Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (tiếp)

I . Mục tiêu cần đạt :

1 .Kiến thức : Học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội : phi nghĩa và chính nghĩa - thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc.

2 .Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu , phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.

3 .Thái độ : Học tập cách viết văn Nghị luận của Nguyễn ái Quốc

 Tự hào về tư tưởng yêu nước kiên cường của nhà cách mạng Phan Bội Châu

II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên,tư liệu tham khảo,giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : Sách giáo khoa, vở soạn,vở ghi, nháp.

* Phương pháp : Nhóm + trực quan + vấn đáp + thuyết trình tích cực.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp: 7b Tiết(TKB): 4 	Ngày dạy: 25/03/2010	Sĩ số : vắng :
Tiết 110 
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (tiếp)
I . Mục tiêu cần đạt :
1 .Kiến thức : Học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội : phi nghĩa và chính nghĩa - thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc.
2 .Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu , phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. 
3 .Thái độ : Học tập cách viết văn Nghị luận của Nguyễn ái Quốc
	Tự hào về tư tưởng yêu nước kiên cường của nhà cách mạng Phan Bội Châu
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên,tư liệu tham khảo,giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Sách giáo khoa, vở soạn,vở ghi, nháp.
* Phương pháp : Nhóm + trực quan + vấn đáp + thuyết trình tích cực.
III . Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1 . ổn định tổ chức .	
2 . Kiểm tra bài cũ .
	Câu hỏi : Truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết vào thời gian nào? Mục đích quan trọng khi viết truyện của Nguyễn ái Quốc là gì?
	Trả lời : Truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết vào năm 1925 ngay sau khi thực dân Pháp bắt cóc Phan Bội Châu về giam ở Hoả lò, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhận chức toàn quyền ở Đông Dương.
	 Mục đích : Cổ động phong trào nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
	Giáo viên nhận xét – bổ sung – cho điểm.
3 . Bài mới : Nguyễn ái Quốc thời sống và hoạt động ở Pháp đã có nhiều tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp như: Vi hành, Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đó là những tác phẩm giàu chất trí tuệ và tính hiện đại thể hiện một quan niệm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc . Với truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” Nguyễn ái Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập để tạo nên tính chiến đấu sắc bén đó là nội dung mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Gọi học sinh đọc đoạn 2
? Trong đoạn vừa đọc em thấy xuất hiện mấy hình thức ngôn ngữ ?
Đó là những hình thức ngôn ngữ nào ?
? Qua ngôn ngữ độc thoại của mình Va-ren tuyên bố như thế nào ?
? Khi đưa ra lời tuyên bố đó Y đã có hành động gì ?
? Va-ren ra điều kiện gì khi tuyên bố thả Phan Bội Châu ?
? Hắn đã khuyên Phan Bội Châu điều gì ?
Em hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó ?
? Để thuyết phục Phan Bội Châu Va-ren đã đưa ra những tấm gương nào?
Một kẻ phản bội lý tưởng của chính mình, giai cấp mình. Kẻ phản bội hèn nhát lại đi khuyên bảo người trung thành với lý tưởng nhất
? Hai nhân vật trong truyện có địa vị xã hội như thế nào?
? Bằng những lời lẽ của mình Va-ren đã bộc lộ nhân cách gì ?
Trước những lời nói đó của Va-ren Phan Bội Châu có những biểu hiện gì?
?Thái độ im lặng toát lên đặc điểm gì trong nhân cách cao đẹp của Phan Bội Châu?
? Theo em tác giả đã dùng khối lượng ngôn ngữ như thế nào để khắc hoạ tính cách nhân vật?
? Qua văn bản em hiều gì về con người Phan Bội Châu?
Bình:
Trong những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ nếu không có những con người như Phan Bội Châu thì làm sao chúng ta có được cuộc sống hoà bình như ngày hôm nay.
? Nghệ thuật trong đoạn văn có gì đặc sắc?
Thảo luận nhóm (câu hỏi trong phiếu học tập)
Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình Va-ren kiêu hãnh.
Trong khi không nghe Va-ren thuyết giáo Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh.
? Theo em sự khác nhau của hai niềm kiêu hãnh ấy là gì?
Học sinh đọc
Trả lời :
Hai hình thức ngôn ngữ :
- đối thoại
- độc thoại
Trả lời :
Điều kiện:
Trung thành với thực dân Pháp, cộng tác, hợp lực với nước Pháp để mặc đấy những ý nghĩ phục thù
Trả lời :
Nguyễn Bá Trác, A-lếch -xăng, A-ri-xtít, An-be, Pôn và Lê-ông và một bằng chứng bằng xương bằng thịt đứng trước mặt Phan Bội Châu chính là ngài Toàn quyền 
“Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền!”
Kẻ thống trị
Người tù
Sự im lặng đó thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren.
Trả lời:
-Dùng phần lớn từ ngữ trong văn bản để khắc hoạ tính cách Va-ren còn Phan Bội Châu thì hầu như không có gì.
Một nhà cách mạng có tư tưởng kiên định không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Trả lời:
Thảo luận nhóm (3’)
Trình bày trước lớp:
- Va-ren kiêu hãnh vì danh vọng của kể đê hèn, đáng để cười.
- Phan Bội Châu kiêu hãnh vì kiên định lý tưởng yêu nước, đáng khâm phục.
I. Tác giả-tác phẩm 
II. Đọc-hiểu văn bản
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Những trò lố của Va-ren trước khi gặp Phan Bội Châu
2. Những trò lố của Va-ren vơí Phan Bội Châu
* Va-ren
Tuyên bố thả Phan Bội Châu(Tôi đem tự do đến cho ông đây)
- tay phải bắt tay Phan Bội Châu.
- tay trái nâng gông.
- Khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng chung mà cộng tác với Pháp 
-Đưa ra những tấm gương của những kẻ phản bội lý tưởng trong đó có Y-Toàn quyền Đông Dương
=> Kẻ thực dụng đê hèn , sẵn sàng làm mọi thứ với quyền lợi 
cá nhân, kẻ phản bội
* Phan Bội Châu:
im lặng dửng dưng
=> Bản lĩnh kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
 Nghệ thuật: tương phản , đối lập vừa tả, vừa gợi làm nổi bật tính cách nhân vật
Gọi học sinh đọc đoạn 3
Giả sử truyện chỉ dừng lại ở chi tiết “ không hiểu Phan Bội Châu” có được không? vì sao?
? Chi tiết “Đôi ngọn râu mép người tù nhếnh lên một chút rồi hạ xuống ngay” diễn tả thái độ gì của Phan Bội Châu?
? ở phần tái bút chi tiết nào miêu tả hành động của Phan Bội Châu? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Qua cách kể và tả em thấy thái độ của tác giả với hai nhân vật như thế nào?
Trả lời:
Dừng lại ở đó cũng được vì đã nói rõ được cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu và Va-ren đã phơi bày được những trò lố đó.
Trả lời:
Khinh bỉ Va-ren
Hành động chống trả quyết liệt, Nhổ vào mặt Va-ren
Như vậy với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ, chỉ im lặng dửng dưng chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó bọn thực dân cướp nước. Cách dẫn truyện của tác giả thật hóm , thật thú vị và quan trọng là tăng thêm ý nghĩa của vấn đề
Trả lời
3. Kết cục của những trò lố.
=> Những trò lố của Va-ren nhận hai kết cục:
+ cái nhìn khinh bỉ
+ cái nhổ vào mặt
=> Đoạn cuối đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.
Thái độ của tác giả:
-Với Phan Bội Châu: Kính trọng
-Với Va-ren: Khinh bỉ
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
? Em có cảm nhận gì về giá trị nghệ thuật của văn bản?
Em hãy nêu ngắn gọn nội dung của truyện?
? Ngoài ý nghĩa văn học truyện còn có ý nghĩa thời sự, chính trị. Theo em mục đích chính trị của truyện là gì?
? Qua bài học hôm nay, kết hợp với những tác phẩm khác của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh mà em biết. Hãy nêu nhận xét của em về văn chương Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh? 
Nêu cảm nhận .
 -Truyện viết hư cấu, tưởng tượng.
 -Biện pháp tương phản
 -Kết hợp ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ người kể - tác giả
 -Khắc hoạ tính cách hai nhân vật đối lập nhau, đại diện cho hai lực lượng xã hội khác nhau là Va-ren và Phan Bội Châu.
Trả lời:
-Mục đích chính trị: Cổ động phong trào yêu nước của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
Tác phẩm của Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh vừa mang tính tư tưởng chiến đấu sắc bén thể hiện tình cảm và lòng yêu nước, yêu dân tộc tha thiết của một vị lãnh tụ.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
*Ghi nhớ : SGK tr 95.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Gọi học sinh đọc nội dung Bài tập 1
Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở.
Gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung .
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập
Học sinh đọc-làm bài vào vở.
V. Luyện tập.
Bài 1:
Thái độ của tác giả: khâm phục, ngưỡng mộ Phan Bội Châu.
Căn cứ vào cách xây dựng truyện qua việc khắc hoạ hai nhân vật đối lập.
Bài 2:
Học sinh về nhà làm.
* Củng cố:
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ
* Dặn dò:
	- Về nhà học vở ghi , bài học trong sách giáo khoa.
	- Làm bài tập 2
	- Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) nói lên cảm xúc của bản thân khi học xong truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
	- Chuẩn bị trước bài: Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
o0o

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 gioi cap tinh.doc