Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 143 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 143 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

I. Mục tiêu: Giúp hs:

- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật và con người đất Quảng: những cánh rừng loòng boong sai quả; những người chiến sĩ dũng cảm, nhân hậu.

 - Nhận ra chất Quảng trong những trang viết đậm chất trữ tình.

- Bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu núi rừng thiên nhiên xứ Quảng, lòng tự hào về sản vật và con người đất Quảng.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh tác giả Thu Bồn.

 - Tranh ảnh về rừng loòng boong.

III. Tiến hành:

 1. ỔN định:

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 143 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
 Tiết : 42
TRONG RừNG LÒNG BOONG
NS : 
ND: 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật và con người đất Quảng: những cánh rừng loòng boong sai quả; những người chiến sĩ dũng cảm, nhân hậu.
 - Nhận ra chất Quảng trong những trang viết đậm chất trữ tình.
- Bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu núi rừng thiên nhiên xứ Quảng, lòng tự hào về sản vật và con người đất Quảng.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh tác giả Thu Bồn.
 - Tranh ảnh về rừng loòng boong.
III. Tiến hành:
 1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- Hd học sinh đọc đoạn trích.
- Hd học sinh tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Cảnh rừng lòng boong được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Qua đó ta thấy tình cảm của tác giả đối với rừng lòng boong và quê hương QN ntn?
- Tìm những chi tiết liên quan đến Thận?
- Anh có lời nói và cử chỉ ntn?
- Qua đó em thấy Thận là người ntn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nêu đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm?
- Nội dung của đoạn trích?
Hoạt động 4: củng cố.
- Hãy tìm các phương ngữ QN ở đoạn trích?
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
- Thảo luân nhóm và tl.
- Phát biểu.
- TL.
- Tìm hiểu và TL.
- Phát biểu tự do.
- Cách kể chuyện hấp dẫn.
- Miêu tả đặc sắc, đầy cảm xúc trữ tình, xen miêu tả vào những đoạn tự sự.
- Tl và đọc ghi nhớ.
- TL
I. đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a. Tác giả, tác phẩm.
- Thu Bồn (1935- 2003) tên thật là Hà Đức Trọng, quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông nhận được khá nhiều giải thưởng văn học. Tác phẩm của ông rất đa dạng và phong phú.
- Truyện ngắn Trong rừng loòng boong được viết năm 1973, kể về Thận một chiến sĩ nhiều năm trời sống một mình trong rừng loòng boong để bảo vệ kho đạn.
b. Từ khó:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong:
- Cảnh rừng lòng boong được miêu tả bằng những nét bút tinh tế, qua cái nhìn ngập tràn tình yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và niềm yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống của tác giả.
- Bức tranh rừng loòng boong vào mùa quả chín đầy sắc màu, hình ảnh và âm thanh của sự sống tươi vui.
2. Vẻ đẹp của nhân vật Thận.
- Là một người lính đầy tinh thần trách nhiệm, có ý thức rèn luyện, siêng năng. cần cù.
- Có tấm lòng yêu thương loài vật sâu sắc.
* Một người con đất Quảng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, âm thầm hy sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, dũng cảm, cần cù, nhân hậu.
III. tổng kết.
Ghi nhớ: Sgk
4. Dặn dò: - Học bài.
 - Chuẩn bị bài “ Đồng chí”.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 13
Tiết : 63
Chương trình địa phương phần văn
Về THÔI EM
NS : 
ND: 
I. Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được:
- Tình quê da diết thể hiện qua nỗi nhớ thương quay quắt của những người con QN xa xứ.
- Sự tinh tế của tác giả trong việc đã chọn lọc để đưa vào bài thơ những hình ảnh, địa danh và cả những ý tưởng ca dao đậm đà chất QN.
 II. Chuẩn bị:
- Quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh.
- Tranh ảnh tác giả, tác phẩm.
III. Tiến hành:
1. ổn định:
2. Kiểm tra : Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân? Qua đó em hiểu gì về người nông dân VN trong cuộc kháng chiến chông quân xâm lược?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chung.
- Hướng dẫn HS đọc 
- HD hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết.
- Bài thơ là lời tâm tình của ai, về điều gì? Tâm tình ấy được thể hiện ntn?
- Những sản vật bình dị nào của QN đã được đưa vào bài thơ với ý nghĩa như là những gì thân thương đầy tự hào của quê hương QN?
- Ngoài những đặc sản đó nhân vật trữ tình còn nhớ gì nữa?
- Tấm lòng của người đi xa ntn đối với quê hương?
- Tìm những câu ca dao QN trong bài thơ? Dụng ý của tác giả khi đưa những câu ca dao ấy vào bài thơ?
Hoạt động 3. Tổng kết.
- Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được tình cảm gì của tác giả?
Hoạt động 4. Củng cố.
- Ch hs nghe bài hát đã được phổ nhạc từ bài thơ.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- TL. 
- Đó là chén rượu hồng đào, ngọn rau khoai trườn lên nổng cát, hình ảnh con cá chuồn, trái mít trên nguồn, tiếng đờn Miếu Bông.
- Thương người dân xứ Quảng và cha mẹ.
- Không nguôi nhớ về đất quê, tình quê, nguyện giữ mãi tấm lòng với quê hương.
- TL
- TL và đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
a. Tác giả, tác phẩm:
- Dương Quảng Anh sinh năm 1946, quê ở Bình Lâm, Thăng Bình. Ông có thơ đăng trên một số báo, tạp chí.
- Bài thơ Về thôi em được viết cuối năm 1997, là lời tâm tình trong nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của con người xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết.
b. Từ khó:
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình:
- Nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình gắn liền với những cảnh vật, đặc sản của quê hương.
- Là nỗi nhớ thương người dân xứ Quảng và cha mẹ sống rất ân tình, chịu thương, chịu khó.
- Là tấm lòng sắt son với quê hương.
2. Nghệ thuật bài thơ:
- Bài thơ đưa vào rất thành công và rất tự nhiên những câu ca dao đất Quảng cũng như các địa danh, các sản vật quen thuộc tạo thành một chất nền tình cảm đậm đà chất Quảng.
4. Dặn dò: - Học bài.
 - Chuẩn bị bài “Lặng lẽ Sa Pa ”
5. Rút kinh nghiợ̀m:
Tuần: 22
Tiết: 101
chương trình địa phương 
Từ NGữ ĐịA PHƯƠNG
NS: 18/1/2009
ND:21/1/2009
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương
- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
- Có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống, thấy được vai trò của tiếng địa phương, biết nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phươngtrong những văn bản, tìm hiểu cách sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp.
 II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị hệ thống các từ ngữ địa phương.
III. Tiến hành:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
 3. Tiến hành các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
1a. Yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ địa phương chỉ các các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- Cho hs đọc vd 1a ở SGK
+ Nhút: món ăn bằng xơ mít muối trộn (Nghệ Tĩnh).
+ Bồn bồn: một loại cây thân mềm sống ở nước có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở vùng Tây Nam bộ.
- Cho thêm một số vd như:
+ Loòng boong: Còn gọi là lòn bon, bòn bòn, một loại cây ăn quả, lá kép lẻ, quả tròn thành chùm, có 5 múi, 5 vách ngăn, cùi ngọt. Cây này thích hợp ở Đại Lộc, Tiên Phước.
+ Khoai chà: Khoai nấu chín chà lên rổ thưa cho vụn, phơi khô, dành làm thực phẩm, đặc sản của Quảng Nam.
+ Rượu Trà din: Một loại rượu được lấy từ mủ của cây trà đin, màu đục uống rất ngon. Cây này thích hợp ở Tây Giang, Nam Giang.
+ Lòi tói: Dây xích lớn dùng để buộc tàu thuyền ở Nam Bộ.
- Yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ.
- GV bổ sung, nhận xét.
1b. Gv yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ địa phương giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
- Gv cung cấp cho học sinh một số từ ở bảng sau, rồi yêu cầu học sinh điền thêm vào.
P.ngữ Bắc
P.ngữ Trung
P.ngữ Nam
Thấy
Chộ
Thấy
Không
Nỏ, mô
Không
Xấu hổ
Mắc tịt, dị, dị òm
Mắc cỡ
Xa
Ngái
Xa
Cha
Ba
Ba
1c. Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ địa phương giống về âm nhưng khác nhưng khác nghĩa với những từ ngữ khác trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
- Gv cung cấp cho học sinh một số từ ở bảng sau, rồi yêu cầu học sinh điền thêm vào.
P.ngữ Bắc
P.ngữ Trung
P.ngữ Nam
ốm (Đau)
ốm (Gầy)
ốm (Gầy)
Hòm (Đồ đựng)
Hòm (Quan tài)
Hòm (Quan tài)
Nón (Nón lá)
Nón (Nón lá)
Nón (Mũ)
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
- Cho học sinh thảo luận các câu hỏi ở bài tập 2:
+ Vì sao những từ ngữ địa phương ở BT 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và từ ngữ toàn dân?
- Giáo viên có thể bổ sung thêm: 
+ Hiện tượng ở BT1a chỉ là hiện tượng mang tính ngoại lệ, chiếm tỉ lệ không đáng kể
+ Một số từ ngữ dịa phương xuất hiện và dần dần phổ biến trên cả nước thành từ toàn dân. Ví dụ : sầu riêng, chôm chôm, lòn bòn...
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
- GV hướng dẫn HS tìm từ ngữ thuộc phương ngữ nào? Có tác dụng gì?
Hoạt động 5. Củng cố.
- Tìm từ ngữ ở địa phương em?
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi BT1.
- Đọc vd 1a.
- Tìm vd.
- HS làm BT 1b vào bảng mà giáo viên đã kẻ ở bảng phụ, sau đó ghi vào vở
P. ngữ Bắc
P. ngữ Trung
P. ngữ Nam
- HS làm BT 1c vào bảng mà giáo viên đã kẻ ở bảng phụ, sau đó ghi vào vở.
P. ngữ Bắc
P. ngữ Trung
P. ngữ Nam
HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Vì sự ra đời của những từ ngữ đó gắn liền với điều kiện tự nhiên cụ thể (và đời sống xã hội cụ thể) mang tính riêng biệt ở từng vùng miền nước ta. Vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
- HS quan sát 2 bảng mẫu (b), (c) ở BT1 và trả lời.
+ Từ ngữ thuộc ngôn ngữ toàn dân: cá quả, lợn, ngã (b), ốm (c).
HS đọc đoạn trích 4.
- Chi, rứa, nờ, chi răng, tui, mụ, thuộc phương ngữ Trung.
- Nhấn mạnh phẩm chất tâm hồn người dân Quảng Bình, làm tăng sự sống đông, gợi cảm của tác phẩm.
4. Dặn dò: - Sưu tầm các từ ngữ địa phương.
	 - Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 29
Tiết: 133
 chương trình địa phương 
PHầN tậP LàM VĂN
NS:20/3/2010
ND:24/3/2010
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Biết cách tổ chức và trình bày quan điểm của mình thông qua một bài văn ngắn có nội dung viết về một vấn đề địa phương.
- Có thêm những hiểu biết về truyền thống đạo lí của quê hương.
- Có ý thức chia sẻ và có tình yêu thương, có cách nhìn đúng đắn về vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị bài văn có nội dung về một vấn đề địa phương.
III. Tiến hành:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
 3. Tiến hành các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách trình bày cho học sinh.
- Kiểm tra bài soạn của học sinh.
- Hd hs điều chỉnh bài văn theo dàn ý sau:
I. Mở bài:
 + Lời dẫn vào bài.
 + Giới thiệu tình người đẹp đẽ ở Quảng Nam.
II. Thân bài: 
 1. Giải thích, chứng minh vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam.
 a. Tình người và các khía cạnh nội dung về tình người đẹp đẽ ở quê em.
 - Tình người là tình cảm yêu mến, lòng thương yêu giữa con người với nhau.
 - Tình người đẹp đẽ ở quê em là tình cảm cao đẹp của người dân Quảng Nam dành cho nhau. Đó là tình yêu thương; sự thông cảm, sẻ chia; sự che chở, đùm bọc và giúp đỡ của người xứ Quảng trong cuộc sống.
- Cơ sở hình thành tình người đẹp đẽ trong tâm hồn người dân xứ Quảng:
+ Từ thưở mở đất, người dân xứ Quảng đã có ý thức đoàn kết, yêu thương nhau vượt qua những khó khăn, thử thách của thiên nhiên và cuộc sống.
+ Vấn đề tình người là vấn đề gắn với bản chất và truyền thống đạo lí nhân hậu, đẹp đẽ ngàn đời của người dân xứ Quảng. Vấn đề đó càng được củng cố và phát triểncao hơn trong cuộc sống hôm nay.
b. Những biểu hiện của tình người đẹp đẽ:
2. Nhận định, đánh giá vấn đề tình người đẹp đẽ trong bối cảnh đời sống riêng của người dân Quảng Nam và trong đời sống chung của dân tộc:
- Tình người đẹp đẽ đó có ý nghĩa động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân xứ Quảng trong học tập và xây dựng đất nước.
- Tình người đẹp đẽ ở quê hương QN là sự biểu hiện cụ thể của những đạo lí đẹp đẽ của toàn dân dân tộc VN như “Thương người như thể thương thân”.
III. Kết bài:
- Khẳng định tình người đẹp đẽ của con người QN từ xưa đến nay.
- Tự hào về truyền thống tương thân tương ái của quê hương, quyết tâm học tập và sống sao cho xứng đáng với truyền thống ấy. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận và trình bày.
- Cho hs thảo luận nhóm để thống nhất lên trình bày trước lớp.
- Cử mỗi nhóm 2 hoặc 3 em lên trình bày bài văn.
- Các nhóm còn lại nhân xét.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Giáo viên đọc bài văn mẫu cho hs tham khảo. 
- Hs điều chỉnh theo hd của giáo viên.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
4. Dặn dò
 - Viết hoàn chỉnh lại bài viết.
 - Chuẩn bị bài viết số 5.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 31
Tiết : 143
Chương trình địa phương
ĐóNG GóP CủA PHƯƠNG NGữ QUảNG NAM
NS:2/4/2010
ND:7/4/2010
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận ra được sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam trong việc bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ chung.
	- Cảm nhận được sự đóng góp của phương ngữ QN trong việc góp phần mang lại sắc thái QN trong những tác phẩm văn chương viết về QN.
 - Thể hiện thái độ trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của phương ngữ QN.
 II. Chuẩn bị:
	- Từ ngữ của các phương ngữ QN.
III. Tiến hành:
 1. ổn định
2. Kiểm tra : Sự chẩn bị của HS.
3. Tiến hành các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm những từ ngữ các vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Quảng Nam.
- Gv kẻ bảng phương ngữ vào bảng phụ và yêu cầu hs thảo luận tìm những từ ngữ các vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Quảng Nam.
Hoạt động 2: Những đóng góp của phương ngữ Quảng Nam vào vốn từ chung của dân tộc.
- Hd hs thảo luận về những đóng góp của phương ngữ QN vào vốn từ chung của dân tộc.
- Gv nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Hd học sinh tìm những từ ngữ vùng miền khác tương ứng với các phương ngữ QN trong các thơ văn.
- Gv ghi vào bảng phụ các tài liệu thơ văn về năm thể loại (Tục ngữ, ca dao, truyện cổ, văn xuôi, thơ), yêu cầu hs thảo luận tìm ra những từ ngữ vùng miền khác tương ứng với các phương ngữ in đậm.
Hoạt động 4: Hd học sinh tìm hiểu về đóng góp các phương ngữ QN trong những tác phẩm văn chương.
- Hd hs thảo luận về những đóng góp của phương ngữ QN trong những tác phẩm văn chương.
- Gv nhận xét và kết luận.
Hoạt động 5: Củng cố.
- Cho hs tìm thêm các phương ngữ QN.
- Hs thảo luận để tìm ra từ ngữ các vùng miền khác tương ứng phương ngữ QN.
- Trình bày theo nhóm và ghi vào bảng phụ.
- Hs thảo luận.
- Trình bày.
- Thảo luận và trình bày.
- Hs thảo luận.
- Trình bày.
1. những từ ngữ các vùng miền khác tương ứng với phương ngữ Quảng Nam:
Các phương diện thể hiện
Phương ngữ Quảng Nam
Từ ngữ các vùng miền khác
Dùng để xưng hô
Ba
Bậu
Tui
Tau
Cha
Bạn
Tôi
Tôi
Dùng để gọi tên người, sự vật, sự việc
Cái tộ
Con óc nóc
Chặp
Con trùn
Cái tô
Con nòng nọc
Lát (nữa)
Con giun
Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái
Biểu
Lui cui
Mần
Rinh
Ráng
Té
Rúi (trí)
Bảo
Lúi húi
Làm
Bưng
Gắng
Ngã
Rối (trí)
Từ ngữ chỉ tính chất đặc điểm mức độ
Dặn xăn
Bự
Hung
Lủ khủ
Túi (trời)
Bự chát
Bận rộn
To
Dữ
Rất nhiêu
Tối (trời)
Rất to
2. Những đóng góp của phương ngữ Quảng Nam vào vốn từ chung của dân tộc:
- Góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ ngữ chung của dân tộc.
3. Những từ ngữ vùng miền khác tương ứng với các phương ngữ QN trong các thơ văn:
Thể loại
Phương ngữ QN
Nghĩa của từ trong văn cảnh
Từ ngữ vùng miền khác
Tục ngữ
ghè
coi
Lọ sành dùng để đựng nước
Xem xét để đối phó
Chum, vại
Xem
Ca dao
Mần
Sáo
Nhớm
Chưn
Bớ
Nậu
Làm
Trộn
Nhón
Chân
Hỡi
Bạn
Làm
Trộn
Nhón
Chân
Hỡi
Bạn
Truyện cổ
Chặp
Ni
ải
Chi
ních
thiệt
Lát
Nay
Uể oải
Gì
ăn cho thật nhiều
Thực
Lát
Nay
Uể oải
Gì
ăn
Thực
Văn xuôi QN
Trật lất
Dòm, coi
Đỗi mô hè
Tui
Mập mập
Mô
ốm
Rất sai
Nhìn, xem
Chỗ nào vậy
Tôi
béo béo
đâu
Gầy
Rất sai
Nhìn, xem
Chỗ nào vậy
Tôi
béo béo
đâu
Gầy
Thơ QN
ướ bậu
Hỡi bạn
Hỡi bạn
4. Đóng góp các phương ngữ QN trong những tác phẩm văn chương:
4. Dặn dò: - Tìm các phương ngữ QN và các từ ngữ các vùng miền tương ứng.
 -Chuẩn bị bài mới “ Biên bản”
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dia phuong van 9.Thao.doc