm tra tổng hợp cuối năm"
Ngày soạn: 03/05/2005
Ngày dạy : 12/5/2007
Tiết 169 + 170
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
i - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sgk NV9 trước hết là tập 2.
- Tích hợp với TV. TLV và đ/s.
- Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học 1 cách tổng hợp, Nhận diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
ii - Chuẩn bị của giáo viên – học sinh
GV: Nêu các đề bài và đáp án.
HS: Học lại các bài ôn tập, đọc lại SGK toàn cấp.
iii - Các bước lên lớp
1 - ổn định tổ chức
2 - Nội dung bài mới
*/. Đề bài
PhòNG GIáO DụC KIếN AN
Đề kiểm tra học kì II
TRƯờNG thcs bắc hà
Năm học 2006- 2007
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề )
-------------------------------------
1. đề BàI
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
 1. Ai là tác giả của bài "Nói với con"?
A. Hữu Thỉnh
B. Y Phương
C. Thanh Hải
D. Chế Lan Viên
2. Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi?
A. Sinh 1924 - mất 2003
B. Từng là tổng thư ký hội nhà văn
C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng
D. Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
3. Bài thơ nào được tác giả sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt và thể hiện khát vọng làm đẹp cho đời?
A. Viếng lăng Bác
B. Mùa xuân nho nhỏ
C. Con cò
D. Sang thu
4. Đề tài chủ yếu của bài thơ "Con cò"?
A. Tình cha con
B. Tình yêu cuộc sống
C. Tình bà cháu
D. Tình mẹ con
5/. Dòng nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ "Viếng lăng Bác"?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
 B. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc viếng Bác.
C. Những suy nghĩ về đất nước của nhà thơ khi vào lăng Viếng Bác.
D. Lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
6. Tác phẩm ‘’Những ngôi sao xa xôi’’ không phải là tác phẩm chính luận bởi vì:
A. Trình bày vấn đề bằng hệ thống luận điểm.
B. Phương thức biểu đạt chủ yếu là lập luận.
C. Có cốt truyện, nhân vật, dùng ngôn ngữ kể chuyện.
D. Triển khai luận điểm bằng hệ thống luận điểm, luận chứng.
7. Câu thơ: ‘’Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về’’
 (Sang thu - Hữu Thỉnh)
Giàu giá trị biểu cảm bởi biện pháp tu từ?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. ẩn dụ
D. Hoán dụ
8. "Hình như" là thành phần biệt lập gì?
A. Phụ chú
B. Gọi đáp
C. Tình thái
D. Cảm thán
* Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 9 đ 16)
‘’Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đó ........... có cái mủng đội trên đầu"
 (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
9. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Thẫn thờ
B. Xứ xở
C. Háo hức
D. Lấp loáng
10. Những cụm từ: "Bỗng thẫn thờ", "tiếc không nói nổi"; "nhớ một cái gì đấy" là:
A. Cụm C - V
B. Cụm danh từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm động từ
11. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Lập luận
 12. Đoạn trích kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ 3 số ít
B. Ngôi thứ nhất số ít
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi thứ ba số nhiều
13. Nhân vật "Tôi" trong đoạn trích là ai?
A. Chị Thao
B. Chị Nho
C. Phương Định
D. Tác giả
14. Nhân vật "Tôi" trong đoạn trích được khắc hoạ ở phương diện nào?
A. Tâm trạng
B. Diện mạo
C. Hành động
D. Ngôn ngữ
15. Điểm đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt có giá trị biểu cảm.
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
C. Cách kể chuyện tự nhiên sinh động.
D. Cách xây dựng tình huống hấp dẫn.
16. Câu văn "Phải, có thể những cái đó .. hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh" thuộc kiểu ngôn ngữ tự sự nào?
A. Ngôn ngữ đối thoại
B. Ngôn ngữ độc thoại thành lời
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
D. Ngôn ngữ của người kể chuyện
II) Phần tự luận (6đ)
Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê qua cảm nhận của em.
2/. Đáp án - Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1
C
9
B
2
C
10
D
3
B
11
A
4
D
12
B
5
D
13
C
6
C
14
A
7
A
15
A
8
C
16
C
 II. Phần tự luận : 6 điểm
1/. Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Phương Định
2/. Thân bài (0,5đ)
a) Bộc lộ cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định với những đặc điểm, tính cách tiêu biểu như tâm hồn trong sáng, dũng cảm hồn nhiên và tinh thần lạc quan bất chấp cuộc sống chiến đấu ác liệt đầy gian khổ hy sinh.
- Những đặc điểm tính cách này được thể hiện thông qua:
 + Sự quan sát, đánh giá cuộc sống về việc phá bom và các đồng đội của mình.
+ Sự hồi tưởng về tuổi thơ.
+ Đặc biệt là tâm trạng trong một lần phá bom.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình và đời sống nội tâm, tạo tình huống để bộc lộc tính cách.
b) Từ sự cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ nói chung và Phương Định nói riêng, càng hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, nhưng cũng rất vẻ vang, oanh liệt và càng thêm quý trọng giá trị của độc lập tự do dân tộc.
3/. Kết bài (0,5đ)
- ấn tượng sâu sắc đối với bản thân.
- Liên hệ bài học đối với bản thân.
IV – Hướng dẫn học và làm bài về nhà
- Chuẩn bị bài: Thư (điện chúc mừng thăm hoi)
Ngày soạn:8/05/2005
Ngày dạy: 14/5/1007
Tiết 171 + 172
Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi
i -Mục tiêu cần đạt
- Nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Nắm được cách viết một bức thư, điện.
- Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
ii. Chuẩn bị mẫu một bức điện
iii. Các bước lên lớp
1 - ổn định tổ chức 
2 - Kiểm tra bài cũ
3 - Nội dung bài mới
*/. Vào bài
*/. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV giải thích ngắn gọn về thể loại văn bản (thư) điện chúc mừng và thăm hỏi?
Hoạt động 1: Xác định các tình huống cần gửi thư, điện
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn mục I.1
H: Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
- Học sinh đọc
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khoảng trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
1/. Các tình huống
+ Thăm hỏi và chia buồn
+ Thăm hỏi và chia vui
H: Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao?
- Có 2 loại chính
+Thăm hỏi và chia vui
+Thăm hỏi và chia buồn
- Khác nhau về mục đích
+Thăm hỏi chia vui: Biểu dương, khích lệ những thành tích sự thành đạt, .. người nhận.
+ Thăm hỏi chia buồn: động viên an ủi đề người nhận cố gắng
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết thư (điện)
GV hướng dẫn học sinh nắm được quy trình viết thư (điện)
H: Bước 1 cần phải làm gì?
H: Bước 2 ghi nội dung gì?
H: Bước 3 phải làm gì?
H: Vậy quy trình viết 1 bức the (điện) gồm mấy bước, gồm những bước nào?
Chú ý: Bước 2 ghi ngắn gọn đủ nội dung, bước 3 không chuyển nên không tính cước, nhưng người gửi phải ghi đầy đủ rõ ràng.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn học sinh tự làm
GV yêu cầu học sinh trình bày
GV đọc cho học sinh trình bày
GV đọc cho học sinh một số bài tham khảo.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
- Ghi nội dung bức thư (điện)
- Ghi họ tên, địa chỉ người gửi.
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh làm
- Hcọ sinh trình bày
2/. Cách viết thư (điện)
- Gồm 3 bước:
- Bước 1 ghi họ tên địa chỉ người nhận.
- Bước 2 ghinội dung
- Bước 3: Ghi họ tên địa chỉ người gửi
*Ghi nhớ: SGK
3/. Luyện tập
iv. Hướng dẫn học và làm bài về nhà
- Học sinh luyện tập viết thư và điện
- Chẩn bị tiết trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9(30).doc