Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 - Trường TH & THCS VBB

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 - Trường TH & THCS VBB

 a/Về kiến thức:

- Nhn vật, sự việc cốt truyện, trong một tc phẩm truyện hiện đại. Đối thoại, độc thoại nội tm,

- Sự kết Hợp với ccyếu tố miu tả, biểu cảm trong vbản hiện đại.

- Tình yu lng , yu nước, tinh thần khng chiến của người nơng dn VN trong t/kỳ k chiến chống TDP

 b/Về kỹ năng

 Đọc – hiểu vb truyện VN hiện đại sng tc trong thời kỳ chống TDP.

Vận dụng kiến thức đ học kết hợpcác phương thức biểu đạt cảm nhận một tp vb tự sự

c/ Về thái độ:

-Hs cĩ yu lng qu,từ đó mà yêu đất nước, căm thù giặc.

2/ Chuẩn bị của Gio Vin v Của Học Sinh

 a/ Chuẩn bị của GV SGK, SGV, tài liện, soạn giáo án.

 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhĩm.

 b/ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài,trả lời cu hỏi sgk

 3/ Tiến trình by dạy

2. Kiểm tra bài cũ: ( 4)

1/ Đọc bài thơ Ánh trăng? Cho biết tác giả, phân tích biểu đạt và hoàn cảnh sáng tác?

2/ Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong bài thơ? Liên hệ bản thân?

 b// Dạy nội dung bi mới : (1)

 Lời vo bi: Trong kháng chiến chống pháp ngoài hình ảnh người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu như trong bài “ Đồng chí”của Chính Hữu. Ta còn thấy người nông dân mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng ở họ có một tình yêu quê hương thắm thiêt , đã thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến , được Kim Lân miêu tả qua nhân vật ông Hai, với nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí sâu sắc, mà ta sẽ được học hôm nay qua tác phẩm “Làng”

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 - Trường TH & THCS VBB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
 Tiết 61-62 
Ngày soạn: 24/10/2011 
 Ngày dạy: 02/11/2011 
 LÀNG
 Kim Lân 
1. Mục Tiêu: Giúp học sinh:
 a/Về kiến thức:
 Nhân vật, sự việc cốt truyện, trong một tác phẩm truyện hiện đại. Đối thoại, độc thoại nội tâm, 
Sự kết Hợp với cácyếu tố miêu tả, biểu cảm trong vbản hiện đại.
Tình yêu làng , yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nơng dân VN trong t/kỳ k chiến chống TDP 
 b/Về kỹ năng
 Đọc – hiểu vb truyện VN hiện đại sáng tác trong thời kỳ chống TDP.
Vận dụng kiến thức đã học kết hợpcác phương thức biểu đạt cảm nhận một tp vb tự sự
c/ Về thái độ:
-Hs cĩ yêu làng quê,từ đĩ mà yêu đất nước, căm thù giặc.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV SGK, SGV, tài liện, soạn giáo án.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhĩm...
 b/ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài,trả lời câu hỏi sgk
 3/ Tiến trình bày dạy 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
1/ Đọc bài thơ Ánh trăng? Cho biết tác giả, phân tích biểu đạt và hoàn cảnh sáng tác?
2/ Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong bài thơ? Liên hệ bản thân?
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’) 
 Lời vào bài: Trong kháng chiến chống pháp ngoài hình ảnh người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu như trong bài “ Đồng chí”của Chính Hữu. Ta còn thấy người nông dân mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng ở họ có một tình yêu quê hương thắm thiêùt , đã thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến , được Kim Lân miêu tả qua nhân vật ông Hai, với nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí sâu sắc, mà ta sẽ được học hôm nay qua tác phẩm “Làng”
Hoạt Động 1 : Tìm hiểu chung (15’) 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
Cho Hs đọc phần chú thích* ở sgk
- Tác phẩm viết trong hoàn cảnh nào? Vị trí đoạn trích học?
Gv chốt lại 1 số nét về tác giả:
+ Là 1 nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
+ Am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân.
Về tác phẩm: Truyện khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kỳ kháng chiến đó là tình cảm quê hương, đất nước.
 Hs trả lời
Hs dựa vào phần chú thích để trả lời.
 Hs trả lời tại chỗ
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả: Kim Lân, SGK tr 171.
2/ Tác phẩm:
- Thuộc phần cuối truyện ngắn Làng (Phần đầu truyện lược bớt).
- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3/ Chú thích: 1đến 15
Hoạt Động 2 : Đọc- Hiểu văn bản( 20’) 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
Gv đọc trước một đoạn sau đĩ hướng dẫn các em đọc văn bản
Tác giả xây dựng một tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. Đó là tình huống gì? Em có nhận xét gì về việc xây dựng tình huống đó.
Hs theo dõi và sau đĩ đọc văn bản
Hs phát hiện, trả lời.
Lớp bổ sung
II/ Đọc- Hiểu văn bản
 1/ Đọc văn bản: To,rỏ thể hiện tâm trạng nhân vật
 2/ Phân tích:
 2. 1/ Tình huống truyện:
- Ông Hai nghe tin làng ông theo giặc, lập tề.
-> tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai.
=> nút thắt của câu chuyện.
c/ Củng cố, luyện tập :: ( 3’) Gv yêu cầu Hs hiểu về TG, TP, hồn cảnh sáng tác
d/ chuẩn bị tiết sau Gv yêu cầu Hs chuẩn bị câu hỏi phần cịn lại
 Tiêt2
 1Mục Tiêu: 
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 3/ Tiến trình bày dạy 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
1/ Đọc bài thơ Ánh trăng? Cho biết tác giả, phân tích biểu đạt và hoàn cảnh sáng tác?
2/ Em cảm nhận được điều gì sau khi học xong bài thơ? Liên hệ bản thân?
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’) 
 Lời vào bài: Ở tiết trước các em đã tìm hiểu phần đầu truyện ngắn Làng tiết học hơm nay Thầy hướng dẫn các em phần cịn lại.
Hoạt Động : Đọc- Hiểu văn bản ( 30’) 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
- Cho Hs đọc đoạn "Một người đàn bà... gian nhà".
+ Khi nghe tin làng theo giặc, tâm trạng của ông Hai như thế nào?
+ Ông Hai có tin đó là sự thật không? Tâm trạng của ông sau đó như thế nào?
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi khắc hoạ nhân vật? Nhận xét về ngôn ngữ.
- Gv chốt, chuyển cho Hs phân tích đoạn tiếp theo.
- Cho Hs đọc từ "mụ chạy sát vào bậc cửa... phải thù".
+ Cái tin làng Dầu theo giặc đã đẩy vợ chồng ông Hai vào một tình cảnh như thế nào? Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai lúc này?
+ Việc ông Hai chọn cách không về làng chứng tỏ tình cảm của ông đối với đất nước như thế nào? Có phải ông Hai không yêu làng nữa hay không?
- Tại sao ông Hai lại tâm sự với thằng Uùt? Tình cảm nào của ông được bộc lộ qua lời tâm sự này?
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật của tác giả?
- Theo em, câu chuyện mở nút ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc này?
(câu hỏi thảo luận)
- Gv chốt, bình: Đoạn văn diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Người đọc cảm thấy gần gũi, thân thiết với ông Hai bởi ông Hai là hình ảnh của họ.
 Cho Hs đọc phần ghi nhớ để củng cố bài
Hs đọc đoạn văn bản
Hs phát hiện, trả lời
Hs trả lời được:
- Lúc đầu ông Hai không tin.
- Sau đó ông tin.
- Tâm trạng nặng nề, đau xót, tủi hổ.
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lý, ngôn ngữ độc thoại.
Hs đọc đoạn văn bản.
Hs phát hiện:
- Ông Hai bế tắc, tuyệt vọng.
+ không biết đi đâu
+ không về làng
+ về tức là quay đầu lại làm nô lệ cho Tây, là bỏ kháng chiến
+ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Hs suy luận, trả lời:
- Ông Hai rất yêu nước nhưng với làng thì ông vẫn không thể dứt bỏ. Điều này khiến ông càng đau khổ hơn.
- Tâm sự với thằng Út là để vơi đi nỗi buồn, giãi bày nỗi lòng.
- Tình cảm yêu làng, yêu nước, tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
Hs trao đổi nhóm
Trả lời
- Chuyện mở nút: Ông Hai nghe tin làng không theo giặc.
- Kết thúc có hậu.
Hs đọc phần ghi nhớ để củng cố bài
II/ Đọc- Hiểu văn bản
 2.2/ Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
a) Khi nghe tin làng theo giặc:
- Cổ ông lão nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.
-> sự sững sờ vì tin quá đột ngột.
- Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà -> nằm vật ra giường, tủi thân.
- Nhìn con, nước mắt ông giàn ra.
- Ông không dám đi đâu.
-> Nỗi đau xót, tủi hổ.
b) Khi bị chủ nhà đuổi đi:
- Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ.
- Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thằng Tây.
- Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
- Nói chuyện với thằng Út mong Cụ Hồ, mong anh em đồng chí biết cho bố con ông.
-> Tình yêu sâu nặng đối với làng, tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng.
III/ Tổng Kết: sgk
c/ Củng cố, luyện tập :: ( 7’) Em cảm nhận được vấn đề gì sau khi đọc xong văn bản Làng?
 Cho Hs làm câu 1Ở sgk
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 3’) Học bài cũ, chuẩn bị bài tiếp theo: “chương trình địa phương” ( phần Tiếng Việt)
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
..
Tuần 13 
 Tiết 63 
Ngày soạn: 24/10/2011 
 Ngày dạy:4 /1 1/2011
 Chương trình địa phương
 ( Phần Tiếng Việt)
I. Mục Tiêu: Giúp học sinh:
 a/Về kiến thức:
 Từ ngữ địa phương chỉ sự vật hoạt động, trạng thái, đặc điểm tính chất
 Sự khác biệt từ ngữ giữa các địa phương
 b/Về kỹ năng
 Nhận biết một số từ ngữnthuọc các địa phương khác nhau.
 Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngịn ngữ trong một số văn bản
c/ Về thái độ:
- Hs yêu thích các từ ở vùng miền nhiều hơn, từ đĩ mà yêu quý Tiếng việt hơn.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tài liện, soạn giáo án.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhĩm...
b/ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài,trả lời câu hỏi sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
a/ Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’) 
 Lời vào bài: Cho học sinh tìm một từ ngữ xưng hô của ông Hai với các con khi ông gọi chúng ra chia quà -> dẫn vào bài
Hoạt Động 1 : ( 20’) Hướng dẫn Hs giải bài tập 1,2 sgk
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
- Cho Hs đọc, xác định yêu cầu của Bt1:
Phân nhóm
Theo dõi Hs làm bài
Nhận xét, đánh giá
+ Cho Hs đọc, xác định yêu cầu Bt2.
Gợi dẫn Hs trả lời 2 ý:
Gv ghi nhận, đánh giá.
Nêu đáp án.
Hs thực hiện
Trao đổi nhóm
Cử đại diện trả lời
Lớp bổ sung
Hs thực hiện
Hs suy nghĩ, trả lời theo sự hiểu biết.
Lớp bổ sung
Bài tập 1:
a) Các từ gọi tên sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
+ nhút, bồn bồn, sầu riêng, chôm chôm.
b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm:
- mẹ (Bắc), mạ (Trung), má (Nam).
- bố (Bắc), bọ (Trung), Ba, tía (Nam).
- mô (Trung)
- giả đò, ghiền (Nam)...
c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa:
- hòm (Bắc) -> đồ đựng hình hộp, hòm (Trung, Nam) -> quan tài.
- ốm (Bắc) -> bị bệnh
- ốm (Trung, Nam) -> gầy.
Bài tập 2:
- Các từ ngữ địa phương ở 1a không có từ ngữ tương đương trong các phương ngữ và trong ngôn ngữ toàn dân, vì: do đặc điểm tự nhiên, đặc điểm phong tục mà sự vật, hiện tượng có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác.
- Sự xuất hiện của những từ ngữ đó chứng tỏ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội ở trên các vùng, miền.
 Hoạt Động 2 : Hướng dẫn Hs giải bài tập 3,4 sgk (15’) 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
 Giải quyết Bt3
- Cho Hs quan sát 2 bảng mẫu ở Bt1.
+ Từ ngữ và cách hiểu nào trong 2 bảng được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
 Giải quyết Bt4
- Cho Hs đọc đoạn trích.
+ Tìm các từ ngữ địa phương?
+ Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong đoạn thơ?
Hs quan sát
Trả lời
Hs đọc
Hs tìm
Trả lời
Lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- Các từ ngữ và cách hiểu các từ thuộc phương ngữ Bắc được coi là ngôn ngữ toàn dân.
Bài tập 4:
- Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ -> phương ngữ Trung.
- Các từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh 1 vùng quê và tình cảm, suy nghĩ của 1 người mẹ.
c/ Củng cố, luyện tập :: ( 3’) Nhắc lại sử dụng từ ngữ địa phương.
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 2’) Học bài cũ Chuẩn bị bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
..
Tuần 13 
 Tiết 63 
Ngày soạn: 24/10/2011 
 Ngày dạy:4 /1 1/2011
 Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
 trong văn bản tự sự
I. Mục Tiêu: Giúp học sinh: 
 a/Về kiến thứ - Thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 b/Về kỹ năng
 -phân tích được đối thoại, độc thoại và độc thoại nơi tâm.
-Phân tích được vai trị của đối thoại, độc thoại và độc thoại nơi tâm trong văn bản tự sự.
c/ Về thái độ:
- Hs yêu thích những đoạn văn đối thoại, độc thoại hơn.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV SGK, SGV, tài liện, soạn giáo án.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhĩm..
 b/ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài,trả lời câu hỏi sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’) 
 Lời vào bài: Cho học sinh nhắc lại nghệ thuật khắc hoạ nhân vật ông Hai trong truyện Làng -> dẫn vào bài mới.
Hoạt Động:1 Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ( 26’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
- Cho Hs đọc đoạn trích SGK mục I1 tr 176, 177.
a) + Trong 3 câu đầu của đoạn trích, ai nói với ai? Có mấy người tham gia vào câu chuyện này và có mấy lượt lời được thực hiện? Vì sao em biết?
- Vậy 3 câu đầu của đoạn trích là một đối thoại. Em hiểu đối thoại là gì?
Gv chốt lại ghi nhớ.
b) - Câu “Hà, nắng gớm, về nào...” là câu ông Hai nói với ai? Đây có phải là đối thoại không? Vì sao?
- Câu nói của ông Hai là 1 lời độc thoại. Em tìm trong văn bản những câu tương tự?
- Tìm hiểu các câu: “chúng nó là trẻ con... tuổi đầu...” và cho biết: Các câu trên là lời đối thoại hay độc thoại?
+ So sánh với lời độc thoại ở câu b và chỉ sự khác nhau?
- Cả b và c đều là độc thoại nhưng độc thoại ở câu c là độc thoại nội tâm. Vậy em hiểu thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm.
Gv chốt lại ghi nhớ
Hs đọc đoạn trích
Hs phát hiện, trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
Hs trả lời theo hiểu biết hoặc dựa vào ghi nhớ.
Cho Hs đọc ghi nhớ về đối thoại.
Hs phát hiện, suy nghĩ trả lời:
+ lời của ông Hai nói với chính mình.
+ không phải là đối thoại vì câu ông Hai nói không liên quan đến vấn đề 2 người đàn bà đang trao đổi và cũng chẳng có ai đáp lại ông.
Hs tìm. 
Đó là câu “Ông lão... thế này”.
Hs phát hiện, trả lời:
Đó là lời độc thoại.
+ độc thoại ở b: nói thành lời, gạch đầu dòng.
+ độc thoại ở c: không phát thành tiếng, không gạch đầu dòng.
Hs trả lời dựa vào hiểu biết vừa phát hiện hoặc dựa vào ghi nhớ. Hs đọc ghi nhơ
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
1/ Đối thoại:
Vd: Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dần tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế thấy!
-> Cuộc trò chuyện giữa 2 người với 2 lượt lời được thực hiện.
=> đối thoại.
Ghi nhớ SGK tr 178
2/ Độc thoại:
Vd 1:
- Hà, nắng gớm, về nào?
-> ông Hai đang nói với chính mình.
- “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì... để nhục nhã thế này!”
-> ông Hai nói với dân làng vắng mặt -> nói trong tưởng tượng.
=> độc thoại.
Vd 2:
“Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...”
-> Ý nghĩ thầm của ông Hai khi nhìn các con.
-> độc thoại nội tâm.
Ghi nhớ 3 SGK tr 178
Hoạt Động: 2 Luyện tập (10’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
Cho Hs đọc, xác định yêu cầu.
+ Cuộc đối thoại diễn ra như thế nào?
+ Tâm trạng của ông Hai?
Hs thực hiện
Suy nghĩ, trả lời
Lớp bổ sung
II. Luyện tập
Tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích: Mãi khuya... hiu hắt -> làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
c/ Củng cố, luyện tập :: ( 3’)+ Thế nào là đối thoại? Độc thoại và độc thoại nội tâm?
 + Tác dụng của các hình thức này?
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 2’)
a) Học bài, làm Bt2 phần luyện tập.
b) Chuẩn bị bài: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm 
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
..
Tuần 13 
 Tiết 63 
Ngày soạn: 25/10/2011 
 Ngày dạy: 4 /1 1/2011
 Luyện Nĩi: Tự sự kết hợp với nghị luận 
 và miêu tả nội tâm
I. Mục Tiêu: Giúp học sinh:
 a/Về kiến thức:
 Tự sự, nghị luận, miêu tả, nơi tâm trong kể chuyện.
 Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
 b/Về kỹ năng
 Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
 Sử dụng, các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
c/ Về thái độ:
- Hs yêu thích những đoạn văn đối thoại, độc thoại hơn.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV SGK, SGV, tài liện, soạn giáo án.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhĩm...
b/ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài,trả lời câu hỏi sgk 
3/ Tiến trình bày dạy 
a/ Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
1/ Cho biết thế nào là đối thoại trong văn tự sự?
2/ Độc thoại và độc thoại nội tâm là gì? Tác dụng .
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’) 
 Lời vào bài: Gv nêu trực tiếp vào vấn đề tiết học hơm nay thầy hướng dẫn các em 
 Luyện nĩi tự sự kết hợpvới nghị luận và miêu tả nội tâm.
Hoạt Động:1 Hướng dẫn lập đề cương cho đề bài ( 15’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
- Gv kiểm tra việc lập đề cương cho từng đề tài của Hs ở nhà.
- Phân nhóm để Hs thống nhất đề cương.
Gv hướng dẫn Hs đã làm đề cương ở nhà. Cách tiến hành ở phần này là tổ trưởng đối chiếu đề cương của các bạn, cả nhóm thống nhất chọn 1 đề cương hợp lý nhất để trình bày.
Hs thực hiện theo yêu cầu.
Hs trao đổi nhóm thống nhất đề cương cho nhóm.
Các tổ trưởng của nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I. Lập đề cương:
Đề 2:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra lúc nào? Người điều khiển?
- Là 1 buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất?
- Có nhiều nội dung hay chỉ có 1 nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam?
- Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
- Ý kiến của em:
+ phân tích nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm Nam.
+ những lý lẽ và dẫn chứng khẳng định Nam là 1 người bạn tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam của các bạn và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
Hoạt Động: 2 Luyện tập ( 20’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trị
Nơi dung chính ( ghi bảng)
- Cho các nhóm lần lượt trình bày đề cương và trình bày bài nói.
- Cho các tổ khác nhận xét ưu, nhược điểm.
- Gv đánh giá.
- Cử đại diện trình bày đề cương và trình bày bài nói.
Lớp nhận xét.
II. Tập nói:
Hs thực hiện. 
 c/ Củng cố, luyện tập :: ( 3’)+ Thế nào là đối thoại? Độc thoại và độc thoại nội tâm?
 + Tác dụng của các hình thức này?
d/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 2’)
a) Học bài, làm Bt2 phần luyện tập.
b) Chuẩn bị bài: Lặng lẽ SA PA
 e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 13 MOI.doc