A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
-Hệ thống kiến thức về văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các yếu tố nghệ thuật khác.
-Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
-Rẽn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả gồm đủ ba phần.
3. Thái độ:
-Có ý thức vận dụng phần lí thuyết đã được học vào tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị.
-Giáo viên: Nghiên cứu ra đề phù hợp đối tượng.
-Học sinh: Ôn tập văn thuyết minh
Ngày soạn: 22 / 9 / 07 Ngày giảng: 24 / 9 / 07 Tiết 14-15: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: -Hệ thống kiến thức về văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các yếu tố nghệ thuật khác. -Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả. 2. Kĩ năng: -Rẽn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả gồm đủ ba phần. 3. Thái độ: -Có ý thức vận dụng phần lí thuyết đã được học vào tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị. -Giáo viên: Nghiên cứu ra đề phù hợp đối tượng. -Học sinh: Ôn tập văn thuyết minh C. Tiến trình các tổ chức hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra 1.Sĩ số: Vắng: Có lí do: Không có lí do: 2. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. *Hoạt động 2: Viết bài . I.Đề bài Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em: Điện Biên. II.Yêu cầu chung. -Học sinh viết tạo lập văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật: miêu tả, các biện pháp tu từ... -Văn viết rõ ràng rành mạch, lời văn giàu cảm xúc. -Bố cục rõ ràng. III.Yêu cầu cụ thể. a.Mở bài: -Giới thiệu di tích lịch sử, thắng cảnh ở Điện Biên. -ý nghĩa khái quát của di tích lịch sử. b.Thân bài: -Di tích đó có từ bao giờ, hình ảnh bao quát về khu di tích. - Giới thiệu cụ thể di tích đó về mọi mặt theo trình tự hợp lí. -ý nghĩa của di tích với người dân địa phương . - ấn tượng về di tích của bản thân. c.Kết bài: -Khẳng định vai trò ý nghĩa của di tích, tình cảm của bản thân. IV. Cách cho điểm. -Phần mở bài 1 điểm ( Mỗi ý 0,5 điểm) -Phần thân bài: 6 điểm ( Mỗi ý 1,5 điểm) -Phần kết bài : 1 điểm -Bố cục bài viết rõ ràng, liên kết chặt chẽ :1 điểm. -Văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc: 1 điểm *Lưu ý: -GV chỉ cho điểm các phần tối đa khi các phần đó nằm trong chỉnh thể của bài viết của bài viết . -Viết đúng phương pháp đặc trưng của kiểu bài, văn viết mạch lạc có sức thuyết phục. *Hoạt động 4: thu bài-nhận xét. * Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. -Về nhà: Ôn kiến thức văn thuyết minh. -Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương.
Tài liệu đính kèm: