A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được
+ Những yếu tố làm lên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương
+ Vận dụng tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm văn chương đã học
B/ Tiến trình bài dạy:
I/ ổn định tổ chức
II/ Kiểm tra bài cũ:
III/ Bài mới: 1, Giới thiệu bài
2, Tiến trình bài dạy
Ngày soạn: 2/10/2007 Ngày giảng : 4/10/2007 Tuần 1/10/2007 Tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm văn chương A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được + Những yếu tố làm lên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương + Vận dụng tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm văn chương đã học B/ Tiến trình bài dạy: I/ ổn định tổ chức II/ Kiểm tra bài cũ: III/ Bài mới: 1, Giới thiệu bài 2, Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thơ là gì ? Nhịp điệu là gì ? Nhịp điệu của bài thơ phụ thuộc vào đâu ? Nhận xét hệ thống từ ngữ trong thơ ? Khi phân tích thơ ta cần chú ý những gì ? Yêu cầu học sinh lấy ví dụ từng biện pháp. -Phân tích tác dụgn của nó -Như vậy để tạo nên tính hình tượng của thơ người ta đã sử dụng các biện pháp phối âm, ngắt nhịp, tu từ, chuyển tượng trưng như so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ. Em hiểu thế nào là tác phâmả truyện ? Là tác phẩm tái hiện một cách khách quan các biến cố, các sự kiện của con người, của cuộc đời bằng lời kể. -Nhân vật trong tác phẩm thường được miêu tả ở nhiều mặt, đầy đặn. Nó có thể được miêu tả từ ngoại hình, đến suy tư thầm kín bên trong. Để xây dựng được nhân vật người ta chú ý đến những điểm nào ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Học sinh thực hành Mỗi tác phẩm văn học bất kỳ đều có vẻ đẹp riêng của nó. Vẻ đẹp đó thể hiện ở nội dung và tác phẩm. Muốn cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học, ngời đọc phải căn cứ vào hàng loạt các yếu tố nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm văn học. I/ Với tác phẩm thơ chữ tình + Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống những tâm trạng những cảm xúc dạt dào, những tình cảm mạnh mẽ, người giầu hình ảnh và có nhịp điệu. “ Thơ là lọc lấy tính chất, là sự vật được phản ánh váo tâm tình’’ 1/ Nhịp điệu: Ngắt nhịp của dòng thơ diễn tả nội dung ý nghĩa mỗi thể loại thơ có nhịp điệu khác nhau: * Thơ đường luật: Nhịp 2/2/3 ; 4/3 - Thể thất ngôn bát cú: VD minh họa : - Qua đèo ngang - Thể tứ tuyệt: - Bánh trôi nước *Thơ tự do: Nhịp thơ thay đổi theo cảm hứng chủ đạo của bài thơ - Nhịp dài:Thể hiện nỗi niềm mênh mông vô hạn của tâm hồn VD : Bếp lửa ( Bằng Việt ) Nhớ em sông quê hương ( Tế Hanh ) - Nhịp thơ nhanh, ngắn : Thể hiện niềm vui tươi, hồn nhiên VD : Lượn ( Tố Hữu ) - Nhịp thơ chậm : Nỗi niềm nghẹn ngào: Ông đồ (Vũ Đình Liên) Tiếng chổi tre + Phụ thuộc vào người đọc: nhịp điệu do sáng tạo của nhà thơ 2/ Ngữ âm :Bao gồm phần vần và thanh gíp phần biểu hiện của thơ ca. Hiểu được cao độ của giai điệu sẽ thấy cái đặc sắc của thơ ca: vần bằng, vần lưng, vần chân, vần trắc vần trong thơ giầu nhạc tính VD: Bước tới đèo ngang / bóng xế tà ( vần ) T B T Cỏ cây chen lá, đá chen hoa ( vần ) B T B VD : giao vần trắc: Tò vò mày nuôi con nhện Về sau nó lớn, nó quện nhau đi 3/ Từ ngữ hình ảnh: Từ ngữ trong thơ rất chọn lọc, gợi hình , gợi cảm chứa đựng, diễn tả được nội dung, ý nghĩa của lời thơ. VD “ chông chênh’’ trong câu thơ “ Bàn đá trông chênh dịch sử đảng’’ Từ láy trong câu thơ: “ Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước trập trờn con cá nhảy ...Bầy chim non bơi nội trên sông’’ + Ta cần chú ý đến các từ ngữ , hình ảnh đặc biệt thấy được ý nghĩa của chúng qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh... VD : Khi phân tích câu thơ: “ Củi một cành khô lạc mấy dòng’’ Huy Cận = Thì hình ảnh một cành củi khô bập bềnh trên sóng nước không chỉ gợi lên sự hiu hắt, buồn bã của cảnh vật, mà còn gợi lên sự trôi nổi vô định cuă kiếp người. = Thành ra câu thơ tả cảnh mà người đọc lại nhận ra nỗi tái tê của lòng người. 4/ Các biện pháp tu từ: Mỗi một biện pháp tu từ đều có giá trị biểu hiện nội dung nhất định. + so sánh: gợi hiện tượng bất ngờ, độc đáo + Nhân hóa : làm cho câu thơ tình tứ, duyên dáng hơn + ẩn dụ: có nhiều ý nghĩa, tình cảm khác ngầm sâu bên trong + Hoán dụ: +Tượng trưng: 5/ Điển tích: xuất hiện trong thơ cổ , các điển tích thường sử dụng và thể hiện nội dung, ý nghĩa sâu sắc VD : điển tích trong truyện kiều. II/ Với tác phẩm văn xuôi: 1/ Cốt truyện: Xây dựng theo trình tự- kết cấu một cốt truyện hay là tạo được tình huống độc đáo, bất ngờ hấp dẫn. Nêu được chủ đề của tác phẩm. 2/ Nhân vật: Là đơn vị quan trọng tạo lên tác phẩm văn học có nhiều loại văn học. + Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện + Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trọng tâm, nhân vật trung gian, nhân vật điển hình + Ngoại hình, nội tâm, hành động, lời ăn, tiếng nói= cũng có thể đặt nhân vật vào những tình huống, những sự kiện để nhân vật bộc lộ tính cách VD : Tác phẩm” trong lòng mẹ’’ của Nguyên Hồng 3/ Chi tiết nghệ thuật: Là những chi tiết tạo nên tình huống truyện VD : Chuyện “ Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng II/ Luyện tập: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang’’ Tế Hanh = Những lời lẽ mạnh mẽ như băng về phía trước cùng với con thuyền. Hình ảnh so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã và những từ ngữ mạnh mẽ như: hăng, phăng, vượt diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ hiếm thấy trong thớ mới. Hai câu thơ là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu’’ = Đoạn thơ là nhịp điều của thời gian, nhịp điệu của suy thoái quang cảnh bán chữ của ông đồ nho. Khổ thơ không tả ông đồ, chỉ tả giấy, mực, để hình dung ra cảnh ngộ, tâm trạng nơi ông. Giấy và mực được nhân hóa như con người cũng buồn, cũng sầu như chủ nhân của nó. ý thơ chĩu nặng nỗi ưu tư xót xa trước thời thế thay đổi. Củng cố: kết quả nội dung tiết học Hướng dẫn về nhà : Khám phá vẻ đẹp trong bài thơ “ ngắm trăng’’ của HCM Rút kinh nghiệm: Trình bầy cảm nhận còn chậm- chưa nắm được cách phấn tích thơ. Ngày soạn: 10/10/2007 11//10/2007 Tuần 2/10 Ôn tập văn nghị luận A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh + Khắc sâu kiến thức văn nghị luận + Nhận biết sự khác biệt giữa văn miêu tả,tự sự, nghị luận + Biết vận dụng những thao tác làm văn nghị luận B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: I/ Kiểm tra bài cũ: ? Khi phân tích thơ ta cần chú ý những gì ? HS: Chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh đặc biệt thấy được ý nghĩa của chúng... II/ Bài mới : 1, Giới thiệu bài 2, Tiến trình bài dạy Nêu điểm khác nhau giữa văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận Nêu đặc điểm của văn nghị luận ? Em hiểu thế nào là luận điểm, luận cứ, luận điểm ? Nêu phương pháp lập luận? Giới thiệu về một tác giả ta giới thiệu những gì ? HS : Viết - trình bầy - nhận xét Phân tích giá trị của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương’’ của Nguyễn Dữ ? Nêu yêu cầu của đề ? GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý ? ? Yêu cầu của phần mở bài ? ? Tác phẩm đạt được những giá trị nào ? ? Tác giả sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào ? ? Yêu cầu của phần kết bài ? c, Củng cố: Phương pháp viết từng phần ? V, Hướng dẫn về nhà: Viết bài hoàn chỉnh VI, Rút kinh nghiệm: I, Nội dung bài học + Miêu tả : đối tượng sự vật, hiện tượng, con người + Tự sự: sự việc, nhân vật, tình huống, chi tiết, cốt truyện + Nghị luận: khác miêu tả và tự sự- chỗ có luận điểm, luận cứ, lập luận. Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà cuộc sống đề ra, đồnh thời cũng là để xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, tình cảm nào đó: lòng biết ơn, tình đoàn kết, đức kiên trì, ý thức về lẽ sống, cách ứng sử trong cuộc sống (+) Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, ý kiến quan điểm của văn nghị luận câu nêu luận điểm được trình bày dưới dạng khẳng định hay phủ định có cấu trúc chặt chẽ, ngắn ngọn và thường diễn tả rõ ràng, nhất quán về nội dung cơ bản của bài văn (+) Luận cứ: Là lý lẽ luận chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, một luận điểm có thể có một hoặc hai, nhiều luận cứ. (+) Lập luận: Cách lựa chọn sắp xếp trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điềm hướng người đọc, người nghe đến một kết luận hay, mà người viết, người nói muốn đạt tới . Lập luận phải chặt chẽ và hợp lý= thuyết phục người nghe. Muốn vậy người thực hiện phải đảm bảo các bước sau: + Xác định luận điểm + Xây dựng luận cứ cho lập luận: lí lẽ, dẫn chứng + Sử dụng phương tiện liên kết câu, đoạn: từ ngữ hoặc câu (+) Phương pháp lập luận: Trong bài văn nghị luận người ta thường kết hợp nhiều phép lập luận như : chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận. Các phép lập luận đó luôn luôn được sử dụng đan xen trong lúc tạo lập văn bản nghị luận. II/ Luyện tập: 1/ Kiểu bài thuyết minh: * Trứng minh về một tác giả: Tên thật, tên hiệu, tên chữ( nếu có ) năm mất , quê quán. Những bước ngoặc chính trong cuộc đời tác giả, những tác phẩm văn học lớn, những giải thưởng đã đạt được, chức vụ hiện nay. * Trứng minh về tác phẩm: Tên thật sáng tác, nội dung đặc sắc của văn bản...( ghi nhớ ) * Bài tập ứng dụng: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu nhà văn Mác- Két và tác phẩm “đấu tranh’’ * Luyện đề : (*) Yêu cầu: Làm sáng tỏ các giá trị của truyện + Giá trị hiện thực: Lên án xã gội phong kiến bất công gây lên bao nỗi đau khổ cho người phụ nữ + Giá trị nhân đạo: Đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ bày tỏ sự cảm thông với những nỗi oan trái của họ + Giá trị nghệ thuật: Truyện nhiều kịch tính, gây xúc động cho người đọc. * Dàn ý: 1/ Mở bài : Tình hình xã hội Việt Nam ở thế ở thế kỷ XVI: Không ổn định, con người nhất là người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi đau khổ do chế độ phong kiến gây ra “ truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ’’ viết bằng chữ hán đã phản ánh những mặt sấu sa của chế độ phong kiến đương thời = Bày tỏ thái độ ... “ chuyện người con gái Nam Xương’’ là tác phẩm có giá trị nhiều mặt 2/ Thân bài: (+) Giá trị hiện thực : Tác phẩm tố cáo xã hội phong kiến bất công gây nhiều nỗi đau khổ cho người phụ nữ -Chiến tranh phong kiến gây loạn lạc, đau khổ cho con người -Thư sinh đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ ( buổi chia li...) -Bà mẹ ốm- mất-Vũ Nương tự lo liệu... -Người dân chạy loạn, đắm thuyền chết đuối, Pan Lang chạy loạn- được Linh Phi cứu. -Lễ giáo phong kiến : người đàn ông có quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ= gây lên cái chết oan khuất của Vũ Nương, một người vợ thủy chung , hiếu nghĩa. (+) Giá trị nhân đạo : -Đề cao phẩm chất tôt đẹp của người phụ nữ: xinh đẹp, đức hạnh: đảm đang, hiếu nghĩa, sống dưới thủy cung... (+) Giá trị nghệ thuật: -Các tình tiết tri tiết tập trung khẳng định, ca ngợi phẩm chất Việt Nam -Miêu tả nhân vật qua lời nói, cử trỉ hành động -Xây dựng tình huống thắt nút, cởi nút truyện bất ngờ đầy kịch tính= nổi bật là nỗi oan làm tăng tính bi thảm của nhân vật Vũ Nương 3/ Kết bài: Tác phẩm là một câu chuyện tình yêu đầy oan khuất về người phụ nữ đẹp người, đẹp nết -Thái độ của người đọc tước nỗi oan trái, cái chết của ... cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới, Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhan là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới + Xuất phát từ qui luật tiến hóa của cuộc sống tự nhiên trên trái đất, tác giả tiếp tục nêu một số luận chứng mới : chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người, chẳng những thế nó còn phản lại qui luật tự nhiên. Để thuyết minh luận chứng này, nhà văn đã đưa ra số liệu khách quan về sự tiến hóa của sự sống trên trái đất : 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở. Từ đây tác giả đặt ra giả thiết nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra thì hậu quả là sự sống trở về điểm xuất phát ban đầu. Qua đó giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn tính chất phi lí và phản tiến hóa của vũ khí hạt nhân. + Từ đó tác giả kêu gọi mọi người đấu tranh để thế giới không có vũ khí hạt nhân và loài người có một cuộc sống hòa bình, công bằng. Để khẳng định ý nghĩa lời kêu gọi Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đề nghị lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được cả sau thảm họa hạt nhân với mục đích tố cáo tính phi lí của chiến tranh hạt nhân, đồng thời lên án thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa nếu như chiến tranh hạt nhân xảy ra. + Hiện nay xung đột vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như cuộc xâm lược hết sức phi lí mà Mĩ và Anh vừa tiến hành ở I-rắc, cuộc xung đột dai dẳng ở Trung Đông, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố hoành hành. Đặc biệt các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của một số cường quốc vẫn chưa bị phá hủy. Vì thế nguy cơ chiến tranh hạt nhân và hiểm họa hật nhân vẫn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Cho nên mọi người phải nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và thảm họa hạt nhân, tích cực hành động để ngăn chặn chiến tranh và đấu tranh cho một thế giới hòa bình. III/ quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Trẻ em là một bộ phận của cộng đồng xã hội, là đối tượng non nớt và nhạy cảm, rất cần được bảo vệ, che chở dưới mái ấm gia đình nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Chính vì lẽ đó, trong thời điểm hiện nay, mỗi quốc gia đều xác định rõ việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Đây là lí do ra đời bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em tại trụ sở Liên hợp quốc, Niu Óc ngày 30 - 9 - 1990. Sự ra đời của bản Tuyên bố đã chứng tỏ thái độ quan tâm sâu sắc của cộng đồng thế giới đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi, chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Bố cục ba phần của bản tuyên bố mang tính hợp lí, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ. - Sự thách thức nêu lên thực trạng đáng báo động về cuộc sống khó khăn, bất hạnh của trẻ em trên toàn thế giới: + Trẻ em bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, tệ phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, sự chiếm đóng của nước ngoài + Bị cưỡng bức phải dời bỏ gia đình, sống tị nạn, chịu cảnh tàn tật, bị ruồng rẫy + Bị ảnh hưởng của những căn bện thế kỉ như AIDS, - Cơ hội nêu lên những thuận lợi: + Sự liên kết giữa các nước sẽ giúp chúng ta có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ trẻ em, loại trừ nỗi thống khổ, giúp trẻ em có cơ hội phát triển năng lực của mình. + Bầu không khí chính trị được cảI thiện trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em + Việc tăng cường phúc lợi trẻ em phảI được coi là một ưu tiên. - Nhiệm vụ nêu lên trách nhiệm, nghĩa vụ, biện pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em: + Tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng để cứu sinh mệnh trẻ em. + Cần phải ưu tiên chăm sóc và hỗ trợ những trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. + Tạo sự bình đẳng nam nữ, đề cao vai trò phụ nữ vì quyền lợi của trẻ em. + Tiến hành xóa nạn mù chữ và tạo điều kiện để các em, nhất là các em nữ, được học hành. + Bảo đảm an toàn sinh đẻ và sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ, biến gia đình thành mái ấm cho các em. + Gúp trẻ em ý thức được giá trị của bản thân trong môi trường sống của mình, chuẩn bị cho các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm đối với xã hội. + Các nước nghèo phải tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đều đặn để bảo đảm đời sống cho mọi người, trong đó có trẻ em. + Các quốc gia phải phối hợp, chia sẻ với nhau trong việc giúp đỡ trẻ em. Các văn bản nghị luận I/ Bàn về đọc sách 1. Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách. Theo ông, để nâng cao trình độ học vấn và văn hóa, có nhiều cách khác nhau, trong đó đọc sách có vai trò hết sức quan trọng. 2. Văn bản : Bàn về đọc sách là lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại cho đời sau những kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả nhất trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người. Bài văn có bố cục 3 phần rất hợp lí và chặt chẽ: a) Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách: - Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết. - Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hóa của nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã dày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay. b) Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách: - Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, đọc một cách hời hợt, qua loa theo kiểu ăn tươi nuốt sống mà không kịp tiêu hóa, không có thời gian nghiền ngẫm. - Sách nhiều làm cho người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian khi đọc những cuốn sách không thực sự có ích. Tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách tràn lan lại vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thấu đáo bằng những hình ảnh so sánh cụ thể và sát thực với thái độ ân cần để nâng cao nhận thức cho người đọc và tăng thêm tính thuyết phục cho ý kiến của mình. ðTừ đó nhà văn bàn về cách lựa chọn sách cần đọcvà cách đọc có hiệu quả: + Vấn đề không phải là đọc nhiều sách, mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách thực sự có giá trị. + Người đọc sách cần phải đọc cả hai loại sách : một loại là sách thường thức mà mọi người đều phảI biết; một loại là đọc để làm học vấn chuyên môn. Vì theo tác giả, không có học vấn nào là cô lập; không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. c) Phương pháp đọc sách: - Không nên đọc lướt qua chỉ để trang trí bộ mặt mà phải đọc kĩ, phải nghiền ngẫm nhằm đổi thay khí chất, biến tri thức nhân loại thành tri thức của mình. - Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách. ú Bài nghị luận Bàn về đọc sách không những giúp chúng ta thấu hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc đọc sách mà còn chỉ cho ta phương pháp đọc sách đạt hiệu quả tối ưu. Đây còn là một bài văn nghị luận mẫu mực về cách trình bày, lối lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. II/ tiếng nói của văn nghệ 1. Tác giả : Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một nghệ sĩ đa tài. Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình và dường như ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Đặc biệt Nguyễn Đình Thi là nghệ sĩ có tinh thần tiên phong trong việc tìm tòi và đổi mới nghệ thuật, nhất là lĩnh vực thơ ca. 2. Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ được viết năm 1948. Đó là thời kì chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ mới với phương châm dân tộc - khoa học - đại chúng. Nền văn nghệ ấy phải là nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó sâu sắc với cuộc kháng chién vĩ đại của dân tộc. Đây là bài tiểu luận hấp dẫn và giàu tính thuyết phục. Trong bài tiểu luận này, nhà văn đã phân tích một cách tinh tếvà sâu sắc nội dung phong phú, sức mạnh kì diệu của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. Văn nghị luận Nguyễn Đình Thi lôi cuốn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí, giữa sự tinh tế trong cảm nhận văn chương và giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết. Bài tiểu luận nêu và phân tích hai vấn đề quan trọng: a) Nội dung của văn nghệ: - Văn nghệ phản ánh thực tại nhưng người nghệ sĩ không sao chép cái đã có mà muốn nói một điều gì mới mẻ. - Tác phẩm văn nghệ là một thông điệp nghệ thuật chứa trong đó tâm tư tình cảm và khát vọng của nhà văn, truyền đến cho người đọc cách sống của tâm hồn. Văn nghệ không những giúp ta hiểu được thế giới xung quanh mà hiểu cả chính bản thân mình, làm cho đời sống tâm hồn con người thêm phong phú. Rõ ràng là tiếng nói của tình cảm văn nghệ hoàn toàn khác với khoa học. Văn nghệ cũng như các bộ môn khoa học đều hướng tới khám phá chân lí đời sống, nhưng các bộ môn khoa học chủ yếu khái quát các hiện tượng đời sống thông qua các phạm trù, các số liệu còn văn nghệ lại tập trung khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn, các quan hệ tình cảm phong phú của con người. b) Sức mạnh kì diẹu của văn nghệ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn con người phong phú hơn làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Khi con người bị ngăn cách bởi đời sống bên ngoài thì văn nghệ là sợi dây vô hình duy nhất nối họ với thế giới bên ngoài. Văn nghệ làm cho những người lao động đầu tắt mặt tối biến đổi khác hẳn bởi một tác phẩm văn nghệ hay sẽ giúp họ quên đi nỗi cực nhọc với những ước mơ trong cuộc đời. - Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm thông qua con đường tình cảm, bằng những hình tượng cụ thể mà lời nhắn gửi của tác giả thấm vào nhận thức, vào tâm hồn của chúng ta. Một tác phẩm văn nghệ hay khiến ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Ta được yêu thương, hờn giận, vui buồn và khóc, cười cùng nhân vật và nghệ sĩ : nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phảI bước lên đường ấy. - Rõ ràng văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự giáo dục một cách tự nhiên và có hiệu quả nhất. Chính vì vậymà tác giả khẳng định sức mạnh của văn nghệ : Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả. ðBài tiểu luận kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm, giữa khả năng khái quát cao và khả năng phân tích tinh tế. Tác giả sử dụng nhiều dẫn chứng tiêu biểu về thơ, văn và những câu chuyện thực tế để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình và tăng thêm sức hấp dẫn. Cách viết còn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa và nhiệt huyết của một nghệ sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chién kiến quốc.
Tài liệu đính kèm: