Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

 ( Trích: Truyện Kiều) Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều,cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2.Kĩ năng.

-Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả diễn đạt cao.

3.Thái độ.

- Cảm thông chia sẻ với những nỗi bất hạnh mà Kiều phải gánh chịu.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

+Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích
 ( Trích: Truyện Kiều) Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều,cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả diễn đạt cao.
3.Thái độ.
- Cảm thông chia sẻ với những nỗi bất hạnh mà Kiều phải gánh chịu.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
+Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân ? Nêu cảm nhận của em về đoạn trích đó?
* Hoạt động 2: Khởi động( 1’ )
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn tủi nhục, phẫn uất nàng quết định tự vẫn.Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu đê tiện hơn, tàn bạo hơn.Để hiểu rõ được tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV giới thiệu vị trí đoạn trích.
GV: Nêu yêu cầu đọc
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm chú ý ngắt nhịp trong các câu thơ.
GV: Đọc mẫu - Gọi học sinh đọc - Nhận xét.
GV giải nghĩa các từ khó để học sinh bước đầu cảm nhận được văn bản.
? Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
? Em có nhận xét gì về kết cấu này?
GV định hướng cách tìm hiểu văn bản.
GV: Gọi học sinh đọc 6 câu thơ đầu.
?Sáu câu thơ đầu đã giới thiệu với người đọc điều gì?
?Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được hiện lên như thế nào?
? Dựa vào chú thích 1, 2, 3 em hãy cho biết không gian, vị trí của lầu Ngưng Bích như thế nào?
?Hai từ khóa xuân trong câu thơ được hiểu như thế nào?
GV: Kiều thực chất bị giam lỏng ở một nơi hoang vắng mênh mông, một mình một bóng, thiếu vắng bóng dáng con người.
? Hình dung của em về thân phận Kiều lúc này?
?Trong hoàn cảnh đó tâm trạng, cuộc sống của Kiều được thể hiện qua câu thơ nào?
?Em hình dung được gì về tâm trạng, cuộc sống của Kiều qua hai câu thơ đó?
?Từ bẽ bàng đã thể hiện tâm trạng của Kiều lúc này là gì?
?Qua 6 câu thơ đầu giúp em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và cảnh ngộ của Kiều?
GV: Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, vắng lặng trơ trọi, rợn ngợp là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn, buồn tuỉ của nàng Kiều. Đây là một trong những câu thư tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong Truyện Kiều.
GV giải thích tả cảnh ngụ tình: mượn cảnh vật để bày tỏ tâm trạng.
GV yêu cầu học sinh đọc 8 câu thơ tiếp.
? Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ tới những ai?
?Nhớ Kim Trọng Kiều đã nhớ những kỉ niệm nào của tình yêu? Nàng suy nghĩ những gì về mình?
?Qua đây ta thấy khi nhớ tới Kim Trọng tâm trạng của Kiều như thế nào?
?Nhớ thương một tình yêu trong cảnh ngộ mình đang gặp bất hạnh điều đó cho thấy Kiều là con người như thế nào?
?Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện qua những câu thơ nào?
?Từ những chú thích và điển tích 8,9, 10,11 em hiểu gì về nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều?
?Qua những biểu hiện nỗi nhớ cha mẹ của Kiều em hiểu gì về tấm lòng của Kiều với cha mẹ?
? Qua việc miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Nguyễn Du?
?Vì sao cùng là miêu tả nỗi nhớ mà Nguyễn Du lại để cho Kiều nhớ đế Kim Trọng trước điều đó có hợp lí không?Vì sao?
?Qua nỗi nhớ của Kiều em cảm nhận gì về nhân vật này?
GV:Yêu cầu học sinh đọc 8 câu cuối.
?Có những cảnh nào được tả trong tám câu thơ cuối?
?Những hình ảnh đó được hiên lên theo trình tự nào?
?Mỗi nét cảnh lại gợi lên nỗi buồn riêng của Kiều em hãy chỉ rõ?
? Cảnh miêu tả ở 8 câu cuối là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều theo em đó là tâm trạng gì? 
? Tám câu cuối tác giả sử dụng rất nhiều điệp ngữ, từ láy cho biết giá trị biểu cảm của cách dùng từ ngữ đó?
GV: Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo, Nguyễn Du đã khắc họa được bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh trong đó nổi lên tâm trạng Kiều bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ vô vọng...Cùng với tâm trạng cô đơn thương nhớ ở hai phần trên phần cuối của đoạn trích đã góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thỏa và nhân hậu của Thúy Kiều.
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
? Nguyễn Du có thái độ và tình cảm như thế nào với nhân vật? 
GV Khái quát gọi HS đọc ghi nhớ
?Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Ngôn ngữ độc thoại?
-Nghe, ghi
- Học sinh đọc.
-Theo dõi văn bản - Trả lời.
-Phát hiện
-Nhận xét
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Hình dung
-Giải thích
-Nghe
-Hình dung
-Phát hiện
-Hình dung
-Liên tưởng
-Khái quát
-Nghe
-Ghi
-Đọc
HS đọc 8 câu tiếp theo
-Phát hiện
-Phân tích
-Khái quát
-Nhận xét
-Phát hiện
-Lí giải
-Nhận xét
-Khái quát
-Lí giải
-Đánh giá
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phân tích
-Phân tích nhận
xét
-Suy luận
-Nghe
-Khái quát
-Nhận xét
HS đọc ghi nhớ
-Giải thích
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
Vị trí đoạn trích: 
Nằm ở phần 2 ( Gia biến và lưu lạc) đoạn trích gồm 22 câu thơ từ câu 1033 đến câu 1054.
*Đọc.
*Giải nghĩa từ khó.
- Đại ý: Đoạn trích miêu tả tỉ mỉ tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 3 phần
+Phần 1: 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+Phần 2: 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
+Phần 3: 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
-Kết cấu chặt chẽ, hợp lí, lô gíc.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Sáu câu thơ đầu.
-Tình cảnh cô đơn của Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
-Không gian mênh mông, hoang vắng. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Khoá xuân : Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
-Kiều đơn độc bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
-Đứng trên lầu cao nhìn ra xung quanh vắng lặng mênh mông ngày đêm Kiều chỉ còn sớm hôm bạn bè cùng với đèn, mây...
-Tâm trạng ngao ngán, vô vọng
-Thiên nhiên mênh mông hoang vắng.Kiều rơi vào tình cảnh cô đơn tuyệt đối. Nàng trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, không một bóng người.
2.Tám câu tiếp theo: Nỗi nhớ của Kiều.
-Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
*Nỗi nhớ Kim Trọng.
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng...
...Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
-Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích.
-Nàng thấy thương mình, nuối tiếc mối tình đầu..không biết bao gìơ mới gột rửa được tấm hoen ố trong lòng.
-Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa.
-Sâu sắc thủy chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
-Kiều hình dung cảnh tượng cha mẹ tựa cửa ngóng trông tin tức nàng.
-Kiều day dứt, xót thương cha mẹ tuổi già sức yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng.
-Tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật miêu tả tài tình, và rất tinh tế của nhà thơ mỗi nỗi nhớ được thể hiện bằng ngôn ngữ và sắc thái khác nhau.
-Tác giả để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với qui luật tâm lí, vừa thể hiện tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du Bởi dù sao với cha mẹ Kiều đã phần nào đền đáp được công sinh thành con với tình yêu Kiều luôn day dứt mình xa Kim Trọng không một lời từ biệt.
-Kiều là người tình thuỷ chung, người có hiếu thảo. Người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3.Tám câu thơ cuối: Nỗi đau buồn da diết triền miên của Kiều
-Thuyền, chân mây, mặt đất, mặt sóng...khung cảnh thiên nhiên quanh Kiều.
-Cảnh hiện lên từ xa đến gần.
-Nhìn cánh buồm gợi nỗi nhớ quê hương.
-Cánh hoa trôi nàng lại buồn về số phận Hoa trôi bèo dạt của mình.
-Nhìn cảnh đồng cỏ, chân mây mặt đất mờ mịt... nàng liên tưởng đến nỗi vô vọng của mình.
-Cảnh tiếng sóng vỗ mặt duềnh khiến cho nàng có tâm trạng lo sơ, hãi hùng trước những tai họa rình rập đe dọa mình.
-Cảnh trong tâm trạng của Kiều.
-Nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ dự cảm giông bão nổi nên xô đẩy dập vùi cuộc đời Kiều.
- Điệp từ ''Buồn trông'' mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn điệp khúc của khổ thơ là điệp khúc tâm trạng
- Nỗi buồn cô đơn, đau đớn xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại.
2. Nội dung: 
- Tác giả cảm thương cho tình cảm của Thuý Kiều. 
- Ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung nhân hậu.
* Ghi nhớ: sgk/96
IV.Luyện tập.
- Mượn cảnh vật để bày tỏ tâm trạng.
-Ngôn ngữ độc thoại:là lời nói thầm bên trong nhân vật tự nói với chính mình.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Phân tích đoạn thơ cuối để thấy rõ đặc điểm nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 16/10/ 07 
Ngày giảng: 19/10/ 07 
Bài 6+ 7
 Kiều ở lầu Ngưng Bích
 	 Tiết 31: Tự học có hướng dẫn
1.Kiến thức.
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều,cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả diễn đạt cao.
3.Thái độ.
- Cảm thông chia sẻ với những nỗi bất hạnh mà Kiều phải gánh chịu.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
+Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân ? Nêu cảm nhận của em về đoạn trích đó?
* Hoạt động 2: Khởi động( 1’ )
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn tủi nhục, phẫn uất nàng quết định tự vẫn.Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu đê tiện hơn, tàn bạo hơn.Để hiểu rõ được tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Nội dung cần đạt
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm chú ý ngắt nhịp trong các câu thơ.
- Học sinh đọc.
? Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
-Phát hiện
-Theo dõi văn bản - Trả lời.
? Em có nhận xét gì về kết cấu này?
-Nhận xét
?Sáu câu thơ đầu đã giới thiệu với người đọc điều gì?
thảo luận
? Dựa vào chú thích 1, 2, 3 em hãy cho biết không gian, vị trí của lầu Ngưng Bích như thế nào?
? Hình dung của em về thân phận Kiều lúc này?
-Hình dung
?Em hình dung được gì về tâm trạng, cuộc sống của Kiều qua hai câu thơ đó?
-Liên tưởng
?Qua 6 câu thơ đầu giúp em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và cảnh ngộ của Kiều?
Thảo luận
?Nhớ thương một tình yêu trong cảnh ngộ mình đang gặp bất hạnh điều đó cho thấy Kiều là con người như thế nào?
?Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện qua những câu thơ nào?
?Từ những chú thích và điển tích 8,9, 10,11 em hiểu gì về nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều?
?Qua những biểu hiện nỗi nhớ cha mẹ của Kiều em hiểu gì về tấm lòng của Kiều với cha mẹ?
? Qua việc miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Nguyễn Du?
-Khái quát
?Vì sao cùng là miêu tả nỗi nhớ mà Nguyễn Du lại để cho Kiều nhớ đế Kim Trọng trước điều đó có hợp lí không?Vì sao?
?Qua nỗi nhớ của Kiều em cảm nhận gì về nhân vật này?
Thảo luận
?Có những cảnh nào được tả trong tám câu thơ cuối?
?Những hình ảnh đó được hiên lên theo trình tự nào?
?Mỗi nét cảnh lại gợi lên nỗi buồn riêng của Kiều em hãy chỉ rõ?
? Cảnh miêu tả ở 8 câu cuối là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều theo em đó là tâm trạng gì? 
-thảo luận
? Tám câu cuối tác giả sử dụng rất nhiều điệp ngữ, từ láy cho biết giá trị biểu cảm của cách dùng từ ngữ đó?
thảo luận
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
Thảo luận
? Nguyễn Du có thái độ và tình cảm như thế nào với nhân vật? 
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
Vị trí đoạn trích: 
Nằm ở phần 2 ( Gia biến và lưu lạc) đoạn trích gồm 22 câu thơ từ câu 1033 đến câu 1054.
*Đọc.
- Đại ý: Đoạn trích miêu tả tỉ mỉ tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 3 phần
+Phần 1: 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều.
+Phần 2: 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
+Phần 3: 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
-Kết cấu chặt chẽ, hợp lí, lô gíc.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Sáu câu thơ đầu.
-Tình cảnh cô đơn của Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
-Không gian mênh mông, hoang vắng. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
-Kiều đơn độc bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
-Thiên nhiên mênh mông hoang vắng.Kiều rơi vào tình cảnh cô đơn tuyệt đối. Nàng trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, không một bóng người.
2.Tám câu tiếp theo: Nỗi nhớ của Kiều.
-Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
*Nỗi nhớ Kim Trọng.
-Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa.
-Sâu sắc thủy chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi.
-Kiều hình dung cảnh tượng cha mẹ tựa cửa ngóng trông tin tức nàng.
-Kiều day dứt, xót thương cha mẹ tuổi già sức yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng.
-Tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật miêu tả tài tình, và rất tinh tế của nhà thơ mỗi nỗi nhớ được thể hiện bằng ngôn ngữ và sắc thái khác nhau.
-Kiều là người tình thuỷ chung, người có hiếu thảo. Người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3.Tám câu thơ cuối: 
Nỗi đau buồn da diết triền miên của Kiều
-Thuyền, chân mây, mặt đất, mặt sóng...khung cảnh thiên nhiên quanh Kiều.
-Cảnh hiện lên từ xa đến gần.
-Nhìn cánh buồm gợi nỗi nhớ quê hương.
-Cánh hoa trôi 
-Nhìn cảnh đồng cỏ, chân mây mặt đất mờ mịt... nàng liên tưởng đến nỗi vô vọng của mình.
-Cảnh tiếng sóng vỗ mặt duềnh -Cảnh trong tâm trạng của Kiều.
-Nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ dự cảm giông bão nổi nên xô đẩy dập vùi cuộc đời Kiều.
- Điệp từ ''Buồn trông'' mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn điệp khúc của khổ thơ là điệp khúc tâm trạng
- Nỗi buồn cô đơn, đau đớn xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại.
- Tác giả cảm thương cho tình cảm của Thuý Kiều. 
- Ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung nhân hậu.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Phân tích đoạn thơ cuối để thấy rõ đặc điểm nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31 - VH.doc