Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 3: Hệ thống hoá một số vấn đề về văn học viết Việt Nam trong chương trình THCS

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 3: Hệ thống hoá một số vấn đề về văn học viết Việt Nam trong chương trình THCS

 CHỦ ĐỀ 3: HỆ THỐNG HOÁ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

 Tiết 15: SỰ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TẠO CỦA DÒNG VĂN HỌC VIẾT

A. Mục tiêu: *Giúp học sinh:

- Củng cố những hiểu biết về sự hình thành dòng văn học viết Việt Nam; thành phần cấu tạo, các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu.

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá vấn đề văn học trung đại VN.

- GD HS có cái nhìn khái quát và soi vào những tác phẩm văn học cụ thể được học để hiểu sâu và rõ hơn giá trị nội dung tư tuởng.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học

doc 52 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề 3: Hệ thống hoá một số vấn đề về văn học viết Việt Nam trong chương trình THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lTuần 15	 Soạn: 6/12/09	 	 Dạy: 15 /12/09
	CHủ Đề 3: Hệ thống hoá một số vấn đề về
văn học viết việt nam trong chương trình thcs
 Tiết 15: sự hình thành và cấu tạo của dòng văn học viết
A. Mục tiêu: 	*Giúp học sinh:	
- Củng cố những hiểu biết về sự hình thành dòng văn học viết Việt Nam; thành phần cấu tạo, các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá vấn đề văn học trung đại VN.
- GD HS có cái nhìn khái quát và soi vào những tác phẩm văn học cụ thể được học để hiểu sâu và rõ hơn giá trị nội dung tư tuởng.
B. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Các hoạt động dạy – học:
1) ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ (GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
3) Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
- GV nêu vấn đề, gợi ý giúp học sinh nắm vững các đơn vị bài học.
? Nêu những hiểu biết của em về sự hình thành của dòng văn học viết? 
+ HS hoạt động nhóm. Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
? Nền văn học viết có vai trò như thế nào trong nền văn học dân tộc?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh.
? Văn học chữ Hán ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Nêu một số thể loại chính và các tác phẩm tiêu biểu đã được học ?
? Nêu một số nội dung của dòng văn học viết ?
- Học sinh nêu. Giáo viên bổ sung khái quát
? Văn học chữ Nôm ra đời khi nào?
? Em hiểu như thế nào về thành phần văn học chữ Nôm ?
? Kể tên một số tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm?
- Giáo viên bổ sung khái quát.
- GV hướng dẫn học sinh luyện tập
+ HS thảo luận trả lời câu hỏi theo bàn
( Gợi ý:Văn học dân tộc = Văn học dân gian + Văn học viết . Văn học viết ra đời lại góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc.
- Văn học viết gồm bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm sau có cả chữ quốc ngữ ... đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung.
1.Sự hình thành của dòng văn học viết
- Văn học viết xuất hiện từ thế kỉ thứ X.
- Tác giả : các tri thức Hán học (Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, các tác giả khuyết danh)
- ý nghĩa: Văn học viết ra đời góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học, có quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến văn học dân gian.
II. Thành phần cấu tạo của dòng văn học viết
1. Văn học chữ Hán
- Xuất hiện từ thế kỉ thứ X
- Viết bằng chữ Hán (Trung Quốc), đọc theo âm Việt.
- Thể loại: Thơ, phú, hịch,....
- Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc (tính dân tộc đậm đà).
- Về nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng.
+ Ca ngợi lao động dựng xây.
+ Ca ngợi thiên nhiên.
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha...
- Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
2. Văn học chữ Nôm
 - Xuất hiện từ thế kỉ thứ XIII
- Sáng tác dựa trên cơ sở chữ Hán, là bước phát triển
-Thành phần:
+ Văn học chữ Nôm có hai thể loại tiêu biểu : Truyện Nôm và khúc ngâm.
+Văn học chữ Nôm có tính chất dân tộc cao hơn văn học chữ Hán.
 mới của văn học dân tộc
- Thể loại: Sử dụng một số thể loại thơ văn Trung Quốc và thơ ca dân gian VN.
- Tác phẩm tiểu biểu : Truyện Kiều ( Nguyễn Du ) , Chinh Phụ Ngâm.....
III. Luyện tập
Bài tập: 
Em hãy giải thích tại sao dòng văn họcviết ra đời lại góp phần làm hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình phát triển văn học, có quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp tới văn học dân gian.
4). Củng cố:
? Nền văn học viết Việt Nam ra đời khi nào? Nêu các bộ phận của nền văn học viết?
? Kể tên các thể loại văn học viết mà em biết?
5) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị tìm hiểu Tiến trình phát triển của dòng văn học viết.
 Soạn: 20/12/09	 	 Dạy: 26/12/09	CHủ Đề 3 : 	Hệ thống hoá một số vấn đề về
văn học viết việt nam trong chương trình thcs
 Tiết 16: Tiến trình phát triển của dòng văn học viết.
A. Mục tiêu: 	*Giúp học sinh:	
- Củng cố những hiểu biết về tiến trình phát triển của dòng văn học viết: các giai đoạn cơ bản, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn văn học.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, nhận xét và đánh giá sự phát triển văn học.
B. Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Các hoạt động dạy- học
1) ổn định lớp:
2)Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu sự hình thành và cấu tạo của dòng văn học viết từu thế kỷ X- XIX?
? Văn học viết ra đời có ý nghĩa như thế nào?
3) Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
*GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiến trình phát triển của dòng văn học viết.
 - GV giới thiệu với HS về tiến trình phát triển của dòng văn học viết VN.
? Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có đặc điểm gì về lịch sử, về văn học? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu ở mỗi thời kì? 
(HS hoạt động nhóm)
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
? Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được chia làm mấy giai đoạn?
- HS trả lời( 3 giai đoạn)
?Qua các tác phẩm văn học ở lớp 8, 9 em hiểu gì về văn học VN trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ?
? Kể tên các tác phẩm văn học ra đời sau 1945-1975. Nêu đặc điểm văn học thời kì này?
- HS tảo luận trả lời câu hỏi (5P)
? Văn học sau 1975 viết về đề tài gì?
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
Gợi ý: 
Thống kê đúng các tác phẩm văn học trong SGK theo đúng tiến trình lịch sử văn học.
I. Tiến trình phát triển của dòng văn học viết.
1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Là thời kì văn học trung đại, trong điều kiện XHPK suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Gồm các giai đoạn :
a. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Đặc điểm lịch sử: Giai cấp phong kiến có vai trò tích cực, lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm, xây dựng đất nước.
- Đặc điểm văn học:
+ Văn học viết ra đời là bước ngoặt phát triển mới của nền VHDT.
+ Văn học yêu nước chống xâm lược (Lý - Trần - Lê ) có Lý Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà, Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại cáo,....
+ Tác giả lớn: Nguyễn Trãi.
b. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
- Đặc điểm lịch sử: Giai cấp phong kiến không còn vai trò tích cực, mâu thuẫn nội tại của CĐPK trở nên gay gắt, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh phong kiến kéo dài.
- Đặc điểm văn học: Văn học tập trung thể hiện nội dung tố cáo xã hội phong kiến .
- Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,....
c. Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX 
 - Đặc điểm văn học: Văn học chữ Nôm có bước phát triển mới với nhiều thể loại: thơ, ca, văn , vè, truyện Nôm; văn học chữ Hán cũng phát triển. Văn học tập trung thể hiện nội dung tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc.
- Tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,...
d. Từ nửa cuối thế kỉ XIX
- Đặc điểm lịch sử: thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858, nhân dân đấu tranh chống Pháp đến cùng; triều đình Huế bạc nhược, từng bước đầu hàng giặc.
- Đặc điểm văn học: Văn học chữ Nôm, chữ Hán cùng phát triển, đặc biệt là vè, hịch, văn tế....
- Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
2. Từ đầu thế kỉ XX đến nay
a. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ (trước khi Đảng CSVN ra đời): có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài).
- Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...)
b. Từ 1945 - 1975
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng...)
- Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi,...)
- Văn học viết về cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác...)
c. Từ sau 1975
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, Kỉ niệm).
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới...
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy..
II/ Bài tập : 
Hệ thống các văn bản đã học ở lớp 6,7,8,9 ứng với các giai đoạn lịch sử văn học theo mẫu:
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Giai đoạn lịch sử
Nội dung
4) Củng cố
? Nêu các giai đoạn phát triển của tiến trình văn học VN?
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của nền văn học viết VN?	
5) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị: ôn tập văn trung đại.
..
 Ngày soạn:29/01/2008	 Ngày dạy: /02/2007
	CHủ Đề 4 - Tiết 21: 
Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Khái quát được mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam: Tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân đạo, tinh thần lạc quan, sức sống bền bỉ,....
- Nắm được những nét chính của những nét đặc sắc đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng khái quát hoá, hệ thống kiến thức đã học; vận dụng vào làm các bài thực hành.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Kể tên các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9, THCS thuộc giai đoạn từ 1945 đến nay?
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
- GV khái quát 4 nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
? Em có hiểu gì về nội dung yêu nước qua các tác phẩm văn học đã học?
? Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu?
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
? Nội dung nhân đạo được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm văn học đã học?
? Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu?
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
? Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học đã học?
? Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu?
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
? Tính thẩm mĩ qua các tác phẩm văn học đã học được biểu hiện ntn?
? Kể tên một số tác phẩm văn học tiêu biểu?
- Đại diện HS trả lời - có nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát.
i. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
a. Tư tưởng yêu nước:
- Đây là chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân, tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng).
- Văn bản tiêu biểu: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Tụn ... mỗi lần ra khơi.
- Nghĩa biểu tượng: “ Bến quê”là hình ảnh quê hương, gia đình, là vẻ đẹp bình dị gần gũi của vợ con, gia đình, của quê hương yêu dấu mà không phải ai và không phải lúc nào con người cũng nhận ra được.
	- Liên hệ tới nhân vật Nhĩ.
IV. Củng cố:
GV gọi HS tóm tắt lại những truyện ngắn đã học và nêu suy nghĩ về một nhân vật mà các em yêu quý.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập tiếp các tác phẩm thơ đã học ở lớp 9.
- Hoàn thành bài tập số 4 vào vở.
...........................................................................
I,Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích.)
-Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật hoặc, sự kiện hay chủ đề nghệ thật của một tác phẩm cụ thể.
-Những nhận xét, đánh giá về truyện phẩi xuất phát từ ý nghĩa của cột truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
-các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện(Hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
a.Đề bài nghị luận về nhân vật văn học.
-Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
-Phân tích nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long.
-Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
-Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nớc vỡ bờ” –trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
b.Dàn bài :
* Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về nhân vật (Nhân vật trong tác phẩm nào? của tác giả nào? ấn tượng chung về nhân vật, nhân vật có đặc điểm nổi bật nào?)
*Thân bài.
-Phân tích các đặc điểm của nhân vật.
-Đánh giá nhân vật.
-Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
*Kết bài.
Đánh giá chung về nhân vật, phát biểu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật.
II,Luyện tập.
*Đề 1.Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”- Trích “Truyện Kiều”-Nguyễn Du.
1.Tìm hiểu đề.
a,Nội dung:
-Mã Giám Sinh bề ngoài tỏ vẻ thanh lịch nhưng thực chất là kẻ buôn người đê tiện.
-Trong xã hội phong kiến thối nát,một cô gái tài sắc vẹ toàn như Kiều đã trở thành một món hàng mua bán.
b. Kiểu để: Phân tích một nhân vật văn học
c,Dẫn chứng: Trong đoạn trích.
2.Dàn bài.
a, Mở bài:
-Trong truyện Kiều, bên cạnh những nhân vật đáng yêu, đáng trân trọng còn có những bộ mặt đáng ghê tởm, Mã Giám Sinh là một đại diện.
-Cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều” phơi bày bộ mặt đê tiện của tên buôn người.
b, Thân bài.
*, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
-ăn nói cộc lốc, tỏ ý khoe khoang là ngời có học hành, trí thức (Giám Sinh)
-Bên ngoài tỏ vẻ thanh lịch trải chuốt, nhưng trông đỏm dáng, không hợp với tuổi tác.(Ngoại tứ tuần)
-Cử chỉ thô lỗ, sỗ sàng( Ngồi tót)
*,Mã Giám Sinh mặc cả mua Kiều:
-Kiều ra mắt trong tâm trạng nhục nhã ê chề.
-Mã Giám Sinh lộ nguyên hình là tên buôn người : Tính toán hơn thiệt, đắn đo xem xét mặt hàng, mặc cả, cò kè ép giá để mua rẻ.
c, Kết luận.
-Bức tranh mua người làm ta liên tưởng đến cảnh mua ngời thời nô lệ dã man và bộ mặt xấu xa bỉ ổi của những kẻ độc ác, táng tận lương tâm.
*Đề 2.
Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga-Trích truyện Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu.
1,Mở bài.
-Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu., đề cao những con người trung hiếu tiết nghĩa.
-Vân Tiên là một hình tượng rất đẹp, nêu cao đạo đức nhân nghĩa
2, Thân bài.
a, Lục Vân Tiên đánh tan bọn cớp cứu ngời gặp nạn.
Vân Tiên là con nhà thường dân, đang trên đường vào kinh đô dự thi thì gặp bọn cướp hung dữ
Không quản ngại hiểm nguy, chàng xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp cưú người gặp nạn .
b, Từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga.
-Nghe người gặp nạn kể lại sự tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự.
-Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để được đền ơn.
-Vân Tiên từ chối, quan niệm của Vân Tiên thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : Làm ơn há để trông người trả ơn, thấy việc nghĩa khôgn làm không phải là người anh hùng.
3,Kết luận,
-Lí tưởng sống của Vân Tiên hợp với đạo lí của nhân dân
-Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Lục Vân Tiên
*Đề 3
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tryện ngắn Làng của Kim Lân
1Thao tác 1:Tìm hiểu đề:
a,Yêu cầu :Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
b,Phương pháp :Xuất phát từ sự cảm nhận và hiểu biết của bản thân về nhân vật.
2.Thao tác 2 :Tìm ý.
a,Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai :Tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nước (Nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp)
b,Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên :
-các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước ?
-Các chi tiết nghệ thuật (Tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động....) chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước ?
-ý nghĩa tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật ?
3.Thao tác 3 :Lập dàn bài.
*Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá ````````ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này.
*Thân bài
a,Tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nớc.
-Khi tản cư ông Hai nghĩ đến những ngàyhoạt động kháng chiến, giữ làng cùng anh em, đồng đội ; điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông gắn với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một công dân của làng mà còn là một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng.
-Khi nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, nghẹn ngào và có mặc cảm xấu hổ, bẽ bàng với ý nghĩ: : “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù!”
-Khi tin đồn được cải chính thì ông Hai lại rạng rỡ, lại hào hứng kể chuyện về làng và rất tự hào về cái làng của mình.
b,Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
-các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai:
Khi nghe tin làng theo giặc.
Khi nói chuyện với bà Hai.
Khi tin đồn được cải chính.
-Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai :
Thông qua đối thoại
Thông qua độc thoại
*Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật.
4.Thao tác 4:Hướng dẫn viết bài:
a,Mở bài:
(1)đi từ khái quát đến cụ thể.(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gơng mặt độc đáo. 
Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của ngời nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp, thể hiện một cách sinh động tình yêu làng, lòng yêu nớc ở người nông dân. Ai đến với “Làng chắc khó quên được ông Hai-Một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc hoạ thật tài tình của Kim Lân”.
(2)Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn là tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở ngời nông dân nói riêng. Lịch sử văn học từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy .Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế.
b,Thân bài
(1)Tình yêu làng gắn với lòng yêu nnớc.
*Khi nghe tin đồn làng mình theo gặc :
+Ông vô cùng đau đớn: “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vớng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi” 
+Với niềm tin và lòng tự hào về cái làng của mình, ông Hai đã tự vấn “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng ngời trong óc. Không mà, họ toàn là những ngời có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy !”
*Khi tin đồn được cải chính,
+Ông Hai mừng đến nỗi “Cứ múa tay lên” mà khoe về cái làng của mình, ông hồn nhiên cả khi báo tin làng mình bị Tây đốt : “Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết....caỉo chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi theo Việt gian ấy mà, Láo ! Láo hết ! Toàn là sai sự mục đích cả?
(2) Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:
+Những hành động:
-Miêu tả đúng các phản ứng bằng hành động của một ngời nông dân hiền lành chất phác, chưa đọc thông, viết thạo:
-Khi muốn biết tin tức thì: “Ông đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ ngời khác đọc rồi nghe lỏm”
-Khi nghe tin làng mình theo giặc thì “ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” rồi “nắm chặt hai tay mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nớc nhục nhã thế này”
-Khi tin đồn được cải chính thì “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”
+Tâm trạng
Miêu tả đúng tâm trạng của người nông dân yêu làng, yêu nớc một cách trong sáng, hồn nhiên
-Khi nghe tin làng mình theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên Bác Thứ cũng không giám sang. Suốt ngầy chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng, nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, ngời ta đang bàn tán đến cái “chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi”!
-Khi tin đồn được cải chính thì “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
+Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong các mối quan hệ với các nhân vật khác :Như bà Hai, các con, mụ chủ nhà...
C,Kết luận.
Ông Hai trong “làng” là một nhân vật tạo đợc ấn tợng sâu sắc đối với ngời đọc. Qua truyện ngắn này, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tợng nột ngời nông dân yêu làng, yêu nớc hồn nhiên, chất phác nhưng rất xúc động. Hình tượng nhân vật ông Hai cừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của ngời nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ,vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với nhiều thế hệ bạn đọc
III.Hướng dẫn về nhà.
1Đề bài.
1.Suy nghĩ về thân phận ngời phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
2.Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
3.Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Của Nguyễn Du.
4.Phân tích truyện Chiếc Lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 9 moi.doc