Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 136: Bến quê

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 136: Bến quê

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được YN triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời CN, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của QH, GĐ.

 - Thấy và PT được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, NN và giọng điệu đầy chất suy tư, HA biểu tượng.

 Rèn kĩ năng PT TP truyện có sự kết hợp các YT TS, trữ tình và triết lí.

B. CHUẨN BỊ:

 - H: bài soạn.

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập; ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; giảng bình;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - KT sự chuẩn bị của HS.

III. ND BÀI MỚI:

 Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở làng quê, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí nhưng khác với “Sang thu” của Hữu Thỉnh - 1 bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế. “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu lại là 1 truyện ngắn giản dị với tình huốnh và cách kể rất độc đáo và thú vị.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 136: Bến quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 136
Văn bản
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
A. Mục tiêu: Giúp học sinh.
 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được YN triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời CN, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của QH, GĐ.
 - Thấy và PT được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, NN và giọng điệu đầy chất suy tư, HA biểu tượng.
 Rèn kĩ năng PT TP truyện có sự kết hợp các YT TS, trữ tình và triết lí.
B. chuẩn bị: 
 - H: bài soạn. 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập; ảnh chân dung nhà thơ Viễn Phương.
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; giảng bình;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - KT sự chuẩn bị của HS.
III. Nd bài mới: 
 Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở làng quê, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí nhưng khác với “Sang thu” của Hữu Thỉnh - 1 bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế. “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu lại là 1 truyện ngắn giản dị với tình huốnh và cách kể rất độc đáo và thú vị.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu TG, TP (7 phút)
? Trình bày những nét chính về TG?
? Hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
? Đọc bài thơ?
? Giải nghĩa: bằng lăng; chơi phá cờ thế; khoát khoát.
* HĐ2: PT VB (30 phút)
G “Bến quê” là 1 VB TS có HT của 1 TP truyện ngắn.
? Vì sao gọi “Bến quê” là VB TS.
? “Bến quê” có thuần tuý là 1 VB TS không? Vì sao?
? XĐ nhân vật chính của truyện “Bến quê”? Vì sao đó là nhân vật chính?
? Nhân vật chính xuất hiện trong cảnh ngộ đặc biệt nào?
? Nhân vật chính được kể trong các MQH nào? Tương ứng với các đoạn VB nào?
? Cảm nhận ban đầu của em về tên truyện “Bến quê”?
G Chú ý phần 1 của VB.
? Đoạn văn MT về đối tượng nào?
? Em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả qua trình tự nào? 
?Tả theo trình tự đó có TD gì?
? Cảnh vật nơi bến quê được MT qua những chi tiết nào?
? Cách tả có gì đặc biệt?
? Tìm chi tiết để chứng minh?
? Điều này mang lại cho 2 đoạn văn tả cảnh ở đầu truyện 1 sắc thái riêng nào?
? Từ đó, 1 vẻ đẹp ntn được gợi nên từ quang cảnh bến quê?
? Em có suy nghĩ gì về sự biến đổi của sắc hoa = lăng từ “nhợt nhạt” -> “tím thẫm như bóng tối”.
G Phải chăng sắc hoa ấy tượng trưng cho cuộc sống những ngày cuối đời của nhân vật Nhĩ.
? Em hiểu gì từ những suy nghĩ sau của Nhĩ: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót 1 xó xỉnh nào trên trái đất, đây là 1 chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia Sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
? Qua đây em hiểu gì về nhân vật Nhĩ?
G Theo dõi phần 2 của VB.
? Nhân vật Nhĩ hiện lên qua những MQH nào?
? Những MQH đó tương ứng với các đoạn văn nào?
? Trong quan hệ GĐ: nhân vật Nhĩ xuất hiện trong những sự việc nào, liên quan đến nhân vật nào?
? Nhân vật liên được MT qua những chi tiết nào (về hình dáng, cử chỉ, lời nói)?
G Lời nói động viên, dịu dàng.
? Trong những chi tiết trên, chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
? Qua nhân vật Liên, em thấy những vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
? Nhĩ đã cảm nhận được điều gì ở vợ? Dẫn chứng?
G Nhĩ thấu hiểu và biết ơn sâu sắc.
? Tác giả đã SD bút pháp NT gì để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Liên?
? Qua đây Nhĩ đã rút ra được chiêm nghiệm nào?
G Thật là nao lòng đến rơi nước mắt! Giờ thì Nhĩ đã hiểu và biết ơn vợ sâu sắc. Phải chăng cũng bởi những cái chùng chình, vòng vèo không dứt ra được mà từ lâu anh đã không nhận ra được TY thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ; mà đáng lẽ anh phải phát hiện từ rất sớm để suốt đời trân trọng và yêu thương.
? Vì sao người cha nhờ con trai 1 việc là: “đi sang bên kia sông hộ bố mà chẳng để làm gì cả”?
G Người vợ đã chăm sóc chồng dịu dàng và kiên nhẫn. Người con đã vâng lời bố để bố vừa lòng.
? Vậy Nhĩ đã có 1 GĐ ntn?
? Và từ đó, Nhĩ là 1 người chồng, người cha ntn?
? Những người hàng xóm đã giúp đỡ Nhĩ những gì?
? Em có NX gì về sự giúp đỡ này?
? Qua đây, em thấy Nhĩ có 1 MQH láng giềng ntn?
? Qua đó, vẻ đẹp nào của cuộc sống nơi bến sông được bộc lộ?
? Trong quan hệ XH, Nhĩ đã có những suy tư sâu sắc. Những đoạn văn nào thể hiện suy tư này?
lựa chọn nào của mình?
? Em hiểu những suy tư đó ntn?
? Từ đó, em hiểu thêm những điều đáng quý nào ở nhân vật Nhĩ?
? Phần cuối truyện, nhân vật Nhĩ đã có những biểu hiện ntn?
? YN của những biểu hiện khác thường là gì?
? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
G Khao khát được 1 lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
? Em có suy nghĩ gì về niềm khao khát này?
G Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trọ bình dị của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên lúc còn trẻ. Những khi đã già, đã từng trải, khi bị bệnh nặng nằm liệt giường thì khát khao ấy lại bừng dậy. Và thật xót xa hơn đối với 1 người đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mà đến tận cuối cuộc đời lại không thể đến được bến sông quê. Đó là niềm xót xa, ân hận đến nghẹn ngào, rưng rưng.
? Qua đây, ta hiểu thêm gì về nhân vật Nhĩ?
* HĐ3 Tổng kết (3 phút)
? Truyện đã đem lại cho em những hiểu biết gì về cuộc sống và CN?
? Chủ đề của truyện là gì?
? Em hiểu gì về NT kể chuyện của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Bến quê”?
? Đọc ghi nhớ/SGK/89?
* HĐ3: Luyện tập (1 phút)
G Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Đọc giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn.
- Vì trong đó là 1 câu chuyện được kể = 1 chuỗi các sự việc với những CN cụ thể, trong không gian cụ thể.
- Không. Vì trong đó có sự kết hợp của các YT MT và BC – (Kết hợp kể – tả - trữ tình và triết lí 1 cách giản dị, tự nhiên, nhỏ nhẹ mà thấm thía.
- Nhĩ là nhân vật chính. Vì Nhĩ là trung tâm của các MQH trong câu chuyện này. Nhĩ là nhân vật gợi nhiều suy tư nhất của người đọc.
- Nhĩ đang sống trong những ngày đau yếu cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh, tại nhà mình.
- Cảnh vật nơi làng quê (từ đầu -> “trước cửa sổ nhà mình”).
- Phần còn lại: CN nơi làng quê.
- Tên truyện gợi những HA quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.
- MT cảnh sắc thiên nhiên – 1 buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ phòng nhà Nhĩ.
- Tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa: hoa = lăng -> con sông Hồng -> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
- Tạo 1 không gian có chiều sâu, chiều rộng.
- Màu hoa = lăng.
- Màu nước sông Hồng.
- Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu.
- Cảnh vật được MT qua cách nhìn của nhân vật Nhĩ trong những ngày nằm trên giường bệnh, qua khung cửa sổ nhà mình.
- MT tỉ mỉ từng chi tiết màu sắc:
+ “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa = lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
+ “Bên kia những hàng cây = lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng 1 màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả 1 vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ 1 thứ màu vàng thau xen với màu xanh non.”
- Kết hợp tả cảnh với biểu cảm:
+ “Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.”
+ “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót 1 xó xỉnh nào trên trái đất, đây là 1 chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia Sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
- Đều là những sắc thái màu không tươi tắn, biểu hiện cho sự tàn phai.
- CN đi đây đi đó nhiều, khi sắp từ dã cõi đời bỗng nhận ra những vẻ đẹp bình dị gần gũi quanh ta có thể là xa lạ nếu ta không thực sự sống với chúng.
- Nhĩ là người từng trải, am hiểu cuộc sống.
- Tha thiết mến yêu cuộc sống QH.
- Quan hệ GĐ.
- Quan hệ hàng xóm.
- Quan hệ GĐ (“Nhĩ khó nhọc” -> “mấy đồng bạc”).
- Quan hệ hàng xóm (phần còn lại).
- Được vợ (Liên) chăm sóc trên giường bệnh.
- Được con (Tuấn) đáp ứng YC sang sông.
- Hình dáng:
+ Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng.
+ Mặc tấm áo vá.
+ Đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ.
+ Tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả 1 đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm. 
- Lời nói:
+ “Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được?”
+ “Có hề sao đâu... Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...”
- “Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kiia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên những nét tảo tần và đức hi sinh.”
- GĐ chính là bến bờ neo đậu hạnh phúc.
- Ông muốn nhờ con trở lại nơi bờ bãi đã từng có những kỉ niệm tốt lành của cuộc đời mà ông không còn có dịp trở lại nữa – Muốn con cảm nhận gốc gác, số phận của mình.
- 1 GĐ hạnh phúc.
- Biết cảm nhận và trân trọng tình thương yêu ruột thịt.
- Bọn trẻ: cả bọn trẻ xúm vào. Chúng giúp anh đặt 1 bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh = cả 1 chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng. 
- Ông cụ giáo Khuyến: buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khoẻ của Nhĩ.
- Hoạ chăng chỉ có anh... giải thích hêt.
- Nhĩ chợt nhớ... những ngày này.
- Đó là những suy tư về những vẻ đẹp và bình dị, gần gũi của cuộc sống và hạnh phúc quanh ta.
- Quý trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống QH.
- “Mặt mũi Nhĩ đỏ rựng 1 cách khác thường, 2 mắt long lanh chứa 1 nỗi mê say đầy đau khổ, cả 10 đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ 1 cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 người nào đó.”
- Bộc lộ niềm khao khát sống và giao cảm với cuộc đời của 1 CN trong phút lâm chung. 
- Nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đó duy nhất trong ngày.
- Thức tỉnh mọi người hãyứống có ích, đừng la cà, dềnh dàng hãy hướng tới những giá trị bình dị mà bền vững.
- Vì khi chợt nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải từ biệt cuộc đời.
- Niềm khao khát cháy bỏng của 1 trái tim yêu QH.
- Vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
- TY bền chặt của CN với QH, với cuộc sống.
- Những suy ngẫm về cuộc đời.
- Thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những giá trị bình dị của cuộc sống.
- Cốt truyện giản dị nhưng mang YN sâu sắc.
- MT nhân vật từ đời sống nội tâm.
I. Tìm hiểu TG, TP:
1. TG:
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), là cây bút văn xuôi xuất sắc của VH VN hiện đại.
2. TP:
- In trong tập truyện cùng tên (1985).
3. Đọc - Chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
II. PT VB:
1 Kết cấu, bố cục:
- Bố cục: 2 phần.
2. PT:
a. Cảnh vật nơi làng quê:
- Cảnh vật hiện lên và gợi cảm với 1 vẻ đẹp bình dị, gần gũi, quen thuộc.
b. CN nơi bến quê:
* Nhân vật Liên:
- Dịu dàng, nhẫn nại, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.
- NT SS.
* Nhân vật Tuấn:
* Những người hàng xóm:
- Vô tư, trong sáng; giàu cảm thông, chia sẻ. -> Cuộc sống nơi bến quê thật giản dị, chân thực, mộc mạc, đầm ấm.
- Nhĩ là người có TY mãnh liệt vẻ đẹp của QH, đó cũng chính là TY cuộc sống.
III. Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 G “Bến quê” thức tỉnh ở người đọc sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống. Truyện gợi nhớ đến 1 câu ca dao, 1 bài thơ hay 1 bài hát nào?
 - Anh đi anh nhớ quê nhà. 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
 - Quê hương - Tế Hanh.
 - Về quê - Phó Đức Phương.
V. Hướng dẫn: 
 - Đọc lại truyện và xem bài PT.
 - Hoàn thành phần luyện tập.
 - Soạn: Ôn tập phần tiếng Việt (tiết 1).
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc136-BEN QUE.doc