Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Lê Hà

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Lê Hà

Tuần 10: Ngày soạn 22/10/2011

TIẾT 46: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

I. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, các kĩ năng dùng từ, diễn đạt trình bày.

- Giáo dục học sinh biết nhận xét đánh giá kết quả một bài văn cụ thể

II. Chuẩn bị

 Thầy: Chấm bài, trả bài cho học sinh.

 Trò: Xem bài của mình.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Lê Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Ngày soạn 22/10/2011
TIẾT 46: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh: Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, các kĩ năng dùng từ, diễn đạt trình bày.
- Giáo dục học sinh biết nhận xét đánh giá kết quả một bài văn cụ thể
II. Chuẩn bị
	Thầy: Chấm bài, trả bài cho học sinh.
	Trò: Xem bài của mình.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Gọi học sinh đọc lại đề?
I Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy
II .Dàn ý sơ lược
- Thể loại: Tự sự kết hợp với viết thư.
? Đề bài yêu cầu kể về chuyện gì? Giới hạn chuyện đó?
- Kể về một lần về thăm trường sau 20 năm.
? Về hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Câu chuyện viết dưới hình thức một bức thư có đan xen miêu tả.
? Theo em đối tượng về thăm trường cũ sau hai mươi năm phải là người như thế nào?
- Là người trưởng thành: có nghề nghiệp ổn định.
? Em hãy nhắc lại dàn ý của đề?
- Trình bày theo tiết tiết 34+35
A: Mở bài 
Nêu buổi thăm trường đầy xúc động của bản thâm em
B: Thân bài 
- Nội dung:+ Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
- Lí do gì em về thăm trường cũ?
- Khi về trường cũ thì:
+ Cảnh sắc thế nào?
+ Gặp gỡ những ai và không gặp được ai? Vì sao?
+ Cảm xúc đến khi về?
Hình thức:
Một bức thư gửi bạn cũ, có sử dụng yếu tố miêu tả.
C. kết bài: êu cảm nghĩ của bản thân
* Đọc bàivăn hay
Gọi 2 học sinh làm bài tốt đọc rồi nhận xét tốt ở chỗ nào trên cơ sở cô
vừa nhận xét.
Gọi 2 học sinh đọc bài làm chưa tốt- chỉ rõ những điểm yếu của bạn
I .Dàn ý chi tiết 
A. Mở bài 
Nêu buổi thăm trường đầy xúc động của bản thâm em
B. Thân bài 
- Nội dung:Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
- Lí do gì em về thăm trường cũ?
- Khi về trường cũ thì:
+ Cảnh sắc thế nào?
+ Gặp gỡ những ai và không gặp được ai? Vì sao?
+ Cảm xúc đến khi về?
- Hình thức:
Một bức thư gửi bạn cũ, có sử dụng yếu tố miêu tả.
C. kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân
II. Nhận xét:
* Ưu điểm khuyết điểm 
1. Nội dung:
+ Các em đã nắm được kiểu bài tự sự có kết hợp viết thư.
+ Nhiều bài các em trình bày hết sức sinh động khi sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả và một số từ ngữ biểu cảm để bộc lộ cảm xúc khi về thăm trường.
+ Nhiều em xây dựng tình huống chuyện tốt.
+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
Nhược điểm:
+ Nhiều em sa vào viết thư mà quên phương thức chính là tự sự.
+ Chi tiết, sự việc nghèo nàn.
+ Thiếu sự kết hợp với yếu tố miêu tả làm bài văn trở nên khô khan.
+ Chữ viết cẩu thả còn nhiều, rất khó đọc.
+ Lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhiều, viết hoa tùy tiện, viết kí hiệu trong bài làm.
 2. Cách diễn đạt một số em
-Sai chính tả:Thanh, Qua, Sang....
-Sơ sái:
 +Thắm, Loan Quân...9/8
 +Li, Quốc, Thành...9/9
III. Chữa lỗi sai.
1. lỗi chính tả ? Gọi học sinh chữa lỗi sai về chính tả
2. lỗi dùng từ sai 
3. lỗi diễn đạt: chưa hay lủng củng trong bài làm của mình được thầy giáo đánh dấu sẵn.
Thống kê kết quả
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
9E
33
3
8
14
8
9H
33
0
8
15
10
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức về nhà học bài làm các bài tập còn lại
 5. Hướng dẫn: -Tiếp tục ôn tập văn bản tự sự, 
 -Chuẩn bị bài Đồng chí: đọc văn bản, chú thích *, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu.
************************************
Tiết : 47 ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên chân thực.
2. Kỹ năng:
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng tình cảm thiêng liêng của những người lính trong chiến đấu.
B. CHUẨN BỊ :
GV : Soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập;Chuẩn KTKN
* Phương pháp, kĩ thuật.
 - Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng.
 - Động não,
 - Vấn đáp giải thích minh họa, trực quan, thảo luận theo cặp.
HS : Trả lời câu hỏi ở sgk.
C..TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 .Ổn định lớp: 
 . Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS 
 .Bài mới- GV: Dân tộc VN đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kì, vĩ đại nên đề tài người lính luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ ca. Đã có không ít nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ khai thác vẻ đẹp ấy. Tuy nhiên vẻ đẹp thì muôn màu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề
GV: Hãy giới thiệu về tác giả Chính Hữu? Những sáng tác chính của ông? 
HS dựa vào chú thích suy nghĩ và thảo luận theo cặp 3 phút.
GV bổ sung thêm :Ông 20 tuổi tòng quân, là lính chiến sĩ trung đoàn thủ đô. Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông giàu hình ảnh, ngôn ngữ và cảm xúc. Là một trong những nhà thơ ít nói nhất, viết ít nhất, hiền lành, nho nhã, điềm đạm nhất của thi ca Việt Nam đương đại, một số bài thơ đã được phổ nhạc nhạc: “Ngọn đèn đứng gác”, “Đồng chí”. Ngày 27/11/2007 “Đã tắt một ngọn đèn đứng gác”ông đã mất tại nhà riêng ở Hà Nội 
GV: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào? Thể thơ? So sánh với thể của văn học thời kì trước ?
HS suy nghĩ và trả lời (Thơ tự do - không gò bó niêm luật)
GV: Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 (sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc-1947), rút trong tập "Đầu súng trăng treo" 
 GV: Đây là thời kì mà cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn .Ông đã kể : “Vào cuối 1947 tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông. Pháp nhảy dù ở Việt Bắc, hành quân từ Bắc Cạn đến Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích giặc từng chặng để đánh, khi đó tôi là chính trị viên đại đội, chiến dịch vô cùng gian khổ, bản thân người lính chỉ có phong phanh trên mình áo cánh nâu, đầu không mũ, chân không giày, đêm ngủ lấy lá khô trải, không chăn màn, ăn uống hết sức kham khổ, vì trên đường truy kích địch tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc thương binh và chôn cất tử sĩ. Sau đó tôi bị ốm nằm lại trong một nhà sàn heo hút gió, tôi đã sáng tác bài thơ “Đồng chí”
->bài thơ ra đời là kết quả của những trải nghiệm thực và cảm xúc sâu xa của tác giả về tình đồng đội . Bài thơ được đồng chí Minh Quốc phổ nhạc
-GV hướng dẫn HS cách đọc (đọc nhịp thơ chậm., diễn tả tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén ) và tìm hiểu từ khó. (SGK -chú ý khi tìm hiểu bài thơ)
GV:Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính từng phần ?PTBĐ?
HOẠT ĐỘNG 2:ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
* Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích gợi tìm, thảo luận, bình giảng.
* HS đọc lại 7 câu thơ đầu là cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp.
GV: Trong cảm nhận của nhà thơ, những người đồng chí có xuất thân từ đâu ?
GV cho hs dựa vào chú thích 2 sgk giải nghĩa thành ngữ “ Nước mặn đồng chua” (Vïng ®ång chiªm tròng, n­íc ngËp mÆn ven biÓn)
- “®Êt cµy lªn sái ®¸” gîi em liªn t­ëng ®Õn vïng quª nµo?...
(Vïng ®ång b»ng trung du ®Êt b¹c mµu, kh« c»n) 
- Em cã nhËn xÐt g× vÒ NT ë hai c©u th¬ ®Çu? (Hay c¸c tæ hîp tõ trªn cã g× ®Æc biÖt? ) 
HS: NT ®èi, cÊu tróc th¬ sãng ®«i ; Thµnh ng÷
- Qua ®ã cho ta hiÓu thªm g× vÒ nguån gèc xuÊt th©n cña c¸c anh?
GV: C¸c anh ra ®i tõ nhiÒu miÒn quª kh¸c nhau: Tõ ®ång b»ng ®Õn trung du; Tõ vïng nói cao ®Õn miÒn biÓn. Mçi 1 n¬i ®Êt ®ai canh t¸c kh¸c nhau song c¸c anh ®Òu lµ nh÷ng ng­êi n«ng d©n nghÌo, b×nh dÞ, ch©n thËt, chÊt ph¸c, cÇn cï. Lêi th¬ b×nh dÞ, méc m¹c nh­ t©m hån ng­êi trai cµy ra trËn .. ra ®i tõ nh÷ng m¸i tranh nghÌo. Hä tõ nh÷ng miÒn quª kh¸c nhau, tô héi vÒ ®©y trong ®oµn qu©n CM, trë thµnh ng­êi lÝnh:
“Lò chóng t«i bän ng­êi tø xø
Quen nhau tõ buæi một hai
Sóng b¾n ch­a quen, qu©n sù m­¬i bµi”.
GV: Vì sao những người xa lạ ở khắp mọi miền tổ quốc, họ lại quen nhau và trở nên thân thiết? 
-HS:Vì họ cùng chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp.
GV: Hãy khái quát lại cơ sở hình thành tình đồng chí? Nhận xét cách dung từ ngữ của tác giả khi nói về tình đồng chí ?
GV: Câu thơ “Đồng chí” ở giữa bài thơ có gì đặc biệt?
(Câu thơ chỉ có hai tiếng và dấu chấm than -> nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn sau).
GV bình: “Đồng chí !” được lấy làm nhan đề cho bài, là tiếng gọi thiêng liêng, là biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài, tạo sự độc đáo, đồng chí ở đây bật lên từ đáy lòng, từ tình cảm của những con người gắn bó với nhau. Hai tiếng đồng chí đứng riêng làm một câu thơ tạo sự liền mạch cho cả bài thơ
* HS đọc tiếp: “Ruộng nương...”
GV:Những người lính cách mạng khi ra đi chiến đấu họ nhớ về điều gì ? 
HS: Họ nhớ về ruộng nương, nhà cửa, giếng nước, gốc đa hình ảnh quen thuộc của quê hương
GV: Từ "mặc kệ" giúp em hiểu thái độ của người ra đi như thế nào? 
HS: Thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, là sự biểu hiện của sự hy sinh lớn, trách nhiệm lớn với non sông đất nước.
Gv liên hệ thái độ dứt khoát ra đi của những người lính trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
GV: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng khi nói đến hình ảnh giếng nước, gốc đa?
HS:Là hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ, chỉ quê hương, người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của người hậu phương.
GV: Qua hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa những người lính có chung điều gì về quê hương?
* HS đọc những câu thơ tiếp 
GV: Em cảm nhận được gì qua những câu thơ trên? (Những người lính có được đầy đủ về vật chất khi ra chiến trường không?) Nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng?
GV nói thêm về căn bệnh sốt rét thường gặp ở những người đã sống ở rừng. 
HS: Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời lính.
GV: Phân tích hình ảnh " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
* HS Đọc 3 câu thơ cuối 
 GVcác em quan sát tranh sgk tr 128 và cho biết :những người lính chiến đấu trong hoàn cảnh như thế nào?(thời gian, không gian, thời ti ... ng đoàn xe đêm ra trận. rái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người cuộc sống. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử . Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu ” Quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng)
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết:
* Phương pháp :Đọc hiểu nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại
Hướng dẫn HS tổng kết văn bản
HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản?
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:Phạm Tiến Duật(1941- 2007)
- Quê: Thanh Ba- Phú Thọ
- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác trong thời kỳ này tập trung viết về thế hệ trẻ trong thời chống Mĩ.
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
b. Thể thơ: tự do 
c.Bố cục: 
- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
* PTBĐ: Biểu cảm, tự sự và miêu tả.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1/.Nhan đề bài thơ:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
2/.Hiện thực khốc liệt của chiến tranh
- Bom giật, bom rung 
- Hình ảnh những chiếc xe không kính
+ Kính vỡ - xe không kính 
+ Không có đèn
+ Không có mui xe
+ Thùng xe xước
àHình tượng thơ mới lạ và độc đáo
ðBút pháp tả thực, giải thích lý do của những chiếc xe không có kính, nói lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh
Chuyển tiết 49
3/.Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ lái xe:
- "Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng"
- "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
như sa như ùa vào buồng lái"
-> Điệp từ, so sánh : tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường hiểm nguy.
- "Không có kính ừ thì có bụi
chưa cần rửa .... châm điếu thuốc
không có kính, ừ thì ướt áo
chưa cần.... lái trăm cây số nữa"
->Dùng khẩu ngữ
->Giọng điệu : ngang tàng, hài hước,hồn nhiên
-> Cấu trúc câu thơ được lặp lại-> thái độ ngang tàng, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy
- "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
-> Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội
Câu kết :
- "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước....Chỉ cần ...... có một trái tim"
- Hình ảnh hoán dụ “trái tim”-> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc.
-> Khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển
ðHình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh thần của họ = sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
4/.Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 
b. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí tưởng , độc lập dân tộc..
* Khác nhau: 
- Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởnggắn bó bền chặt
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là những con người hiên ngang, dũng cảm, ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Soạn "Tổng kết từ vựng" ( Sự phát triển của từ vựng Trau dồi vốn từ)
************************************
Tiết 49: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Các cách phát triển tự vựng tiếng Việt.
 - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
 - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
*GDKN SỐNG:- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B.CHUẨN BỊ :
1/GV: soạn bài ; Chuẩn KTKN
*.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích .
1/HS: ôn lại Kiến thức từ vựng đã học
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 .Ổn định lớp: 
 . Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong nội dung tiết học) 
 .Bài mới: Các giờ trước chúng ta đó ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từtrường từ vựng). Tiết học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựngtrau dồi vốn từ)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:
 - Ph­¬ng ph¸p ; ,nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò,th¶o luËn nhãm.
-Sự phát triển của từ vựng
GV: Nhắc lại Các cách phát triển của từ vựng nghĩa của từ?
GV: 1HS lên bảng điền Nội dung thích hợp vào sơ đồ SGK/135
GV: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng?
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3(SGK/135)
Hoạt động 2: Từ mượn
GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn?
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Trình bày miệng trước lớp
Hoạt đông 3 :Từ Hán -Việt
GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
-Hoạt động 4 :Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD?
HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136)
Hoạt động 5: Trau dồi vốn từ
GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Trình bày miệng trước lớp?
HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ 
GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa
I.Sự phát triển của từ vựng:
1.Các cách phát triển của từ vựng: 
2 cách:
- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: 
 + Thêm nghĩa mới
 + Chuyển nghĩa
- Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ
 + Tạo từ mới
 + Vay mượn
2.Bài tập:
Bài tập 2:tr 135. Chuyển nghĩa: 
 + Trao tay
 +Tay buôn người (nghĩa chuyển)
- Tạo từ ngữ mới:
+ Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y
VD: Văn + học -> văn học
+ Từ ngữ mới xuất hiện
VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn: Kịch trường
-Bài tập 3 -tr 135. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì:
- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn
II.Từ mượn:
1.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị
2.Bài tập:
*Chọn nhận định đúng:
- Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
*Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò
- Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
III.Từ Hán -Việt
1.Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, 
2.Bài tập:
Chọn quan niệm đúng: b
IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1.Khái niệm:
- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
2.Bài tập:
* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo
V.Trau dồi vốn từ:
1.Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
2.Bài tập:
*Giải thích nghĩa của những từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: 
+ Động từ : thảo ra để đưa thông qua
+ Danh từ : bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đó chết
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật
*Sửa lỗi dùng từ:
a, Béo bổ:: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận
b, Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử
c, Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt 
-> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đó tới
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập .
 - Chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó.
-Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự: đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 Ngu van 9.doc