Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài kiểm tra 15 phút

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài kiểm tra 15 phút

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT

 I. Mục tiêu cần đạt:

- Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về tiếng việt cụ thể là danh từ.

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức nhận biết danh từ, kỹ năng đặt câu có danh từ.

- Có ý thức cố gắng làm bài với tinh thần, tự giác và trung thực.

II. Ma trận:

Nội dung

 MỨC ĐỘ TƯ DUY

Điểm

 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

 TN TL TN TL TN TL

Danh từ C1

1đ C2

1đ C1

Tổng 1C

1đ 1C

1đ 1C

 8đ 3c

10đ

III. Đề kiểm tra:

1. Trắc nghiệm: (2 điểm)

Câu 1: Trong các từ sau đây từ nào không phải danh từ?

A. Toán học.

B. Em bé.

C. Cá Chép.

D. Viết.

Câu 2: Các danh từ sau có phải là danh từ chỉ đơn vị không: Tấm, bức, quyển, mớ, nắm, thúng, rỏ, rá, tấn, tạ, ki-lô-mét.

A. Đúng

B. Sai

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài kiểm tra 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
	I. Mục tiêu cần đạt:
Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về tiếng việt cụ thể là danh từ.
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức nhận biết danh từ, kỹ năng đặt câu có danh từ.
Có ý thức cố gắng làm bài với tinh thần, tự giác và trung thực.
II. Ma trận:
Nội dung
 MỨC ĐỘ TƯ DUY
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Danh từ
C1
1đ
C2
1đ
C1
8đ
Tổng
1C
1đ
1C
1đ
 1C
 8đ
3c
10đ
III. Đề kiểm tra:
1. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1: Trong các từ sau đây từ nào không phải danh từ?
Toán học.
Em bé.
Cá Chép.
Viết.
Câu 2: Các danh từ sau có phải là danh từ chỉ đơn vị không: Tấm, bức, quyển, mớ, nắm, thúng, rỏ, rá, tấn, tạ, ki-lô-mét.
Đúng
Sai
2. Tự luận: ( 8 điểm )
Xác định các danh từ trong các câu sau và đặt câu với mỗi danh từ tìm được:
“ Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực” 
	(Em bé thông minh )
Đáp án và biểu điểm:
Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
	Câu 1. (D)
	Câu 2. (A)
Tự luận: Tìm được một danh từ: 1 điểm; đặt đúng 1câu: 1 điểm.
- Các danh từ: Vua, làng, gạo nếp, trâu
- Đặt câu: 
	Ví dụ: Làng tôi rợp bóng tre xanh.
TIẾT 28: KIỂM TRA VĂN HỌC
Thời gian: 45 phút
 Mục tiêu cần đạt:
HS nhớ và trình bày được những kiến thức đã lĩnh hội về văn học dân gian đã học từ đầu học kì.
Làm quen với các dạng đề trắc nghiệm ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Rèn luyện kĩ năng trình bày rõ ràng, mạch lạc.
Ma trận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Điểm
TN
TL
TN
TN
TN
TL
TN
TL
Tổng hợp 
1(0.25)
2(2)
2.25
Truyền thuyết
2(0,5)
1(3)
3,5
Cổ tích
1(0,25)
1(4)
4,25
Tổng câu: 8
1
5
1
1
10
 Đề bài:
 Phần trắc nghiệm( 3 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất( từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1: Truyện nào có nhân vật Thánh Gióng?
Truyện Thạch Sanh. B. Truyện sự tích Bánh Trưng bánh Dày
C. Truyện Sự tích Hồ Gươm D. Truyện Thánh Gióng
Câu 2: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời kì Vua Hùng dựng nước?
Chống giặc ngoại xâm.
Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
Lao động sản xuất và sáng tạo văn học.
Giữ gìn ngôi vua.
Câu 3: Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích nào?
Sinh hoạt.
Thần kì.
Thông minh.
Tài năng.
Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc.
Đúng
Sai
Câu 5: Điền từ : Sơn Tinh, tưởng tượng, Thần nông, lịch sử vào chỗ trống cho thích hợp.
Nàng Âu cơ thuộc dòng họ
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và các sự kiện có liên quan đến.thời quá khứ, thường có yếu tố..kì ảo.
..là thần núi.
Câu 6: Đánh dấu(x) vào ô trống sau câu trả lời em cho là đúng.
Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích.
Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm. 
Giặc Ân sang xâm lược nước ta ở thế kỉ XV.
Người Việt Nam ta khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường
tự xưng là con rồng cháu tiên.
II. Phần tự luận( 7 điểm):
Câu 1: Nêu ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm.(2 điểm)
Câu 2: Truyện Thạch Sanh có những chi tiết kì lạ nào? Những chi tiết đó thể hiện mơ ước gì của người xưa?( 5 điểm)
Đáp án- biểu điểm:
Phần trắc nghiệm( 3 điểm) 
HS trả lời đúng 1 câu từ câu 1đến câu 4 được 0,25 điểm: Câu1:D; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: A.
Điền đúng mỗi từ theo thứ tự sau được 0,25 điểm: 1, Thần nông; 2, Lịch sử, tưởng tượng; 3, Sơn Tinh.
Chọn đúng mỗi câu được 0.5 điểm. Câu đúng: 2, 4.
Phần tự luận( 7 điểm)
Câu 1( 3 điểm): HS trình bày được ghi nhớ của truyện Sự tích Hồ Gươm hoặc các ý sau:
Ca ngợi tính chính nghia của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Đề cao, suy tôn Lê Lợi và triều đại nhà Lê.
Giải thích nguồn gốc tên hồ.
Câu 2( 4 điểm): Học sinh trình bày được các ý sau:
Sự sinh ra và lớn lên của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường: Ước mơ người bình thường cũng là người có phẩm chất và tài năng kì lạ.
Cung tên vàng: Đấu tranh chống cái ác, bảo vệ người bị hại.
Tiếng đàn thần: Niềm tin về đạo đức và công lí xã hội.
Niêu cơm thần kì: Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
 Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra học kì, HS sẽ:
Được kiểm tra những kiến thức trọng tâm đã học trong chương trình học kì I về cả ba phân môn.
Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng dùng từ, đặt câu và kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất.
Có thái độ yêu thích bộ môn Ngữ văn.
Ma trận:
 Mức độ
Nội dung
NB
TH
VDT
VDC
Điểm
TL
TL
TL
TL
Tiếng Việt
Từ
1(1đ)
1
1(1đ)
1
Danh từ
1(1đ)
1
Văn học
Thầy bói
1(2đ)
2
Tập làm văn
Kể chuyện
1(5đ)
5
Tổng câu
5
2
2
1
10
Đề bài:
Câu 1( 1 điểm):
 Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong những câu dưới đây thành hai loại từ ghép và láy: 
“ Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông”.
Loại 1 ( từ ghép)..
Loại 2( từ láy)..
Câu 2( 1 điểm):
 Trong hai cách dùng từ trên, cách nào hợp lí hơn? Vì sao?
Cách 1: Ngày 28/ 10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công lễ hội văn hóa ẩm thực của các dân tộc Tây Bắc.
Cách 2: Ngày 28/ 10 vừa qua, chúng ta đã tổ chức có kết quả tốt lễ hội văn hóa ăn uống của các dân tộc Tây Bắc.
Câu 3( 1 điểm):
 Hãy liệt kê hai danh từ chung và hai danh từ riêng. Đặt hai câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng đó.
Câu 4( 2 điểm):
 Bài học ngụ ngôn rút ra từ truyện “ Thầy bói xem voi” là gì?
Câu 5( 5 điểm):
 Sau khi đánh giặc Ân, từ đỉnh núi Sóc, gióng bay về trời tâu lên Ngọc Hoàng Thượng đế về chiến thắng của quân và dân Văn Lang. Nhập vai Gióng ở ngôi thứ nhất, em hãy kể lại câu chuyện này.
Đáp án, biểu điểm:
Câu 1( 1 điểm): Mỗi từ đúng được 0, 25 điểm.
Loại 1 ( từ ghép): ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi.
Loại 2( từ láy): Nô nức.
Câu 2( 1 điểm):
Trong hai cách, dùng cách thứ nhất hợp lí hơn vì có sử dụng từ Hán Việt: Ẩm thực, thành công biểu thị sắc thái trang trọng.
Câu 3( 1 điểm):
Lấy được hai danh từ chung và hai danh từ riêng. 
Đặt hai câu theo yêu cầu.
Câu 4( 2 điểm):
Bài học ngụ ngôn rút ra từ truyện “ Thầy bói xem voi” là:
Muốn hiểu đúng sự vật phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Phải tự tin nhưng không bảo thủ, cố chấp, cần lắng nghe ý kiến của người khác, cân nhắc và lựa chọn.
Phải thận trọng, bình tĩnh khi xem xét sự vật.
Câu 5( 5 điểm):
Mở bài( 1 điểm): Dùng ngôi kể thứ nhất giới thiệu về chiến thắng của quân và dân Văn Lang đánh giặc Ân.
Thân bài( 3 điểm):
+ Ý nghĩa về sự ra đời kì lạ.
+ Trách nhiệm đi đánh giặc cứu nước.
+ Lớn nhanh vươn vai trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.
Kết bài( 1 điểm): Nêu được cảm xúc suy nghĩ sau khi đánh trận, bay về trời, Tâu lên Ngọc hoàng Thượng đế.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT Ngu van CMBK.doc