Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Bạch Ngọc

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Bạch Ngọc

Bài 11

 Tiết 51, 52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 - Huy Cận-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

 - Kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu vừa cổ điển, vừa hiện đại trong thơ).

 - Thái độ: GD HS tình yêu thiên nhiên, biển cả, yêu lao động,.

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, tranh chân dung tác giả, các tập thơ của tác giả

 HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu.

C. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP.

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.

 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm "Bài thơ tiểu đội xe không kính". Em hiểu như thế nào về câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim".

Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( . )

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Bạch Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: ..............................
 Tuần 11 Bài 11 
 Tiết 51, 52 	 Đoàn thuyền đánh cá
	 - Huy Cận-
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố NT (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu vừa cổ điển, vừa hiện đại trong thơ).
 - Thái độ: GD HS tình yêu thiên nhiên, biển cả, yêu lao động,...
B. Chuẩn bị.
 GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, tranh chân dung tác giả, các tập thơ của tác giả
 HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu.
C. Tiến trình trên lớp.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm "Bài thơ tiểu đội xe không kính". Em hiểu như thế nào về câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim".
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3 Tìm hiểu chung văn bản
? Qua chú thích trong SGK cho em biết được những gì về tác giả Huy Cận?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng phấn chấn, hào hứng, chú ý nhịp 4/3, 2/2/3 rồi đọc mẫu 1 khổ gọi 2 – 3 HS đọc tiếp.
- HS xem chú thích SGK
? Em có nhận xét gì về thể thơ?
 Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
? Dựa vào trình tự ấy hãy tìm bố cục của bài thơ. Thời gian và không gian được miêu tả trong bài.
? Nguồn cảm hứng của bài thơ
Hoạt động 4 Tìm hiểu chi tiết văn bản
- HS đọc 2 khổ đầu. 
? Thời điểm đoàn thuyền ra khơi của đoàn thuyền được nói tới trong lời thơ nào? Không gian và thời gian được hình tượng hoá như thế nào?
? Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng ở đây? 
? Từ đó em hình dung về một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? 
- GV: Trong khổ thơ 1 có sự đối lập hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người- hãy diễn đạt nội dung này.
? Sự đối lập này có ý nghĩa gì? 
? Từ đó nội dung câu hát trong bài ca lao động này là gì, lời hát gợi ước mơ gì của người đánh cá?
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- HS đọc 4 khổ tiếp nêu chủ đề của đoạn
? Tác giả đã tập trung miêu tả những đối tượng nào?
? Cảnh biển về đêm được tác giả cảm nhận như thế nào?
? Cảnh người lao động đánh cá được miêu tả như thế nào?
? Em hình dung lao động của người đánh cá như thế nào từ lời thơ: "Sao mờ....chùm cá nặng".
? Lời thơ: "Ta hát bài ca ... tự buổi nào" cho ta hiểu như thế nào về tâm tình người lao động trên biển cả?
? Bút pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong đoạn thơ này?
? Nhà thơ đã vẽ nên bức tranh về biển cả như thế nào?
? ấn tượng về cảnh bình minh qu cách miêu tả của tác giả?
? Cảnh hoàn thành công việc đánh cá, thành quả lao động sau một đêm lao động cật lực được tác giả tả bằng những hình ảnh nào?
? Qua đó tác giả cảm nhận cuộc sống như thế nào trên vùng biển?
Hoạt động 5 Tổng kết 
? Qua phân tích hãy nêu nhận xét của em nội dung, tình cảm, cảm xúc nổi bật và những đặc sắc NT của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung.
 1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm 
- Huy Cận (1919 - 2005) Quê ở Hà Tĩnh.
- Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng" là nhà thơ tiêu biểu cho dòng thơ hiện đại VN.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về VH - NT (1996) 
- Bài thơ sáng tác năm 1958 trong thời gian tác giả đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
 2. Đọc, giải thích từ khó.
- Kéo xoăn tay, .....
3. Cấu trúc văn bản
- Thể loại: Thể thơ 7 chữ
* Bố cục: 3 phần:
- 2 khổ đầu: Đoàn thuyền ra khơi.
- 4 khổ tiếp: Đoàn thuyền đánh bắt cá. 
- Khổ cuối: Đoàn thuyền trở về.
II. Tìm hiểu chi tiết
 1. Đoàn thuyền ra khơi.
- Không gian: mặt trời lặn, sóng biển, ...
- Thời gian: trở về đêm
- NT: Liên tưởng, tưởng tượng so sánh mặt trời được được ví như hòn lửa, sóng đêm được ví như then cài cửa của biển.
-> Biển cả kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại.
- Sự sống biển cả dần khép lại => hoạt động con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi, làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.
"Hát rằng........đoàn cá ơi !"
- Ca ngợi sự lao động bền bỉ, dũng cảm lạc quan của con người trước biển.
-> Thể hiện ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản, nhiều tôm cá.
 2. Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm.
* Cảnh biển về đêm.
- "thuyền lái gió với buồm trăng"
- "mây cao, biển bằng, nhịp trăng cao, đêm thở sao lùa, các loại cá, ..."
- NT: liệt kê, tượng trưng -> Cảnh về đêm rất đẹp, khoáng đãng, bao dung.
* Cảnh đánh cá:
- "Lướt, đậu dặm xa, dò bụng biển
- "Dàn đan thế trận lưới vây giăng".
- Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ lao đi giữa mênh mông trời bể: Lái gió, buồm trăng, mây cao..
- Cảnh đánh bắt của ngư dân kỳ công, gian khổ.
-" Sao mờ.......
.......chùm cá nặng."
-> Khẩn trương miệt mài, nặng nhọc, nhưng hiệu quả.
- Lạc quan trong lao động, ân tình với biển cả rất yêu biển, yêu cuộc sống.
- Nghệ thuật: Hình ảnh đặc biệt, mới lạ về cá, bút pháp lãng mạng và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ, làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, biểu hiện ước mơ của con người muốn hoà nhập với TN.
=> Bức tranh huyền ảo của vũ trụ, biển cả về đêm trong đó con người làm chủ thiên nhiên với không khí hăng say của lao động tập thể..
 3. Đoàn thuyền trở về.
- "Mặt trời đội biển... mắt cá huy hoàng"
-> Cảnh bình minh rạng rỡ, tươi sáng huy hoàng.
- "Thuyền chạy đua ... câu hát căng buồm..." 
 Đoàn thuyền trở về trong bình minh rực rỡ, chở nặng đầy cá, giương buồm lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đông.
-> Nhịp sống hối hả mãnh liệt, thành quả lao động to lớn.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Bút pháp nghệ thuật lãng mạn, tưởng tượng tượng ngôn ngữ hình ảnh bóng bẩy, tượng trưng, liên phong phú, cảm xúc dồi dào, mãnh liệt, âm hưởng khoả khoắn.
- Các phép tu từ: so sánh, nhân hoá, khoa trương
 2. Nội dung.
 Bài thơ là một vẻ đẹp của thiên nhiên tráng lệ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, miệt mài khẩn trương làm chủ cuộc sống để góp phần xây dựng cống hiến đất nước.
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố lại những nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Yêu cầu HS học thuộc bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Làm bài phần luyện tập.
 - Soạn: Tổng kết từ vựng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: ..............................
 Tiết 53 	 tổng kết về từ vựng
 (Từ tượng thanh , từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6, 9 (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng).
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong tạo lập văn bản và giao tiếp.
 - Thái độ: GD HS có ý thức hệ thồng kiến thức đã học	
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, hệ thống kiến thức, bảng phụ .....
 HS : Ôn lại các kiến thức từ lớp 6 – 9 sẽ học trong tiết này.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra bài tập, sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động 3. Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
? Em đã học từ tượng thanh, từ tượng hình ở lớp mấy? Hãy nhắc lại khái niệm về 2 loại từ này.
- HS nêu khái niệm và ví dụ.
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? 
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
? Xác định từ tượng hình có giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau
- GV kẻ sẵn bảng mẫu vào bảng phụ, yêu cầu HS nêu lại các khái niệm + VD về: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm- nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
 1. Kiến thức 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 VD: ào ào, sang sảng, ư ử, ti tỉ...
- Từ tượng hình là từ gợi hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật.
 VD: Ngất ngưởng, liêu xiêu, rũ rượi...
2. Bài tập.
* Những tên loài vật:tắc kè, chèo bẻo, mèo, quốc
* Các từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
Tác dụng: Miêu tả đám mây một cách cụ thể sinh động.
II. Một số biện pháp tu từ từ vựng.
1. Khái niệm.
Các biện pháp tu từ
Định nghĩa - khía niệm
Ví dụ
- So sánh
- ẩn dụ
- Nhân hoá
- Hoán dụ
- Nói quá
- Nói giảm nói tránh
- Điệp ngữ
- Chơi chữ
- Là sự đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
- Là gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật bằng những đồ vật dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối ... trở nên gần gũi với con người biểu thị những suy nghĩ, tình cảm như con người.
- Hoán dụ là tên gọi sự vật hiện tượng KN bằng tên của một sự vật, hiện tượng, hiện tượng KN có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt.
- Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Là cách lặp đi lặp lại một từ một ngữ để nhấn mạnh ý gây cảm xúc mạnh có tác dụng thể hiện giọng điệu, âm điệu văn thơ
- Là lợi dụng đặc sắc về âm, về từ ngữ để tạo sắc thái hài hước, dí dỏm, làm câu văn hấp dẫn thú vị
- Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...
- Ao làng trăng tắm mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu
- áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
- ăn bảy nong cơm ba nong cà
Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
Mùa thu đang đẹp nắng xanh rờn
Những lúc say sưa cũng muốn chừa.
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa.
- Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc yêu cầu bài tập
? Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét NT độc đáo của một số câu thơ trong truyện Kiều.
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 câu sau đó cử đại diện phát biểu
- HS đọc yêu cầu bài tập
? Vận dụng kiến thức đã học về một số nét tu từ từ vựng để phân tích nét NT độc đáo trong những câu trong bài tập
- GV làm mẫu câu a, 4 câu còn lại yêu cầu 4 nhóm thảo luận, cử đại diện phát biểu, GV nhận xét bổ sung.
 2. Bài tập.
Bài tập 1. Phân tích nét độc đáo trong từng câu thơ
a. Phép ẩn dụ: Từ "hoa" chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng 
"Cây, lá": Chỉ gia đình của Thuý Kiều
b. Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của TK với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa
c. Phép nói quá: Cái đẹp củ tự nhiên thua cái đẹp của con người.
d. Phép nói quá: Về cự li Thúc Sinh và Kiều chỉ ở trong khuôn viên họ Hoạn nhưng về thân thể 2 người đang ở vị thế không thể gần nhau được: Thúc là chủ nhà, Kiều là con ở
e. Biện pháp chơi chữ. Tài và tai.
Bài tập 2
a. Phép điệp ngữ "Còn"dùng từ đa nghĩa "say sưa" vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình
b. Phép nói quá: Để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn.
c. Phép so sánh: Nhờ nó mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Phép nhân hoá: Tác giả nhân hoá ánh trăng biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ.
e, Phép ẩn dụ: "Mặt trời"(thứ hai) chỉ em bé trên lưng mẹ thể hiện sự gắn bó của đứa con với mẹ.
 Hoạt động 4. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối 
	- GV yêu cầu HS ôn lại khái niệm của các biện pháp tu từ trong tiết này
	- Soạn bài: Tập làm thơ 8 chữ.
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: ..............................
 ơ 
 Tiết 54 	 Tập làm thơ 8 chữ
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.
 - Thái độ: Qua hoạt động làm thơ tám chữ và phát huy tinh thần sáng tạo sự hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, bảng phụ, một số bài thơ tám chữ.
 HS : Tập làm trước một bài thơ tám chữ, sưu tầm thơ,....
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra bài tập, sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động 3. Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- GV: Yêu cầu HS đọc to các đoạn thơ trong phần 1. GV chép các đoạn thơ vào bảng phụ để hướng dẫn HS tìm hiểu.
? Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? 
 Nhắc lại KN về vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách đã học ở lớp 6:
- Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ 
- Vần lưng: Là vần gieo ở giữa dòngthơ
- Vần liền: Được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.
- Vần cách: Không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng.
? Xác định và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở đoạn 1. nx các gieo vần đó.
- HS lên bảng gạch vào bảng phụ
- Tương tự phần 1 GV gọi HS lên gạch chân và nhận xét đoạn 2 và đoạn 3.
? Nhận xét cách ngắt nhịp ở mối đoạn thơ trên.
- GV đọc và gạch chéo vào cách ngắt nhịp từng câu.
 VD: Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối 
 Ta say mồi/đứng uống/ ánh trăng tan
 Đâu những ngày mưa / chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm/giang sơn ta/ đổi mới
? Qua phân tích VD em có nhận xét gì về thể thơ 8 chữ.
- HS đọc ghi nhớ GV nhấn mạnh
HS đọc yêu cầu bài tập
? Điền các từ in đậm vào chỗ trống cuối mỗi dòng thơ.
- Điền từ vào 3 chỗ trống trong đoạn thơ trích ở bài "Vội vàng" - Xuân Diệu.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đoạn thơ chép câu sai thứ 3 trong bài "Tựu trường" Huy Cận
? Tìm ra chỗ sai nói lý do và tìm cách sửa lại cho đúng?
- BT4: HS làm ở nhà.
- HS đọc yêu cầu bài tập
? Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ sau (Bài "Trưa hè" - Anh Thơ)
- HS làm việc theo nhóm từng bàn.
- Bài 2: GV chia nhóm để HS phát huy cảm xúc của cá nhân.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ
 1. Ví dụ : SGK
 2. Nhận xét:
 - Số chữ: 8 chữ/dòng
* Đoạn 1: Các cặp vần: Tan - ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật.
-> Vần chân theo từng cặp khuôn âm
* Đoạn 2: Cặp vần: học - nhọc, bà - xa.
-> Vần chân theo từng cặp khuân vần.
* Đoạn 3: Cặp vần: Hát - ngát, non - son, đứng - dựng, tiên - nhiên
-> Vần chân dán cách theo từng cặp.
- Cách ngắt nhịp, linh hoạt không theo 1 công thức cứng nhắc nào.
* Ghi nhớ: SGK (Tr.150)
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
 Bài tập 1: 
... ca hát
... ngày qua.
... bát ngát
... muôn hoa.
 Bài tập 2: 
... cũng mất
... tuần hoàn
... đất trời.
 Bài tập 3: 
 Câu thứ ba chép sai từ "rộn rã" âm tiết cuối của câu phải mang thanh bằng và hiệp vấn với "gương" ở cuối câu trên đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp.
- Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường 
III. Thực hành làm thơ 8 chữ.
 Bài tập 1. Yêu cầu: Từ điền vào dòng thứ ba phải là thanh bằng
Từ điền vào dòng thứ tư phải có khuân âm (a) để hiệp vần với chữ xa.
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Bài tập 2. Thoảng thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta
Bài tập 3: 
- GV hướng dẫn trao đổi theo nhóm về bài thơ đã làm ở nhà.
- Mỗi nhóm cử đại diện đọc và trình bày bài thơ của nhóm.
- Lớp tham gia nhận xét đánh giá.
Hoạt động 4. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV khắc sâu kiến thức trong phần ghi nhớ yêu cầu HS học thuộc 
 - HS về nhà làm bài tập 4.
 - Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ
 - Chuẩn bị cho tiết Trả bài truyện trung đại.
Ngày soạn:.............................
Ngày dạy: .............................
 Tiết 55 	 Trả bài kiểm tra văn (truyện trung đại)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Qua bài viết củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung, tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lời kể chuyện.
 - Kỹ năng: Rè kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, biết nhận xét bài mình, bài bạn.
 - Thái độ: HS nhận rõ được ưu nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa khắc phục.
B. Chuẩn bị.
 GV: Trả bài trước cho HS vài ngày, chuẩn bị các lỗi cơ bản của HS.
 HS : Tự chữa trong bài viết của mình.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động 3. Nội dung bài học
I. Học sinh chữa bài theo đáp án.
 - GV đọc lại đề bài, cùng HS xây dựng đáp án, biểu điểm.(xem lại tiết 48)
 - GV ghi lại đáp án lên bảng.
 - Nêu các yêu cầu nội dung, hình thức của từng câu hỏi.
II. Nhận xét bài làm.	
 1. Ưu điểm.
Nội dung: Hầu hết các bài làm đi đúng trọng tâm, giải quyết trọn vẹn các vấn đề(lớp chọn). Các bài làm đạt yêu cầu của đề. Bài làm lần này đạt kết qủa tốt hơn bài trước.
Hình thức: Nhiều bài hình thức trình bày rõ đẹp, ít sai lỗi chính tả, bố cục rõ ràng.
Các bài đạt kết quả tốt: Tính, Hòa, Dũng, Đạt, Trà,Linh, Hương, ... (9A); Lan Anh, Hiền, Hồng, Hóa, Xuân, ... (9B).
2. Nhược điểm.
 - Nội dung: Nhiều bài vẫn chưa hiểu đề nên xác định nội dung sai nhất là câu 2. Phần tóm tắt nhiều bài chưa xác định được trọng tâm chưa biết lựa chọn chi tiết chính xác nên tóm tắt lan man.
Hình thức: Nhiều bài chữ viết còn xấu, cẩu thả, chưa biết trình bày hình thức bài văn.
Các lỗi chủ yếu sa vào một số học sinh (Sang, ất, Sơn, Đoàn (9A); Quý, Nghĩa, Khánh, Nam, (9A) ...).
 3. Kết quả:
 - 9A: Giỏi: 3 Khá: 14 TB: 17. Yếu: 6
 - 9B: Giỏi: 3 Khá: 11 TB: 19 Yếu: 7
Hoạt động 4. Đọc, bình bài viết
 - GV chọn một số bài khá, giỏi đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra ưu điểm
 - GV chọn một số bài TB, yếu đọc. HS nhận xét. GV chỉ ra tồn tại, rút kinh nghiệm
Hoạt động 5. Chữa lỗi bài viết
 - GV chỉ ra những lỗi cơ bản HS tự chữa trong bài viết của mình.
 - HS chuyền bài cho nhau để tự chữa.
Hoạt động 6. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện bài làm.
	 - Soạn: "Bếp lửa" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 11cuc hay.doc