Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường Thcs An Hưng

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường Thcs An Hưng

Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

Tiết 1,2 :

Đọc- hiểu văn bản

I.Mục tiêu bài học:

 Giúp HS:

 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

 -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.

II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 GV: - Soạn giáo án + sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

 - Máy chiếu, phiếu học tập.

HS: SGK, tìm tư liệu, tranh ảnh về Bác.

III.Các bước lên lớp

 1.Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra bài

 GV kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị của HS.

 3.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài: (2')

GV cho HS nghe một đoạn bài hát “Thế giới hát về Người."

H. Em có biết bài hát này ca ngợi ai khồng?

GV:Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM- luôn là tấm gương sáng về phong cách và lối sống cao đẹp.Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà sẽ giúp ta hiểu thêm về điều đó.

 b.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 338 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường Thcs An Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12 / 08 / 2010
 	 Ngày dạy: 16 / 08 / 2010
Tuần 1- Bài 1	Lớp dạy : 9B
	Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh
 - Lê Anh Trà - 
Tiết 1,2 :	 
Đọc- hiểu văn bản
I.Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
 -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 GV: - Soạn giáo án + sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
 - Máy chiếu, phiếu học tập.
HS: SGK, tìm tư liệu, tranh ảnh về Bác.
III.Các bước lên lớp
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài 
 GV kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị của HS. 
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (2')
GV cho HS nghe một đoạn bài hát “Thế giới hát về Người...."
H. Em có biết bài hát này ca ngợi ai khồng?
GV:Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM- luôn là tấm gương sáng về phong cách và lối sống cao đẹp.Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà sẽ giúp ta hiểu thêm về điều đó.
 b.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích(10')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV : Đây là VB nhật dụng, cần đọc rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả lối sống của Bác.
- Đọc mẫu đoạn1.
- Gọi 2 HS đọc
- N.xét cách đọc của HS.
Chú thích
-Yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó theo chú thích SGK/7.
- Nghe GV hướng dẫn
- Nghe GVđọc mẫu. 
- 2 HS đọc –nhận xét.
Theo dõi SGK, giải thích bằng phương pháp đàm thoại.
- Giải thích trước lớp 1 số từ: phong cách, siêu phàm, tiết chế.
I.Đọc , chú thích:
1.Đọc:
2.Chú thích:
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản: (65’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát VB.(10')
H. Đây là VB nhật dụng, nhắc lại khái niệm này?
- Tổ chức HS thảo luận nhóm bàn 2’: phiếu học tập:
1. Hãy nêu chủ đề của VB?
2. Mục đích viết của VB là gì? 
3. Xác định PTBĐ chính, bố cục của VB?
GV: Thu kết quả thảo luận của 2 nhóm, chiếu, tổ chức cho các nhóm n.xét, bổ sung
 Nhận xét chiếu đáp án.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết VB (55’)
 - Gọi HS đọc đoạn1 của VB.
H. Hãy giải thích từ "truân chuyên" 
H. Em có thể nêu 1 vài dẫn chứng về cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả của Bác không?
GV: Nhưng Bác luôn tự mình vượt lên mọi hoàn cảnh, khó khăn để tìm đường cứu nước, để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Chính cuộc đời hoạt động cách mạng đó đã làm giàu vốn tri thức văn hóa của Bác. 
H. Đoạn văn đã khái quát như thế nào về vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ? 
Vỡ sao Bỏc lại cú vốn tri thức sõu rộng đú? 
Tỏc giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm sáng tỏ điều mình muốn nói?
H. Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn húa nhưng điều quan trọng là Người tiếp thu như thế nào?
H. Để làm nổi bật sự ảnh hưởng, sự tiếp thu tinh hoa văn húa nhõn loại của Bỏc, tỏc giả đó sử dụng phương thức biểu đạt và những biện phỏp tu từ nào?
Qua đú tỏc giả muốn khẳng định điều gỡ về nhõn cỏch của Bỏc?
Bình: Với các phương pháp thuyết minh: liệt kê so sánh kết hợp bình luận tác giả đã nêu bật vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh vừa rất khách quan vừa gợi cảm xúc nơi người đọc (sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa DT với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại)
H. Với cách hiểu phong cách là nối sống, là cách sinh hoạt, làm việc...người nào đó.
Em hãy kể 1 vài ví dụ nói về phong cách của Bác Hồ?
- GV đưa 1 số bức ảnh minh họa cho những câu chuyện mà HS vừa nêu.
Giọng của
 Ấm ..lũng mong ước
Con nghe.non nước
Tiếng ngày .mai sau”
H. Hiện nay đất nước ta đang trờn đà hội nhập với thế giới, từ sự hiểu biết của em về phong cỏch của Bỏc, em cú suy nghĩ gỡ về vấn đề này?
GV chốt lại ý kiến cơ bản: Ta tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm truyền thống văn hóa DT, phải giữ gìn được bản sắc văn hóa DT. Nghị quyết của Đảng:xây dựng 1 nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc DT...tự hào về nhã nhạc cung đình Huế...
->Cần phê phán 1 số biểu hiện thiếu văn hóa trong 1 số thanh niên, HS hiện nay... 
GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 của VB
H. Tác giả đã thuyết minh phong cách sống của Bác trên những bình diện nào? Mỗi bình diện ấy tác giả đưa ra những biểu hiện cụ thể nào?
GV đưa 1 số hình ảnh và giới thiệu thêm cho HS về lối sống của Bác: căn nhà, đôi dép, bộ quần áo, ảnh Bác đang làm việc, lao động, chiến đấu 
H. Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh , từ ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn VB này? Tác dụng?
H. Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác được bộc lộ?
H. Em hãy tìm thêm những thông tin để thuyết minh cho cách sống giản dị, thanh cao của Bác? 
H. Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác?
H. Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá , khác đời , khác người?
H. Phong cách HCM có điểm gì giống và khác với phong cách các vị hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mà các em đã được học?
GV: Như vậy, lối sống của Bác rất giản dị, rất phương Đông nhưng lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
 "Mong manh áo vải...
 ..... phơi những lối mòn"
H. Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Tác dụng?
Bước 3: Hướng dẫn HS tổng kết-> ghi nhớ bài học(8')
- Chiếu câu hỏi:
H. Hãy khái quát lại:
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của VB?
- Nét nổi bật trong phong cách HCM?
- Tình cảm của em với Bác?
GV: Nxét , chốt, chiếu nội dung cần ghi nhớ.
 Gọi 2 HS đọc ghi nhớ .
Đây là lối sống của 1 nhà cộng sản lão thành, vị Chủ tịch nước – linh hồn của dân tộc Việt Nam.
- Chủ tịch HCM là con người có vốn văn hoá sâu sắc kết hợp giữa truyền thống VHDT với tinh hoa VH nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Đó là phong cách sống vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
Cá nhân HS nhắc lại khái niệm .
- HS khác nhận xét
- Cá nhân HS trả lời.
- Nhận phiếu học tập
-Trao đổi, thảo luận nhóm bàn 2’ghi kết quả ra phiếu học tập
- Các nhóm khác theo dõi, n.xét, bổ sung
Theo dõi đáp án
- 1 HS đọc đoạn VB
- Cá nhân HS trả lời.
Ngày Bỏc ở Phỏp, ở Anh...bị bắt giam, ở chiến khu...
HS nghe
Cỏ nhõn HS tỡm ý trong SGK- trả lời 
HS khỏc nhận xột, bổ sung
+ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới và văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ ( so sánh, bình luận )
+ Làm nhiều nghề khỏc nhau
Chủ tịch HCM đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước nhiều vùng trên TG( kể chuyện )
+ Đến đâu Người cũng học hỏi , tìm hiểu nền văn hoá ( kể chuyện )
+ Người cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá ( nhận định ).
Cỏ nhõn HS trả lời
- tiếp thu mọi cỏi đẹp, cỏi hay....
- những ảnh hưởng quốc tế đú đó nhào nặn với cỏi gốc văn húa DT .....
HS trao đổi nhanh- trả lời
- Các nhóm khác theo dõi, nxét, bổ sung
Phương thức tự sự dõn xen với nghị luận (ở đõy là những lời bỡnh luận)
Biện phỏp tu từ liệt kờ
Cá nhân HS trả lời
Bỏc sụng giản dị, gần gũi với thiờn nhiờn: vườn cõy,ao cỏ “Anh dắt em.....búng dừa”/ “con cỏ rụ ......tưới mỏt bồn”
Khụng cần nhiều người giỳp việc...cỏc xưng hụ
Khi đọc Tuyờn ngụn độc lập
Trong văn chương luụn xỏc định rừ đối tượng: viết cho ai để cú cỏch viết phự hợp
- Nhiều HS có thể tự bộc lộ ý kiến
- HS khác nxét, bổ sung
HS nghe, tự ghi nhớ
(Hết tiết 1 chuyển tiết 2)
- 1 HS đọc đoạn 2 của VB
HS lần lượt tìm những chi tiết về : 
Nơi ở, nơi làm việc
trang phục: : bộ quần áo bà ba nâu , chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
bữa ăn: đạm bạc với những ăn dân tộc không cầu kì
tư trang: ít ỏi, 1 chiếc va li con với vài bộ quần áo
Theo dõi các hình ảnh về lối sống của Bác.
- HS cùng trao đổi , trả lời:
+ Phương pháp thuyết minh
+ Ngôn ngữ 
+ Tác dụng 
- Các HS khác nxét, bổ sung
- Đưa nhận xét về vẻ đẹp trong lối sống của Bác
 Cá nhân HS trả lời:
Nhà gác.áo sờn.
Còn đôi.thế gian.
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ/ Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn”
- Đọc câu văn bình luận của tác giả
- HS 1 đưa ý kiến: Là không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- HS 2 bổ sung: Là không tự đề cao mình, xem mình khác người, hơn người.
HS trao đổi nhanh - trả lời:
Nguyễn Trãi: giản dị mà thanh cao trong cuộc sống: “cơm ăn dầu có dưa muối/áo mặc nài chi gấm thêu”.
NBK: Thanh cao gắn với thú quê đạm bạc: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
HCM: Giống với hai vị hiền triết xưa: đạm bạc mà không kham khổ. Đó là sự thanh cao trong cuộc sống trở về với tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần, có khả năng đem lại HP cho tâm hòn, thể xác. Nhưng ở HCM còn là sự kết tinh giữa tinh oha văn hóa nhân loại với truyền thống DT, giữa DT với hiện đại mà các nhà hiền triết xưa không có được.
Cá nhân HS khái quát lại, trả lời.
- Các HS khác cùng nxét, bổ sung: +So sánh lối sống của Bác với lãnh tụ các nước khác: “Tôi dám chắc
+ So sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa: 
HS thâu tóm lại toàn bộ nội dung cần ghi nhớ của bài học về nghệ thuật và nội dung
- HS khác nxét, bổ sung
Nghe và theo dõi bảng chiếu
- 2 HS đọc ghi nhớ
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu khái quát văn bản:
- Kiểu VB: nhật dụng
- Chủ đề: sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa DT.
- Mục đích viết : trình bày giúp người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ.
- PTBĐ: thuyết minh.
- Bố cục: 2 phần:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “rất hiện đại.” : sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
+ Đoạn 2: còn lại: Nét đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác. 
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
Bỏc cú tầm hiểu biết sõu rộng về nền văn húa cỏc nước chõu Á, Phi, Âu, Mĩ.
Người tiếp thu 1 cách chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới trên nền tảng văn hóa DT.
Một nhõn cỏch rất Việt Nam, một lối sống rất bỡnh dị, rất VN, rất phương Đụng nhưng cũng đồng thời rất mới rất hiện đại
-> Nột đẹp trong phong cỏch HCM-
Học tập phong cách văn hoá HCM , thế hệ trẻ ngày nay sẽ tiếp thu cái hay cái đẹp của thế giới , đồng thời phải biết lên án phê phán cái tiêu cực, lạc hậu, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống hàng ngày. 
b. Nét đẹp trong phong cỏch sinh hoạt của Bác:
- Nơi ở, nơi làm việc
- Trang phục 
- Bữa ăn :
- Tư trang : 
* Phương pháp thuyết minh: liệt kê so sánh bằng những biểu hiện cụ thể , xác thực.
- Ngôn ngữ: giản dị, từ ngữ chỉ lượng ít ỏi, cách nói dân dã.
- Tác dụng: bài viết chân thực, sinh dộng, hấp dẫn, gần gũi.
-Vẻ đẹp: lối sống rất bình dị, thanh cao, rất phương Đông.
=> Lối sống của Bác rất giản dị, rất phương Đông nhưng lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
* Kết hợp kể với bình lu ... a 3 đứa trẻ qua cái nhìn của Aliôsa hiện nên như thế nào ? Phân tích giá trị của các chi tiết đó ?
? Qua đó em có nhận xét gì về cái nhìn và óc quan sát của A-li-ô-sa ?
? Khi 3 đứa trẻ nhắc tới dì ghẻ A-li-ô-sa đã liên tưởng tới những gì? và A-li-ô-sa an ủi bạn những gì ? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì?
? Nhắc đến cổ tích A-li-ô-sa nhớ đến ai và những đứa trẻ đánh giá về bà như thế nào ?
? Qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống và tâm hồn của những đứa trẻ ?
? Tại sao trong văn bản tác giả không nhắc tên 3 người bạn nhỏ ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
? Qua trích đoạn văn bản em hiểu gì về A- li-ô-sa và những người bạn ? Và tình bạn của chúng ?
? Qua trích đoạn trên em hiểu gì về xã hội Nga lúc đó ?
HDHS học ghi nhớ
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện ?
G: Nói thêm về tính chất tự thuật của truyện 
? Nội dung chủ đề của đoạn truyện này là gì?
? Qua đoạn trích, em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của tác giả?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
? Học văn bản giúp gì em trong việc học TLV và TV?
- Giáo viên chốt rồi chuyển.
- Thảo luận bàn, ghi bảng phụ, trình bày. 
- Nx chéo
-Thể loại: tiểu thuyết tự thuật
- PTBĐ: tự sự
- Ngôi kể: thứ nhất số ít.
- Nhân vật: A-li-ô-sa, 3 đứa trẻ con ông đại tá
- Nhân vật chính: A-li-ô-sa
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Bằt đầu đến “chiếc mũ xù lông”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Phần 2: tiếp theo đến “đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
+ Phần 3: còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục.
- Nêu tên những đứa trẻ :
- Nhận xét về đời sống tinh thần của chúng:
- Những đứa trẻ: A-li-ô-sa, 3 đứa con nhà lão đại tá có cuộc sống thiếu tình thương.
- Nghe
- Tìm chi tiết giới thiệu về hoàn cảnh của A:
Thành phần xã hội, hoàn cảnh gia đình, tình cảm...)
- A-li-ô-sa: con nhà thường dân (hạ đẳng) sống nghèo đói, sớm mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng, sống với ông bà ngoại thường bị ông đánh đạp hắt hủi, chỉ nhận được tình thương của bà.
- Tiếp tục theo dõi VB tìm chi tiết giới thiệu về 3 đứa trẻ con ông đại tá
- 3 đứa trẻ nhà hàng xóm là con lão đại tá (quý tộc) có cuộc sống giàu sang, mẹ chết sớm, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
- Từ những chi tiết nhận xét về cảnh ngộ của những đứa trẻ:
- Sống thiếu tình thương (Tình thân) có sự tương đồng sâu sắc giữa A-li-ô-sa và những người bạn và cũng chính bởi vậy mà chúng đã đến với nhau 1 cách tự nhiên, hồn nhiên quen thân nhau.
- Tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng tác giả khiến mấy chục năm sau ông vẫn nhớ như in và kể lại hết sức súc động.
- Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong truyện
- Ngôi kể thứ nhất -> cảm xúc chân thành hơn, câu chuyện chân thực hơn
- Tìm chi tiết thể hiện cái nhìn của A-li-ô-sa về 3 đứa trẻ:
- Chưa hiểu gì về chúng, không phân biệt được đứa này với đứa kia: 3 đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau, có khuôn mặt tròn, mắt xém và giống nhau -> chỉ phân biệt theo tầm vóc.
- Theo dõi đoạn văn và tìm chi tiết
- 3 đứa trẻ:
+ Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con
- như những chú gà con -> Sự liên tưởng so sánh chính xác, tinh tế (Sợ hãi, co cụm) -> toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của bạn.
- Theo dõi đoạn văn tìm chi tiết
- 3 đứa trẻ lặng lẽ ...-> Như những con ngỗng ngoan ngoãn -> so sánh chính xác vừa thể hiện nội tâm -> chúng bị áp chế ..... 1 lần nữa cảm nhận được sự nhút nhát, cam chịu, cuộc sống thiếu tình thương của bạn
- Từ những chi tiết đó nhận xét về A-li-ô-sa:
- Quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, so sánh chính xác, thơ ngây
- Trao đổi, tìm chi tiết, trả lời
- Liên tưởng tới mụ dì ghẻ độc ác trong cổ tích. An ủi về sự sống lại của người mẹ.
-> Sự ngây thơ tin vào cổ tích
-> Sự mơ ước và khát khao tình thương. Sự công bằng của bọn trẻ.
- Trả lời nhanh, tìm chi tiết:
- Nhắc đến bà “Dường như tất cả các bà đều tốt”-> Rồi lại liên tưởng đến cổ tích. Đứa lớn nhắc: Ngày trước, trước kia, đã có thời -> Giống như mở đầu của cổ tích.
- Trao đổi, trả lời:
=> Sống cuộc đời thực nhưng sự hồn nhiên ngây thơ đã làm chúng dường như sống trong cổ tích.
- Trao đổi, trả lời:
-> Những đứa trẻ nào đó trong xã hội lúc đó đều thiếu tình thương đều là những nhân vật vô danh trong cổ tích.
- Trả lời cá nhân
-> Đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn đáng thương, khát khao một cuộc sống tốt đẹp, đầy tình cảm gia đình, tình bạn -> sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ và mơ ước của chúng.
-> tình bạn sâu sắc vượt qua trở ngại.
- đưa ý kiến:
- Một xã hội định kiến về giai cấp và có phần thiếu quan tâm tới trẻ em ...
- Đánh giá về nghệ thuật kể chuyện
- Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt đan xen miêu tả nội tâm và nghị luận.
-> Thể hiện cái nhìn tinh tế và sự am hiểu tâm lí trẻ thơ của tác giả.
- Kể chuyện tự thuật, nhớ lại, hình dung, tưởng tượng
- So sánh chính xác, cảm nhận tinh tế
- Đối thoại ngắn gọn, sinh động, am hiểu tâm lí trẻ thơ
- Chuyện đời thường lồng truyện cổ tích.
- Tình bạn thân thiết giữa A-li-ô-sa và những đứa trẻ hàng xóm thiếu tình thương.
- A-li-ô-sa là đứa trẻ tốt bụng, cứng cỏi.
- Đọc ghi nhớ sgk
- Suy nghĩ đưa ý kiến
- Nghe
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu khái quát:
-Thể loại: tiểu thuyết tự thuật
- PTBĐ: tự sự
- Ngôi kể: thứ nhất số ít.
- Nhân vật: A-li-ô-sa, 3 đứa trẻ con ông đại tá
- Nhân vật chính: A-li-ô-sa
- Bố cục: 3 phần
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
- Hoàn cảnh: 
+Ali- ô- sa: Bố chết. mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại 
+ Ba đứa trẻ: mẹ chết, sống với bố và dì ghẻ 
- Giống nhau: đều thiếu tình thương.
- Khác nhau: thành phần xã hội:
+ Aliôsa: dân thường.
+ 3 đứa trẻ: con quan chức giàu sang.
-> Lão đại tá: Cấm không cho con chơi với Aliôsa
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế.
- Trước khi quen: thấy rất giống nhau , hồn ngây thơ, yêu thương nhau.
- Khi kể về mẹ : như những chú gà con -> Sự liên tưởng so sánh chính xác, tinh tế (Sợ hãi, co cụm) -> toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của bạn.
- Khi bị bố mắng: lặng bước ra khỏi xe, đi về nhà ... những con ngỗng ngoan ngoãn
-> So sánh liên tưởng chính xác: thể hiện dáng dấp bên ngoài vừa thể hiện nội tâm của chúng luôn sống trong sự sợ hãi, căng thẳng, lạnh nhạt, thiếu tình yêu thương.
=> Aliôsa rất thông cảm và thấu hiểu cuộc sống thiếu tình yêu thương của các bạn nhỏ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích
- Nhắc đến dì ghẻ của 3 đứa trẻ- Aliôsa liên tưởng tới dì ghẻ trong truyện cổ tích.
- Mẹ thật ...
- Hình ảnh người bà nhân hậu ...
-> Chuyện đời thường và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau, không gọi tên của bọn trẻ -> làm cho câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm sắc màu cổ tích hơn.
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:( 5p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
? Tác phẩm “Thời thơ ấu” của M. Go- rơ- ki có điểm gì giống và khác với “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong ?
- Cho học sinh nhập vai các nhân vật và thử kể lại đoạn trích ? (tích hợp với Tập làm văn)
- Cá nhân HS nêu ý kiến.
HS khác nhân xét, bổ sung.
-Tự bộc lộ
- HS nhập vai thử kể lại đoạn trích
 (2HS)
III. Luyện tập:
* Làm bài tập trắc nghiệm: (MC)
4. Hướng dẫn về nhà. (4p)
a. Học thuộc ghi nhớ.
 - Tìm đọc cả tác phẩm “Thời thơ ấu” 
 - Tiếp tục sáng tác thơ tám chữ.
b. Xem lại: - Các bài kiểm tra, tự nhận xét ưu khuyết điểm.
 - Tập làm thơ 8 chữ.
	 - Soạn bài học kì 2: Văn bản: bàn về đọc sách.
 Ngày soạn: 19 /12 /2010
 Ngày dạy: 22 /12 /2010 (9A,B)
Tiết 90: 
 Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I
I. Mục tiêu bài học:
	- Nhằm thông báo kết quả đạt được trong bài kiểm tra đến từng học sinh
	- Học sinh nắm được những ưu điểm và những hạn chế của mình để rút kinh nghiệm cho những bài sau và có hướng phấn đấu trong học kì II.
	- Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện và chữa lỗi.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Soạn đề, bảng phụ ghi bài chữa lỗi.
	- Học sinh ôn lại các kiến thức.
III.Các bước lên lớp:
 1. ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày một bài thơ 8 chữ mà em sáng tác ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ này ?
 3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài:
	Các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I. Để thông báo cho các em kết quả của bài kiểm tra hôn nay chúng ta học tiết trả bài.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài. (10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại đề bài ?
? Nêu yêu cầu của từng bài 
? Cần giải quyết các yêu cầu đó như thế nào ?
- Bổ sung rồi chuyển
- Nhắc lại đề.
- Nêu yêu cầu và hướng giải quyết từng bài (như phần biểu điểm)
I. Đề và yêu cầu của đề bài
Hoạt động 2: Nêu đáp án, biểu điểm: (7p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
- Đọc đáp án (như tiết 85,86-PGD)
- Nghe đáp án
Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh. (15p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh so sánh với biểu điểm và phát biểu những mặt ưu điểm và hạn chế của mình về nhận thức, diễn đạt, trình bày ...
- Đại đa số các bài làm nhận thức đúng yêu cầu của đề bài và làm đúng theo các yêu cầu đó.
- Nhiều bài diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc.
(Tiêubiểu: Chi,Thu, Huyền, Huế, Kiên, Khải, N.Anh)
 - Một số bài chưa nhận thức đúng về bài 2 phần tự luận : Nêu tình huống chính(Truyện Làng)- Phân tích tác dụng, chưa đi đúng thể loại nghị luận trong câu 2 tự luận.
- Một số bài làm sơ sài chưa nắm vững kiến thức cho nên bài viết còn sơ sài chưa đúng: Chiến, M.Toàn, Cường, Lâm...)
- Nhiều bài trình bày cẩu thả, gạch xoá và sai chính tả nhiều.
(Lâm, Cường...)
- Nghe.
II: Nhận xét
1. Ưu điểm.
a) Nhận thức.
Diễn đạt
2. Hạn chế.
a) Nhận thức.
b) Diễn đạt.
Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi: (10p)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
Dùng bảng phụ ghi lại một đoạn trong bài 1 phần tự luận của Liên và của Tuấn.
? Đọc bài bạn ở bảng phụ ?
? Nhận xét về phần bài của bạn ?
? Cần sửa chữa các lỗi này như thế nào ?
- Quan sát và đọc bài ở bảng phụ.
- Phát hiện lỗi của bạn.
+ Lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, chính tả.
+ Lỗi diễn đạt về nội dung
III- Chữa lỗi
- Nhận xét bài bạn.
- Chữa lỗi.
* Thông báo kết quả : (2p)
- Giáo viên thông báo kết quả chung của cả lớp.
Lớp
 Điểm
Sĩ số
Dưới 2
2 - > 4.9
5 - > 6.4
6.5 - >7.9
8 - >10
Trên TB
9B
36
9A
36
4. Hướng dẫn về nhà
a.- Xem lại bài và rút kinh nghiệm bài viết.
 - Ôn lại những kiến thức còn làm chưa tốt trong bài.
b. Soạn bài mới: VB: Bàn về đọc sách ở SGK ngữ văn tập 2
 - Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm .
 - Trả lời kĩ các câu hỏi trong sgk
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 ki 1.doc