Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 46: Đồng chí

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 46: Đồng chí

( Chính Hữu)

A- Mục tiêu bài học: Giúp HS

- Cảm nhận được hình ảnh những người lính cách mạng và tình đồng chí, đồng đội của họ trong chiến đấu.

- Những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ: tả thực, hình ảnh gợi cảm , giàu ý nghĩa biểu tượng

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm

* Trọng tâm: Vẽ đẹp của tình đồng chí ,đồng đội của người lính

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị tranh ảnh ,bài hát

- HS: học bài – làm bài tập, soạn bài

C/- Lên lớp:

1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về bài thơ Đồng chí

2- Tổ chức chơi “ Trò chơi âm nhạc”

Tìm tên bài hát có các từ khoá chỉ về bộ phân thân thể của con người:

=>ĐỒNG CHÍ ( Các từ khoá : Đầu . trán , vai , miệng, chân )

HS nghe bài hát và vỗ tay mỗi khi các từ khoá d8ược cất lên

2- Giới thiệu:

Đã từ lâu hình tượng ngừơi lính đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế ,tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ bằng tên gọi thân thương nhất anh “ Bộ đội cụ Hồ”. Viết về đề tài người lính thì có nhiều tác giả nhưng để thành công thì không dễ mấy ai. Chính Hữu là một người chiến sĩ bằng cảm xúc thật trong cuộc kháng chiến ông đã viết thành công bài thơ Đồng Chí, một bài thơ trử tình hay của văn học thời kháng chiến chống Pháp

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 46: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 GV: TRẦN ĐĂNG TÁ 
Tiết : 47 GIÁO ÁN HỘI GIẢNG Ngày dạy: 29/10/2009 
Đồng Chí
( Chính Hữu)
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Cảm nhận được hình ảnh những người lính cách mạng và tình đồng chí, đồng đội của họ trong chiến đấu.
- Những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ: tả thực, hình ảnh gợi cảm , giàu ý nghĩa biểu tượng
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm
* Trọng tâm: Vẽ đẹp của tình đồng chí ,đồng đội của người lính
B- Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị tranh ảnh ,bài hát
HS: học bài – làm bài tập, soạn bài
C/- Lên lớp:
1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về bài thơ Đồng chí
2- Tổ chức chơi “ Trò chơi âm nhạc”
Tìm tên bài hát có các từ khoá chỉ về bộ phân thân thể của con người:
=>ĐỒNG CHÍ ( Các từ khoá : 	Đầu . trán , vai , miệng, chân )
HS nghe bài hát và vỗ tay mỗi khi các từ khoá d8ược cất lên
2- Giới thiệu:
Đã từ lâu hình tượng ngừơi lính đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế ,tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ bằng tên gọi thân thương nhất anh “ Bộ đội cụ Hồ”. Viết về đề tài người lính thì có nhiều tác giả nhưng để thành công thì không dễ mấy ai. Chính Hữu là một người chiến sĩ bằng cảm xúc thật trong cuộc kháng chiến ông đã viết thành công bài thơ Đồng Chí, một bài thơ trử tình hay của văn học thời kháng chiến chống Pháp
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Gọi HS đọc phần chú thích dấu *
- Tóm tắt tiểu sử tác giả? 
- Điều đặc biệt ở tác giả Chính Hữu là gì? ( Là nhà thơ và chiến sỹ tham gia cả 2 cuộc kháng chiến)
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Tác phẩm được rút từ tập thơ nào của tác giả?
- Bài thơ được đánh giá như thế nào ?
( Là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chíên chống Pháp)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đoc, hiểu văn bản
- Đọc hơi chậm để diễn tả những tình cảm cảm xúc được lắng lại, dồn nén
-Chủ đề của bài thơ viết về ai ?
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? ( thơ tự do)
- Được chia thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn? ( chia làm 3 đoạn)
-7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí
-10 câu tiếp theo: Những biểu hiện về tình đồng chí và sức mạnh của nó-
-3 câu cuối: Hình tượng giàu chất thơ về người lính
Hoạt động 3: Phân tích 
HS đọc 7 dòng đầu
H: 4 câu thơ đầu có hai hình ảnh sóng đôi , đối ứng nhau , đó là hình ảnh gì ? ( Anh – Tôi )
H:Em có nhận xét gì về cách xưng hô? Nó có tác dụng biểu hiện tình cảm ntn?
( gần gủi, thân mật)
H:Anh và tôi xa lạ, chẳng quen nhau nhưng có chung đặc điểm gì?được diễn đạt bằng hình ảnh nào ?
(Thành ngữ “nước măn đồng chua” cho chúng ta biết họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân nghèo khó)
H: Sự gặp gỡ của họ được mô tả như thế nào?
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu
H: Nghĩa tường minh( nghĩa đen) của hai cụm từ này là gì ?( Vũ khí sẳn sàng- gần nhau về không gian)
H: Cách nói ẩn dụ qua hình ảnh này cho ta biết họ cùng có chung điều gì nữa?
H Vì sao họ là những người xa lạ chưa từng biết nhau nhưng họ lạ cùng nhiệm vụ, chung lí tưởng?
 ( HS thảo luận)
- Từ mọi phương trời xa lạ, họ đã tập hợp lại trong hang ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen nhau. 
H: Điều khiến họ thân thiết với nhau hơn được thể hiện trong câu thơ nào?
H:Tri kỉ là gì ?( Thân thiết, gắn bó- một phạm vi hẹp cùa tình đồng chí)
H: Em hiểu câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” như thế nào? (Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.)
H: Như vậy tình đồng chí được phát triển theo trình tự nào? ( Xa lạ – quen – tri kỷ- đồng chí ) 
H Dòng thơ thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt?
 ( Cấu tạo bằng một từ, dấu chấm than-> Câu đặc biệt )
H: Cảm nhận của em về câu thơ đó?
( Tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện một lời khẳng định, đồng thời nó như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ)
-GV : Đi hết đoạn thơ, ta mới cảm nhận được cơ sở của tình đồng chí? ( Như thế là đồng chí)
- HS ghi sơ dồ 
GV: Và Đồng chi còn như thế này nữa
HS đọc 10 câu thơ tiếp 
GV: Khi tấm chăn đắp lại thì tấm lòng mở ra, anh hiểu tôi, tôi hiểu anh
H: Ba câu thơ đầu cho ta biết gì về hoàn cảnh và tình cảm của người lính ?
.H: Em hiểu từ mặckệ ở đây ntn?
Tư thế ra đi dứt khoát,nhưng sâu xa trong lòng họ vẫn nhớ da diết quê hương
H: Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Giếng nước, gốc đara lính" ?biện pháp tu từ nào được sử dụng ?đã nói lên điều gì ?
(làhình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương
cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
H: Hiện thựccuộc sống của ngườilính được tác giả ghi lại qua những chi tiết nào ?
- Biết từng cơn ớn lạnh.
- Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm, cấu trúc và hình ảnh trong đoạn thơ này?
 ( Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau diễn tả sự gắn bó, sẻ chia và tình thương yêu của những người cùng cảnh ngộ)
H: Emcảm nhân được gì về hiện thực cuộc sống của người lính lúc bấy giờ?
(tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính)
H: Phân tích hình ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" ?
( Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
H: Vậy biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí là gì ?
HS đọc 3 câu cuối
H: Những câu thơ này gợi cảnh tượng như thế nào?
( +”rừng hoang sương muối”: đêm lạnh vắng
 + “Đứng chờ giặc tới” : chủ động, sẵn sàng chiến đấu
 + “Đầu súng trăng treo”: Tâm hồn lãng mạn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.)
H: Hình ảnh trong những câu thơ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
( Đó là bức tranh đẹp về cuộc đời người lính )
- Trong bức tranh ấy có những hình ảnh nào gắn kết với nhau?
( Người lính, khẩu súng, vầng trăng )
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
( Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra bởi những liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng; chất chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ-> đó là những mặt bổ sung cho nhau và hài hoà trong một người lính)
H:Qua phân tích, em có nhận xét gì về cuộc sống của người lính?
( Tràn đầy niềm tin và sức mạnh dù hoàn cảnh còn khó khăn )
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết
H: Qua bài thơ, em cảm nhận gì về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp?
 (Giản dị mà cao cả, tâm hồn trong sáng, lạc quan )
H:Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc làm lên sức sống lâu bền của bài thơ?
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng hàm xúc, giàu sức gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Hình ảnh thơ sóng đôi, đối ứng nhau.
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài thơ
-Phân tích hình ảnh người lính cách mạng trong bước đầu kháng chiến chống Pháp
- Chuẩn bị : Tổng kết từ vựng (tt)
I/- Giới thiệu tác giả – tác phẩm:
1- Tác giả: Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc sinh 15 – 12 1926 mất ngày 27-11-2007 quê ở Hà Tĩnh. 
-Là nhà thơ và người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ
2-Tác phẩm:
- Sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( 1947 )
- Trích trong tập thơ “ Đầu súng trăng treo”
II. Đọc ,hiểu văn bản
1- Dọc tìm hiểu chú thích.
2- Chủ đề : Viết về người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp.
3- Thể thơ : tự do
4- Bố cục
II/- Phân tích:
1/- Cơ sở của tình Đồng Chí:
-Cùng hoàn cảnh xuất thân.
-Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng.
-Cùng chan hoà , gắn bó , thân thiết
=> Kết tinh của tình bạn tình người, thiêng liêng, cao qúy
+Hình ảnh sóng đôi.
+Vận dụng thành ngữ, điệp ngữ
+Cách nói ẩn dụ, từ ngữ chọn lọc, gần gũi
+ Câu thơ đặc biệt 
2/- Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí::
- Cảm thông: ( cảnh ngộ, tâm tư, nỗi lòng)
- Chia sẻ ( Gian lao vất vã, thiếu thốn)
- Thương yên,gắn bó tạo thêm sức mạnh
+Ẩn. dụ, nhân hoá.
+Câu thơ sóng đôi.
+Chi tiết , hình ảnh cụ thể , chân thực có sức gợi cao
3-Vẽ đẹp của người lính qua phiên gác
a-Là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội
- Nền, cảnh: Rừng hoang sương muối.
- Hình ảnh gắn kết: Người lính , khẩu súng, vâng trăng
Tình đồng chí tạo thêm sức mạnh
b-Là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ
-Súng: gần.- thực tại- chiến đấu- chiến sĩ
-Trăng: xa- mơ mộng - trử tình- thi sĩ
Kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn
+ Hình ảnh thơ vừa chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
III/- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: 
 - Chi tiết thơ: gần gủi , giản dị, tả thực, 
- Hình ảnh thơ:Sóng đôi
- Ngôn ngữ: Cô đọng, giàu sức biểu cảm
2- Nội dung: 
khắc họa hình ảnh người lính bình dị mà cao cả . Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ
Gọi hs đọc tiếp đoạn thơ (câu 8-17)
- Đọc đoạn 2.
2. Biểu hiện của tình đồng chí.
H: Tìm những hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm lên sức mạnh tinh thần của người lính Cách mạng ?
- Phát hiện, phân tích.
Ruộng nương anh..
..nhớ người ra lính.
Từ " mặc kệ" giúp em hiểu điều gì ?
- Phân tích 
-> chỉ thái độ ra đi 1 cách dứt khoát, không vướng bận, là sự biểu hiện 1 hy sinh lớn, 1 trách nhiệm lớn với non sông đất nước.
H: Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Giếng nước, gốc đara lính" ?biện pháp nt được sử dụng?
- Phân tích.
-> Là hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
-bp nhân hoá -> Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
H: Đọc những câu thơ tiếp ? 
?Em cảm nhận được gì qua những câu thơ trên ?
?Nhà thơ có cường điệu những khó khăn ấy lên không?
GV nói thêm về căn bệnh sốt rét thường gặp ở những người đã sống ở rừng 
- HS đọc 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Nêu cảm nhận : tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào ? Phân tích tác dụng ?
* HS thảo luận.
- Hình ảnh cụ thể, chân thực -> sự thiếu thốn, khó khăn trong thời kì cam go khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống P.
- Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau -> sự gắn bó, chia sẻ
. -Bút pháp tả thực,câu thơ sóng đôi-họ chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
H: Phân tích hình ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" ?
- Phân tích
-> Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
-T/c gắn bó sâu nặng,tình đồng chí đồng đội thiêng liêng
Trong bài thơ “Gía từng thước đất” nhà thơ đã viết:
 “Đồng đội ta 
 là hớp nước uống chung,bát cơm sẻ nửa
 là chia nhau một mảnh tin nhà ,
 Chia nhau cuộc đời
 chia nhau cái chết...”
Nhà thơ Tố Hữu khi vẽ chân dung anh vệ quốc trong bài “Cá nước”cũng với h/a cụ thể “Giọt giọt mồ hôi rơi/Trên má anh vàng nghệ/Anh vệ quốc quân ơi/Sao mà yêu anh thế”
H: Đọc 3 câu thơ cuối 
? 3 câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu ?
GV treo tranh vẽ –các em quan sát dựa vào ý thơ hãy tưởng tượng và dựng lại cảnh này?
- HS đọc
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
-quan sát tranh
(đêm đông gió rét các anh đang phục kích chờ giặc vào đêm trăng sáng,vầng trăng lên cao xuống thấp-đến thời điểm nào đó nhìn từ 1 góc độ vầng trăng như treo trên đầu mũi súng)
- HS bộc lộ.
3. Biểu tượng của tình đồng chí.
H: Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của tình đồng chí ? 
?Đặt h/a khẩu súng bên cạnh vầng trăng gợi sự liên tưởng gì?
* Thảo luận.
- Đây là bức tranh đẹp. Trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng và vầng trăng. Họ đứng cạnh nhau, truyền hơi ấm cho nhau, giúp nhau vượt lên
- Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ
-> Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội.
-> Hình ảnh cô đọng, gợi cảm, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
GV:Chiến tranh rồi sẽ qua đinăm tháng đầy gian khổ hi sinh mất mát rồi sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng còn đọng lại mãi một hồn thơ Chính Hữu,một tình đ/c gắn bó keo sơn.Đẹp mãi những năm tháng không thể nào quên của DT ta.
H: Khái quát lại ND, NT của bài ?
- HS khái quát
III/Tổng kết
H: Tại sao tác giả đặt tên bài thơ là " Đồng chí" ?
- Thảo luận
-> Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
GV: Với nhiều h/a từ ngữ gợi cảm mà gần gũi thân thuộc với biện pháp sóng đôi đối ngữ sử dụng thành công.Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc bình dị mà có sức ngân vang với những nhân vật là những đ/c luôn sát cánh bên nhau.Bài ca đã ca ngợi tình đ/c hết sức thiêng liêng như ngọn lửa vẫn cháy mãi,bập bùng,không bao giờ tắt,ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh.Nhà thơ Huy Cận đã có lời tặng Chính Hữu : “Một đời đầu súng trăng treo/Hồn thơ đeo đẳng bay theo chiến trường/Tiếng lòng trong đọng hạt sương/Cành hoa chiến địa mà gương tâm tình/Cho hay thơ ở lòng mình/Trăng hay súng vẫn bóng hình người thơ”
H: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
- HS bộc lộ.
, rút ra ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIet 46 Dong Chi Chi tiet.doc