Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Phân tích Nhân vật chí phèo

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Phân tích Nhân vật chí phèo

 Chí Phèo là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Truyện là sự kết tinh của ngòi bút Nam Cao về đề tài nông dân. Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian và cả bề dài thời gian. Chí Phèo là tác phẩm có dung lượng của tiểu thuyết, kể lại toàn bộ cuộc đời mấy mươi năm của nhân vật với nhiều quan hệ, sự kiện theo một cách riêng. Nam Cao đã dồn nén tất cả vào trong một truyện ngắn, đan xen giữa phần trần thuật về những gì xảy ra trong hiện tại của người trần thuật và hồi ức của các nhân vật.

Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng một nhân vật điển hình là Chí Phèo với số phận và tính cách khá đặc biệt. Nhân vật này hội tụ nhiều bi kịch của người nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX: bi kịch bị tha hoá và bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo xuất thân mồ côi, được một người thả ống lươn nhặt được từ cái lò gạch cũ, đem về cho người dân trong làng nuôi. Hắn đã có một cuộc đời đầy biến động.

Chí xuất hiện ở đầu câu chuyện trong bộ dạng “vừa đi vừa chửi”. Đây là cách nhập đề rất độc đáo, vừa giới thiệu nhân vật một cách điển hình, vừa khẳng định tâm trạng bi phẫn tột đỉnh của con người này, với lời trần thuật nửa trực tiếp rất đặc biệt của Nam Cao.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Phân tích Nhân vật chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
- Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao -
	Chí Phèo là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Truyện là sự kết tinh của ngòi bút Nam Cao về đề tài nông dân. Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian và cả bề dài thời gian. Chí Phèo là tác phẩm có dung lượng của tiểu thuyết, kể lại toàn bộ cuộc đời mấy mươi năm của nhân vật với nhiều quan hệ, sự kiện theo một cách riêng. Nam Cao đã dồn nén tất cả vào trong một truyện ngắn, đan xen giữa phần trần thuật về những gì xảy ra trong hiện tại của người trần thuật và hồi ức của các nhân vật.
Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng một nhân vật điển hình là Chí Phèo với số phận và tính cách khá đặc biệt. Nhân vật này hội tụ nhiều bi kịch của người nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX: bi kịch bị tha hoá và bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo xuất thân mồ côi, được một người thả ống lươn nhặt được từ cái lò gạch cũ, đem về cho người dân trong làng nuôi. Hắn đã có một cuộc đời đầy biến động. 
Chí xuất hiện ở đầu câu chuyện trong bộ dạng “vừa đi vừa chửi”. Đây là cách nhập đề rất độc đáo, vừa giới thiệu nhân vật một cách điển hình, vừa khẳng định tâm trạng bi phẫn tột đỉnh của con người này, với lời trần thuật nửa trực tiếp rất đặc biệt của Nam Cao.
Xuất thân từ cái lò gạch cũ, được một người thả ống lươn đem về và người làng chuyền tay nhau nuôi nấng, Chí Phèo đã lớn lên như bao người nông dân bình thường khác, hiền lành, chăm chỉ, chất phác. Chí Phèo làm canh điền cho lí Kiến. Và bi kịch bắt đầu xuất hiện khi bà ba nhà lí Kiến định lợi dụng chàng thanh niên cường tráng làm công cho gia đình mình. Bà ta bắt Chí bóp chân và cứ phải “bóp cao lên nữa”... Chí bị lí Kiến ghen và tìm cách đẩy vào tù. Ra tù, Chí hoàn toàn thay đổi, cả nhân hình lẫn nhân tính. Nhà tù thực dân - chỗ dựa tin cậy của bọn phong kiến trong việc đàn áp nông dân - đã tiếp tay lão cường hào để giết chết phần người trong con người Chí, biến một người nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ. Hiện tượng Chí Phèo có thể xem là một hiện tượng lưu manh hoá vẫn thường xảy ra trong xã hội phong kiến nửa thực dân đầu thế kỉ XX.
Đến nhà lí Kiến, giờ đã là bá Kiến, để vòi tiền uống rượu, Chí lại bị lão cáo già này dụ dỗ và sau đó trở thành tay sai cho lão, là nỗi khiếp hãi của dân làng Vũ Đại. Hắn không sợ ai, chẳng cần ai. Nghĩa là Chí Phèo đại diện điển hình cho sự huỷ diệt nhân tính trong cái xã hội độc ác, không cho con người được làm người.
Nhân vật với bi kịch bị tha hoá ấy đã gặp thị Nở, và con người đặc biệt xấu xí, dở hơi ấy đã có vai trò rất to lớn trong cuộc đời Chí. Chính thị đã khiến Chí nhận ra hương vị cuộc đời từ bát cháo hành nghi ngút khói khi hắn bị ốm và men say ngây ngất của tình yêu, tình người; để khao khát được trở lại làm người lương thiện. Nhưng rồi cũng chính thị, chịu những lời phân tích giáo điều của bà cô, đã cự tuyệt Chí và làm cho hắn vô cùng hụt hẫng. Hụt hẫng và phẫn uất, cô độc, hắn đã tìm đến nhà giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
Nam Cao đã xây dựng nhân vật bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc. Thử xét đến tình huống gặp gỡ với thị Nở, ta sẽ nhận ra tâm trạng của Chí Phèo rất rõ. Sau những cơn say vô tận, gặp thị Nở, lần đầu tiên Chí nhận ra sự hiện hữu của mình, và cũng là nhận ra tình trạng bế tắc tuyệt vọng của thân phận mình. Lần đầu tiên, mắt Chí Phèo “như ươn ướt” khi hít trọn vẹn hương vị cháo hành thị Nở bưng đến. Và Chí khát khao được là người bình thường!
Nhưng cuộc đời không cho Chí được hưởng niềm hạnh phúc ấy. Chí bị thị Nở cự tuyệt. Người phụ nữ xấu xí và dở người dường ấy mà Chí cũng không thể xứng đáng. Chí đau đớn và uất ức tột đỉnh. Nam Cao đã miêu tả rất hay trong chi tiết Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay thị Nở, réo gọi tên thị da diết khi thị hất người bỏ đi. Một hành động thật đáng thương, Chí cố gắng níu lại chút tình người, tình đời vừa mới hé cho Chí niềm hi vọng. Chí tuyệt vọng trong sự cố gắng cuối cùng ấy. Nhưng không thể thay đổi được tình thế, vì thị Nở đã cương quyết không quay trở lại.
Chí ra đi mang ý định trả thù thị nở, nhưng bước chân lại đến nhà bá Kiến. Như vậy, từ trong sâu thẳm tiềm thức, Chí đã vẫn nuôi một niềm căm phẫn cái kẻ đã đẩy Chí đến với kiếp tù đày, kiếp lưu manh.
Chí Phèo đã không thể sống. Chí chết ngay trước ngưỡng cửa quay trở lại làm người, bởi cánh cửa cuộc đời đã đóng lại. Bi kịch của Chí Phèo là một trong những phương diện nội dung làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docChi Pheo.doc