Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35

Tiết: 1 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG

 VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

Ngày soạn: 16/8/2009

Ngày giảng: 20/8/2009

A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

-Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói, viết cụ thể.

-Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

-Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

-Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể

B/ Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm, thảo luận, thực hành

C/ Chuẩn bị:

1/ Thầy: Nghiên cứu tài liệu + Chuẩn bị ví dụ, bài tập.

2/ Trò: Ôn lại kiến thức đã học về dấu câu ở lớp 6 đến lớp 8.

D/Tiến trình lên lớp:

I/ Ổn định tổ chức: ( 1phút) 9A:

II/ Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình học bài mới.

III/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề (1 phút) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 103 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG
 VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
Ngày soạn: 16/8/2009 	 
Ngày giảng: 20/8/2009
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói, viết cụ thể.
-Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
-Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. 
-Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể
B/ Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm, thảo luận, thực hành
C/ Chuẩn bị: 
1/ Thầy: Nghiên cứu tài liệu + Chuẩn bị ví dụ, bài tập.
2/ Trò: Ôn lại kiến thức đã học về dấu câu ở lớp 6 đến lớp 8.
D/Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức: ( 1phút) 9A:	 	 
II/ Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình học bài mới.
III/ Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề (1 phút) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: ( 29 phút)
GV yêu cầu HS liệt kê các loại dấu câu và chức năng từng loại dấu câu.
HS: thảo luận theo nhóm, và đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
b. Hoạt động 2( 10 phút)
GV cho ví dụ:
Mưa đã ngớt trời. Rạng dần mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó. Bay ra hót râm ran.
Yêu cầu học sinh chữa lại cho đúng.
GV : Dấu gạch nối có phải là dấu câu hay không? Làm thế nào để phân biêt với dấu gạch ngang?
HS: trả lời, cho ví dụ cụ thể.
I/ Ôn tập về các lọai dấu câu đã học:
1/ Dấu chấm:
Đặt cuối câu trần thuật
2/ Dấu phẩy:
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu
3/ Dấu chấm hỏi:
Đặt cuối câu nghi vấn
4/ Dấu chấm than:
Đặt cuối câu cầu khiến hay là cảm thán.
-Lưu ý: cuối câu cầu khiến còn có thể dùng dấu chấm
5/ Dấu chấm lửng:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hoặc ngắt quãng
-Làm giảm nhip điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước, châm biếm
6/ Dấu chấm phẩy:
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
7/ Dấu gạch ngang:
Đặt giữa 2 câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8/ Dấu ngoặc đơn:
Đánh dấu phần chú thích
9/ Dấu hai chấm:
Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó.
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
10/ Dấu ngoặc kép:
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sanđược dẫn.
II/ Lưu ý:
1/Dấu câu có vai trò quan trọng, khi viết nếu không đặt dấu câu hết câu hoặc đặt dấu sai câu viết sẽ sai, lời văn không trong sáng, khó hiểu
2/ Phân biệt dấu gạch nối với dấu gạch ngang:
Dấu gạch nối không phải là dấu câu mà dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
Ngắn hơn dấu gạch ngang
IV/ Củng cố:(2 phút)
 Có tất cả mấy loại dấu câu đã học nêu tên cụ thể từng loại dấu?
V/Dặn dò( 2 phút)
 Nắm kĩ tất cả các loại dấu câu và chức năng của nó.
 Cho các ví dụ về mỗi loại dấu câu.
Tiết 2 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG VĂN 
 BẢN NGHỆ THUẬT( tt)
Ngày soạn : 23 /8 /2009 
Ngày giảng:	 27/8/2009 	
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
-Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
-Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. 
-Thực hành về sử dụng dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể
B/ Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm, thảo luận, thực hành
C/ Chuẩn bị: 
1/ Thầy: Nghiên cứu tài liệu + Chuẩn bị ví dụ, bài tập.
2/ Trò: Ôn lại kiến thức đã học về dấu câu ở lớp 6 đến lớp 8.
D/Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức: ( 1phút) 9A:	 	 	
II/ Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) Kể tên các loại dấu câu đã học? nêu chức năng của chúng?
III/ Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề (1 phút) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết luyện tập.
2/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1 ( 10 phút) 
GV: Cho học sinh ôn và hệ thống lại các nội dung đã học về dấu câu dựa trên cơ sở đã trình bày ở bài cũ.
b. Hoạt động 2: ( 22 phút)
GV: Đưa ra một số bài tập ở bảng phụ.
HS: Nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để làm.
 GV: lần lượt gọi một số em lên bảng để làm và cho các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Những em làm tốt sẽ cho điểm để khuyến khích.
I. Ôn tập lý thuyết:
II. Luyện tập:
* Bài tập 1: Các đoạn văn, thơ sau đã lược bỏ đi một số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, em hãy điền chúng vào vị trí thích hợp:
- đoạn 1( dấu phẩy, dấu chấm):
+ Một buổi chiều lạnh nắng tắt sớm những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều rì rầm. Nước biển dâng đầy quánh đặc một màu trắng bạclăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.
- đoạn 2 ( dấu chấm phẩy, dấu phẩy):
+ Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông Tú Bà Mã Giám Sinh Bạc Bà Bạc Hạnh vì tiền làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.
- đoạn 3( dấu chấm hỏi, dấu chấm than):
 “ Em gái nơi đây là chốn nào
Mỹ Tho 
Ừ nhỉ dễ nghe sao
Biết rồi vẫn hỏi. Thương là thế
 Ngọt lịm vườn xưa trái mận đào.”
* Bài tập2 : Sau đây là một đoạn trích đặt dấu câu chưa chính xác, em hãy đặt lại cho phù hợp:
- Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng, lãng mạn điều này dễ nhận thấy qua những vần thơ. Chứa chan xúc cảm hướng về lí tưởng về tương lai với niềm lạc quan vô bờ bến, ông thường được coi là nhà thơ của tình cảm lớn tìhn cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn.
* Bài tập 3:
Hãy giải thích tác dụng của dấu phẩy trong những câu văn sau:
- Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.
- Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc, chỉ ăn khoai. 
IV/Củng cố: ( 3 phút) 
	Cho câu văn em hãy cho biết ý nghĩa của nó khác nhau như thế nào khi sử dụng các dấu câu không giống nhau:
Bạn Nam học giỏi.
Bạn Nam học giỏi?
Bạn Nam học giỏi!
V/ Dặn dò: ( 3 phút)
Học bài- nắm kỹ chức năng của dấu câu.
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường mà mình đang học. 
Tiết : 3	ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Ngày soạn :30/8/2009
Ngày giảng: 3/9/2009 
A/ Mục tiêu:
Giúp học sinh: Ôn tập để nắm vững và khắc sâu các phương châm hội thoại đã học .
- Đồng thời biết vận dụng các phương châm đó vào quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả nhất.
- Có thái độ đúng đắn trong giao tiếp.
B/ Phương pháp: Tái hiện - Thực hành
C/ Chuẩn bị: 
1/ Thầy: Nghiên cứu các tài liệu liên quan + một số bài tập
2/ Trò: Ôn bài cũ + nghiên cứu lại các bài tập.
D/ Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức:( 1 phút) 9A:	 
II/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 1. Nêu tên các loại dấu câu đã học? Chức năng của dấu chấm và dấu phẩy, dấu chấm phẩy. 
2. Nêu tên các phương châm hội thoại đã học?
III/ Bài mới:
*Đặt vấn đề: ( 1 phút): GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết luyện tập.
*Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: ( 23 phút )
GV: Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ.
HS: Tái hiện trả lời.
GV: Nhận xét và kể cho học sinh câu chuyện cười “ Hết bao lâu”
GV: Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ.
HS: Nhớ lại và trả lời.
GV: Phương châm quan hệ là gì?Cho ví dụ.
HS: Tái hiện trả lời.
GV: Nhấn mạnh và mở rộng cho học sinh rõ tính thực tế của phương châm này.
GV: Thế nào là phương châm cách thức? cho ví dụ.
HS: Nhớ lại và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Phương châm lịch sự là phương châm như thế nào? Cho ví dụ.
HS: Liên hệ và trả lời.
GV: nhận xét và bổ sung, mở rộng để học sinh rõ và vận dụng trong quá trình giao tiếp có hiệu quả cao.
* Hoạt động 2: ( 10 phút)
GV: Để tuân thủ các phương châm hội thoại khi giao tiếp chúng ta cần lưu ý điều gì?
HS: Liên hệ và trả lời.
GV: Nhấn mạnh.
I. Lý thuyết:
1. Phương châm hội thoại về lượng:
- Lời nói phải có ý, không thừa không thiếu. Nội dung giao tiếp phù hợp với điều đang giao tiếp.
- Trong lúc giao tiếp, có lúc sơ ý hoặc vội vàng người nói diễn đạt mơ hồ, thiếu rõ ràng, cụ thể, khiến người nghe hiểu lầm.
VD: Trong bài tập làm văn của học sinh đố là văn bản hội thoại giữa học sinh và thầy giáo chấm. Học sinh do không đọc kĩ bài đề, nắm không đúng yêu cầu đề nên bị thầy giáo phê lan man, thừa ý, thiếu ýkhuyết điểm là vi phạm
phương châm về lượng nhưng dễ khắc phục.
2. Phương châm về chất:
Nói những thông tin có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ:
Nói đúng đề tài tránh nói lạc đề.
- Trong các buổi họp mỗi người một ý cứ nói lan man không đâu vào đâu mất thì giờ vì chẳng ai coi trọng phương châm quan hệ.
- Các thành ngữ: “ Trông đánh xuôi kèn thổi ngược”, “ Chuyện ông chẳng bà chuộc ”.
* Lưu ý: Muốn biết một câu nói có tuân thủ phương châm quan hệ hay không cần biết thực sự người nói muốn nói điều gìqua câu đó.
4. Phương châm cách thức:
Nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ.
Nếu vi phạm dễ làm người ta hiểu sai.
5. Phương châm lịch sự: 
Cần tôn trọng, tế nhị trong giao tiếp.
- Lịch sự là một yêu cầu quan trong quan hệ giữa người với người trong cuộc sống nói chung và trong giao tiếp nói riêng thể hiện ở 2 phương diện chính :
- Khiêm tốn, không tự nhấn mạnh cái tôi quá mức.
- Đề cao, quan tâm đến người khác, không làm phương hại đến thể diện, đến lĩnh vực riêng tư của người khác hặc biết làm giảm nhẹ mức độ của những hành vi gây phương hại.
 -Các ăn nói trống không là biểu hiện bất nhã trong giao tiếp.
II/ Tình huống giao tiếp: 
-Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói cần nắm các đặc điểm tình huống giao tiếp như : Nói với ai? về vấn đề gì? nhằm mục đích gì? ở đâu? khi nào? trong bao lâu? 
IV/ Củng cố: ( 3 phút)
 1.Thế nào là phương châm về lưọng? cho ví dụ vi phạm phương châm về lượng em đã gặp.
2.Khi giao tiếp chúng ta cần lưu ý điều gì để đảm bảo tuân thủ các phương châm hội thoại?
V/ Dặn dò: ( 2 phút)
Nắm kĩ các phương châm hội thoại đã học, cho ví dụ các trường hợp vi phạm các phương châm hội thoại đã học.
Nghiên cứu lại các bài tập đã làm ở sgk và sbt.
Tiết: 4 ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tt)
Ngày soạn :6/9/2009
Ngày giảng:10/9/2009 
A/ Mục tiêu:
Giúp học sinh: Ôn tập để nắm vững và khắc sâu các phương châm hội thoại đã học .
- Đồng thời biết vận dụng các phương châm đó vào quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả nhất.Vận dụng lí thuyết đã học để thực hành.
- Giáo dục học sinh thái độ học tập đúng đắn: chủ động suy nghĩ sáng tạo.
B/ Phương pháp: Tái hiện - Thực hành
C/ Chuẩn bị: 
1/ Thầy: Nghiên cứu các tài liệu liên quan + một số bài tập
2/ Trò: Ôn bài cũ + nghiên cứu lại các bài tập.
D/ Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức:( 1 phút) 9A:	 	
II/ Kiểm tra b ... ong đang đứng trên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gởi lại chìa khóa cho cụ.
- Hôm nay ông Nĩ có vẻ khỏe nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua.
(Nguyễn Minh Châu – Bến quê)
1. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích
2. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn trích
Bài 7: Đọc các đoạn trích sau:
Đoạn 1: Này bác Voi! Chúng tôi là những người biết mình, biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi không sợ. Chúng tôi không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Đoạn 2: Nếu Kiều là một người yếu đuối, thì Từ là kẻ hùng mạnh. Nếu Kiều là người sống tủi nhục, thì Từ là kẻ vinh quang. Ở cuộc sống, Nếu mỗi bước
chân Kiều đều vấp phải bất trắc, thì trên quãng đời ngang dọc từ không hề gặp khó khăn.
1. Xác định câu ghép và phương tiện liên kết của các vế trong các câu ghép trên.
2. Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép tìm được.
Bài 8: Đọc đoạn trích sau: 
	Mẹ hồi hộp, thì thầm vào tai tôi :
- Con có nhận ra con không?
	Tôi sững sờ, chẳng hiểu sao tôi phải bám chặc lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hảnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi. Vậy mà dưới mắt tôi thì
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
	Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá 
1. Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích. Dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn trên là gì?
2. Trong các câu nghi vấn trên, câu nào được sử dụng theo lối trực tiếp, câu nào được sử dụng theo lối gián tiếp?
IV/ Củng cố: ( 3 phút)
	Hệ thống từ loại tiếng Việt gồm những gì?
	Có các loại câu và thành phần câu nào? 	 
V/ Dặn dò: ( 2 phút)
Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
 - Hoàn thiện các bài tập và làm bài tập: Đọc đoạn trích sau:
	Lúc ông cụ Mếch nói, mọi người đều im bặt. Ông nói ra như lệnh, sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ào ào, dội vang lồng ngực:
- Cấp chỉ huy cho về mấy đêm?... một đêm à, được! Cho một đêm về một đêm, cho hai đêm về hai đêm, phải chấp hành cho đúng. Đêm nay mày ở nhà tao.
1. Hai câu cuối của đoạn trích trên là kiểu câu nào?
	A. Câu cảm thán
	B, Câu trần thuật
	C. Câu cầu khiến
2. Mục đích nói của 2 câu trên:
	A. Thông báo, trình bày.
	B. Yêu cầu, đề nghị.
	C. Bộc lộ cảm xúc.
 - Tổng kết phần Văn học
Tiết: 34 TỔNG KẾT VĂN HỌC 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A.Mục tiêu cần đat 
+ Kiến thức: Củng cố, mở rộng và nâng cao một số kiến thức cơ bản tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 6,7,8.Hình thành một số kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.
+ Kĩ năng: Hình thành phương pháp tìm hiểu bài văn học sử. Thấy được mối quan hệ giữa văn học sử với tác phẩm văn học. Rèn tư duy khái quát, tổng hợp. Bồi dưỡng kĩ năng thực hành trên các bài tập cụ thể.
+ Thái độ: Nhận thức đúng đắn, khoa học, hệ thống về lịch sử văn học Việt nam, trân trọng, tự hào về nền văn học dân tộc.
B.Chuẩn bị: GV:Tài liêụ tham khảo 
HS: Tổng kết lại về kiến thức văn học.
B/ Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm, thảo luận, thực hành
D/Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức: ( 1phút) 9A: vo	 9B: vo	 
II/ Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập
III/ Bài mới: 	
1/ Đặt vấn đề (1 phút) GV vào bài trực tiếp.
2/ Triển khai bài:
 * Hoạt động 1: (38 phút) 
Nhóm em hãy nhớ lại và thống kê các văn bản đã học trong Ngữ văn 6,7,8 vào bảng sau:
Giai đoạn
VB tự sự
VB biểu cảm
Vb nghị luận
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
+ Truyền thuyết
+ Thần thoại.
+ Cổ tích
+ Ngụ ngôn.
+ Truyện cười
+ Ca dao
+ Tục ngữ
VHVN TỪ THẾ KỈ X- HẾT THẾ KỈ XIX
+ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
+ Con Hổ có nghĩa
+Sông núi nước Nam- LTK
+ Côn Sơn ca- N. Trãi.
+ Sau phút chia li
+ Bánh trôi nước.
+ Qua đèo Ngang
+ Bạn đến chơi nhà...
+Thiên đô chiếu.
+ Hịch tướng sĩ
+ nước Đại Việt ta ( BNĐC)
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY
+ Dế Mèn phiêu lưu kí
+ Bức tranh của em gái tôi.
+ Sống chết mặc bay.
+ Lão Hạc.
+ Tắt đèn
+ Trong lòng mẹ (NNTÂ)...
+ Đêm nay Bác không ngủ
+Lượm + Mưa
+ Cảnh khuya
+ Tiếng gà trưa.
+Muốn làm thằng cuội
+ Nhớ rừng
+ quê hương
+ Khi con tu hú
+ Tức cảnh Pác bó.
+ Ngắm trăng 
+ Đi đường...
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đức tính giản di của bác Hồ.
+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
+ ý ngiã của văn chương...
IV/ Củng cố: ( 3 phút)
	Hệ thống các giai đoạn của văn học Việt Nam?
V/ Dặn dò: ( 2 phút)
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn chỉnh bảng thống kê, dựa vào bảng hãy ôn lại các tác phẩm trên.
 	- Tìm hiểu sự phát triển của VHVn qua các thời kì lịch sử?
	- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan nội dung ở trên.
---------------------------------------
Tiết: 35 TỔNG KẾT VĂN HỌC (tt)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A.Mục tiêu cần đat 
+ Kiến thức: Củng cố, mở rộng và nâng cao một số kiến thức cơ bản tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 6,7,8.Hình thành một số kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.
+ Kĩ năng: Hình thành phương pháp tìm hiểu bài văn học sử. Thấy được mối quan hệ giữa văn học sử với tác phẩm văn học. Rèn tư duy khái quát, tổng hợp. Bồi dưỡng kĩ năng thực hành trên các bài tập cụ thể.
+ Thái độ: Nhận thức đúng đắn, khoa học, hệ thống về lịch sử văn học Việt nam, trân trọng, tự hào về nền văn học dân tộc.
B.Chuẩn bị: GV:Tài liêụ tham khảo 
HS: Tổng kết lại về kiến thức văn học.
B/ Phương pháp: Tái hiện, gợi tìm, thảo luận, thực hành
D/Tiến trình lên lớp:
I/ Ổn định tổ chức: ( 1phút) 9A: vo	 9B: vo	 
II/ Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập
III/ Bài mới: 	
1/ Đặt vấn đề (1 phút) GV vào bài trực tiếp.
2/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: (7 phút) 
Hỏi: Quan sát vào bảng hệ thống ở tiết 1, em hãy cho biết văn học Việt Nam đã trải qua những thời kì lớn nào?
GV:Gọi HS trình bày. 
Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS quan sát bảng thống kê ở tiết 1.
HS trình bày ý kiến cá nhân.
 GV:Nhận xét. 
* Hoạt động 2: ( 8 phút) 
Hỏi: Qua tìm hiểu bài đọc, em hãy khái quát lại những nội dung chủ yếu của văn học Viết Nam?
GV: Cho HS tìm hiểu kĩ bài đọc và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi?
GV:Gọi HS trình bày kết hợp nêu dẫn chứng minh hoạ.
Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS tìm hiểu bài đọc và vận dụng kiến thức.
HS trình bày ý kiến cá nhân.Nhận xét.
* Hoạt động 3: (5 phút) 
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm 4 em.
 4 nhóm báo cáo kết quả lên bảng.
Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
 Theo nhóm em, khi Đọc - Hiểu truyện dân gian, cần chú ý gì? cho ví dụ minh hoạ?
Cho HS đọc kĩ câu hỏi.
Cho HS thảo luận trong nhóm 4 em.
Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến. các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 4 (8 phút) 
Hỏi: Hãy xác định thời kì nhỏ của văn học trung đại ?
GV:Gọi HS trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
HS làm việc theo nhóm 4 em.
 Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi.
Chủ đề lớn trong văn học trung đại?
+ Các khía cạnh của chủ đề?
+ Tác giả tác phẩm tiêu biểu?
+ Dẫn chứng minh hoạ?
Đại diện nhóm trình bày ý kiến .
Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung. 
* Hoạt động 5 (10 phút) 
Văn học hiệnđạiVN gồm có những trào lưu nào?
HS: Trao đổi và trả lời
GV: Nhận xét và bổ sung 
I. Các thời kì lịch sử của văn học Việt Nam:
Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chính cấu thành là văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam được chia làm giai đoạn lớn gắn bó với lịch sử dân tộc : Văn học trung đại ( Từ thế kỉ XX đến hết thế kỉ XIX ), văn học hiện đại ( Từ đầu thế kỉ XX đến nay).
II. Nội dung phản ảnh của văn học Việt Nam:
Lịch sử văn học dân tộc , xét đến cùng , là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.
 Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.
người Việt Nam luôn gắn bó với thiên người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa nhiên .
III. Vị trí của VHGD trong lịch sử VHDT
* Trong đời sống văn hoá:
+ Phản ánh đời sống tinh thần của người VN.
+ Bồi dưỡng,vun đắp tâm hồn các thế hệ người
VN.
* Đối với văn học:
+ Đặt nền móng cho văn học viết.
+ Tác động tới quá trình hình thành và phát triển của văn học viết.
*Cần chú ý khi đọc - hiểu truyện dân gian
- Nắm vững đặc trưng của tự sự dân gian.
- Tóm tắt cốt truyện.
- Nắm vững diễn biến cuộc đời nhân vật chính, diễn biến, sự kiện quan trọng. ( Nhân vật trong truyện dân gian là con người hành động, con người chức năng, chưa có đời sống nội tâm...)
- cách kết thúc truyện...
IV.Văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: “ Nam quốc sơn hà” ( Lí Thường Kiệt), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “ Nước Đại Việt ta” ( Nguyễn Trãi)...
+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: “ Truyền kì mạn lục”( Nguyễn Dữ),“Vũ trung tuỳ bút”( Phạm Đình Hổ)
+N ửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX “Truyện Kiều”( Nguyễn Du), “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái, thơ Hồ Xuân Hương, “Cung oán ngâm khúc”- Nguyễn Gia Thiều...
 + Nửa cuối thế kỉ XIX: Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương...
* Chủ đề lớn của văn học trung đại:
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc:
- ý thức về đọc lập chủ quyền, biên cương lãnh thổ...
- Tinh thần chống ngoại xâm.
- lòng tự hào dân tộc.
- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
* Tinh thần nhân đạo:
- Lên án các thế lực tàn bạo trà đạp lên quyền sống con người.
- Cảm thông với nỗi bất hạnh của con người,đặc biệt là người phụ nữ.
- Ca ngợi tình yêu tự do, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam
V.Văn học hiện đại:
VHVN đầu thế kỉ XX
Khu vực hợp pháp
Khu vực bất hợp pháp
Trào lưu VH lãng mạn
Là tiếng nói cá nhân giàu cảm xúc , khát vọng, bất hoà với thực tại...ngợi ca tình yêu thiên nhiên, lứa đôi ( Tản Đà,Thế Lữ,Xuân Diệu, Hàn MặcTử, ...) 
Trào lưu VH hiện thực
Phơi bày thực trạng XH bất công, thối nát và cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân (Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng...)
Trào lưu VH cách mạng
VH bí mật, chủ yếu là sáng tác của các chiến sĩ trong tù. VH thể hiển lòng yêu nước thương dân, khát vọng tự do ( Tố Hữu, Hồ Chí Minh...)
IV/ Củng cố: ( 3 phút)
	Nội dung phản ánh của văn học Việt Nam là gì?
V/ Dặn dò: ( 2 phút)
- Nắm lại các nội dung vừa ôn tập.
- Hoàn chỉnh bảng thống kê, dựa vào bảng hãy ôn lại các tác phẩm trên.
 	- Tìm hiểu sự phát triển của VHVn qua các thời kì lịch sử?
	- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan nội dung ở trên.
---------------------------------------
HĐ1:Kiểm tra 15 phút.
I.Đề: Phân tích đoạn thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
 ( Hữu Thỉnh)
II.Đáp án:
- Thời điểm giao mùa hạ-thu.
- Hình ảnh ẩn dụ hai câu cuối
- Xây dựng luận điểm – lập luận chặt chẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON.doc