Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 15

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 15

chiếc lược ngà

nguyễn quang sáng

(tiết 2)

***************************

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1.Kiến thức :

 - Củng cố lại nội dung đã học ở tiết trước.

 -Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.

 - Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện.

2.Kĩ năng:

 -Rèn kĩ năng phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện ngắn.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập .

B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.

C. Tiến trình dạy – học :

1. ổn định .

2. Kiểm tra:- Phân tích diễn biến tâm lí , hành động của bé Thu trong lần cha về thăm nhà ?

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần 15– Tiết 72
chiếc lược ngà
nguyễn quang sáng
(tiết 2)
***************************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
1.Kiến thức :
 - Củng cố lại nội dung đã học ở tiết trước.
 -Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
 - Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện.
2.Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện ngắn.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập .
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra :- Phân tích diễn biến tâm lí , hành động của bé Thu trong lần cha về thăm nhà ?
3. Bài mới :
? Hãy tìm các chi tiết trong phần sau của truyện thể hiện tình cảm của ông Sáu dành cho con ?
? Ông đã thực hiện lời con dặn về cây lược ngà như thế nào ? 
? Chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào ? 
? Điều bất ngờ nào đã xảy ra ?
? Câu chuyện về chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào ?
? Nhận xét chung về cốt 
truyện ?
? Cách lựa chọn nhân vật kể truyện có ý nghĩa như thế nào ?
 ? Lấy VD về những câu văn bộc lộ cảm xúc , lời bình luận nhận xét của tác giả ?
? Khái quát chung về giá trị của tác phẩm?
3. Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu :
- Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung , sâu sắc ở phần sau của truyện , khi ông Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ.
- Nỗi ám ảnh : Đánh con khi nóng giận.
- Lời con dặn :” Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba !”
- Công việc làm lược :
+ Kiếm được một khúc ngà : vô cùng sung sướng.
+ Dành hết tâm trí , công sức :” Những lúc rỗi , anh cưa từng chiếc răng lược , thận trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”
+ Gò lưng , tẩn mẩn khắc từng chữ :
“Yêu nhớ tặng Thu – con của ba”.
- Chiếc lược ngà thành một vật quý giá , thiêng liêng, làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm của cha đối với con.
- Nhưng ông đã hi sinh , chưa kịp trao chiếc lược đến tận tay con gái.
* Câu chuyện về chiếc lược :
-Thể hiện tình cha con.
- Những mất mát , đau thương , éo le do chiến tranh gây ra .
4. Nghệ thuật trần thuật của truyện :
- Cốt truyện chặt chẽ , có yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí :
+Bé Thu không nhận -> nhận cha -> cha phải đi.
+Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bác Ba và Thu khi Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm.
- Lựa chọn nhân vật kể truyện.
+ Kể khách quan.
+Bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật.
*VD :
Tiếng kêu của nó như tiếng xé 
Trong cuộc đời kháng chiến của tôi , tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy.
Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.
III.Tổng kết : Ghi nhớ - sgk
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .Thực hiện phần luyện tập.
-Soạn bài tiếp theo : ” Ôn tập Tiếng Việt ”.
Ngày soạn :
Tuần 15– Tiết 73
Ôn tập tiếng Việt
( Các phương châm hội thoại cách dẫn gián tiếp )
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức, kĩ năng :
 - Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở kì I :
 Phương châm ,xưng hô trong HT ; cách dẫn trực tiếp và gián tiếp .
 - Vận dụng kiến thức làm bài tập. 
2. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài.
C. Tiến trình dạy – học :
1. ổn định .
2. Kiểm tra :
3. Bài mới :
? Có mấy phương châm hội thoại đã học ?
?Nội dung của các phương châm ?
?Trong cuộc sống có phải lúc nào các phương châm hội thoại cũng được tuân thủ hay không ?
?Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ ?
?Em hiểu như thế nào về phương châm “ xưng khiêm -hô tôn “? 
?Vì sao trong tiếng Việt ,khi giao tiếp người nói phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
?Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ?
?Hãy chuyển những lời đói thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp .Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại ?
I . Các phương châm hội thoại :
1. Nội dung :
 Các phương châm hội thoại 
Phương châm về lượng 
Phương châm về chất 
Phương châm quan hệ 
Phương châm cách thức 
Phương châm lịch sự
2. Bài tập : VD:
Khoảng 10 giờ tối ,ông bác sĩ nhận được một cú điện thoại của khác quen ở vùng quê.
-Thưa bác sĩ ,thằng bé nuốt cây bút bi của tôi rồi .Bây giờ tôi phải làm thế nào ? Xin bác sĩ đến ngay cho !
-Đường vào nhà ông lầy lội lắm .Phải 1giờ 30 phút nữa tôi mới đến nơi được .
-Trong khi chờ bác sĩ đến tôi phải làm gì ?
-Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy .
( vi phạm phương châm quan hệ).
II. Xưng hô trong hội thoại :
1Học sinh ôn lại các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng :
2.Phương châm “xưng khiêm , hô tôn “:
-Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính .
-Đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông .
3. Mỗi phương tiện xưng hô đều hiện của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao ) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe .
III.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
1.Học sinh ôn lại cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 2.* Có thể chuyển như sau :
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh ,nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào ? 
+ Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :
Trong lời đối thoại 
Trong lờidẫn gián tiếp 
Từ xưng hô
Từ chỉ địa điểm 
Từ chỉ thời gian 
Tôi ( ngôi thứ I)
Chúa công ( ngôi thứ II)
Đây 
Bây giờ 
Nhà vua ( ngôi thứ III)
Vua Quang Trung (ngôi thứ III)
(Tỉnh lược )
Bây giờ 
4.Củng cố , hướng dẫn :
- Nắm nội dung bài .
– Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45’.
Ngày soạn :
Tuần 15– Tiết 75
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại 
********************
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
1.Kiến thức ,kĩ năng:
 - Trên cơ sở tự ôn tập ,học sinh nắm vững các bài thơ ,truyện hiện đại đã học (từ bài 
10->bài 15) ,làm tốt các bài kiểm tra 1 tiết tại lớp .
2. Thái độ:
 - Qua bài kiểm tra ,học sinh tự đánh giá tri thức ,kĩ năng ,thái độ để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu .
B .Chuẩn bị : Thày : Ra đề +đáp án 
 Trò : Soạn bài,ôn tập .
C. Các hoạt động :
1. ổn định .
2. Kiểm tra :
	Đề 1 : 
 	Phần I : Trắc nghiệm : 
 Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất .
1. Chủ đề bài thơ “ Đồng chí “là gì ?
 A. Ca ngợi tình đồng chí giữa những người lính Cụ Hồ .
 B .Ca ngợi tình đồng chí giữa hai anh bộ đội Cụ Hồ .
 C. Những gian khổ ,thiếu thốn của người lính Cụ Hồ .
 D. Vẻ đẹp của hình ảnh “đầu súng trăng treo “.
2.Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong hai câu thơ :
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
	Sóng đã cài then đêm sập cửa .
 A. So sánh .
 B. So sánh và ẩn dụ .
 C.Hoán dụ và so sánh .
 D.So sánh và phóng đại .
3.Bà mẹ ru con trong bài “Khúc hát ru ”là thuộc dân tộc nào ?
 A. Vân Kiều B.Tây Nguyên C. Tà Ôi D. Ê ĐÊ
4.Năm sinh của nhà thơ Phạm Tiến Duật ?
 A. 1926 	 B. 1941 	 C. 1919 	 D. 1948
 	Phần II: 
 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa “ của Nguyễn Thành Long.
	Đáp án –Biểu diểm .
 Phần 1 ( 4đ)
 	1-A 2-B 3- C 4- D
 Phần II ( 6đ)
	MB: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật . (1đ)
	TB: Phân tích vẻ đẹp , phẩm chất của anh thanh niên :
 a- Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà cần thiết cho xã hội . 	(1đ)
 b- Sôi nổi ,yêu đời 	 ( 1đ)
 c- Khao khát đọc sách ,học tập 	(1đ)
 d.Khiêm tốn ,lịch sự , chân thành 	 (1đ)
 * Qua lời kể ,việc làm của anh thanh niên ,bác lái xe 
	KL: Bài học và liên hệ bản thân 	(1đ)
	 Đề 2 : 
 Đề bài : Phần I
Câu 1.
 Nối các ý ở cột A và các ý ở cột B cho phù hợp . 
A. Các bài thơ 
B. Có điểm chung là 
1.Đồng chí /ánh trăng /Đoàn thuyền đánh cá 
a-Đều nói về người lính cách mạng 
2.Đồng chí /Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
b-Có hình ảnh trăng 
3.Bếp lửa /Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
c-Nói về tình cảm gia đình 
4.Bài thơ về tiểu đội xe không kính / Khúc hát ru
d-Sáng tác từ cảm hứng về cuộc kháng chiến chống Mỹ .
 Câu 2: Khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng .
 1. Khổ thơ nào trong bài “Đoàn thuyền đánh cá “ đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm ?
 A. Khổ ;”Ta hát bài ca gọi cá vào “
 B. Khổ :” Cá nhụ , cá chim cùng cá đé “
 C. Khổ :” Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng “
 D. Khổ :“Câu hát căng buồm với gió khơi”
 2. Vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên bài thơ là “Khúc hát ru ”?
 A. Đó là lời mẹ ru con .
 B. Đó là 2 lời ru nối tiếp nhau : Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả ?
 C. Vì những đoạn thơ -Điệp khúc có cấu trúc giống nhau , êm ái như lời ru .
 D.Vì em bé lớn trên lưng mẹ cũng là lớn lên từ đất nước .
 Phần II:
 Tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “ Làng “ của Kim Lân ?
 Đáp án – Biểu điểm .
 Phần I : 4đ.
 Câu 1 : 2 đ.
 	 1- b 	2- a 	 3-c 	 4- d.
 Câu 2 : 2 đ .
 	1-B 	 2- B
 Phần II ( 6 đ)
	MB: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật 	 (1đ)
	TB: * Tính hay khoe làng : 	 ( 1đ)
 *Khi nghe tin làng theo giặc -> Xót xa , tủi nhục : ( 1đ)
 *Khi nghe tin cải chính -> Vui mừng . 	 ( 1đ)
-> Hình ảnh người nông dân được cách mạng giải phóng , có những nét riêng :
 - Tính khoe làng 
 - Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước . 	 ( 1đ)
	KL : Bài học 	 ( 1đ)
 * GV thu bài , nhận xét chung .
4. Hướng dẫn :
– Soạn bài tiếp theo : ” Cố hương”- Lỗ Tấn .

Tài liệu đính kèm:

  • docNGV9TU1 (13).doc