Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 năm 2010

Tiết 71+72

CHIẾC LƯỢC NGÀ.

 ( Trích)

 NGUYỄN QUANG SÁNG

I- Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.

 Rẽn kĩ năng đọc diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn.

 Giáo dục tình cảm yêu quý, kính trọng cha mẹ.

II-Chuẩn bị

 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.

 Trò: Soạn bài theo câu hỏi sgk.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Ngày soạn:22/11/2010
 Ngày dạy:
Tiết 71+72
Chiếc lược ngà.
 ( Trích) 
 nguyễn quang sáng 
I- Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
	Rẽn kĩ năng đọc diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn.
	Giáo dục tình cảm yêu quý, kính trọng cha mẹ.
II-Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III- Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
? Qua hình ảnh anh thanh niên, em có cảm nhận gì về những con người lao động trong xã hội mới trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
Bài mới. I-Đọc tìm hiểu chung văn bản 
H? Trình bày những hiểu biết của mình về nhà
 văn Nguyễn Quang Sáng? 
 1. Tác giả: NQS năm 1932.
 - Quê ở huyện Chợ Mới- An
 Giang.
GV: Là nhà văn tham gia cả hai cuộc kháng chiến - Là nhà văn có sở trường với
chống Pháp và chống Mĩ. những truyện ngắn và tiểu 
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể thuyết.
loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu 
như viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 
hai cuộc kháng chiến cũng như trong hoà bình.
Tiểu thuyết chuyển thành phim: Đất lửa, cánh
 đồng hoang, Mùa gió chướng.
Phong cách viết truyện độc đáo, thường có tình 
huống ngẫu nhiên, bất ngờ nhưng tự nhiên, giàu chi tiết 
sống động.
H? Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời trong hoàn 2. Tác phẩm: Chiếc lược ngà-
cảnh nào? 1966 rút từ trong tập truyện 
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chống Mĩ ở ngắn cùng tên.
Miền Nam, tác phẩm làm sống dậy tình cảm cha con 
sâu nặng, thiêng liêng trong cuộc kháng chiến mất mát 
đau thương ấy đã ngời lên tấm lòng yêu nước của mỗi 
người dân Việt Nam qua tác phẩm 
Chuyển: Truyện như thế nào chúng ta cùng đọc và tóm 
tắt. 
* Yêu cầu đọc: -Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời 
đối thoại của các nhân vật.
+ Lời của bác Ba (người kể) đọc chậm, trầm lắng.
+ Lời ông Sáu khi thì xúc động, gấp gáp gọi con khi thì 
trầm lắng xót xa,
+ Giọng bé Thu lúc đầu hốt hoảng, sợ hãi, cách chia tay 
nghẹn ngào, xúc động.
* Yêu cầu kể: Kể đúng giọng kể, đảm bảo lời kể ngắn 
gọn, hấp dẫn, giữ được tình tiết chính của truyện.
Chuyển: ta cùng đọc và kể tóm tắt.
GV: Tóm tắt phần đầu: Truyện mở đầu bằng một cảnh 
đêm trăng sáng tại mọt trạm giao liên vùng đồng Tháp 
Mười- Nam Bộ. Ông Ba một cán bộ giải phóng kể cho 
tác giả và anh em đồng đội nghe câu chuyện cảm động 
mà ông được chứng kiến.
Chuyện kể rằng sau 8 năm đi kháng chiến ông Sáu 
về thăm nhà giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa cha con ông 
Sáu diễn ra như thế nào?
Một em đọc “Đến lúc được, cái tình người cha cứ nôn 
nao trong người hai tay buông thõng xuống như bị 
gãy”
H? Nêu nội dung đoạn truyện em vừa đọc?
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông Sáu với con: bé Thu 
ngạc hiên hốt hoảng không nhận cha.
GV: Sau giây phút hoảng hốt ban đầu bé Thu sẽ đối xử 
với ba nó như thế nào trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép. 
Mời một em kể tiếp đoạn truyện từ chỗ “ Vì đường xa 
chúng tôi chỉ được nghỉ có 3 ngày” trang 196 đến “nó 
nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” trang 197.
H? Đoạn truyện em vừa kể nêu những nội dung gì?
Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, nó bỏ sang 
nhà ngoại và sáng hôm ông Sáu lên đường nó mới theo 
ngoại về.
GV: Liệu bé Thu có nhận ba hay không? Phút chia tay 
khi ông Sáu ra đi diễn ra như thế nào một em đọc tiếp 
đoạn từ “Đến lúc chia tay”/198 đến “vừa nói nó vừa
 từ từ tụt xuống” /199.
 H? Tóm tắt nội dung vừa đọc bằng một câu ngắn gọn?
Cuộc chia tay cảm động của cha con ông Sáu.
GV: Ông Sáu có mua được cho bé Thu cây lược hay 
không? Ông thực hiện lời hứa với con như thế nào? 
Hãy kể lại?
ở khu căn cứ ông Sáu đã khổ công làm chiếc lược 
ngà để tặng con, ông đã hi sinh và trao cây lược ngà 
nhờ Bác Ba trao lại cho con gái.
GV: kể tiếp: Bác ba đã gặp lại Thu khi Thu đã trở
 thành một cô giao liên gan dạ dũng cảm và trao lại 
chiếc lược ngà cho Thu chiếc lược ngà của cha cô 
như lúc hy sinh ông Sáu đã uỷ thác.
Văn bản có một số từ khó, từ địa phương cô giáo đã 
cho các em tự tìm hiểu phần chú thích. Thời gian trên 
lớp có hạn các em tự tìm hiểu.
Văn bản tập trung biểu lộ tình cảm sâu nặng của cha II-Đọc- hiểu văn bản.
con ông Sáu. Tình cảm của ông Sáu đối với con như thế 
nào, tình cảm của bé Thu đối với cha ra sao, ta tìm hiểu 
diễn biến tâm trạng của từng nhân vật. Trước hết ta tìm 
hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Thu.
 1. Nhân vật bé Thu.
H? Đọc thầm phần đầu văn bản. Đoạn truyện kể a. Cảnh bé thu gặp ba.
 lại sự việc gì?
H? Đang chơi nhà chòi trước sân nghe ông Sáu gọi 
“ Thu, con” bé Thu có thái độ gì?
Con bé giật mình, tròn mắt nhìn
Nó ngơ ngác, lạ lùng.
“ Con bé thấy lạ quá mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt
 bỏ chạy và kêu thét lên: Má, má”
H? Em có suy nghĩ gì trước thái độ, hành động của 
Thu trong lần đầu tiên gặp cha? Vì sao Thu có thái
 độ như vậy?
Bé Thu bị bất ngờ, nó ngạc nhiên đến lạ lùng rồi
sợ hãi đến tái mặt và kêu thét lên khi thấy một người
 đàn ông lạ lùng nhận làm cha nó.
Sở dĩ nó có thái độ ấy là vì: 
+ Nó bị bất ngờ, sợ bị lừa.
+ Vì nó chưa lần nào được gặp cha.
GV: Bình: Các em ạ! Đằng sau thái độ ngơ ngác lạ 
lùng, sợ hãi đến kêu thét ấy của bé Thu khi không 
nhận ra cha. Người ta thực sự cảm thông, xót xa
 trước sự hy sinh thầm lặng, sự mất mát, thiệt thòi
 về tình cảm riêng tư của cha con ông Sáu nói riêng
và của người dân trong kháng chiến nói chung.
H? Trong 3 ngày phép ngắn ngủi của ông Sáu, bé 
Thu đối với ông như thế nào?
Ông Sáu càng tìm cách gần gũi, vỗ về bé Thu
 càng đẩy ra xa, khi buộc phải nói với ông Sáu, 
Thu nói trống không hoặc gọi ông là “người ta”. 
Thu tự chắt nước cơm, hắt cái trứng cá ông Sáu gắp 
cho nó và khi bị đánh nó ngồi im đầu cúi gằm 
xuống gắp cái trứng cá để lại vào chén rồi bổ sang
 nhà bà ngoại.
GV: Nhận xét: Em đã thuật lại rất đầy đủ những
 chi tiết chính. Quan sát một lần nữa những chi tiết 
này em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng bé 
Thu?
Tâm trạng bé Thu diễn biến theo chiều hướng 
tăng tiến: từ ngạc nhiên-> sợ hãi thét lên bỏ chạy->
 cương quyết không chịu gọi ba-> phản ứng quyết
 liệt trước cử chỉ chăm sóc của ông Sáu-> cuối cùng
 nó giận dỗi bỏ sang nhà ngoại.
H? Cách xây dựng diễn biến tâm trạng bé Thu
 theo chiều hướng tăng tiến ấy có tác dụng gì?
Cách xây dựng ấy làm cho câu chuyện giàu kịch 
tính, hấp dẫn người đọc.
GV: Trong suốt 3 ngày phép của ông Sáu, bé Thu
 luôn giữ thái độ xa cách, nghi ngờ, không tin,
 không nghe lời má, cương quyết không chịu gọi ba, 
nó phản ứng quyết liệt nhưng cũng rất trẻ con trước 
sự chăm sóc của ông Sáu rồi lặng lẽ giận dỗi bỏ đi, 
mẹ sang đón cũng không về.
H? Qua cách miêu tả tâm lí nhân vật em có cảm - Bé Thu là cô bé có bản lĩnh
 nhận gì về Thu? có cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ
 nhưng cũng có nét bướng bỉnh
GV: Các em ạ! Trong cảm nhận của bé Thu người
 đàn ương ngạnh của trẻ con.ông lạ mặt này đâu
 phải là cha nó, vì không giống trong ảnh chụp với
 mà nó vì thế nó cương quyết tẩy chay và chống lại,
 lí do không nhận cha của bé Thu thật đơn giản, trẻ
 con, bất ngờ mà hợp lí. Trong cái cứng đầu của Thu
 ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một người cha đích 
thực, một tình yêu mãnh liệt mà Thu dành cho người 
cha trong tấm hình chụp với mẹ.
Chuyển: thế rồi Thu có nhận ba hay không? 
Cuộc chia tay khi ông Sáu ra đi diễn ra như thế nào ta 
tìm hiểu tiếp cảnh chia tay của bé Thu với ba ở tiết sau.
Tiết 72
III- Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra: Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà”, em 
có cảm nhận gì về hình ảnh bé Thu khi gặp ba?
Bài mới.
 b. Cảnh chia tay.
H? Hình ảnh bé Thu trong buổi sáng ông Sáu ra đi 
được miêu tả như thế nào? Hãy tìm đọc chi tiết ấy?
Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc 
đứng tựa cửa.
Vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nó nhìn với vẻ nghĩ 
ngợi sâu xa.
Đôi mắt mênh mông của nó bỗng xôn xao.
H? Em có suy nghĩ gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, 
cách miêu tả và kể chuyện của tác giả qua đoạn này?
Tác giả sử dụng từ láy gợi tả, kết hợp giữa kể 
chuyện, vừa miêu tả những nét dáng ngoại hình của 
Thu vừa kèm theo những lời nhận xét bình luận.
H? Sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt 
trong đoạn truyện giúp em hiểu được điều gì?
Sự kết hợp giữa các phương thức trong mạch kể 
chuyện giúp em hiểu được sự thay đổi thái độ, tâm 
trạng trong con người Thu.
GV: Nhà văn NQ Sáng thể hiện một cái nhìn, một cách 
kể chuyện tinh tế thông qua miêu tả ngoại hình của bé 
Thu. Thu có sự thay đổi ở cử chỉ, ở ánh mắt mênh mông
xao động tạo tâm lí hồi hộp ở người đọc đón chờ điều 
bất ngờ gì đó ở Thu.
H? Và khi ông Sáu nói “Thôi! Ba đi nghe con” Thì điều 
gì đã bất ngờ xảy ra?
Điều bất ngờ là trong lúc mọi người – kể cả ông Sáu 
đều tưởng em bé sẽ đứng yên thì bỗng nó kêu thét lên 
“Baaaba”
Chạy xô tới nhanh như một con sóc, chạy thót lên 
và dang hai tay ôm lấy cổ ba nó.
Nó hôn cổ, hôn vai và hôn cả cái thẹo dài trên má 
của ba nó nữa.
H? Em có nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh 
của tác giả trong đoạn truyện?
Tác giả sử dụng hình ảnh đặc tả: Tiếng kêu của nó 
như xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người.
Một loạt động tà diễn tả hành động liên tiếp: chạy 
xô, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt.
Điệp ngữ “hôn” lặp lại 5 lần diễn tả những cái hôn 
tới tấp.
Hình ảnh so sánh: nhanh như sóc, làn tóc tơ sau 
như dựng đứng lên.
H? Khi miêu tả tiếng kểu như xé gọi ba của bé Thu tác 
giả còn kèm theo lời bình luận như thế nào?
Tác giả bình luận: Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén 
trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ 
đáy lòng nó.
H? Những biện pháp nghệ thuật và lời bình luận đan - Thu yêu thương ba mãnhliệt
xen trong mạch tự sự ấy giúp em cảm nhận được điều nồng nàn.
gì?
Giúp em cảm nhận được tình cảm yêu thương ba 
mãnh liệt, nồng nàn của bé Thu.
GV: Vào phút cuối của cuộc chia tay, bé Thu thể hiện 
tình cảm với ba bằng tiếng kêu xé tai, xé lòng. Đó là sự 
bùng nổ của tình cảm sâu nặng đày khát khao bao lâu 
bị dồn nén. Tình yêu, niềm tin, lòng thương xót hối hận 
tất cả vỡ oà trong tiếng “ba” nước mắt và những cái hôn 
nồng nàn vào cổ, vết thẹo là cái hôn của sự chuộc lỗi, 
cố đền bù.
Chuyển: Khi mọi người đã hiểu vì sao Thu chịu nhận 
ba thì bé Thu tiếp tục thể hiện tình cảm với cha nó như 
thế nào? Một em đọc “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt 
lấy ba nó vừa nói nó vừa tụt xuống”.
H? Dựa vào nội dung đoạn truyện em hãy hình dung, 
tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh bé Thu lúc này 
bằng ngôn ngữ của em?
Trước mặt em là hình ảnh bé Thu mặc cái áo
hoa đỏ ôm chặt lấy ông Sáu, rồi dường như nó sợ
 hai tay giữ không nổi nó dang cả hai  ... ể làm gì?
Đưa tay vào túi móc cái lược đưa cho bác Ba, nhìn 
bác hồi lâu.
H? Em hiểu gì về hành động đó của ông Sáu?
Đó là điều trăng trối không lời, rõ ràng con thiêng 
liêng hơn cả lời di chúc.
H? Từ điều trăng trối đó, em hiểu thêm điều gì về 
ông Sáu? 
 - Tình cha con mãnh liệt 
 không thể chết trong ông.
H? Qua tìm hiểu em học tập được điều gì về cách 
xây dựng tính cách nhân vật của ông Sáu, của tác giả?
Tác giả miêu tả cụ thể hành động, nội tâm nhân vật, 
khắc đậm tình yêu thương con tha thiết, nồng nàn của 
ông Sáu.
H? Bác Ba đã chứng kiến điều gì? 3. Nhân vật bác Ba.
Chứng kiến câu chuyện tình cha con xúc động của 
ông Sáu.
H? Khi chứng kiến cảnh bé Thu gọi ông Sáu là ba bác 
Ba có cảm giác như thế nào?
Bác Ba cảm thấy ngột ngạt khó thở.
H? Vì sao bác lại có cảm giác như vậy?
Vì chính bác là người thấu hiểu những hy sinh mà 
ông Sáu phải chịu khiến bác cũng đau đớn bàng hoàng 
sâu sắc.
H? Bác còn chứng kiến điều gì?
Chứng kiến việc làm tình cảm của ông Sáu với con 
nơi chiến khu.
H? Khi ông Sáu hi sinh bác Ba là người có trách
 nhiệm gì?
Bác được giao nhiệm vụ đưa lược ngà cho Thu.
H? Em có nhận xét gì về nhiệm vụ này?
Đó là nhiệm vụ quan trọng nối dài tình cảm cha 
con.
H? Xuất phát từ đâu mà ông ba dám nhận nhiệm vụ 
này?
Xuất phát từ tấm lòng hết mình với đồng đội, đồng 
chí của ông.
H? Thế rồi trong cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi với
 cô giao liên ông Ba đã nói điều gì?
Sợ Thu buồn nên nói dóc.
Chào “ba đi nghe con”
H? Em gặp câu nói này của ai trong truyện? - Ông Ba là người đồng chí, 
H? Sự trùng lặp ấy giúp em hiểu gì về ông Ba? đồng đội thuỷ chung, muốn
 thay ông Sáu bù đắp những
Em đã học tập được gì về cách kể chuyện, cách xây mất mát về tình cảm cho Thu.
dựng tình huống, xây dựng tính cách nhân vật của tác 
giả? III- Tổng kết
Kể chuyện hấp dẫn mang tính khách quan, cách 1. Nghệ thuật
miêu tả sinh động.
Ngôn ngữ đậm chất trữ tình, mang màu sắc Nam
 Bộ.
Truyện có những tình huống bất ngờ thú vị, khai 
thác hợp lí tâm lí nhân vật.
H? Với những thành công về nghệ thuật ấy, câu chuyện 2. Nội dung.
kể lại chuyện gì?
- Câu chuyện kể về cha con ông Sáu và chiếc lược ngà.
H? Từ câu chuyện, tác giả muốn phản ánh điều gì?
Ca ngợi tình cha con sâu nặng, tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao đẹp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
GV: Truyện còn phê phán, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đã gây ra bao cảnh con mất cha, vợ mất chồng.
IV- Luyện tập
1. Bài tập 
H? Em có suy nghĩ gì về nhan đề “ Chiếc lược ngà” của tác phẩm?
Thể hiện ước mơ trẻ thơ của bé Thu.
Biểu tượng của tình yêu nhớ con của ông Sáu.
Biểu hiện tình đồng chí, đồng đội.
Kỉ vật thiêng liêng của tình cảm cha con.
Là cầu nối giữa các nhân vật.
* Hướng dẫn về nhà.
Tóm tắt truyện, phân tích vai trò cái ‘thẹo’ trong đoạn truyện.
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thu, ông Sáu.
 Ngày soạn:23/11/2011
 Ngày dạy:
Tiết 73+74:
ôn tập tiếng việt
I-Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, xưng hô trong hội thoại.
	Tích hợp với các văn bản Văn và bài tập Tập làm văn đã học.
	Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về sử dụng các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong khi nói và viết.
II- Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò: Ôn lại kiến thức
III-Lên lớp.
Tổ chức
Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
Bài mới.
I- Ôn lí thuyết
1. Các phương châm hội thoại.
H? Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.
Phương châm cách thức.
H? Thế nào là phương châm về lượng, về chất?
Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
H? Mỗi phương châm về lượng, chất em hãy lấy 2 ví dụ, một trường hợp sử dụng đúng, một trường hợp sử dụng sai, hãy chỉ rõ?
Phương châm về lượng:
A:- Anh ăn cơm chưa?
B 1 - Tôi đã ăn rồi (đúng phương châm về lượng).
B 2- Từ lúc tôi mặc chiếc áo hàng hiệu, tôi vẫn chưa ăn cơm. (sai).
Phương châm về chất.
+ Con bò to bằng con trâu (đúng phương châm về chất).
+ Con bò to bằng con voi (sai).
H? Phương châm cách thức, phương châm quan hệ, lịch sự như thế nào?
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
H? Tìm ví dụ cho 3 phương châm trên và phân tích?
Phương châm quan hệ:
Hỏi: Anh đi đâu đấy?
Trả lời: Tôi đi bơi (đúng)
 Con mèo đen nhà tôi bị chết (sai).
Phương châm cách thức:
+ Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (đúng).
+ Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? (sai).
Phương châm lịch sự:
+ Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra quốc lộ 1 đi lối nào ạ?
+ Bác cứ đi thẳng khoảng một trăm mét rồi rẽ phải là tới ạ? (đúng).
+ Đi thẳng 100 mét là tới (sai).
2. Xưng hô trong hội thoại.
H? Khi tham gia hội thoại người tham gia hội thoại phải đảm bảo yêu cầu gì khi xưng hô? Ví dụ?
Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ: 
Đối với người trên: Bác- cháu, anh, chị- em.
Đối với bạn bè: bạn- tớ, cậu- tớ.
Đối với trường hợp buổi hội nghị trong lớp: bạn- tôi, các bạn- chúng tôi.
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.
+ Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Lời dẫn gián tiếp: lời nói hay ỹ nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
H? Lấy ví dụ cách dẫn trực tiếp của một trong những tác phẩm đã học và chuyển thành cách dẫn gián tiếp?
Bao nhiêu nỗi mong chờ được gặp con, mới nhìn thấy con thôi ông Sáu đã kêu to “Thu con”.
Bao nhiêu nỗi mong chờ mong được gặp con, mới nhìn thấy con ông Sáu đã kêu to gọi tên con.
II-Luyện tập
Bài tập 1: Hãy tìm một số tình huống giao tiếp mà người tham gia không tuân thủ các phương châm hội thoại và chỉ rõ mục đích không tuân thủ?
H? Muốn làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì?
Người vô ý, vụng về thiếu văn hoá.
Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây sự chú ý.
H? Căn cứ vào đó em hãy tìm?
VD 1: Trong giờ vật lí, Thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ:
Em cho thầy biết sóng là gì?
Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
Bài tập 2: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo yêu cầu “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ.
“ Xưng khiêm hô tôn” thuộc loại từ thuần Việt hay Hán Việt?
Từ hán Việt.
H? Em hiểu 2 cụm từ trên ntn?
Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là “hô tôn’.
H? Lấy ví dụ?
Bạn bè xưa xưng “tiểu đệ” gọi người khác là “đại ca”.
Bài tập 3: Đọc đoạn trích “Vua Quang Trung  dẹp tan”.
Em hãy chuyển đối thoại trong đoạn trích này thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
Gọi học sinh làm và nhận xét.
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh bị dẹp tan.
Nhận xét: “tôi” chuyển thành người kể gọi “nhà Vua”, vua QT ( ngôi 3).
Bài tập 4:(bài 1/204sgk)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láyđể phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rỗu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
? HS làm?-GVnhận xét .
Đáp án: Những từ láy( nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu) trong đoạn thơ vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người.
* Bài tập 5: (bài 2/204 sgk.
? Gọi HS đọc bài tập Sgk?
-HS đọc.
GV gợi ý: Căn cứ vào cách trích dẫn trực tiếp và gián tiếp để tìm trong đoạn trích. Đặt nhân vật trong vai trò 1 chàng rể đi hỏi vợ để nhận xét cách xưng hô của anh ta và mụ mối.
-GV cho hs làm theo nhóm.
-Gọi đại diện nhóm trình bày- nhận xét chéo giữa các nhóm
- gv chốt kiến thức: 
+ Trong đoạn trích này, lời dẫn trực tiếp được báo trước bằng từ rằng và đặt trong dấu ngoặc kép.
+Cách xưng hô, nói năng của bà mối trong đoạn trích là cách nói của người chuyên nghề mối lái: đưa đẩy vòng vo, nhún nhườngCách xưng hô nói năng của MGS là cách nói vừa trịch thượng, vô lễ ( trả lời cộc lốc) vừa lươn lẹo khi mặc cả: Răng:” Mua ngọc đến Lam Kiều..tường”
*Bài Tập 6: (bài 3/205 SGK)
 ? HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập?
GV cho HS thảo luận theo bàn.
? Gọi 1 số đại diện trình bày?
? HS nhận xét.
GV chốt kiến thức:
a) Trong đoạn trích chỉ có 1 lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu 2 chấm và dấu gạch đầu dòng (Có.tốt); 1 lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu 2 chấm ( về..khác) . Những phần in nghiêng còn lại chỉ là lời kể , không phải lời dẫn. Nừu là lời dẫn( dù trực tiếp hay gián tiếp) trước chúng có thể có hoặc có thể thêm các từ : rằng, là.
*Bài tập 7: (bài 4/205 SGK)
? HS nêu yêu cầu của bài tập?
GV cho hs làm cá nhân sau đó gọi chữa.
HS nhận xét.
GV chốt kiến thức: 
a- Phép so sánh tu từ; hai phía của dãy trương Sơn cũng như 2 con người anh và em hai miền đất nam và bắc,hai hướng đông và tây, của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
b- Phép tu từ ẩn dụ; dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người nhằm nói đến một tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
c- Phép điệp ngữ và nhân hoá; những từ: tre, giữ, anh hùng, được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giẻ cũng nhân hoá tre coi tre như một con người một công dân xả thân vì quê hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến coong của nó. Phép nhân hoá làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
*Bài tập 8( bài 5/206 SGK)
? Nêu yêu cầu bài tập và hs làm?
GV chốt: Những cách nói có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hêt, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột , ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.
* Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lại hệ thống các phương châm
ôn các bài tiếng Việt đã được học.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 15(3).doc