Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: Làng (Kim Lân)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: Làng (Kim Lân)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Kiến thức : Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

- Kĩ năng : Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

- Giáo dục : Tình cảm yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Thày: Nghiên cứu, soạn giáo án.

 2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

B. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ ánh trăng”. Chủ đề của bài thơ là gì?

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: Làng (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀNG
 ( KIM LÂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: 
- Kiến thức : Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Kĩ năng : Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
- Giáo dục : Tình cảm yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Thày: Nghiên cứu, soạn giáo án. 
 2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, soạn bài mới. 
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
B. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ ánh trăng”. Chủ đề của bài thơ là gì?
C. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : Học sinh đọc Tiểu dẫn SGK?
GV : Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
GV : Hãy nêu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn ?
HS : Lần lượt trình bầy.
GV : Bổ sung, nhấn mạnh.
GV : Đọc văn bản. 
GV : Hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
GV : Hãy tóm tắt văn bản. 
HS : Nhận xét.
GV : Hãy nêu tình huống truyện.
GV : Củng cố, bổ sung.
GV : HS chú ý văn bản từ đầu nhớ làng quá.
GV : Ông Hai rất yêu quý làng của mình. Vậy sự việc gì đã xảy ra đối với ông Hai làm thay đổi tình cảm ? 
GV : Sự việc này đến với ông Hai như thế nào? 
GV : Ngay sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông Hai có phản ứng như thế nào? 
GV : Vì sao ông lại có phản ứng như vậy ?
GV : Sau phút choáng váng ấy, ông Hai đã hoỉi lại những gì?
GV : Nhận xét cách diễn đạt của câu văn có gì đặc biệt ? Cách diễn đạt như vậy diễn tả điều gì ?
GV : Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng ông Hai ?
GV : Cái cười nhạt của ông Hai cho ta thấy điều gì?
GV : Tâm trạng ông Hai khi trở về nhà như thế nào? 
GV : Trong đoạn văn này tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ?
GV : Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của ông Hai ?
GV : Thuật lại diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dỗu theo giặc ?
GV : Em có nhận xét gì về cáchmiêu tả tâm lí nhân vật ?
GV : Qua đây em thấy ông Hai là người như thế nào? 
GV : Đọc đoạn đối thoại giữa hai cha con ông Hai ?
GV : Qua đoạn này ta hiểu tâm trạng của ông Hai như thế nào? 
GV : Ông Hai có ý định gì ? Tại sao ?
GV : Sau đó ông lại có quyết định như thế nào? Tại sao ?
GV : Mối quan hệ giữa tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần khăng chiến như thế nào? 
GV : Đọc đoạn cuối ?
GV : Tại sao Tây nó đốt nhà ông, ông lại đi khoe ?
GV : Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
GV : Tác phẩm ca người điều gì về những người nông dân ?
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
 1. Tác giả :
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn tài, sinh 1920.
- Sở trường viết truyện ngắn.
2. Tác phẩm: 
- Sáng tác, in lần đầu năm 1958.
II. Đọc và tìm hiểu chung. 
1. Đọc – kể.`
2. Ngôi kể : Ngôi thứ ba.
3. Tình huống truyện.
- Tâm trạng đau đớn của ông Hai khi ông nghe tin làng chợ đầu của ông làm Việt gian theo Tây.
- Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
III. Phân tích.
1.Tình huống truyện và diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.
* Tình huống truyện 1.
- Nghe tin làng theo giặc à Đột ngột, gay cấn.
*Diễn biến tâm lí : 
- Phản ứng : 
+ Cổ nghẹn ắng ..
+ Da mặt tê rân rân.
+ Lặng đi.
à Choáng váng.
- Hỏi : Liệu thật không hả bác ? 
à Câu nghi vấn à Nghi ngờ à ông hi vọng đó là nghe nhầm.
+ Cười nhạt.
+ Lảng ra.
+ Cúi gắm mặt xuống.
à Cười gượng, xấu hổ.
- Về nhà: Tủi thân khóc.
- Câu hỏi tu từ, dấu chấm hỏi à Miêu tả nội tâm nhân vật: Đau đớn, dạy dứt.
- Rít lên, chửi độc. Tức giận.
- Ngờ ngợ, bình tĩnh suy xét.
- à Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực sinh động, sâu sắc.
à Khẳng định tình yêu làng của ông Hai.
* Tình huống 2.
- Tâm sự với thằng con trai.
à Quyết định về làng à Không về.
à Tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến thống nhất trong con người ông.
* Tin cải chính.
- Vui sướng vì như cảm thấy mình được góp phần vào kháng chiến.
- Sau cái làng bị cháy là một làng yêu nước, anh hùng.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật 
- Xây dựng tình huống truyện.
- Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo.
2. Nội dung .
- Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thống nhất với tình yêu kháng chiến.
* Ghi nhớ.
 D. CỦNG CỐ: 
Trong tác phẩm chúng ta thấy cái cười cái khóc của ông Hai, theo em cái cười cái khóc có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao ? 
 E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Tóm tắt tác phẩm, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLang 1.doc