Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 17 (chi tiết)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 17 (chi tiết)

TUẦN : 17 Ngày soạn:././.

TIẾT: 81 Ngày dạy:././.

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I. Mức độ cần đạt:

1.Kiến thức: Giúp HS

 - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.

 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nghị luận.

 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh.

 3. Thái độ: Có tinh thần yêu nước,ghi nhớ công ơn của những người đi trước. khi làm đề văn này.

 II.Chuẩn bị:

 1. Giao viên: giáo án

 2.Học sinh: Soạn dàn ý và nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm

III/ Tiến trình lên lớp

1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới: Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 17 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 17	 Ngày soạn:........./........./.............
TIẾT:	 81 Ngày dạy:............/......./..............
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mức độ cần đạt:
1.Kiến thức: Giúp HS
	- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
	- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nghị luận.
 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh.
 3. Thái độ: Có tinh thần yêu nước,ghi nhớ công ơn của những người đi trước... khi làm đề văn này.
 II.Chuẩn bị:
 1. Giao viên: giáo án
 2.Học sinh: Soạn dàn ý và nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ Tiến trình lên lớp 
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
MỞ BÀI
 + Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật người lính.
1 đ
THÂN BÀI
- Gặp gỡ người lính lái xe trong trường hợp nào ? ( Có thể là nằm mơ ngược dòng thời gian gặp người lính vào đúng thời điểm ngày ấy ; hoặc là sau nhiều năm kết thúc chiến tranh, hôm nay gặp người lính đã trên dưới 60 tuổi ) + Miêu tả vài nét về giọng nói, nụ cười, trang phục của người lín + Người lính lái xe trò chuyện với ta về những gì đã được Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ. + Cảm xúc dâng trào trong nội tâm khi nghe người lính kể chuyện. + Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kể chuyện,: tư thế, thái độ, tinh thần 
1,5 đ
1,5 đ
3 đ
1 đ
1 đ
KẾT BÀI
+ Sự việc kết thúc :
 Cảm nhận về người lính hôm qua (trong chiến đấu) và hôm nay (trong thời bình).
 Nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay biết sống sao cho xứng đáng.
0,5 đ
0,5 đ
Chú ý : 
Không nhất thiết phải kể lại tất cả những gì đã được bài thơ thể hiện, mà có quyền chắt lọc, lựa chọn những gì cơ bản nhất như gian khó, sự lạc quan, tinh thần đồng đội, niềm tin tưởng vào tương lai
Qua trò chuyện, người viết có thể biết thêm được những điều thú vị khác về đời lính lái xe Trường Sơn mà bài thơ chưa đề cập tới.
Biết kết hợp khéo léo giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bởi vì bài viết sẽ rất luộm thuộm khi liên tíêp là những gạch đầu dòng.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: 
 - Giúp HS ôn những kiến thức cơ bản và hệ thống về phần từ vựng; các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại.
 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận xét và sữa chữa bổ sung kiến thức.
 3. Thái độ: Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nhận xét, tổng hợp.
+ Đáp án, thang điểm. điểm bài làm.
 2. HS: Nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ Tiến trình lên lớp
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
* Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được ( 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp Án
d
c
b
b
a
b
*Phần tự luận :
- Câu 1 (Câu 1 ) Học sinh làm được 4 cụm theo mô hình:
- Sơn tặc
- Nữ tặc
- Hải tặc
- Nghịch tặc
- Và giải thích được nghĩa của các cụm từ.
 - Câu 2.( 5đ) Học sinh viết được đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp có sử dụng được một trong các phương châm hội thoại đã học.( chủ đề tự chọn) 
 MA TRẬN :
 Mức độ
Lĩnh vực
 nội dung
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
 câu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- T8 Các Phương châm Hội Thoại
C 1(0.5đ)
1
(0.5đ)
- T13 Các Phương châm Hội Thoại
C2(0.5đ)
C3(0.5đ)
C2(5đ)
3
(7.0đ)
- T21 : Sự Phát Triển Của Từ Vựng.
C4(0.5đ)
1
(0.5đ)
- T22 : Sự Phát Triển Của Từ Vựng.
C5(0.5đ)
C1(2đ)
2
(2.5đ)
- T59 : Tổng Kết Từ Vựng
C6(0.5đ)
1
(0.5đ)
Tổng số câu
Tổng điểm
1
5
1
1
8
0.5đ
2,5đ
2đ
5đ
10
4 Hướng dẫn tự học: Chuẩn bị bài Những đứa trẻ
IV.Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
 TUẦN : 17	 Ngày soạn.............................
TIẾT:	 82 Ngày dạy...............................
NHỮNG ĐỨA TRẺ
Trích “Thời thơ ấu” - Mác-xim Go-rơ-ki
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I. Mức độ cần đạt
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ
II.Trọng tâm kiến thức
1.Kiến thức:
- Những đóng góp của Mác-xim Go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu văn bản truyện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạttrong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ: Tình cảm thương yêu đồng loại, sẻ chia với những con người có những cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Trân trọng tình cảm bạn bè.
 III Chuẩn bị:
 1.Giao viên:
+ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
 + Chân dung tác giả. Bài soạn
 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK
IV. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Cảnh vật quê hương trong con mắt người trở về sau hai mươi năm đã hiện ra như thế nào?Con người đã thay đổi như thế nào?
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV- HS
GHI BẢNG
* HĐ1: Tìm hiểu chung
 Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mac- Xim Go-rơ-ki và tác phẩm?
* HĐ 2: Tìm hiểu phần 2 của truyện
- Theo dõi phần 2 của văn bản, cho biết:
 - Hình ảnh viên đại tá xuất hiện trước mặt bọn trẻ thể hiện qua chi tiết nào? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- Ông ta đã làm gì với bọn trẻ? Thể hiện thái độ gì?
-Khi người cha ấy xuất hiện thì bọn trẻ con tỏ thái độ gì?
- Theo em, A-li-ô-sa sợ đến phát khóc vì lí do nào sau đây:
-Vì sẽ bị ông ta đánh cho một trận, hoặc bị mách ông ngoại.
-Vì cảm thấy lẻ loi, cô độc.
-Vì ông già này là kẻ lạnh lùng không có tình thương con trẻ.
-Vì ông ta là một người lớn thô bạo.
- Sự việc này khiến cho em có cảm xúc gì? Nếu em cũng là bạn bọn trẻ, em sẽ làm gì?
* HĐ 3: HD tìm hiểu phần 3 của truyện
- Cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào? Nhận xét của em về việc này?
- Bọn trẻ đã kể cho A-li-ô-sa nghe về điều gì? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ từ chi tiết này?
-A-li-ô-sa tiếp tục kể chuyện cổ tích và cảm thấy như thế nào có suy nghĩ gì trước cảnh ngộ của các bạn mình? Thể hiện một tình bạn của A-li-ô-sa như thế nào?
* HĐ 4: HD tổng kết:
- Nhận xét về nghệ tự sự trong đoạn này?
- Từ đoạn trích trên đã giúp em hiểu gì về cuộc sống của bọn trẻ;tình bạn của chúng ;về người bạn có tên là A-li-sa ?
- Tình bạn của A-li-ô-sa đã giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn đối với những con người cô độc, đau khổ?
- Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK tr 234
* HĐ 5: HD Luyện tập:
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả(sgk)
2. Tác phẩm(sgk)
3.Đọc, giải thích từ khó
II Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Những đứa trẻ gặp nhau
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán.
* Hình ảnh viên đại tá.
Xuất hiện trước mặt bọn trẻ: Quát, doạ nạt và cấm không cho các con chơi với A-li-ô-sa -> một người hách dịch và thô lỗ
* Hình ảnh bọn trẻ:
- Ba đứa con nhà lão đại tá ngoan ngoãn, cam chịu thật đáng thương
3.Bọn trẻ lại gặp nhau
=>Tình bạn là sự đồng cảm chia sẻ, nâng đỡ->Tình bạn cao cả, chân thành, sâu sắc.
III.Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập.
-Viết văn bản ngắn kể về tình bạn của mình.
4.Củng cố: Ghi nhớ SGK
5. H Dẫn tự học Đọc và nhớ một số chi tiết thể hện kí ức bền vững của nhân vật ''tôi'' về tình bạn tuổi thơ
- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ
V. Rút kinh nghiệm:.
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
 *****************************************************
TIẾT:83, 84 
	 Ngày soạn:............................
 Ngày dạy:...........................
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. Mức độ cần đạt: Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
 1.Kiến thức:Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực cảm thụ, làm thơ tám chữ
 3. Thái độ: Phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong cảm nhận.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu trong SGK.
 2. HS: Đọc kĩ bài.
III.Tiến trình lên lớp
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ GV- H S
GHI BẢNG
* HĐ 1:Tìm hiểu lí thuyết về thơ tám chữ
- Treo bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu.
- Đọc, tìm hiểu về ần, nhịp.
HĐ 2:Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
* HĐ 3: Viết thêm một số từ để hoàn thiện khổ thơ
* HĐ4:Thi làm thơ giữa các nhóm.
GV tổ chức cho mỗi nhóm làm một bài thơ theo chủ đề cho trước:
-Trường, lớp
- Quê hương.
- HS đọc, nhận xét
+ Số chữ
+ Ngắt nhịp
+ Nội dung, cảm xúc.
* Ví dụ:
Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngàyquen thuộc thế
Sân trường mênh mông ,nắng cũng mênh mông
- Học sinh trình bày
I.Lý thuyết :
Thơ tám chữ là thơ mỗi dòng có tám chữ, cách ngắt nhịp rất đa dạng, gồm nhiều đoạn dài( số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ( thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân( được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
II. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
1.
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
 Cảnh cơ hàn nơi nước động bùn lầy
Thú sáng lạng mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động.
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
 ( Thế Lữ- Cây đàn muôn điệu)
2.
..Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ.
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời.
Thế là xuân.Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ
 ( Xuân Diệu- Xuân không mùa)
III. Viết thêm một số từ để hoàn thiện khổ thơ
1. Điền các từ sau: bút , ta, vọt, da vào những chỗ thích hợp
-“ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
 Bao lời thơ đều dính não cân ta 
 Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
 Cho mê man tê điếng cả làn da”
 (Trăng – Hàn Mặc Tử)
2. Điền các từ sau: Lặng, trắng vào những chỗ thích hợp
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu dạ xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
 ( Bế Kiến Quốc-Dâu da xoan)
3. Điền các từ sau: trẻ mẹ vào những chỗ thích hợp
Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
 ( Hoàng Thế Sinh-Có một đêm như thế mùa xuân)
III. Thi làm thơ giữa các nhóm.
4. Củng cố: nhắc lại yêu cầu, vần, nhịp thơ tám chữ
5. Hướng dẫn tự học 
- Về nhà tiếp tục tập làm làm thơ tám chữ theo cảm hứng .
- Ôn tập tập làm văn tiếp theo
IV Rút kinh nghiệm: :..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 17 CKTKN.doc