Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 54 đến tiết 60

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 54 đến tiết 60

Tiết 54: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.

- Đặc điểm của thể thơ tám chữ

2. Kĩ năng

- Nhận biết thơ tám chữ.

- tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

II.Chuẩn bị:

- GV: bảng phụ, đáp án bài tập.

- HS: bài thơ tám chữ (nội dung tự chọn).

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. KTBC:

- Đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4,5 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung chính?

- Kiểm tra vở soạn của HS.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 54 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
 (Từ tiết 56 đến tiết 60)
- Tập làm thơ tám chữ
- Trả bài kiểm tra văn
- Ánh trăng
- Tổng kết từ vựng
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
NS: 28/10/2011
ND: 31/10/2011
Tiết 54: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ
2. Kĩ năng
- Nhận biết thơ tám chữ.
- tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
II.Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, đáp án bài tập.
- HS: bài thơ tám chữ (nội dung tự chọn).
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4,5 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung chính?
- Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nhận diện thể thơ tám chữ và đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- Yêu cầu HS đọc đọan thơ a,b,c (SGK/148,149).
? Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên.
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn.
- GV nhắc lại: vần chân (là vần được gieo vào cuối dòng thơ), vần lưng (là vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liền (là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).
+ Đoạn a: tan - ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật → vần chân liên tiếp.
+ Đoạn b: về - nghe, học - nhọc, bà - xa → vần chân liên tiếp.
+ Đoạn c: ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên → vần chân gián cách.
- Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên.
- Chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận, mỗi nhóm một câu và cử đại diện trình bày kết quả.
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trên (đa dạng, linh hoạt).
? Qua trên, hãy rút ra nhận xét về đặc điểm của thể thơ tám chữ (nhận xét về số tiếng, cách ngắt nhịp, gieo vần, bố cục bài thơ).
- GV nhận xét, bổ sung, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, tìm và điền những từ sao cho thích hợp. Đọc lại từng câu và cả đoạn đã sửa.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, tìm những từ cùng thanh, vần. Đọc lại cả câu và đoạn đã sửa chữa.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu yêu cầu bài tập 4 và hướng dẫn HS về nhà làm.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của thể thơ tám chữ.
Và chỉ ra những bài thơ tám chữ đã học hoặc đọc.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Ví dụ: SGK/148, 149
2. Nhận xét:
a. Số chữ: 8 chữ trong mỗi dòng
b. Cách gieo vần:
- Đoạn 1: vần chân liên tiếp
- Đoạn 2: vần chân liên tiếp
- Đoạn 3: vần chân gián cách
c. Cách ngắt nhịp: 2/3/3, 3/2/3, 3/3/2 hoặc 4/2/2.
* Ghi nhớ: SGK/150.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1. Hãy điền vào chỗ trống...
- Câu 1: ca hát
- Câu 2: ngày qua
- Câu 3: ngày qua
- Câu 4: muôn hoa
3. Hãy chỉ ra chỗ sai...
- Thay “rộn rã” = “vào trường”
4. Hãy làm một bài thơ...
III. Củng cố
- Giáo viên cho học sinh tham khảo bài thơ tám chữ, yêu cầu học sinh nhận diện cách gieo vần.
Rừng KRông Pa hát mãi với người
Ta yêu rừng như rừng đã từng yêu ta
Không chia phôi đôi đường dù xa cách
Nhưng hôm nay rừng đã phải trách
Sao con người lại xé rách áo rừng
Khi thì bưng bạt ngàn tầng gỗ hiếm
Lúc lại khiêng gỗ kiếm được đem về
Thật ê chề nhưng cũng đành phải hê
Vì con người chưa hề thương với tiếc
Nỗi đau naỳ ai ai nào có biết
Không có rừng đâu giải quyết được gì?
Nhưng chỉ vì để thoả chí đê mê
Nên mọi người đã rơi vào nghịch cảnh
Nào thời tiết nóng lên thật quá mức
Nào mưa nhiều đã ngập lụt cả rừng
Hãy ngừng ngay hỡi những vĩ nhân
Đừng ngộ nhận vì mình không trách nhiệm
Nếu muốn rừng ở mãi mãi với ta
Như dòng sông Pa chảy vòng quanh huyện
Thì mọi người hãy cùng trò chuyện
Để huyện Krông Pa luôn hát mãi với rừng.
4. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
- Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn số câu với trường lớp, bạn bè.
- Học bài, tiếp tục hoàn chỉnh bài thơ tám chữ.
- Chuẩn bị tiết Trả bài tập làm văn số 2:
+ Xem lại cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
*****************************************************************
NS: 29/10/2011
ND: 1/11/2011
Tiết 58: ÁNH TRĂNG
 - Nguyễn Duy -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt nam vào nền văn học dân tộc.
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- Cảm nhận được giữa quá khứ và hiện tại luôn gắn kết với nhau và biết ơn thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta ngày nay và tự học tập tốt để đền đáp phần nào công sức của những người đi trước.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, tư liệu về tác giả, tác phẩm, tranh ảnh.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2 KTBC:
- Câu 1. Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu trong bài Bếp lửa và nêu nội dung chính trong hai khổ thơ này?
- Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để có đáp án đúng?
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác năm..........., viết về người mẹ dân tộc...............
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương........ gắn với tình yêu................................
- Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những việc làm................,....................... và...................................
- Bài thơ sử dụng nghệ thuật ..................., ................... và với âm điệu ngọt ngào trìu mến.
3. Bài mới
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Duy.
GV: Yêu cầu học sinh xem tranh tác giả
- Nhận xét và khái quát vài nét chính.
? Hãy kể tên một vài tác phẩm mà em biết.
- Nhận xét và cung cấp: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông...
? Bài thơ Ánh trăng ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Lưu ý cho HS thời gian sáng tác bài thơ sau ba năm chiến tranh kết thúc.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và phân đoạn.
- Cách đọc: chú ý ngữ điệu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
- GV đọc mẫu một lần và gọi HS đọc lại.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Bài thơ được chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét, kết luận:
+ Đoạn 1: từ đầu → người dưng qua đường: kể về những gắn bó với trăng.
+ Đoạn 2: tiếp theo → đột ngột vầng trăng tròn: sự xuất hiện của trăng.
+ Đoạn 3: còn lại: cảm xúc và suy tư của tác giả.
HĐ3: Hướng dẫn HS phân tích bài thơ.
? Có người nói: Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Em có đồng ý không.
- Từ dáng dấp một câu chuyện, dòng cảm xúc của nhà thơ men theo lối tự sự.
? Vậy, bài thơ được biểu đạt theo phương thức nào và đối tượng chính là ai.
- Phương thức biểu đạt: sự kết hợp của hai yếu tố tự sự và trữ tình. Đối tượng chính là “vầng trăng”.
? Khi hồi tưởng lại quá khứ, nhà thơ điểm lại những mốc thời gian nào? Trong từng mốc thời gian ấy gắn với những hình ảnh nào.
? Vậy trong hồi ức của tác giả, vầng trăng hiện ra như thế nào.
- HS tìm trong khổ thơ thứ 2 và trả lời.
? Điệp từ “với” cùng hình ảnh dòng sông, đồng, bể gợi nhớ điều gì. 
- Một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên: ngắm trăng nơi đồng quê, trên dòng sông, ngắm trăng trên bãi biển (có mấy ai có đựợc niềm hạnh phúc này?). 
- Bằng thể thơ năm chữ, Nguyễn Duy đưa ta trở lại những năm tháng cuộc đời người lính với vầng trăng. 
? Vậy theo em, con người – vầng trăng lúc này có quan hệ như thế nào ?
- HS chú ý câu: vầng trăng thành tri kỷ
? Em hiểu như thế nào là “tri kỷ”. 
? Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì, qua đó hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được cảm nhận như thế nào.
- Gọi HS đọc khổ thơ 3 và nhắc lại nội dung chính.
? Mở đầu khổ thơ, tác giả viết “Từ hồi về thành phố”. Theo em đó là thời gian nào.
? Những hình ảnh: ánh điện, cửa gương nói lên điều gì.
? Cuộc sống thay đổi, hoàn cảnh sống thay đổi, tình cảm của con người có thay đổi không.
? Câu thơ nào chứng tỏ điều đó (HS chú ý 2 câu thơ “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường).
? Em hiểu “người dưng” nghĩa là gì.
 - Vầng trăng một thời đã gắn bó tri âm, tri kỷ với con người giờ đây lại bị con người coi như xa lạ. Con người đã thay đổi, chỉ có vầng trăng là vẫn vậy.
- Gọi HS đọc khổ thơ 4 và nhắc lại nội dung.
? Ở khổ thơ này có một chi tiết gây bất ngờ cho người đọc, đó là chi tiết nào.
? Khi vầng trăng đột ngột xuất hiện như vậy gợi cho tác giả điều gì (bao nhiêu kỷ niệm của tuổi thơ và thời khoác áo lính hiện về).
? Sau cảm xúc vui sướng ấy tác giả có tâm trạng gì.
? Có ý kiến cho rằng khổ thơ cuối tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng. Em có đồng ý không? Vì sao?
- HS chú ý chi tiết: “trăng cứ tròn vành vạnh”, “ánh trăng im phăng phắc” và tư tưởng của tác giả.
? Theo em, tác giả nhắc nhở ai, nhắc nhở điều gì.
- Nhắc nhở mọi người không nên quên nghĩa tình quá khứ. Giáo dục HS thái độ sống đúng đắn như truyền thống “uống nước nhớ nguồn” bằng những hành động, việc làm cụ thể.
HĐ4: Hứơng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ, tác giả đã gợi lại cho người đọc những hình ảnh nào, qua đó muốn nhắc nhở mọi người điều gì.
? Bài thơ sử dụng những chất liệu gì đặc sắc.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của bài “ Ánh trăng”?
HS: Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Quê ở Thanh Hóa.
- Là nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2.Tác phẩm: viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
II. Đọc và tìm bố cục:
1.Đọc:
2. Bố cục: gồm 3 phần.
III. Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ:
- Hồi nhỏ: sống với đồng, sông, ruộng, bể. 
- Trưởng thành- người lính: ở rừng 
- Ánh trăng: trong sáng, tươi đẹp, là người bạn tri âm tri kỷ, chứa chan nghĩa tình.
→ Nghệ thuật nhân hóa, trăng là biểu tượng đẹp đẽ, thơ mộng gắn với quá khứ gian lao nhưng hào hùng, ân tình. 
2. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:
vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường
→ Lướt nhanh theo dòng cuộc sống gấp gáp, hối hả.
→ Trăng trở nên xa lạ, không thân thiết.
3. Vầng trăng trong suy tưởng:
- Xuất hiện đột ngột → niềm vui sướng với bao kỷ niệm ùa về.
- Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì rưng rưng.
→ Cảm xúc thiết tha, lòng thành kính của tác giả.
→ Trăng luôn tượng trưng cho quá khứ đẹp, vẹn nguyên, ko phai mờ.
- Là nhân chứng và nghiêm khắc nhắc nhở mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/157
V. Củng cố
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuần bị bài Tổng kết từ vựng (phần Luyện tập tổng hợp)
+ Xem lại khái niệm các biện pháp tu từ.
+ Làm bài tập phần Luyện tập.
*********************************************************************
NS: 30/10/2011
ND: 3/11/2011
Tiết 59: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phát triển những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp nhất là trong văn chương.
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
- Biết phát hiện và lựa chọn, phân tích các biện pháp tu từ trong văn bản.
II. Chuẩn bị.
- GV: bảng phụ, đáp án bài tập.
- HS:	xem lại kiến thức đã học và soạn bài theo yêu cầu, phiếu học tập. 
III. Tiến trình dạy học : 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp?
A
B
1.So sánh
2.Ẩn dụ
3.Nhân hóa
4.Hoán dụ
a. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
b. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
c. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tuơng đồng.
d. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
* Hướng dẫn HS so sánh hai dị bản của câu ca dao.
-Yêu cầu học sinh đọc hai dị bản. 
? Theo em, “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? 
- Gợi ý HS nắm được nghĩa của hai từ: gật đầu (cúi xuống rồi ngẩng lên ngay để biểu thị chào hỏi hay bày tỏ sự đồng ý), gật gù (gật nhẹ nhiều lầnbiểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng).
* Hướng dẫn HS nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ.
- Yêu cầu HS đọc truyện cười SGK/158.
? Em có nhận xét gì về cách hiểu của người vợ trong truyện cười trên.
- HS thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS cách dùng từ cho đúng nghĩa và hiểu nghĩa của từ ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
* Hứơng dẫn HS cách dùng từ theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Gọi HS đọc đoạn thơ của Chính Hữu.
? Trong các từ vai, miệng ,chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển.
? Nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức hoán dụ.
* Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về trường từ vựng.
- Gọi 1HS đọc bài thơ.
? Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, hãy phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ trên.
- Gợi ý: phát hiện trường từ vựng chỉ màu sắc, chỉ lửa rồi nhận xét mối liên quan đến lửa.
- Nhận xét và phân tích thêm: màu áo cô gái thắp lên chàng trai màu lửa. Ngọn lửa lan tỏa trong anh làm say đắm ngất ngây.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu SVHT được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn Đất rừng phương Nam.
? Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào.
- Gợi ý: đặt từ ngữ mới để gọi riêng sv,ht đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới?
? Hãy tìm năm ví dụ về những sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
- Nhận xét và nêu một vài từ: 
- Cà tím: màu sắc bên ngoài màu tím hoặc nửa tím, nửa trắng. 
- Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi và đầu nhọn như cái kiếm.
- Cá kim: cá biển có mỏ dài, nhọn như cái kim.
- Chim lợn: chim có tiếng kêu như lợn. 
- Ớt chỉ thiên: quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời. 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của truyện cười.
- Yêu cầu HS đọc truyện cười SGK/159.
? Truyện cười trên phê phán điều gì.
- HS chỉ ra yếu tố gây cười (đốc tờ và bác sĩ).
- Giáo dục HS không nên lạm dụng từ ngữ nứơc 
ngoài trong khi giao tiếp với người Việt.
* Hướng dẫn học sinh củng cố
GV? Qua những bài tập vừa học em rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân khi sử dụng từ?
1. So sánh hai dị bản:
- Từ gật gù thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt.
→ Diễn tả cảm xúc chính xác.
2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ:
- Hiểu sai “chỉ có một chân sút”
→ Cả đội bóng đá chỉ có một người giỏi ghi bàn.
3. Đoạn thơ:
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển:
+ vai (hoán dụ)
+ đầu (ẩn dụ)
4. Vận dụng kiến thức trường từ vựng...
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Chỉ lửa và những sự vật liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro
→ Gây ấn tượng cho người đọc → Tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5. Đọc đoạn trích...
- Các sự vật và hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm svht được gọi tên.
6. Truyện cừời....
- Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
+ Đọc các đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Làm bài tập 1,2 mục II (SGK/161).
********************************************************************
NS: 1/11/2011
ND:4/11/2011
Tiết 60: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Đoạn văn tự sự.
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. kĩ năng: 
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 900 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn kể chuyện có sử dụng yếu tố nghị luận. 
3. Thái độ:
- Tự ý thức việc sử dụng yếu tố nghị luận khi viết đoạn văn tự sự.
II. Chuẩn bị: 
- GV: bảng phụ.
- HS: phiếu học tập, soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
- Hãy khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất?
a. Để lập luận chặt chẽ, người ta thường dùng các yếu tố ngôn ngữ:
 A. Dùng từ lập luận	 C. Cả A và B đều đúng
 B. Dùng câu lập luận	D. Cả A và B đều sai
b. Trong văn tự sự, người ta thường nghị luận bằng cách nào?
 A. Nêu ý kiến nhận xét.
 B. Nêu những lý lẽ và dẫn chứng.
 C. Nêu lên những suy nghĩ và kết luận.
 D. Cả A và B đều đúng.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn SGK/160.
? Câu chuyện trên có nội dung gì (kể về câu chuyện hai người bạn cùng đi trên sa mạc).
? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào.
- Gợi ý HS: xác định yếu tố nghị luận thể hiện trong câu nói của người bạn được cứu và câu kết của VB.
+ (1) Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá đựoc những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trong đá, trong lòng người. 
 + (2) Vậy chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên trên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá .
? Mỗi yếu tố nghị luận ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì 
- Triết lý về giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tâm hồn của mỗi con người.
- Nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp (có cả yêu thương, hy vọng lẫn đau buồn, thù hận).
? Các yếu tố nghị luận trên đóng vai trò gì.
- Nhận xét, kết luận: làm nổi bật nội dung câu chuyện giàu tính triết lý và có ý nghĩa sâu sắc (sự bao dung, lòng nhân ái, biết thứ tha và ghi nhớ ân nghĩa).
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
? Bài tập này nêu những yêu cầu gì. 
- Gợi ý: 
+ Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (Thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt...)?
+ Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó? 
 + Em đã thuyết phục các bạn như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, phân tích).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá chung 
 - Yêu cầu HS đọc bài tham khảo. Thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
 + Người em kể là ai? 
 + Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ nào? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
 + Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào? 
 + Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên . 
- Học sinh viết đoạn văn theo hướng dẫn. 
- Gọi 1- 2 học sinh đọc, cả lớp nhận xét. GV nhận xét, uốn nắn cách dùng từ đặt câu cho HS.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
1. Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
- Yếu tố nghị luận:
+ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng.... lòng người.
+ Vậy mỗi chúng ta... ân nghĩa lên đá.
→ Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1.Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
2. Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc lời dạy bảo giản dị của bà.
4. Hướng dẫn tự học
- Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
- Soạn bài Làng:- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và yêu kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tình yêu nước của người dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(1).doc