Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 4

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 4

Bài 4- Tiết16 - Văn bản : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Soạn : . . ( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )

Dạy : .

A/ Mục tiêu: Qua tiết học. HS có thể :

- Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm" Truyền kì mạn lục" và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt VB tự sự.

B/ Chuẩn bị :

 - GV : Tác phẩm " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.

 Bảng phụ ghi nội dung tóm tắt tác phẩm.

 - HS : Tìm đọc tác phẩm: " Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam "

 (Tập 5- Nguyễn Đổng Chi ), đọc kĩ truyện: " Vợ chàng Trương ".

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 : &
Bài 4- Tiết16 - Văn bản : Chuyện người con gái Nam Xương
Soạn : . .. ( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )
Dạy : .
A/ Mục tiêu: Qua tiết học. HS có thể :
- Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm" Truyền kì mạn lục" và bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt VB tự sự.
B/ Chuẩn bị :
 - GV : Tác phẩm " Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
 Bảng phụ ghi nội dung tóm tắt tác phẩm.
 - HS : Tìm đọc tác phẩm: " Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam " 
 (Tập 5- Nguyễn Đổng Chi ), đọc kĩ truyện: " Vợ chàng Trương ".
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức : KT sĩ số :	9 :	9 :	9 :
2) KT bài cũ: ( 4’ )
 ? Tại sao cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ? 
 ? Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên đất nước ta hiện nay ?
3) Bài mới : 
 - GV giới thiệu vào bài: ( 1’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Tìm hiểu chung : ( 7’ )
1) Tác giả :
- GV yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ
- GV bổ sung thêm , nhấn mạnh những chi tiết chính.
2) Tác phẩm :
- Qua phần chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu về tác phẩm:" Truyền kì mạn lục".
ộ GV bổ sung, chốt lại :
" Truyền kì mạn lục "- tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những chuyệnkì lạ, viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
? Em biết gì về tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " ?
ộ GV chốt :
" Chuyện người con gái Nam Xương " là truyện thứ 16 của tác phẩm, có nguồn gốc từ truyện cổ tích " Vợ chàng Trương"
II) Đọc- hiểu VB : ( 28’ )
1) Đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu và tìm hiểu các chú thích:
+ Đọc: Chú ý phân biệt lời kể với lời đối thoại của các nhân vật; thể hiện rõ sự đăng đối trong những câu văn biền ngẫu.
+ Tìm hiểu các chú thích: Giải nghĩa các từ khó hoặc các điển tích, điển cố.
2) Tóm tắt truyện:
- GV yêu cầu HS tóm tắt VB : "Chuyện
Nam Xương ".
- GV đưa bảng phụ có phần tóm tắt đã chuẩn bị cho HS quan sát .
3) Bố cục:
- GV hướng dẫn HS phân đoạn và tìm ý chính cho từng đoạn.
ộ GV chốt lại :
Có thể chia VB thành 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu’ cha mẹ đẻ mình.
Đoạn 2: Tiếp’ việc trót đã qua rồi .
Đoạn 3: Còn lại
4) Tìm hiểu VB :
- GV dẫn dắt: Có thể phân tích theo bố cục trên hoặc có thể phân tích theo nhân vật.
? Nhân vật chính của truyện là ai? Vì sao em lại xác định như vậy ?
a. Đoạn 1:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương ở đoạn1 qua các tình huống :
*/ Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng :
? Vũ Nương được giới thiệu ở đầu truyện là người như thế nào ?
? Khi lấy chồng, trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã xử sự như thế nào ?
? Khi tiễn chồng đi lính, trong buổi chia tay, Vũ Nương đã nói những câu gì ? Qua những lời nói đó, ta hiểu thêm điều gì về nàng ?
\*/ Tình huống 2: Xa chồng
? Khi xa chồng, Vũ Nương đã chứng tỏ phẩm hạnh của mình như thế nào ?
? Qua các tình huống đó, em thấy Vũ Nương là người như thế nào ?
ộ GV chốt lại :
Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua đó cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, đảm đang, thương yêu chồng và rất mực hiếu thảo với cha mẹ.
* HS dựa vào chú thích (ộ) để trả lời :
* HS trả lời dựa vào phần chú thíchộ- SGK. Cần giải thích được các từ : 
 " truyền kì " , " mạn lục ".
* HS trả lời:
Là một trong hai mươi truyện của tác phẩm " TKML". Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian " Vợ chàng Trương".
* HS đọc tiếp đến hết truyện. Sau đó tìm hiểu phần chú thích theo yêu cầu của GV
* Nhiều HS thực hiện, bổ sung để hoàn thiện dựa vào kĩ năng tóm tắt VB tự sự đã học ở lớp 8.
* HS nêu cách chia đoạn. Có thể có nhiều cách chia khác nhau.
* HS thảo luận, xác định :
- Nhân vật chính là Vũ Nương vì câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật này.
* HS phát hiện qua các chi tiết - SGK :
-Tính tình thuỳ mị, nết na, dung nhan tốt đẹp..
- Vũ Nương giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà.
* HS đọc lời thoại của Vũ Nương. Sau đó nhận xét, phát biểu.
- Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
- Cảm thông với những vất vả, gian lao của chồng.
- Thể hiện nỗi nhớ nhung, khắc khoải khi chồng đi xa.
* HS phát hiện, trả lời:
- Sinh con, nuôi dạy con .
- Chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau; lo tang ma chu đáo khi mẹ chồng mất.
* HS khái quát, trả lời:
’ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
* HS nghe, tự ghi.
 4) Củng cố: ( 2’ )
 ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước lúc chết ở cuối đoạn 1 có ý nghĩa gì ?
5) HD về nhà: ( 2’ )
 - Nắm chắc những thông tin chính về tác phẩm -’ Tập kể lại truyện.
 - Đọc kĩ và tìm hiểu tiếp hai phần còn lại của truyện để tiết sau học
 .. 
Tiết 17 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (TT )
 Soạn :  ( Trích " Truyền kì mạn lục " - Nguyễn Dữ )
 Dạy : .
A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể :
- Tiếp tục cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về NT của tác phẩm: NT dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Đọc kĩ và tóm tắt lại được từng đoạn cơ bản của truyện.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số :	9 :	9 :	9 :
2) KT bài cũ : Kết hợp khi học bài mới.
3) Bài mới: ( 39’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài
4) Tìm hiểu VB :
b. Đoạn 2 :
*/ Tình huống 3 : Bị chồng nghi oan.
? Nếu kể về oan trái của Vũ Nương thì em sẽ tóm tắt như thế nào ?
? Khi Trương Sinh trở về, điều gì khiến anh ta nghi ngờ vợ ?
? Tại sao câu nói của đứa trẻ lại gây nghi ngờ sâu sắc như vậy ?
? Từ đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
? Tin lời con trẻ, mối nghi ngờ ngày càng sâu, Trương Sinh đã xử sự như thế nào ? Hậu quả ra sao ?
? Chi tiết nào mở ra khả năng tránh được thảm kịch ?
? Khi bị nghi oan như thế, Vũ Nương đã làm gì ?
? Lời than của VN thể hiện điều gì ?
? Sau đó VN có được minh oan không? giải oan bằng cách nào ?
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của chi tiết cái bóng được xây dựng trong truyện.
? Vậy ở đoạn 2 của truyện, em thấy có gì đặc sắc trong NT kể chuyện ? NT ấy làm nổi bật điều gì ?
ộ GV chốt lại :
Với tài kể chuyện ( khéo thắt nút, mở nút); tạo các tình huống mâu thuẫn, bất ngờ; chi tiết NT đặc sắc, tác giả đã làm nổi bật những nỗi bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu trong XHPK bất công, tàn bạo ’ Tố cáo XHPK.
c. Đoạn 3 :
*/ Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
- GV yêu cầu HS tóm tắt phần cuối truyện.
? Cách kể chuyện ở đoạn 3 này có gì đặc sắc, khác thường?
? Theo em, cách kể này có tác dụng gì trong những tác dụng sau :
A. Tạo màu sắc truyền kì cho truyện.
B. Tạo không khí cổ tích dân gian.
C.Thiêng liêng hoá sự trở về của VN.
D. Tất cả những ý trên.
? Em có nhận xét gì về cuộc sống dưới thuỷ cung ? Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống nơi trần thế nhằm mục đích gì ?
? Trong sự việc trở về, nhân vật VN được miêu tả chủ yếu qua các lời nói của nàng. Hãy tìm những lời nói đó ?
? Những lời nói đó cho thấy phẩm chất đáng quý nào ở VN ?
? Sự việc VN từ chối không trở về nhân gian cho ta biết điều gì về c/ s và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ PK ?
’ ( GV dùng phiếu học tập cho HS thảo luận )
? Theo em, ý nào sau đây nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối truyện ?
A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của VN.
B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
C. Thể hiện tính bi kịch của truyện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
ộ GV chốt lại :
Tác giả sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhằm hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của nhân vật VN; tạo nên phần nào kết thúc có hậu cho tác phẩm đồng thời thể hiện rõ tính bi kịch của truyện: không có đất sống cho những người phụ nữ như VN trong chế độ pk phụ quyền hà khắc.
5) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - )
- GV yêu cầu HS tổng kết lại những nét đặc sắc về NT và ND của truyện.
- Gv bổ sung, nhấn mạnh theo nội dung phần ( ghi nhớ : SGK )
III) Luyện tập :
Kể lại truyện theo cách của em: Nếu còn nhiều thời gian kể lại cả truyện; nếu còn ít thời gian cho HS kể lại một đoạn.
* HS theo dõi đoạn 2.
* 1 HS tóm tắt :
* HS tìm các chi tiết để trả lời :
- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con
- Lời nói của đứa con :
’ TS đã nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng
* HS thảo luận, trả lời :
Lời nói của trẻ thơ phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ, chân thật, thấy gì nói đấy của trẻ.
* HS thảo luận, rút ta nhận xét :
- Tài kể chuyện: tạo tình huống, tạo mâu thuẫn.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- La úm lên, giấu không kể lời con nói.
- Mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi.
’ Vũ Nương tự vẫn.
* HS tìm các chi tiết :
- Trương Sinh giấu không kể lời con nói.
- Lời nói của Đản đã có ý mở ra giải quyết mâu thuẫn.
* HS chỉ ra 3 lời thoại của Vũ Nương.
- Lời thoại 1: phân trầnđể hàn gắn gia đình.
- Lời thoại 2: nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công.
- Lời thoại 3: lời than như một lời nguyền
’ hành động tự vẫn.
* HS Phát hiện :
Thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
* HS phát hiện qua các chi tiết. Chú ý chi tiết cái bóng.
* HS khái quát lại :
NT kể chuyện đặc sắc qua chi tiết cái bóng, tài xây dựng mâu thuẫn, tình huống thắt nút, mở nút.
’ Nỗi bất hạnh mà người phụ nữ phải chịu đựng dưới chế độ PK.
* HS theo dõi đoạn 3 và tóm tắt.
* HS phát hiện: Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo.
* HS thảo luận, lựa chọn :
 ’ Đáp án : D
* HS thảo luận, phát biểu :
đó là một thế giới đẹp, có tình người, đối lập với cuộc sống nơi trần thế ’ tố cáo hiện thực XH.
* HS tìm qua các chi tiết SGK:
* Khái quát các phẩm chất: độ lượng, thuỷ chung, ân nghĩa, tha thiết với hạnh phúc gia đình. 
* HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trả lời: các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
* HS có thể thấy được :
- Hiện thực c/ s đầy áp bức, bất công .
’ con người không muốn trở về.
- Trong c/ s ấy, con người nhất là người phụ nữ không thể tự bảo vệ được c/ s của mình, hạnh phúc của mình.
* HS thảo luận và lựa chọn đáp án ( D ). Phân tích và làm rõ sự lựa chọn này.
- Làm hoàn chỉnh vẻ đẹp vốn có của nhân vật. Dù ở thế giới khác vẫn nặng tình đời, tình người.
- Tạo nên kết thúc có hậu: Thể hiện ước mơ về sự công bằng, người tốt được minh oan.
- Thể hiện tính bi kịch: Không thể làm lại cuộc đời, hạnh phúc ở chốn nhân gian.
* HS tổng kết lại NT và ND của truyện . Sau đó một em đọc phần ( ghi nhớ ). 
* HS thực hiện phần LT theo yêu cầu của GV.
4) Củng cố : ( 3’ ) 
 ? Số phận bất hạnh ... cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô thích hợp.
c) Kết luận: ( ghi nhớ : SGK - )
- GVchỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ- SGK ) .
II) Luyện tập: (18 phút)
1) Bài 1, 3, 4, 5:
- GV phân lớp thành 4 nhóm và giao bài tập cho từng nhóm.
Nhóm 1: Bài1 Nhóm 3: Bài 4
Nhóm 2: Bài 3 Nhóm 4: Bài 5
Yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm .
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài tập.
2) Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và tổ chức cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập. Sau đó gọi 1 hs trả lời.
3) Bài 6:
- GV cho HS đọc thầm nội dung và yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 1 HS trả lời và cho 1 số HS khác nhân xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt.
* HS trình bày:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta,chúng tôi. chúng ta..
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày,.
- Ngôi thứ ba: nó, họ, chúng nó,.
- Suống sã: mày, tao,..
- Thân mật: cậu, tớ,.
- Trang trọng: quý ông, quý bà,..
* HS đọc VD 2- SGK.
* 2 HS xác định :
a) tôi, anh- em, ta- chú mày
b) tôi- anh
* HS trao đổi, thảo luận, phân tích :
a) Cách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ có mặc cảm thấp hèn, cần nhờ vả người khác với một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
b) Cách xưng hô bình đẳng, ngang hàng
- Lí do thay đổi: Dế Choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà nói những lời trăng trối với tư cách là một người bạn. Dế Mèn không còn ngạo mạn vì đã nhận ra tội của mình.
* HS rút ra 2 nhận xét:
- Trong TV có rất nhiều từ ngữ dùng để xưng hô với nhiều sắc thái khác nhau
- Cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
- 1 HS đọc chậm, rõ mục (ghi nhớ )
* HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm đã phân công.
- Đại diện các nhóm trả lời bài tập.
* HS ghi kết quả vào vở.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, thảo luận và trả lời.
Dùng " chúng tôi" thay cho "tôi" là để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
* HS đọc thầm nội dung bài tập 6 và trả lời theo yêu cầu của GV.
4) Củng cố: ( 2 phút) 
 ? Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại cần căn cứ vào những yếu tố nào?
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ- SGK
 - Làm hoàn thiện 6 bài tập SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở
 ’ Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết TV: " Cách dẫn trực tiếp..gián tiếp".
	-------------------------------------------------
Bài 4 - Tiết 19 : Tiếng việt: 	 Cách dẫn trực tiếp và 
Soạn :............................ cách dẫn gián tiếp
Dạy : ...........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết VB.
- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết VB.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ ghi câu hỏi KT bài cũ; Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 2.
 - HS: Xem trước nội dung tiết học.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số :	9:	9:	9:
2) KT bài cũ: (3 phút)
 - GV dùng bảng phụ.
 ? Những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô 
 trong hội thoại là ?
 A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
 B.Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
 C. Cả A và B đều đúng.
 D. Cả A và B đều sai. ’ ( Đáp án C )
3) Bài mới: ( 36 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Cách dẫn trực tiếp : ( 10 phút)
1) Ví dụ :
- GV gọi HS đọc các VD ở mục I- SGK.
2) Nhận xét:
? Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì ?
? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lòi nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
? Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận in đậm và không in đậm được không ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì ?
? Qua hai VD em vừa tìm hiểu thì đó là cách dẫn trực tiếp. Vậy em cho biết cách dẫn trực tiếp là cách dẫn như thế nào ? Cách nhận biết ?
ộ GV chốt lại :
- Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật và được đặt trong dấu ngoặc kép
3) Kết luận ( ghi nhớ - ý 1)
II/ Cách dẫn gián tiếp : ( 10 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp như ở phần trên qua các câu hỏi ở SGK.
? Cách dẫn như ở 2 VD của mục II là dẫn gián tiếp. Em hãy cho biết đặc điểm của cách dẫn này ?
ộ GV chốt lại :
- Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. không đặt trong dấu ngoặc kép.
3) Kết luận : ( ghi nhớ - ý 2 )
III/ Luyện tập : ( 16 phút )
1) Bài tập 1:
- GV phân lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 phần theo yêu cầu của bài tập.
2) Bài tập 2:
- GV phân lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu ghi ở phiếu học tập
Nhóm 1: a
Nhóm 1: b
Nhóm 3: c
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm dựa trên việc thu phiếu học tập
3) Bài tập 3:
Đây là bài tập tương đối khó. Nếu còn thời gian, GV gợi ý cho HS
Cần phân biệt rõ lời thoại của ai đang nói với ai, trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ 3 và người thứ 3 đó là ai.
* 2 HS đọc VD:
* HS thảo luận, trả lời:
- Bộ phận in đậm ở VD a là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Bộ phận in đậm ở VD b là ý nghĩ. Nó cũng được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
* HS thảo luận, trả lời:
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Khi đó hai bộ phận sẽ ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang 
* HS rút ra nhận xét về cách dẫn trực tiếp
* 1 HS đọc ý 1 của mục ( ghi nhớ )
* HS đọc, tìm hiểu 2 VD ở mục II.
* HS thảo luận, trả lời các câu hỏi:
- Phần in đậm ở VD (a) là lời nói.
- Phần in đậm ở VD (b) là ý nghĩ.
- VD (a) không có dấu hiệu gì ngăn cách với bộ phận đứng trước.
- VD (b) có dấu hiệu ngăn cách là từ
 " rằng".
’ Có thể thay bằng từ " là"
* HS rút ra đặc điểm của cách dẫn gián tiếp.
* 1 HS đọc (ghi nhớ- ý 2).
* 1 HS đọc bài tập và nêu yêu cầu:
* HS làm theo nhóm phân công. Sau đó cử đại diện trả lời:
* Các HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện:
* HS các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV ghi ở phiếu học tập:
* Đại diện các nhóm đọc 2 đoạn văn của nhóm mình. Sau đó gửi phiếu cho GV nhận xét.
* HS nghe gợi ý của GV để về nhà làm.
4) Củng cố: ( 3 phút)
 ? Để dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của 1 người hay 1 nhân vật, người ta có những 
 cách nào? Phân biệt từng cách dẫn.
5) HD về nhà: (2 phút)
 - Làm hoàn thiện các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung trong SBT vào vở
 - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung cơ bản của tiết học
 ’Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết TV: Sự phát triển của từ vựng 
 .. 
Bài 4 - Tiết 20 : Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Soạn : ...........................
Dạy : ............................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt VB tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt VB tự sự.
B/ Chuẩn bị : 
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: Ôn lại kiến thức về tóm tắt VB tự sự đã học ở lớp 8.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số :	9:	9:	9:
2) KT bài cũ: ( 4 phút)
 ? Thế nào là tóm tắt VB tự sự ?
 ? Cách tóm tắt VB tự sự ?
3) Bài mới: ( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự sự : ( 8 phút)
1) Một số tình huống:
- GV dùng bảng phụ ghi tóm tắt 3 tình huống của SGK.
2) Nhận xét:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt VB. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt VB tự sự.
ộ GV chốt lại :
Việc tóm tắt VB tự sự giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của VB đó.
b) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần thiết phải vận dụng kĩ năng tóm tắt VB tự sự.
3) Kết luận:
- GV rút ra kết luận: Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc tác phẩm VH. Vì vậy việc tóm tắt VB tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
II) Thực hành tóm tắt một VB tự sự :
 ( 12 phút)
1) Bài tập 1:
- GV sử dụng bảng phụ ghi các sự việc tóm tắt" Chuyện Nam Xương " ở bài tập 1.
- GV cho HS đối chiếu các sự việc với cốt truyện" Chuyện người con gái Nam Xương" đã học để rút ra nhận xét và trả lời các câu hỏi đã nêu trong SGK.
2) Bài tập 2:
- Trên cơ sở đã điều chỉnh, GV hướng dẫn HS viết bản tóm tắt theo yêu cầu của bài tập 2.
- GV gọi 1 số em trình bày.
3) Bài tập 3:
- Trên cơ sở bản tóm tắt ở bài tập 2, GV hướng dẫn HS làm bài tập 3: Tóm tắt một cách ngắn gọn hơn mà người đọc vẫn hiểu nội dung VB
- GV gọi một số em đọc bản tóm tắt ngắn gọn
- GV nhận xét chung và có thể cho HS quan sát phần tóm tắt rút gọn đã chuẩn bị ở bảng phụ
? Từ việc làm 3 bài tập trên, em cho biết: khi tóm tắt 1 VB tự sự cần có những yêu cầu gì ?
ộ GV chốt lại :
- VB tóm tắt phải làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính
- VB tóm tắt phải ngắn gọn để dễ nhớ
’ GV hệ thống hoá lại kiến thức và cho HS đọc phần ghi nhớ- SGK.
III/ Luyện tập : ( 15 phút)
- GV cho HS làm bài tập 2 tại lớp để tăng cường, rèn luyện kĩ năng nói cho HS
- GV gọi một số em lên bảng tóm tắt miệng câu chuyện. GV nhận xét chung và có thể động viên cho điểm.
* HS quan sát 3 tình huống trên bảng phụ
* HS suy nghĩ, thảo luận, rút ra nhận xét
Tóm tắt VB tự sự giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính xác của VB đó.
* HS nêu một số tình huống khác trong cuộc sống mà cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt VB tự sự.
* HS quan sát, đọc thầm các sự việc.
* HS đối chiếu, rút ra nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Nhìn chung, 7 sự việc và các nhân vật nêu ra là khá đầy đủ. Tuy vậy, vẫn còn thiếu một sự việc quan trọng là sau khi vợ trẫm mình, TS ngồi với đứa con. Nó đã chỉ vào bóng TS bảo rằng đó là cha nó lại đến’ TS hiểu ra nỗi oan của vợ trước khi gặp Phan Lang.
- Sự việc thứ 7 chưa hợp lí.
- Cần thay đổi: giữ nguyên các sự việc từ 1’.4; bổ sung sự việc vừa nêu là thứ 5; tiếp đó là các sự việc 6, 7, 8.
* HS thực hành viết ra vở, chú ý thêm một số từ dẫn truyện.
* Một số HS thực hiện yêu cầu của GV các HS khác nghe, nhận xét.
* HS thực hành tóm tắt lại VB. Có thể bỏ bớt một số từ dẫn giải các sự việc.
* 1’2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
* HS quan sát phần tóm tắt của GV ở bảng phụ.
* HS rút ra nhận xét:
Cần ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
* HS đọc mục ghi nhớ- SGK.
* HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Một vài HS lên bảng tóm tắt theo yêu cầu của GV. Các HS khác nghe, nhận xét về kĩ năng tóm tắt.
4) Củng cố: ( 3 phút)
 ? Hãy nêu sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự sự. Việc TT này phải đảm bảo 
 những yêu cầu gì ?
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung cơ bản của tiết học
 - Làm bài tập1- SGK và bài tập bổ sung- SBT
 ’ Xem trước những yêu cầu của tiết trả bài TLV số 1.
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGV9TU1 (3).doc