LUYỆN TẬP TỰ LUẬN VIẾT VĂN BIỂU CẢM
Bài tham khảo:
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào thơ ca Việt Nam như một biểu tượng đẹp. Con cò trắng muốt đứng trên cánh đồng thật trong sáng, con cò lam lũ " lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non " thật thương. Và đây, thêm một con cò đầy nỗi niềm trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm " cũng đã trở nên rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta.
Mở đầu bài ca, người đọc ấn tượng với cụm từ " đi ăn đêm ". Cò thường kiếm ăn ban ngày, điều đó đã rõ ràng. Có gì đó thật khác thường trong cách tìm mồi của nhân vật cò trong bài ca dao này. Việc ăn đêm thường gợi cho người ta cảm giác về một hành động không trong sáng. Vậy nên hiểu hoạt động của con cò ở đây là như thế nào?. Với biểu tượng của cò từ xưa đến nay trong thơ ca, chúng ta vẫn hiểu cò là tượng trưng cho người lao động nghèo và cần cù. Vì vậy, trong trường hợp đặc biệt này, có thể hiểu là việc đi kiếm ăn ban đêm là một việc làm khá vất vả và bất thường, nhưng có lẽ không phải là làm điều xấu.
Trong cùng hành động không bình thường ấy của con cò, người đọc lại gặp ngay một hoàn cảnh éo le của nó: " đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao ". Chính chi tiết này đã khiến người ta liên tưởng đến sự vụng về của một người không quen với đường đi lối lại và với hoàn cảnh thời gian ban đêm. Chúng ta càng khẳng định việc đi kiếm ăn ban đêm của cò là việc không xảy ra thường xuyên nên cò đã không làm chủ được công việc của mình. " Đậu phải cành mềm " là việc xảy ra ngoài ý muốn của cò, là sự bất trắc không lường trước. Và cũng vậy, việc " nó lộn cổ xuống ao " chính là " tai nạn " rất đau lòng. Đọc đến đây, chúng ta vừa thấy thương lại vừa xót xa cho con cò tội nghiệp.
LUYỆN TẬP TỰ LUẬN VIẾT VĂN BIỂU CẢM Bài tham khảo: Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao! Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. Từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào thơ ca Việt Nam như một biểu tượng đẹp. Con cò trắng muốt đứng trên cánh đồng thật trong sáng, con cò lam lũ " lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non " thật thương. Và đây, thêm một con cò đầy nỗi niềm trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Bài ca dao " Con cò mà đi ăn đêm " cũng đã trở nên rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta. Mở đầu bài ca, người đọc ấn tượng với cụm từ " đi ăn đêm ". Cò thường kiếm ăn ban ngày, điều đó đã rõ ràng. Có gì đó thật khác thường trong cách tìm mồi của nhân vật cò trong bài ca dao này. Việc ăn đêm thường gợi cho người ta cảm giác về một hành động không trong sáng. Vậy nên hiểu hoạt động của con cò ở đây là như thế nào?. Với biểu tượng của cò từ xưa đến nay trong thơ ca, chúng ta vẫn hiểu cò là tượng trưng cho người lao động nghèo và cần cù. Vì vậy, trong trường hợp đặc biệt này, có thể hiểu là việc đi kiếm ăn ban đêm là một việc làm khá vất vả và bất thường, nhưng có lẽ không phải là làm điều xấu. Trong cùng hành động không bình thường ấy của con cò, người đọc lại gặp ngay một hoàn cảnh éo le của nó: " đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao ". Chính chi tiết này đã khiến người ta liên tưởng đến sự vụng về của một người không quen với đường đi lối lại và với hoàn cảnh thời gian ban đêm. Chúng ta càng khẳng định việc đi kiếm ăn ban đêm của cò là việc không xảy ra thường xuyên nên cò đã không làm chủ được công việc của mình. " Đậu phải cành mềm " là việc xảy ra ngoài ý muốn của cò, là sự bất trắc không lường trước. Và cũng vậy, việc " nó lộn cổ xuống ao " chính là " tai nạn " rất đau lòng. Đọc đến đây, chúng ta vừa thấy thương lại vừa xót xa cho con cò tội nghiệp. Bốn câu ca dao sau là sự chuyển đổi ngôi đối thoại. Nhân vật cò lên tiếng kêu cứu và cầu cứu: " ông ơi, ông vớt tôi nao! ". Khi cò gọi thiết tha như vậy nghĩa là nó đang cầu xin được cứu sống. Nhưng chúng ta cũng hiểu được tâm trạng của nó lúc này. Chính cái việc " đi ăn đêm " trên kia đã khiến nó mặc cảm và ước muốn được cứu sống đã lập tức khựng lại trong nỗi đau đớn. Cò hiểu rằng người ta có thể sẽ nghĩ không tốt về hành động của mình. Bởi vậy, nó đành phải chấp nhận hoàn cảnh như một điều không tránh khỏi, nhưng vẫn mang nỗi oan ức riêng, nên mới cất lời da diết: " Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng ". Chấp nhận nếu mình xấu xa thì sẽ chết, nhưng rồi lại không thể chấp nhận rằng mình đang làm điều xấu, đó là sự giằng co mâu thuẫn trong tâm lí của cò. Vì vậy mà có lời ước nguyện cuối cùng: Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. Việc muốn được xáo nước trong được hiểu là sự thanh minh cho mình của con cò. Chúng ta thấy lòng mình xúc động khi đọc đến đây. Thật sự cần phải thương cảm cho hoàn cảnh và nỗi đau đớn của nhân vật trong bài ca dao này. Vậy nhưng, càng đọc, độc giả lại càng ngạc nhiên và khâm phục một thái độ sống, một ý thức tuyệt vời của cò. Khi cò tha thiết: " đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ", chúng ta vỡ lẽ ra rằng: đâu phải cò chỉ nghĩ cho bản thân mình. Điều cò hướng tới cuối cùng, nỗi đau sau cùng là nghĩ về đời con. Cò không muốn người ta nghĩ xấu về mình, nhưng thực chất là không muốn những suy nghĩ không tốt đẹp ấy ảnh hưởng đến con cái của mình. Ý tưởng của bài ca dao thật thấm thía. Và người đọc cảm thấy thương mến, khâm phục hình ảnh con cò trong bài ca dao biết bao!. Ca dao Việt Nam nói riêng, văn học dân gian Việt Nam nói chung, không chỉ dừng lại ở nhân vật được phản ánh. Thông thường, đó chỉ là hình tượng để gợi liên tưởng. Con cò trong bài ca dao này cũng vậy, nó là hình tượng để người ta nghĩ đến những điều lớn lao hơn nhiều. Từ hình ảnh " cò đi ăn đêm, đậu phải cành mềm ", chúng ta nghĩ đến người dân lao động nghèo, phải bươn chãi kiếm sống mà vẫn không thể vượt lên được hoàn cảnh, lại còn luôn gặp những điều bất trắc trong đời. Từ đó, nỗi niềm, tâm trạng của cò cũng chính là của người dân, của dân tộc ta. Luôn muốn được chứng minh về sự trong sạch và ước muốn gìn giữ cho thế hệ sau những điều tốt đẹp là ý thức sống ngàn đời của cha ông ta. Và vì vậy, sống sạch, chết sạch, hơn vậy là giữ tiếng thơm về sau luôn là ước nguyện sống của mỗi con người chân chính. Đọc bài ca dao, chúng ta cảm động trước hoàn cảnh và tâm tình của người lao động xưa. Hiểu được nhiều ý nghĩa từ bài ca dao này, chúng ta cũng thấy mình lớn khôn thêm và yêu mến thêm quê hương Việt Nam. Bài ca dao là hình ảnh đẹp về một dân tộc giàu tình thương yêu và lòng tự trọng. Ca dao nâng đời sống tâm hồn của chúng ta lên một tầm cao mới. Chúng ta cảm nhận được âm hưởng ngọt ngào từ mỗi bài ca và sẽ thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn nếu như con người biết sống hướng về nguồn cội và biết yêu thương con người, biết cách thông cảm, sẻ chia với những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời./. CHIẾU CẦU HIỀN - Ngô Thì Nhậm - I/ Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: " Chiếu cầu hiền " 1/ Tác giả: - Ngô Thì Nhậm sống ở cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Quê ông là ngoại thành Hà Nội. - Năm 1788, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư. - Ông là người có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo. 2/ Tác phẩm: - " Chiếu cầu hiền " của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay. - Tác phẩm được viết vào khoảng năm 1788 - 1789 ® mục đích của chiếu là thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại Lê - Trịnh ( triều đại cũ ), ra cộng tác với nhà Tây Sơn. II/ Bài soạn: 1/ Bài chiếu gồm có bốn phần: a/ Phần 1: Từ đầu đến " sinh ra người hiền ": Nguyên tắc ứng xử của người hiền từ ngày xưa đến nay: người hiền tài phải để cho đời dùng. b/ Phần 2: Tiếp theo đến " chưa thể phụng sự vương hầu ": Nêu lên một thực tế thiếu người hiền. c/ Phần 3: Tiếp theo đến " đem ngọc bán rao ": Trình bày những lí do cụ thể mà đất nước đang cần có sự hợp tác của người hiền tài cũng như thể thức tiếp nhận người hiền tài. d/ Phần 4: Đoạn cuối cùng: Những hứa hẹn với người hiền tài nếu họ ra làm việc cho đất nước, cho triều đại mới. 2/ Bài chiếu được viết cho đối tượng là các nho sĩ Bắc Hà. Khi quân đội Tây Sơn tiến ra Bắc ( năm 1789 ), thực tế là đã không ít nhà nho Bắc Hà chống lại thậm chí bất hợp tác với Tây Sơn. Họ là nhà nho được giáo dục theo đạo trung hiếu, chỉ thờ một vua, nên họ quan niệm không thể phản lại vua Lê chúa Trịnh cũng là điều dễ hiểu. Vì rất hiểu tâm lí ấy của những người trí thức nên tác giả bài viết đã đi theo cách thuyết phục chứ không ra lệnh. Bằng lí lẽ, bằng thực tế của đất nước đang cần có nhiều người đóng góp trí tuệ để xây dựng, tác giả Ngô Thì Nhậm cũng đã thuyết phục họ bằng cả thái độ trân trọng, lời lẽ ôn tồn và cả những hứa hẹn có cơ sở về sau với họ. Các luận điểm đã được đưa ra để thuyết phục là: - Đất nước đang bước vào thời kì ổn định, đang rất cần người hiền tài. Mà một đất nước có truyền thống, có tiềm năng như nước ta chẳng lẽ lại không có người hiền sao. - Ban chiếu xuống và ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc. - Mọi người biết người tài thì tiến cử, nhà vua sẽ lắng nghe. - Những người từ trước đến nay giấu tài ẩn tiếng, không ai biết đến, cũng cho phép được dâng thư tự cử. - Hứa hẹn tôn vinh, chiêu hiền đãi sĩ. 3/ Qua bài chiếu, nhận xét về nhân cách, tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung: - Vua Quang Trung là người có chủ trương cầu hiền ® sự trân trọng, ngưỡng mộ người hiền tài là tư tưởng có tầm cỡ chiến lược của nhà vua được thể hiện rất rõ trong bài chiếu này. - Chắc chắn vua Quang Trung cũng biết một số sĩ phu Bắc Hà chống lại mình, nhưng thái độ của ông là bình tĩnh, mềm mỏng và thông cảm. Việc làm của ông thể hiện một cái nhìn nhân ái với con người nói chung và người hiền tài nói riêng ® ông khiêm tốn, chân thành, thực sự cầu mong người hiền. - Các chi tiết về tính cách của vua Quang Trung rất hay: ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi, nghĩ là mình ít đức không xứng đáng được người hiền tài phò tá... ® hiển hiện một vị vua bình dị, chân thành và trong sáng. ð Bài chiếu giúp chúng ta hiểu hơn về hình tượng người anh hùng Quang Trung. III/ Thể văn chiếu được triển khai thành công với hệ thống luận điểm, với lí lẽ thuyết phục mà mềm mại, khéo léo, với thái độ cầu hiền của người khởi xướng ( vua Quang Trung ), với tài năng và thái độ khiêm tốn của người chấp bút ( Ngô Thì Nhậm ). CÂU HỎI ÔN TẬP: 1/ Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi? 2/ Hãy trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học và giá trị văn chương Nguyễn Trãi? 3/ Em hiểu thế nào về lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông: " Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo "? 4/ Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm " Bình Ngô đại cáo " của Nguyễn Trãi? 5/ Giá trị chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm " Dư địa chí "? 6/ Thế nào là thể loại truyền kì? Những tư tưởng chính của tác phẩm " Truyện lạ nhà thuyền chài " là gì? 7/ Hãy phân tích tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn trong " Truyện chức phán sự đền Tản Viên "? 8/ Chủ đề chính trong bài thơ " Đường đi khó " của Lí Bạch là gì? 9/ Hãy chỉ ra luật thơ Đường của các bài " Xuân vọng " - Đỗ Phủ và " Hoàng Hạc Lâu " - Thôi Hiệu? 10/ Theo em, tác giả Thôi Hiệu đã thể hiện nỗi niềm gì trong " Hoàng hạc lâu"? Tại sao người ta lại ca ngợi " nỗi sầu Thôi Hiệu "? 11/ Trong " Tùy Viên thi thoại ", tác giả Viên Mai đã chỉ ra các quan niệm gì về thơ? 12/ Vẻ đẹp trong thơ Hai- kư của Ba-sô là gì? ( Hình thức, nội dung). 13/ Ý nghĩa hồi trống cổ thành trong tác phẩm " Tam Quốc diễn nghĩa "? 14/ " Bài ca ngất ngưởng " thể hiện thái độ, cách sống và quan niệm sống như thế nào của tác giả Nguyễn Công Trứ? 15/ Hãy trình bày những hiểu biết của em về người chinh phụ và người cung nữ trong các tác phẩm thuộc văn học trung đại? ÔN TẬP VĂN HỌC 1/ Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi: - Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình bên nội cũng như bên ngoại đều mang hai truyền thống lớn: Yêu nước và văn hóa, văn học. - Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh ( tiến sĩ ) và hai cha con ông cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: " Con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu ". ® Sau đó, ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. - Ông đã góp phần lớn vào cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược, ông đã tha ... , Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. - Những tác phẩm chính bằng chữ Nôm: Quốc Âm thi tập. * Giá trị văn chương: - Về nội dung: văn chương Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa, mang tư tưởng nhân văn sâu sắc ® vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Trãi. - Về nghệ thuật: ông là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, cũng là nhà thơ trữ tình xuất sắc ® Văn chương Nguyễn Trãi là thành tựu nghệ thuật mang ý nghĩa kết tinh trên cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Đặc biệt, ông là người bắt đầu có được những thành công khi sáng tác bằng thơ chữ Nôm, khẳng định thơ chữ Nôm trong văn học dân tộc. 3/ Về lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông: " Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo": - Sao Khuê là ngôi sao rất sáng. - Tấm lòng của Nguyễn Trãi được ví như sao Khuê chính là khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của ông. Tâm hồn và nhân cách ấy được thể hiện qua đời sống và qua thơ văn ông. Ông là người đã cống hiến suốt đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thơ văn ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, tình cảm yêu nước thương dân và yêu thương thiên nhiên sâu sắc. Tình cảm đó lúc nào cũng cuồn cuộn dâng tràn như " ngọn nước triều Đông " ( theo cách nói của Nguyễn Trãi ). ® Lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, đã đem lại cho lịch sử Việt Nam một niềm tự hào chính đáng về một con người vĩ đại. 4/ Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm " Bình Ngô đại cáo " của Nguyễn Trãi: - Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt bài Bình Ngô đại cáo, chi phối đường lối, chiến lược, quan điểm đối với dân, với giặc: + Với dân: yêu thương, lo lắng, mơ ước an dân. + Với giặc: thể hiện lòng căm thù sâu sắc trước những tội ác mà kẻ thù đã thực hiện với nhân dân ta, quyết tâm đánh chúng đến cùng; nhưng đồng thời, khi giặc đã sợ hãi đầu hàng thì cũng mở đường " hiếu sinh " tha mạng chúng ® tinh thần nhân đạo của dân tộc Việt Nam. - Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: Nguyễn Trãi đã chắt lọc hạt nhân có ý nghĩa tích cực nhất là tư tưởng yên dân trừ bạo, thêm vào một nội dung mới có ý nghĩa thời đại: nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược. 5/ Giá trị chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm " Dư địa chí ": - Nội dung: Thể hiện một quan điểm dân tộc độc lập tự chủ và một tinh thần tự hào sâu sắc về tài nguyên phong phú và sự giàu mạnh của đất nước, về uy thế của đất nước trong khu vực, về truyền thống văn hóa đặc sắc riêng. - Nghệ thuật: Tác phẩm được viết một cách hệ thống, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ. ® thể hiện một quan điểm biên soạn nhất quán trong toàn tác phẩm. Cách viết " Dư địa chí " của tác giả Nguyễn Trãi cho thấy tư duy khoa học, sự khảo cứu công phu, sự uyên bác về kiến thức, đồng thời một tầm nhìn xa rộng của người viết. 6/ Thể loại truyền kì: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực thông qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại này. Bên cạnh đó, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề hiện thực cốt lõi cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả. * Những tư tưởng chính của tác phẩm " Truyện lạ nhà thuyền chài ": - Coi trọng thực tiễn cuộc sống hơn sách vở từ chương. - Khát khao hiểu biết thế giới chung quanh và có khả năng phi thường chinh phục thiên nhiên để nâng cao thành quả lao động, cải tạo cuộc sống. - Đề cao tài năng khéo léo, trí tuệ thông minh của con người. - Đề cao những nét đạo đức tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ: đạo vợ hiền dâu thảo, tình yêu chung thủy, đức hy sinh. 7/ Hãy phân tích tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn trong " Truyện chức phán sự đền Tản Viên ": - Sự tức giận trước việc hưng yêu tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. - Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. - Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. - Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm vương đầy quyền lực. ® Ngô Tử Văn là người " khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương phương ". - Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. - Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. - Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí. ® Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng. ÔN TẬP... ( TT ) 8/ Chủ đề chính trong bài thơ " Đường đi khó " của Lí Bạch: - Nhận thức được " đường đi khó " là hình ảnh tượng trưng của " đường đời khó " ® từ đó thấy được cần phải có tinh thần vượt mọi khó khăn thử thách mới vươn tới được lí tưởng. - Qua bài thơ, chúng ta cũng hiểu được hùng tâm tráng chí và tinh thần vượt qua mọi khó khăn để vươn tới lí tưởng của Lí Bạch. 10/ * Tác giả Thôi Hiệu đã thể hiện trong " Hoàng hạc lâu" nỗi niềm hoài niệm miên man, những ngậm ngùi trước hiện tại và nỗi nhớ quê hương của mình khi lên lầu Hoàng Hạc. - Trước cảnh đẹp trác tuyệt của thiên nhiên - lầu Hoàng Hạc -, với hình ảnh bãi cỏ xanh mượt và bóng cây in mồn một trên sông, tác giả chạnh lòng nhớ về " người xưa cưỡi hạc vàng ", và buồn nhớ hình ảnh ấy nay đã không còn nữa. Hình ảnh bóng cây và bãi cỏ tuy rất đẹp nhưng lại rất tĩnh. Chính vẻ tĩnh ấy của cảnh đã khắc sâu một nỗi niềm cô đơn, xa vắng. * Người ta ca ngợi " nỗi sầu Thôi Hiệu " bởi đây là một nỗi buồn hướng con người tới những tình cảm tốt đẹp, những xúc cảm mang tính nhân văn sâu sắc: biết nhớ thương một quá khứ đẹp đẽ đã không còn, biết thương một quê hương ngày xa xứ... là lúc con người biết tạo cho mình một tâm hồn phong phú, một đời sống đẹp. ® có nhiều lúc, trong nghệ thuật, cái buồn là cái đẹp ® nỗi buồn của Thôi Hiệu là cái đẹp ấy ð Ca ngợi " nỗi sầu Thôi Hiệu " là ca ngợi tình cảm đẹp của con người. 11/ Trong " Tùy Viên thi thoại ", tác giả Viên Mai đã chỉ ra các quan niệm về thơ: * Thi thoại là loại sách bình luận về thơ, nói chuyện về phép làm thơ, hay ghi lại những câu chuyện về các nhà thơ. Có thể xem " Tùy Viên thi thoại " của Viên Mai là đỉnh cao trong thể loại này. Trong tác phẩm, Viên Mai đưa ra khái niệm " tính linh " - thơ ca phải thể hiện được tính linh của con người. + Tính tức là tính tình, tình cảm. + Linh là sự nhạy cảm, linh diệu. ® Tính linh nói chung tức là tình cảm chân thực, linh diệu nhất của con người. * Quan niệm mà ông đã đưa ra như sau: 1- Thơ có quan hệ ở cốt chứ không phải ở cách ® ở tính tình, nội dung chứ không phải ở cách luật, hình thức. 2- Thi nhân là người giữ được tâm hồn trẻ thơ ® giữ được cái nhìn thanh tân, trong trẻo về thế giới tự nhiên và con người. 3- Người làm thơ phải tìm đọc thơ trong sách và có được thơ ở ngoài sách ® thơ phải có từ cuộc đời chân thực. 4- Thơ nên mộc mạc, nhưng là cái mộc mạc từ trong khéo léo lớn mà ra ® cần phải rèn luyện làm thơ để thơ mang tính nghệ thuật cao, nhưng cũng cần đưa thơ trở về với những sự giản dị chân thực của cuộc sống. 5- Người làm thơ cần có cái tôi sáng tạo thì thơ mới mang nét riêng. 12/ Vẻ đẹp trong thơ Hai- kư của Ba-sô: a/ Hình thức nghệ thuật: - Nặng về gợi hơn tả ® sự mơ hồ dành một khoảng không to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. - Ngôn ngữ rất cô đọng, cả bài chỉ trên dưới 17 âm tiết, khoảng chừng mấy từ chia làm 3 phần rõ ràng. - Sử dụng " quý ngữ " ( từ chỉ mùa ) đầy ấn tượng. ð Tứ thơ hàm súc và giàu sức gợi. b/ Nội dung: - Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó. - Thể hiện tình cảm yêu thương thiên nhiên, yêu thương con người và những con vật bé nhỏ đáng thương ð Tình cảm chân thành, sâu sắc và có tính giáo dục lớn lao. 13/ Ý nghĩa hồi trống cổ thành trong tác phẩm " Tam Quốc diễn nghĩa ": - Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa ® đó là tình nghĩa cao đẹp, vua tôi mà là anh em, không có sự ngăn cách đẳng cấp. Họ kết nghĩa vì lí tưởng chung, không phải vì quyền lợi riêng tư hay chỉ vì gặp gỡ cá tính riêng biệt. - Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng ® hồi trống phá tan sự nghi ngờ của Trương Phi, minh oan cho Quan Công. Cách minh oan của Quan Công rất anh hùng: minh oan bằng tài nghệ và khí phách. ð Cuộc hội ngộ không có rượu, không có hoa, chỉ có hồi trống trận. Hồi trống vang lên gấp gáp như một sự thách thức cái đức và cái tài. Có đức mà không có tài thì cũng vô dụng, có tài mà không có đức thì cũng dễ lạc đường. 14/ " Bài ca ngất ngưởng " thể hiện thái độ, cách sống và quan niệm sống của tác giả Nguyễn Công Trứ: - Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. - Sống " ngất ngưởng " theo Nguyễn Công Trứ chính là sống phá cách, ngạo thế, phá vỡ khuôn mẫu hành vi " khắc kỉ phục lễ " của nhà Nho để hình thành một lối sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân. ® Người " ngất ngưởng " dám xem thường " lễ ", đối lập với " lễ ", phá " lễ ". ð Trong hoàn cảnh đất nước ta ở thế kỉ XIX, thái độ sống, quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ là rất mới mẻ. Cùng với những cống hiến suốt đời mình, Nguyễn Công Trứ đã là một nhân cách đáng được tôn trọng. 15/ Hãy trình bày những hiểu biết của em về người chinh phụ và người cung nữ trong các tác phẩm thuộc văn học trung đại: a/ Người chinh phụ trong " Chinh phụ ngâm khúc ": Người phụ nữ sống trong cảnh xa cách người chồng đi trận thật đáng thương. Diễn biến tâm trạng đau khổ trong đoạn trích cho ta biết chinh phụ đau khổ vì cô đơn, vì mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi nhưng người chồng cứ xa vắng biền biệt. ® Bi kịch này toát lên ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đề cao quyền sống, sự trân trọng khát vọng về hạnh phúc lứa đôi của con người. b/ Người cung nữ trong " Cung oán ngâm khúc ": Người cung nữ khi bị thất sủng thật bất hạnh. Hình ảnh nhân vật này đã khẳng định những qui định nghiêm ngặt thời phong kiến có khi trở nên hết sức tàn nhẫn, đã vùi dập nhiều số phận " hồng nhan ". - Đoạn trích thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật, đặc biệt là miêu tả cảm giác: tả âm thanh tác động đến thính giác, tả màu sắc tác động đến thị giác, mùi vị tác động đến khứu giác. Ngoài ra, có các nghệ thuật khác như sự hiệp vần, hình thức đối xứng.... ð Tác phẩm mang giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo lớn lao: tô đậm khao khát được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người cung nữ, từ đó toát lên tiếng nói oán trách chế độ phong kiến.
Tài liệu đính kèm: