Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Đề trắc nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Đề trắc nghiệm

ĐỀ DỰ THI 9

I. Trắc nghiệm khách quan : (3điểm) Khoanh tròn váo đáp án đúng nhất

Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện Truyền kì ?

A, Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật .

B, Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.

C, Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.

D, Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử .

Câu 2: “Quạt nồng ấp lạnh” trong hai câu thơ sau thuộc :

“Xót người tựa cửa hôm mai ,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ” .

A , Tục ngữ . B , Thi liệu , văn liệu cổ.

C, Thuật ngữ . D , Thành ngữ .

Câu 3: Bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ra đời vào thời kì nào ?

A, Trước Cách mạng tháng Tám .

B, Trong kháng chiến chống Mĩ .

C, Trong kháng chiến chống Pháp.

D, Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 .

Câu 4: Các từ ngữ sau đây thuộc loại từ ngữ gì ?

- Lặng lẽ , nghinh ngang , mịt mờ , phui pha , xót xa , ngẩn ngơ , trơ trơ , thong thả , nghêu ngao , thung dung .

A , Trạng từ

B , Từ đơn .

C , Từ ghép .

D , Từ láy .

Câu 5: Nội dung chính của tác phẩm “ Cố hương” của tác giả Lỗ Tấn là gì ?

A, Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi”với những người nông dân nơi quê cũ.

B, Kể về chuyến thăm quê lần cuốivà những rung cảm của nhân vật “ tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa .

C, Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình .

D, Những hồi ức của nhân vật “ tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Đề trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ DỰ THI 9
I. Trắc nghiệm khách quan : (3điểm) Khoanh tròn váo đáp án đúng nhất 
Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện Truyền kì ?
A, Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật .
B, Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C, Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D, Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử .
Câu 2: “Quạt nồng ấp lạnh” trong hai câu thơ sau thuộc :
“Xót người tựa cửa hôm mai , 
Quạt nồng ấâp lạnh những ai đó giờ” .
A , Tục ngữ .	B , Thi liệu , văn liệu cổ.
C, Thuật ngữ .	D , Thành ngữ .
Câu 3: Bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ra đời vào thời kì nào ?
A, Trước Cách mạng tháng Tám .
B, Trong kháng chiến chống Mĩ .
C, Trong kháng chiến chống Pháp. 
D, Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 .
Câu 4: Các từ ngữ sau đây thuộc loại từ ngữ gì ?
- Lặng lẽ , nghinh ngang , mịt mờ , phui pha , xót xa , ngẩn ngơ , trơ trơ , thong thả , nghêu ngao , thung dung .
A , Trạng từ 	
B , Từ đơn .	
C , Từ ghép . 	
D , Từ láy .
Câu 5: Nội dung chính của tác phẩm “ Cố hương” của tác giả Lỗ Tấn là gì ?
A, Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi”với những người nông dân nơi quê cũ.
B, Kể về chuyến thăm quê lần cuốivà những rung cảm của nhân vật “ tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa .
C, Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình .
D, Những hồi ức của nhân vật “ tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê .
Câu 6: Em hãy gọi tên biện pháp tu từ cho hình ảnh “ vảy bạc đuôi vàng” trong câu thơ “vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông:
A , So sánh .	
B , Aån dụ . 	
C, Hoán dụ .	
D, Aån dụ và hoán dụ.
Câu 7: Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà ?
A, Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
B, Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đơì sống tinh thần phong phú.
C, Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.
D, Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Câu 8: “ Tấm son” trong hai câu thơ sau là hình ảnh được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào ?
“Bên trời góc bể bơ vơ ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
A , Nhân hoá .	C , Aån dụ .
B, Tượng trưng .	D , Hoán dụ .
Câu 9: Câu tục ngữ “Gọi dạ , bảo vâng” và những từ ngữ như : “Thưa” , “kính thưa” nhắc nhở chúng ta điều gì khi giao tiếp ?
A, Cách xưng hô .	C ,Phương châm lịch sự
B, Phương châm quan hệ .	D, Phương châm cách thức .
Câu 10: Đọc bài ca dao sau đây và cho biết tác giả đã sử dụng phép liên kết nào .
“Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà vấp phải đá , mà quàng phải dây .
Thủng thẳng như chúng em đây,
Có đá nào vấp ,có dây nào quàng .”
A, Phép thế .	C, Phép trái nghĩa .	
B, Phép nối .	D, Phép dồng nghĩa .
Câu 11: Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo –những chiếc xe không kính – nhằm mục đích gì?
A, Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta .
B, Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến .
C, Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang , dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
D, Làm nổi bật sự vất vả , gian lao của những người lính lái xe.
Câu 12: Từ “xanh” trong câu thơ nào được dùng theo nghĩa gốc ?
A, “Lúa xanh reo và hát 
 Tím nhẫn cả chiều quê” 
	 ( Lê Phan Quỳnh )
B, “Lạ gì bỉ sắc tư phong , 
 Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen .”
	 ( Nguyễn Du )
C, “Ngồi buồn mà trách ông xanh ,
 Khi vui muốn khóc , buồn tanh lại cười .”
	(Nguyễn Công Trứ )
D, “Những kẻ hồn xanh như ngọc bích 
 Đi theo tiếng gọi nước non thiêng .”
	(Xuân Diệu)
Câu 13: Trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân ,nhà văn đã đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ?
A, Oâng Hai không biết chữ phải đi nghe nhờ người khác đọc .
B, Tin làng ông theo giặc mà ông đã tình cờ nghe được từ những người tản cư .
C, Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai .
D, Oâng Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ dầu của mình.
Câu 14: Cụm từ “ khoá xuân” trong câu “ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
A, Mùa xuân đã hết.
B, Tuổi xuân đã tàn phai
C, Bỏ phí tuổi xuân.
D, Khoá kín tuổi xuân.
Câu 15 : Đọc truyện cười sau đây : 
	Một người mới nổi lên giàu , đã vội chết . Bạn đi thuê dựng bia trước mộ để ghi hành trạng . Khốn một nỗi , nghĩ mãi thấy người ấy lúc sống không có công trạng gì cả , chẳng lẽ lại để bia trơn , đành phải ghi như sau :
	“ Ôâng này lúc mẹ sinh ra .
	 Lọt lòng ông khóc oa oa .
	Mỗi ngày ông một lớn tướng .
	Dần dần ông trở về già .
	Nay ông đã hoá ra ma” .
	Bài “thơ” văn bia trên đây đã không thể hiện đúng phương châm hội thoại nào ?
A, Phương châm về chất .	 C, Phương châm cách thức . 	
B, Phương châm về lượng .	 	 D, Phương châm về lượng và phương châm về chất .
Câu 16: Đọc câu văn trích từ truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu và cho biết bộ phận sau gạch ngang được gọi là thành phần gì ?
“ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất , đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hềø bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” .
A, Thành phần tình thái . 	C, Thành phần phụ chú .
B, Thành phần cảm thán .	D, Thành phần gọi – đáp .
Câu 17: Hình ảnh “ con đường” ở cuối tác phẩm “ Cố hương” của Lỗ Tấn nên hiểu theo lớp nghĩa nào?
A, Thói quen của con người và con đường trên mặt đất.
B, Thói quen của con người và con đường đi của dân tộc.
C, Con đường trên mặt đất.
D, Con đường đi của dân tộc.
II. Tự luận :(7điểm)
Đề 1: Đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” Của Nguyễn Dữ .
Đề 2: Tưởng tượng mình được gặp người lính trong bài thơ “ Aùnh trăng” của Nguyễn Duy . Hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy.
Đề 3: Hãy đóng vai Thuý Kiều để kể lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.
Đáp án:
I. Trắc nghiệm :
 1 –b , 2- d , 3 –c , 4 – d , 5 - b , 6 – c , 7 - a , 8 – c , 9 – c ,
 10 – c ,11 - c, 12- a , 13 - b , 14 - d , 15 – c , 16 - c, 17 – a
II. Tự luận :
Đề 1: Đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” Của Nguyễn Dữ .
	A, Mở bài : (1điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh để kể lại câu chuyện.
	B, Thân bài : (5 điểm) Kể lại diễn biến của câu chuyện
- Thời gian và không gian sảy ra câu chuyện. (0,5điểm)
- Nêu ra các sự việc chính và trình tự của các sự việc . (2 điểm)
 - Yếu tố nghệ thuật được đưa vào chi tiết nào ? ( Dáng vóc Vũ Nương , sự thuỷ chung và nỗi oan của Vũ Nương ) . (0,5điểm)
- Yếu tố miêu tả : dáng vóc Vũ Nương thời con gái, nét mặt Vũ Nương khi bị oan, quang cảnh bến Hoiáng Giang khi Trương Sinh đi tìm vớt xác vợ , (0,5điểm)
- Yếu tố biểu cảm : cảm xúc của Trương Sinh khi được đoàn tụ, khi nghĩ vợ thất tiết, khi biết vợ bị oan, khi lập đàn giải oan, (0,5điểm)
- Yếu tố nghị luận : lập luận của Trương sinh khi nghe bé Đản kể , nhận xét về sự hồ đồ cuỉa mình khi nhận ra nỗi oan của vợ, (0,5điểm)
	C, Kết bài: (1 điểm)
Cảm nghĩ về câu chuyện mình vừa kể .
* Lưu ý : Khi đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện : 
- Có thể kể lại theo trình tự câu chuyện .
- Có thể bắt đầu từ việc Trương Sinh đi Tìm xác vợ ( xen kẽ quá khứ, hiện tại, tương lai )
- Có thể bắt đầu từ sự việc Trương Sinh lập đàn giải oan ( hồi tưởng về quá khứ)
Đề 2: Tưởng tượng mình được gặp người lính trong bài thơ “ Aùnh trăng” của Nguyễn Duy . Hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy.
	A, Mở bài : (1 điểm)
Giới thiệu mình đã được gặp người lính ấy ở đâu ? Trong hoàn cảnh nào? ( 22/12, 27/7 , gặp gỡ với các cựu chiến binh,)
	B, Thân bài : (5 điểm) Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ
( Cuộc gặp gỡ ấy bắt đầu từ đâu ? Em và người lính ấy đã nói với nhau những gì? Cuộc gặp gỡ ấykết thúc như thế nào? )
- Nghệ thuật: hình dáng, nét mặt , tính cách, tình cảm của chú đối với em , và mọi người , (0,5điểm)
- Yếu tố miêu tả : hình dáng, nét mặt , quang cảnh của cuộc gặp gỡ(0,5điểm)
- Yếu tố biểu cảm : Về thái độ sống của chú giữa hai thời điểm chiến tranh và hoà bình , sự ăn năn của chú về thái độ sống của mình . (0,5điểm)
- Yếu tố nghị luận : Đáng giá về thái độ sống của chú giữa hai thời điểm chiến tranh và hoà bình , về phẩm chất người lính(0,5điểm)
- Nội tâm : Về cuộc sống của người lính trong quá khứ, hiện tại, tương lai . (0,5điểm)
	C, Kết bài : (1 điểm)
- Cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ ấy 
- Liên hệ bản thân
Đề 3: Hãy đóng vai Thuý Kiều để kể lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.
	A, Mở bài : (1 điểm) Tóm tắt tình huống truyện dẫn đến việc Thuý Kiều phải bán mình chuộc cha.
	B, Thân bài : (5 điểm)
- Kể lại trình tự các sự việc trong cuộc mua bán (2,5 điểm)
- Các yếu tố nghị luận : lập luận của bà mối khi ra giá cho món háng Thuý Kiều, lập luận của Mã Giám Sinh khi trả gia 1Thuý Kiều .(0,5 điểm)
- Yếu tố miêu tả : quang cảnh ngôi nhà của Thuý Kiều, hính dáng nét mặt cử chỉ của Mã Giám Sinh, lối đi từ trong buồng ra phòng khách, .(0,5 điểm)
- Yếu tố nghệ thuật : Thuý Kiều so sánh hai con người Kim Trọng và Mã Giám Sinh , .(0,5 điểm)
- Yếu tố biểu cảm : về cách Mã Giám Sinh ngã giá người vợ Thuý Kiều, khi Thuý Kiều bước ra cho Mã Giám Sinh xem mặt.(0,5 điểm)
- Nội tâm : tâm trạng Kiều trước, trong và sau cuộc mua bán . .(0,5 điểm)
	 C, Kết bài: (1 điểm)
Cảm nhận của Kiều về sự việc vừa qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA TRAC NGHIEM 9 KHA HAY.doc