Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 9

Tiết : 41/ Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG

I- Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức

 Giúp học sinh hệ thống và nắm vững khái niệm, kiến thức về từ vựng, vận dụng khi làm bài tập từ lớp 6 đến lớp 9

2. Kỹ năng :

 Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích tác dụng, vai trò của từ vựng.

3. Thái độ :

 Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ chính xác trong bài viết và giao tiếp.

II- Chuẩn bị :

GV:SGK- Phiếu học tập - Bảng phụ

Tài liệu tham khảo, chuẩn bị theo câu hỏi của SGK

III- tiến trình dạy và học :

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra :

Sự chuẩn bị bài ở nhà

 

docx 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tuần IV
Tiết
41
42
Tổng kết từ vựng
Tiết
43
44
Tổng kết từ vựng
Tiết
45
Trả bài viết số 2
Ngày soạn: 18/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết : 41/ Tiếng Việt:	Tổng kết từ vựng 
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh hệ thống và nắm vững khái niệm, kiến thức về từ vựng, vận dụng khi làm bài tập từ lớp 6 đến lớp 9
2. Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích tác dụng, vai trò của từ vựng.
3. Thái độ :
 Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ chính xác trong bài viết và giao tiếp.
II- Chuẩn bị : 
GV:SGK- Phiếu học tập - Bảng phụ
Tài liệu tham khảo, chuẩn bị theo câu hỏi của SGK
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
Sự chuẩn bị bài ở nhà
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1: Củng cố kiến thức về từ đơn, từ phức ( 9phút)
- Thế nào là từ đơn? 
- cho ví dụ:
- Thế nào là từ phức? cho ví dụ?
GV: Treo bảng phụ bài tập 2,3
- HS: Đọc bài 2 SGK. 122
* Hoạt động nhóm: ( GV phát phiếu học tập)
- Nhóm 1+2 làm bài 2
- Nhóm 3+4 làm bài tập 3
- Đại diện nhóm lên gắn phiếu học tập.
- GV: khái quát, chốt lại đáp án.
*Hoạt động 2. Củng cố kiến thức về thành ngữ.
- Thành ngữ là gì? cho ví dụ?
( Là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào đó dựa trên hình ảnh, những biểu tựơng cụ thể)
Ví dụ: Nhà tranh vách đất, chân lấm tay bùn
- HS đọc phần hai. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Giải thích nghĩa các ngữ?
- Đánh trống bỏ dùi: Làm không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này muốn cái khác hơn.
- Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
HS đọc bài 3 .
- Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật?
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
- Giải thích nghĩa thành ngữ- đặt câu 
- HS thảo luận theo nhóm, trình bày 
- GV:Nhận xét
- Hãy lấy hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
* Hoạt động 3. Củng cố kiến thức về nghiã của từ .
- Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ?
 ( Là nghĩa của từ, việc, hiện tựơng được phản ánh trong câu) 
Ví dụ:
- Ăn: chỉ hoạt động đa thức ăn vào miệng.
HS đọc bài tập 2
GV: Treo bảng phụ ghi các cách hiểu.
HS: Đánh dấu vào cách hiểu đúng.
Giải thích vì sao? 
- Chọn cách hiểu đúng (phần 3 SGK – 123 – 124) và giải thích vì sao?
* Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.( 9 phút)
- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
(Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa. Nghĩa gốc là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển, nghĩa chuyển có quan hệ với nghĩa gốc.)
GV: hướng dẫn HS làm bài tập 
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn:
- Khái niệm: (Là từ cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa) 
- Ví dụ: nhà, cây cối.
2. Từ phức:
- Khái niệm: Là từ có hai tiếng trở lên tạo thành
- Ví dụ: Quần áo, hợp tác xã
* Bài 2: (122 Phân loại từ ghép:
- Từ ghép: Giam giữ, bó buộc, tơi tốt, bọt bèo, cỏ cây, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn 
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh 
* Bài 3: ( 123)
 Giảm nghĩa Tăng nghĩa
- trăng trắng - sạch sành sanh
- đèm đẹp - sát sàn sạt
- nho nhỏ - nhấp nhô
- lành lạnh
- xôm xốp 
II. Thành ngữ 
1. Khái niệm: 
2. Bài tập:
*Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
- Thành ngữ
- Tục ngữ
- Thành ngữ chỉ động vật: Đầu voi đuôi chuột, ăn ốc nói mò
- Thành ngữ chỉ thực vật:Cây nhà lá vườn, dây cà ra dây muống
3. Sử dụng thành ngữ trong văn chương:
 - Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non.
 ( Hồ Xuân Hương – Bánh trôi nước)
III. Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Bài tập: Chọn cách hiểu đúng:
a) Mẹ: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
3. Cách giải thích đúng: b
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
Thềm hoa” -> Nghĩa chuyển
- “Lệ hoa” -> Nghĩa chuyển.
- Chuyển nghĩa tu từ ẩn dụ.
4. Củng cố: 
GV hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn tập lại phần từ vựng đã tổng kết.
Chuẩn bị bài tổng kết về từ vựng ( tiếp theo )
Tiết 42/ Tiếng Việt:	 Tổng kết về từ vựng 	
[Tiếp theo]
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh hệ thống và nắm vững khái niệm, kiến thức về từ vựng, vận dụng khi làm bài tập từ lớp 6 đến lớp 9 : từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
2. Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích tác dụng, vai trò của từ vựng.
3. Thái độ :
 Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ chính xác khi viết và giao tiếp.
II- Chuẩn bị : 
GV: Bảng hệ thống kiến thức.
HS: Tài liệu tham khảo, chuẩn bị theo câu hỏi của SGK
III-Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
Sự chuẩn bị bài ở nhà và bài tập
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động1: ôn tập về từ đồng âm . 
- GV:Thế nào là từ đồng âm?
- HS: Đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu.
- Trường hợp nào là hiện tựơng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào là hiện tượng đồng âm? vì sao? 
* Hoạt động2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa .
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- HS đọc bài tập 2.
- Chọn cách hiểu đúng?
- HS đọc bài 3
- Tại sao từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”? 
- Tác dụng diễn đạt như thế nào? 
 * Hoạt động 3. Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
HS đọc bài 2.
- Xác định cặp từ trái nghĩa?
HS: xác định cặp từ trái nghĩa.
* Hoạt động nhóm:
- Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa làm 2 nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
* Hoạt động 4. Củng cố kiến thức về trường từ vựng.
- Thế nào là trường từ vựng?
- Cho ví dụ về trường từ vựng?
- Xác định trường từ vựng?
- Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ?
- GV hướng dẫn HS nêu khái niệm.
HS: Trả lời
- GV tổng kết lại.
V.Từ đồng âm.
1. Khái niệm:
2. Bài tập ( 124)
a. có hiện tượng từ nhiều nghĩa: vì “lá” (lá phổi) là nghĩa chuyển của từ “lá”(lá xa cành)
b. Có hiện tựơng từ đồng âm:
Đường (đường ra trận)
Đường ( ngọt như đường)
->Vỏ ngữ âm giống nhau, nghĩa khác nhau.
VI. Từ đồng nghĩa:
1. Khái niệm:
Bài 2. Cách hiểu đúng:
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Bài 3: Giải thích nghĩa của từ 
“xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
1. Khái niệm:
Bài 2. Cặp từ trái nghĩa:
Xấu - đẹp, xa – gần, rộng – hẹp
Bài 3. Xếp cặp từ trái nghĩa theo nhóm 
Sống – chết Già - trẻ 
- Chẵn – lẻ - Yêu – ghét
- Chiến tranh- - Cao – thấp
- hoà binh - Nông – sâu
 - Giàu – ghèo
VIII. Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
Bài 2. Xác định nghĩa của từ
- Tắm, bể ( cùng trường từ vựng “nứơc”- nói chung) -> làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn
I X. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
4. Củng cố:
Cho hs khái quát lại bằng sơ đồ 
Từ
Từ đơn
Từ láy bộ phận
Từ láy toàn bộ
Từ láy
Từ ghép
Từ phức
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ phần từ vựng
- Lấy ví dụ cho từng nội dung – phân tích
- Chuẩn bị cho tiết 43 Tổng kết .. (tt)
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết 41 - 42.
Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 43/ Tiếng Việt	 Tổng kết về từ vựng 	
[Tiếp theo – T3]
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh hệ thống nắm vững và biết vận dụng những kiến thức đã học về : Sự phát triển từ vựng, trau dồi vốn từ, từ mượn, từ Hán Việt, Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội ...
2. Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích tác dụng của việcdùng những kiến thức đó.
3. Thái độ :
 Có ý thức trau dồi vốn từ, dùng từ chính xác khi viết và giao tiếp.
II- Chuẩn bị : 
Sơ đồ các cách phát triển từ vựng.
Tài liệu tham khảo, chuẩn bị theo câu hỏi của SGK
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : Làm bài tập và sự chuẩn bị bài ở nhà
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Hệ thống các cách phát triển từ vựng (10 phút)
GV: treo bảng phụ.
- Điền nội dung thích hợp vào sơ đồ trống ?
HS: lên điền?
- Tìm dẫn chứng minh hoạ cho cho những cách PT từ vựng?
- Hoạt động nhóm :
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển từ ngữ về số lượng không ? Vì sao ?
- Đại diện nhóm trả lời?
* hoạt động 2 : Khái niệm và vai trò của từ mượn (9 phút)
- Thế nào là từ mượn ? Từ mượn có vai trò như thế nào ?
 + Là các từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm ... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp biểu thị. 
- Học sinh làm bài tập 2 SGK 135. Chọn nhận định đúng.
- Từ mượn xăm, lốp có gì khác với từ mượn: ra đi ô..?
* hoạt động 3 : Ôn lại khái niệm từ Hán Việt (4 phút)
- Thế nào là từ Hán Việt? Muốn phân biệt thuần Việt với từ Hán Việt ta làm thế nào ?
 + Là những từ vay mượn tiếng Hán đã được Việt hóa.
 + Sự phân biệt : 
Từ Hán Việt hầu hết là những từ có từ hai tiếng trở lên. Mỗi yếu tố trong từ ghép Hán Việt đều có nghĩa và tương đương với một từ thuần Việt. Trong từ Hán Việt một yếu tố Hán Việt có thể kết hợp với một yếu tố khác để cấu tạo thành từ. Quan hệ giữa các yếu tố trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ.
-HS: Làm bài tập 2 SGK 136. Chọn quan niệm đúng ?
* hoạt động 4 : Ôn lại thuật ngữ và biệt ngữ xã hội (8 phút)
- Thế nào thuật ngữ ?Nêu đặc điểm cơ bản của thuật ngữ ?
 - Vai trò của thuật ngữ ?
 + Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp và nhận thức mọi người về CNTT tăng vì vậy thuật ngữ có vai trò to lớn.
- Biệt ngữ xã hội là gì ?
HS: nêu khái niệm.
* hoạt động 5 : Ôn phần trau dồi vốn từ (7 phút)
- Thế nào là trau dồi vốn từ?
- Hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 : Giải nghĩa từ bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch
 Nhóm 2 : Giải nghĩa từ dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ.
 Nhóm 3 : Sửa lỗi dùng từ bài 3 ý a, b
 Nhóm 4 : Sửa lỗi dùng từ bài 3 ý c.
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại đáp án.
1- Sự phát triển của từ vựng :
Các cách phát triển từ vựng
1.
Phát triển nghĩa từ 
Phát triển số lượng từ ngữ
Mượn từ nước ngoài
Tạo từ ngữ mới
2. Không có: 
 Vì số lượng sự vật, hiện tượng khái niệm là vô hạn. Nếu cứ ứng với mỗi sự vật có thêm từ ngữ mới - > thì số lượng từ ngữ quá lớn.
 Mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển theo các cách thức đã nêu.
2- Từ mượn :
1- Khái niệm
2. Bài tập 1: 
- Chọn ý đúng: C
*Bài 3( 136)
- Từ: Xăm, lốp: Đã được việt hoá
 Ra - đi - ô, a xít: chưa được việt hoá hoàn toàn.
 3- Từ Hán Việt :
1- Khái niệm
2- Phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt
3- Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
*.Bài tập: 
- Chọn cách hiểu b.
4- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
a) Khái niệm và đặc điểm
b) Vai trò đáp ứng nhu cầu của con người.
5- Trau dồi vốn từ :
1. Khái niệm:
2.Bài tập: Giải nghĩa một số từ :
+ Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành
+ Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình. (Biện pháp dùng thực hiện bảo hộ mậu dịch như đánh thuế cao hàng nhập khẩu).
+ Dự thảo
+ Đại sứ quán
+ Hậu duệ
* Bài 3. Sửa lỗi dùng từ 
+ Thay từ “béo bở”
+ Thay từ “tệ bạc”
+ Thay từ “tới tấp”.
4- Củng cố : 
Nhắc lại các nội dung đã ôn tập
5- Hướng dẫn về nhà : 
Tìm hiểu về nghị luận trong văn bản tự sự.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết 43.
Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 44/ Tiếng Việt:	 Tổng kết về từ vựng 
[Tiếp theo – T4]
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh củng cố hệ thống những kiến thức về từ vựng : từ tượng hình, từ tượng thanh, một số biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, điệp từ ...
2. Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng trong văn thơ và sử dụng khi viết.
3. Thái độ :
 Vận dụng những kiến thức đó vào bài viết.
II- Chuẩn bị : 
	- SGK - SGV - Tài liệu tham khảo
	- HS: Chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : Kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* hoạt động 1 : Ôn tập về từ tượng hình, từ tượng thanh (10 phút)
- Thế nào là từ tượng hình ? từ tượng thanh ?
 + Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
 + Từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Tìm tên loài vật là từ tượng thanh ?
- Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng?
* hoạt động 2 : Thống kê các biện pháp tu từ đã học và nêu tác dụng (10 phút)
 - Kể tên các biện pháp tu từ đã học ? Nêu ví dụ minh hoạ ?
- GV định hướng:
 + Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 + Là phép so sánh ngầm chỉ công khai một đối tượng nhằm tăng biểu cảm cho sự diễn đạt.
 + Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
 + Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng sức gợi cảm.
 + Là phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
 + Là cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
 + Là cách lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu làm tăng giá trị cho lời văn.
 + Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa cuả từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị.
* hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập (15 phút)
- Hoạt động nhóm: 
- GV giao vấn đề nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: làm BT2 ( 147)
+ Nhóm 3,4 : làm BT3 ( 147 - 148)
- Các nhóm làm bài tập ra bảng phụ.
- GV theo dõi, gợi ý.
- Đại diện nhóm treo bảng phụ, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV trả lời- chốt lại đáp án. 
I- Từ tượng hình, từ tượng thanh
1- Khái niệm :
2- Bài tập 2 (146)
+ Tu hú, tắc kè, cuốc, mèo,
3- Bài 3 (146)
+ Lốm đốm, lê thê
 + Loáng thoáng, lồ lộ
- Miêu tả đám mây được cụ thể, sinh động
II- Một số biện pháp tu từ từ vựng
1- So sánh 
2- ẩn dụ
3- Nhân hóa
4- Hoán dụ
5- Nói quá
6- Nói giảm nói tránh
7- Điệp ngữ
8- Chơi chữ 
III- Luyện tập :
1- Bài tập 2 (147)
a) Tu từ ẩn dụ
+ Hoa, cánh: chỉ cuộc đời Kiều
+ Lá, cây: chỉ gia đình Kiều
-> hoa, láđều đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời.
b) Tu từ so sánh
- Tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, trời đổ mưa.
c) Phép nói quá 
- Nguyễn Du thể hiện đầy ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d) Phép nói quá
- Cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều, Thúc Sinh.
e) Phép chơi chữ
- Nỗi xót xa cho kiếp người bạc mệnh.
2- Bài 3 (147)
 a)- Điệp ngữ : còn
- Từ đa nghĩa : say sưa
-> Nhờ đó chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b) Phép nói quá
- Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) Phép so sánh
- Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
d) Phép nhân hóa
- Thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người.
e) Phép ẩn dụ: Mặt trời 2 là em bé.
4- Củng cố : 
	- Tác dụng của các phép tu từ	
5- Hướng dẫn về nhà : (1 phút) Tập phân tích các câu thơ có sử dụng các biện pháp tu từ.
	- Hoàn thiện bài tập vào vở.
	- Chuẩn bị bài tập làm thơ 8 chữ.
	+ Tìm một số bài thơ thuộc thể thơ 8 chữ.
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết 43 - 44.
Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 45/	Trả bài tập làm văn số 2
I- Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm về bài viết. Củng cố lý thuyết về văn tự sự, cách đưa các yếu tố miêu tả nội tâm vào bài viết.
2. Kỹ năng :
 Rèn kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả và suy nghĩ nội tâm vào bài viết.
3. Thái độ :
 Có ý thức tiếp thu sửa chữa khuyết điểm của bài viết.
II- Chuẩn bị : 
	-GV: Đề bài đáp án và nhận xét kết quả.
	-HS: Ghi chép dàn bài chi tiết.
III- Tiến trình dạy và học :
1- ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra: Không kiểm tra.
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lại yêu cầu của đề bài .
GV: cho HS đọc lại đề bài trong tiết 34- 35
HS: đọc đề bài
- GV: Yêu cầu của đề bài là gì?
- Bài viết phẩi đảm bảo đươc những nội dung nào?
- Kết hợp yếu tố gì trong bài viết?
1- Mở bài : 
- Giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ 
- Cần thông qua một tình huống cụ thể xảy ra khiến mình nhớ lại.
2- Thân bài : 
	- Kể lại diễn biến sự việc :
	+ Trình tự thời gian, không gian, ở đâu ? vào thời gian nào ?
	+ Tình huống dẫn đến câu chuyện đáng nhớ.
	+ Cách sử sự của mọi người.
	+ Thái độ của em trước sự việc. Tại sao em cho là đáng nhớ.
	- Suy nghĩ của em.
3- Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ của em và bài học được rút ra từ kỷ niệm đó.
* Hoạt động 2 : GV: Nhận xét đánh giá bài viết của học sinh
- Những ưu điểm chung của bài viết ?
 + Một số bài viết đã biết sắp xếp kể lại một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và cô giáo chủ nhiệm, cám xúc chân thành, có diễn biến, có tình huống tạo sự hấp dẫn của chuyện.
 + Bài viết có bố cục hợp lý, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu theo trình tự rõ ràng, sử dụng yếu tố miêu tả để làm rõ sự việc diễn ra như thế nào. Đôi chỗ biết lồng miêu tả nội tâm, những suy nghĩ đi đến quyết định đúng đắn, hiểu được hành động của mình đối với cô giáo.
 + Kết hợp được các yếu tố miêu tả 
- Những hạn chế của bài viết ?
 + Một số bài viết xa vào kể lể nhiều, kỷ niệm chưa sâu sắc, còn mang tính vụn vặn, chưa hệ thống chưa gây được tình cảm của người đọc.
 + Không đọc kỹ đề nên đơn thuần chỉ là kể lại một sự việc đã xảy ra, còn vì sao khiến mình nhớ mãi thì không thể hiện được.
 + Có một số bài chưa hoàn chỉnh, chưa hiểu bài văn trình bày về cái gì, nói chung chung
 + Bài viết sai quá nhiều, chữ viết cẩu thả, không rõ nét, nhầm lẫn, tẩy xóa lem nhem. Câu văn sai ngữ pháp, không rõ nghĩa, không có dấu ngắt câu, viết hoa tuỳ tiện, tên riêng không viết hoa
* Hoạt động 3: Sửa lỗi. 
- Hoạt động nhóm:
- GV đưa ra một số lỗi chính tả, dùng từ HS sửa lỗi.
- Đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét.
*Hoạt động 4 : Trả bài công bố điểm.
- Đọc bài khá nhất, tuyên dương trước lớp.
- HS chữa bài vào vở.
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
I- Nhận xét bài viết :
1- Ưu điểm :
- Hiểu đề
- Bố cục hợp lý, rõ ràng.
2- Nhược điểm :
- Kỷ niệm được nhắc lại chưa gây ấn tượng.
- Bài viết chưa hoàn chỉnh.
- Chữ viết cẩu thả, sai ngữ pháp.
- Trình bày bố cục không rõ ràng.
- Không sáng tạo trong viết văn tự sự
III. Sửa lỗi:
II- Kết quả :
Lớp 9C :- Điểm giỏi : 0
 - Điểm khá : 2
 - Điểm TB : 23
 - Điểm yếu : 5
4- Củng cố : 
Những yêu cầu khi làm văn tự sự
5- Hướng dẫn về nhà : 
Học lại bài để nắm chắc nội dung.
 Soạn: Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe khụng kớnh 
 + Trả lời câu hỏi trong mục hiểu văn bản
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết 45.
Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tồn tại: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA9 T9.docx