Tiết 146:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mục tiêu cần đạt
- HS nắm được những ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình về nội dung và hình thức, củng cố thêm 1 bước về cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Tự đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt nội dung, ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, liên kết.Qua đó củng cố kĩ năng làm bài, phương pháp làm bài văn nghị luận - Giáo dục cho HS ý thức viết bài cẩn thận, đúng yêu cầu trong các bài viết sau.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Giáo án, chấm, chữa bài cho HS
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,.
IV. Tổ chức giờ học
* HĐ1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh
- Thời gian: 2 phút
Ngày soạn: 02/04/ 2010 Ngày giảng: 05/04 (9C+ 9B) Tiết 146: trả bài tập làm văn số 7 I. Mục tiêu cần đạt - HS nắm được những ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình về nội dung và hình thức, củng cố thêm 1 bước về cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Tự đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt nội dung, ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, liên kết...Qua đó củng cố kĩ năng làm bài, phương pháp làm bài văn nghị luận - Giáo dục cho HS ý thức viết bài cẩn thận, đúng yêu cầu trong các bài viết sau. II. Đồ dùng dạy học GV: Giáo án, chấm, chữa bài cho HS III. Phương pháp Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,... IV. Tổ chức giờ học * HĐ1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh - Thời gian: 2 phút - Cách tiến hành: GV: nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động của GV- HS Nội dung chính *HĐ2: Tiến hành trả bài - Mục tiêu: + HS nắm được những ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình về nội dung và hình thức, củng cố thêm 1 bước về cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. + Tự đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt nội dung, ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, liên kết...Qua đó củng cố kĩ năng làm bài, phương pháp làm bài văn nghị luận - Thời gian: 40 phút - Cách tiến hành: HS: nhắc lại đề bài - GV viết bảng GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề H: Hãy nêu yêu cầu của đề bài? (thể loại,VĐ nghị luận,phương pháp) GV: Hướng dẫn HS lập dàn bài H: Em hãy trình bày phần dàn bài của mình? Gợi ý: H:Phần mở bài, em sẽ viết gì? H: Phần thân bài, em sẽ đưa ra những nội dung gì? H: Kết bài sẽ viết gì? HS: tự đối chiếu dàn ý với bài viết của mình, rồi tự rút ra nhận xét GV: nhận xét bài làm của HS - 9B: Tr.Anh, Th.Anh - 9C: Đ.Trang, Vũ Linh, Hoà -Bài còn sơ sài: + 9B: Dũng, Vũ Hải, Sang + 9C: L.Hoàng, Khải, Vũ - Chưa biết mở bài, kết bài chưa đạt +9B: Sang, Dũng, Sơn +9C: Định, L.Hoàng, Vũ HS: trao đổi vở viết văn cho nhau - Chỉ ra các lỗi trong bài của bạn Tự chữa lỗi cho nhau GV: chữa chuẩn Nhấn mạnh HS khắc phục các lỗi trong bài sau I. Đề bài (HS chọn một trong hai đề) Đề 1: Cảm nhận và suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Đề 2: Cảm nhận về tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương đối với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác" * Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Vấn đề nghị luận: + Bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) + Tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương đối với Bác Hồ - Phương pháp: Nêu cảm nhận, suy nghĩ II. Lập dàn ý Đề 1: 1.Mở bài Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu khái quát ND bài thơ 2. Thân bài * Khổ 1: - NT: Từ láy, nhân hoá, hình ảnh giản dị, đặc sắc, cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau và sự rung động thật tinh tế. - ND: Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ khi chợt nhận ra các tín hiệu của sự chuyển mùa, qua những h/ả quen thuộc của làng quê - thu sang chầm chậm nhẹ nhàng. * Khổ 2: - NT: Từ láy, nhân hoá, đối lập, liên tưởng độc đáo, thú vị. - ND: + Dòng sông êm đềm lững lờ trôi, chậm chạp, thanh thản + Những cánh chim: hối hả, khẩn trương vội bay đi tránh rét + Đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời bắt đầu trong xanh như còn lưu luyến với mùa hạ và ngập ngừng đón nhận mùa thu. -> Dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn: vạn vật đang chuyển mình: Đất trời chuyển biến sang thu nhẹ nhàng mà rõ nét trong cảm nhận tinh tế của nhà thơ -> Gợi lên cảnh mùa thu yên bình, êm ả, mang đậm sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ. * Khổ 3: - NT: tả thực: hình tượng sấm, mưa, nắng; ẩn dụ-> chất chứa những trải nghiệm của con người về csống. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, không còn gay gắt, chói chang nữa. + Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm cùng những cơn rào bất ngờ mà mùa hạ thường có. + Hàng cây cũng già đi, trưởng thành, cứng cáp hơn -> Hạ nhạt dần, thu đậm nét. Cảnh vật đất trời chuyển mình rõ rệt vào thu. - ý nghĩa ẩn dụ : Từ hình ảnh có giá trị thực về hiện tượng thiên nhiên đ tác giả gửi gắm suy ngẫm của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 3. Kết bài: Khái quát giá trị bài thơ Đề 2: a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu khái quát ND bài thơ b. Thân bài: * Khổ 1+2: - ND: hai khổ thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác, đó là t/cảm yêu thương, thành kính, lòng biết ơn sâu sắc và niềm tiếc thương vô hạn của tác giả đối với Bác Hồ (d/c: xưng con- Bác, mặt trời, thương nhớ, kết tràng hoa..) - NT: HS phân tích được các h/ả ẩn dụ + Hàng tre: trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hiền hậu và đức tính đoàn kết, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong lao động và đấu tranh. + Mặt trời trong lăng: Ca ngợi sự vĩnh hằng cũng như công lao to lớn Bác Hồ dành cho dân tộc. + Tràng hoa:Những dòng người đi thăm Bác kết thành tràng hoa dâng lên Người những tình cảm yêu quý, thành kính nhất. * Khổ 3: - ND: khổ thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác, tác giả đã diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ hình dung Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho đất nước. Dù biết rằng Bác vẫn sỗng mãi với non sông, đất nước nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy đau xót, tiếc thương trước sự ra đi của Người - NT: HS phân tích được các h/ả ẩn dụ + Vầng trăng - gợi vẻ đẹp của một tâm hồn lớn: trong sáng, giản dị, thanh cao + Trời xanh: Người hóa thân trở thành bất tử, Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước * Khổ 4: - NT: Điệp ngữ , điệp cấu trúc, nhân hoá - ND: Khổ thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi rời lăng Bác với tâm trạng lưu luyến, nhớ thương Bác. Từ đó t/g có những ước muốn thiết tha được ở lại mãi bên lăng Bác, khao khát được cống hiến cho đất nước. Đó là ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường, dung dị nhưng chân thành, tha thiết (d/c: "Mai về MN thương trào nước mắt, Muốn làm: con chim hót, làm đoá hoa- toả hương, làm cây tre- trung hiếu" ) c.Kết bài: Khái quát giá trị bài thơ, nhấn mạnh tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương đối với Bác Hồ qua bài thơ III. Nhận xét và đánh giá 1. Ưu điểm: - Đa phần nắm được cách làm bài nghị luận về một bài thơ, bố cục đảm bảo. - Lí lẽ và dẫn chứng kết hợp hài hoà. - Biết sử dụng phép phân tích tổng hợp và các biện pháp nghệ thuật trong bài. - Hành văn trong sáng, đảm bảo tính lô gíc. 2. Tồn tại: a. Mở bài: - Nhiều bài giới thiệu chưa có sức khái quát, còn nhầm lẫn các tác giả,chưa nêu đươc tác giả, tính lô gíc giữa các câu chưa cao, còn lan man dài dòng. - Nhiều bài tối nghĩa, mơ hồ. b. Thân bài: - Khả năng liên kết giữa 2 phần còn hạn chế, nội dung chưa đảm bảo - Cảm xúc chưa rõ ràng, còn chung chung, hời hợt. - Lí lẽ và dẫn chứng chưa hài hoà (thiếu), diễn đạt yếu, dùng từ nhiều bài chưa chính xác. - Khả năng liên kết giữa câu và đoạn còn hạn chế, liên kết chưa cao,tách đoạn chưa đúng. - Xác định thời điểm ra đời của bài thơ chưa chính xác, lặp ý - Xắp xếp ý còn lộn xộn, chưa theo trình tự lô gích. - Còn viết sai nhiều lỗi c/tả, dùng từ và d/ đạt. - Nhiều em còn gạch đầu dòng, dẫn thơ không hết, không dẫn thơ c. Kết bài: - Khái quát giá trị bài thơ chưa cao, suy nghĩ hạn chế. IV. Chữa lỗi - GV lưu ý một số lỗi tiêu biểu Lỗi Lớp Sai Sửa Chính tả 9B - Ch/Tr: trùng trình, trong chẻo - D/gi/r: Chậm dãi, dung cảm, dật mình - L/n: Toát nên, vắt lửa mình - S/x: cảm súc, xương thu - Chùng chình, trong trẻo - Chậm rãi, rung cảm, giật mình - lên, nửa - xúc, sương 9C - Chánh rét, bức chanh - Dọng thơ, rải lụa - Tượng chưng - Gió xe - tránh, tranh - Giọng, dải - Trưng - se Dùng từ 9B - Gió se tát vào da thịt - Lúc về thu - Tạo nên tính hàm ngữ của bài thơ -> táp -> vào -> hàm nghĩa. 9C - Chuyển tiết, giễu đạt, bâng khuân - Đất trời lúc vào thu được t/giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim con người -> tiếp -> diễn -> khuâng. - Tinh tế Diễn đạt 9B - H/ảnh vắt nửa mình sang thu, tgiả đã tưởng tượng của nhà thơ rất độc đáo. - Vào những ngày đầu của mùa thu thì mỗi khi ta hít vào thì là một không khí trong lành và mùi thơm nhẹ nhàng của hương ổi chín quen thuộc của vùng quê gắn liền với thời thơ ấu của mỗi người chúng ta. - H/ảnh ST trong bài thơ của Thanh Hải - Sự giàu có của ánh nắng đã có t/dụng chèn bớt những cơn mưa rào, ào ạt và bất ngờ, đột ngột - Tgiả chứng tỏ lên một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, qua những h/ảnh giàu sức biểu cảm trong bài ST của NHThỉnh. - H/ả đám mây "vắt nửa mình sang thu" la h/ả mới lạ, độc đáo - Tác giả nhận ra tín hiệu của mùa thu đã đến qua mùi thơm nhẹ nhàng của hương ổi chín quen thuộc của vùng quê - sai (Hữu Thỉnh) - Cảnh vật đất trời chuyển mình rõ rệt vào thu: Nắng cuối hạ nhạt dần, không còn gay gắt, chói chang nữa. Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm cùng những cơn rào bất ngờ mà mùa hạ thường có. - Sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời khi sang thu đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những h/ả giầu sức biểu cảm 9C -Tgiả đã sdụng nghệ thuật nhân hoá các h/ảnh lên như chúng cũng có hồn, có cảm xúc và còn sử dụng từ láy. - Tre đã trở thanh biểu tượng của h/ả ẩn dụ - Vầng trăng là một vẻ đẹp của con người Bác - Mua thu đến t/giả khá đột ngột, bất ngờ. Mùa xuân đến ở đây bắt đầu bằng hương ổi - Tgiả đã chuyển dổi từ cảm giác sang vị giác và từ vị giác sang cảm giác một cách hết sức độc đáo và đầy nghệ thuật - Bài thơ Sang thu là một bài văn hay của HThỉnh - tác giả đã sử dụng từ láy và NT nhân hoá để vẽ lên một bức tranh thu có hồn, có cảm xúc - Hàng tre là h/ả ẩn dụ biểu tượng cho vẻ đẹp hiền hậu và đức tính đoàn kết, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam ta - Vầng trăng - gợi vẻ đẹp của một tâm hồn lớn: trong sáng, giản dị, thanh cao - Nhà thơ chợt nhận ra các tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu với một tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến - Tác giả cảm nhận mùa thu đến bằng nhiều giác quan khác nhau và sự rung động thật tinh tế. - Sang thu là một bài thơ hay của nhà thơ HThỉnh + 9B: Tr.Anh, Th.Anh + 9C: Đ.Trang + 9B: Dũng, Sang + 9C: L.Hoàng, Đ.Cường V. Trả bài - Trả bài, lấy điểm. - Đọc bài khá, giỏi - Lưu ý bài yếu kém * Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3') - GV: lưu ý một số điểm khi viết văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ -> nhắc HS đọc lại bài và tự sửa lỗi của mình xuống cuối bài -> Từ đó có sự khắc phục, sửa lỗi đã mắc trong bài sau - HS: Ôn tập và củng cố lại kiến thức tập làm văn về văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Tiết 147 + 148 - Văn bản : Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (đọc kĩ văn bản, chú thích, tóm tắt VB, tìm hiểu bố cục, trả lời các câu hỏi SGK) Ngày soạn: ... khác: (SGK) II. Bố cục: 4 phần. Phần 1: Từ đầu ... khóc hoài đ Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. Phần 2: Tiếp ...một ông bố đ Xi-mông gặp bác Phi -líp. Phần 3: - Tiếp ...bỏ đi rất nhanh đ Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, nhận làm bố Xi- mông. Phần 4: Còn lại đ Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. III. Tìm hiểu văn bản 1.Nhân vật Xi-mông a. Tâm trạng ở bờ sông + Thiên nhiên: Trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương. - Thiên nhiên cao rộng, trong sáng, ấm áp làm Xi-mông có những giây phút khoan khoái, thèm được ngủ ở đó. + Trò chơi đuổi bắt nhái con đã làm em vui, bật cười. - Thiên nhiên đã nâng đỡ tâm hồn Xi-mông. + Em chợt nghĩ đến nhà, đến mẹ và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, quỳ xuống, đọc kinh cầu nguyệnđọc không hếtvì những cơn nức nở kéo đến, dồn dập, xốn xang khóc hoài. - NT: Liệt kê -> Em phải chịu một nỗi đau tinh thần, không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng. * Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3') - GV: khái quát nội dung bài học. - HS: Tóm tắt lại đoạn trích. Nắm được tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sông. Tiết 151- Soạn tiếp : Bố của Xi- mông.( tìm hiểu 3 nvật chính) Ngày soạn: 26/03/ 2010 Ngày giảng: 29/03 (9C), 30/3 (9B) Tiết 151- Văn bản: bố của xi - mông (Tiếp) (Mô-pa-xăng) I. Mục tiêu cần đạt - HS tiếp tục nắm được diễn biến tâm lí của ba nhân vật chính: Xi- mông, chị Blăng- sốt, chú Phi- líp. - HS có kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng theo mạch truyện. - HS có lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người. II. Đồ dùng dạy học - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9, máy chiếu III. Phương pháp Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,... IV. Tổ chức giờ học * HĐ1: Khởi động + KT - Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh - Thời gian: 7 phút - Cách tiến hành: + Kiểm tra: Kể tóm tắt đoạn trích “ Bố của Xi- mông”? Phân tích tâm trạng của Xi- mông khi ở bờ sông? + Khởi động: * Gv chuyển ý vào bài mới: Nhắc lại nội dung tiết học trước đDẫn vào tiết 2. Hoạt động của GV- HS Nội dung * HĐ2: HD đọc -hiểu văn bản (Tiếp theo) - Mục tiêu: + Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh - Thời gian: phút - Cách tiến hành: H: Nỗi khổ của Xi-mông được giải toả như thế nào? - Bác Phi-líp xuất hiện trong lúc Xi-mông đang nức nở, đang muốn chết. H: Bác Phi-líp đã có những cử chỉ và lời nói đặc biệt nào với Xi-mông vào lúc em tuyệt vọng nhất? - Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em.. - Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế - Hai bác cháu lên đường... H: Khi đó, Xi-mông tỏ thái độ như thế nào với bác Phi-líp? H: Em có nhận xét gì về những câu trả lời của Xi- mông? H: Từ đó cho thấy tâm trạng gì của Xi- mông? GV: Những câu nói đứt quãng, chứng tỏ tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. Xi-mông được dịp trút đau khổ của mình, vừa trả lời bác, vừa khóc với giọng nghẹn ngào, đứt quãng. H: Thế nhưng vì sao Xi- mông lại chịu để cho chú Phi- líp đưa về nhà? - Vì chú Phi- líp nói: Người ta sẽ cho cháu một ông bố. Rõ ràng vẫn là một đứa trẻ, nên ngay sau đó, em đã hoàn toàn nghe theo lời bác Phi-líp, để bác nắm tay đưa về nhà mình. H: Khi gặp mẹ, tại sao Xi-mông lại oà khóc? - Nỗi đau như bùng lên, oà vỡ, em ôm cổ mẹ khóc và nhắc lại ý định tự tử, vì không chịu được nỗi nhục không có bố. Đây là điều mà nó không sao hiểu nổi:Vì tất cả những đứa trẻ nó biết đều có bố H: Một tình huống bất ngờ mà Xi-mông dành cho bác Phi-líp lúc đó là gì? H: Những câu hỏi, câu nói đó khẳng định điều gì? + Câu hỏi 1: Chúng ta nghe thật buồn cười và đau lòng. Câu nói xuất phát từ khát khao, bằng bất kì giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè. + Câu nói 2: Không chỉ là lời thách thức đe doạ của trẻ con với người lớn mà chứng tỏ khát khao của bé. H: Thái độ của Xi-mông khi được bác Phi-líp nhận lời? - Với Phi-líp thì coi đó là chuyện đùa nhất thời của trẻ con, nhưng với bé thì không có gì nghiêm túc hơn, trọng đại hơn chuyện này. Và thế là từ giây phút ấy, nó đã có một người bố đàng hoàng, với em đó là "Cầu được, ước thấy". đ Chuyển ý. *HS đọc SGK/142. H: Thái độ của Xi-mông ngày đầu tiên đến trường bị đám bạn bè giễu cợt là không có bố? - Khóc, cam chịu trong buồn đau tuyệt vọng. H: Ngày hôm sau, đến trường bị các bạn giễu cợt em có hành động như thế nào? Hành động đó nói lên điều gì? H: Tâm trạng của Xi- mông thay đổi như vậy có phù hợp không? Vì sao? - Phù hợp với tâm lí trẻ thơ, em đang đau khổ đến mức tuyệt vọng và đang khao khát có một ông bố-> Điều đó đã được giải toả nên em vô cùng sung sướng, kiêu hãnh H: Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ tâm trạng của tgiả? H: Cảm nhận của em về nhân vật? H: Truyện của Xi- mông khiến em suy nghĩ gì không? - Nên cảm thông, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ nỗi đau đớn với các bạn không may gặp h/cảnh như Xi- mông. H: Tâm trạng của bác Phi- líp được miêu tả qua mấy giai đoạn, đó là những gđoạn nào? Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp qua từng gđoạn? H: Em có nhận xét gì về d/biến tâm trạng của bác Phi- líp? - Mới đầu định đùa cợt nhưng khi đứng trước chị Blăng-sốt, Phi-líp lập tức dập tắt ý định đùa cợt. Ngược lại thấy rụt rè, ấp úng vì nể trọng chị. Lời nói của bác với chị trở nên trang trọng và có phần khách sáo, bất ngờ. Từ sự an ủi của người lớn với đứa trẻ có h/cảnh éo le đến tình yêu thương đích thực. H: Tình yêu thương của bác Phi- líp với Xi- mông thể hiện rõ nét nhất qua cử chỉ nào của bác? - Nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào 2 má. H: Bác Phi- líp bỗng trở thành bố của Xi-mông. Theo em vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng vô cùng khó khăn này? - Bác là người nhân hậu, biết thông cảm với nỗi khổ của người khác. H: Nêu cảm nhận của em về bác Phi-líp? GV: Bác nhận lời làm bố của Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến chị Blăng-sốt. Từ trong đáy lòng thật sự bác muốn làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp mất mát cho người phụ nữ bất hạnh. H: Qua cái nhìn của Phi-líp,chị Blăng-sốt là người như thế nào? ( gợi ý: t/cách của chị được thể hiện ntn qua ngôi nhà, thái độ, cử chỉ đvới khách. ?) GV: Hình dáng, tư thế ấy khiến cho Phi líp ngay lập tức không thể có ý đùa cợt. H: Thái độ, tình cảm của chị khi ôm con vào lòng? (T141) Nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ như thế nào? H: Có ý kiến cho rằng chị Blăng- sốt là người hư hỏng. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: Chị là người tốt, chỉ trót lầm lỡ và bị kẻ khác lừa dối mà thôi? ý kiến của em? - Hs tự bộc lộ. H: Qua những chi tiết được tìm hiểu ở trên em hãy nêu c/nhận của em về nvật chị Blăng- sốt? GV: Qua các chi tiết, tgiả đã cho ta biết mẹ của Xi- mông là một cô gái xinh dẹp, rất đứng đắn, đức hạnh chẳng qua là vì nhẹ dạ, cả tin nên bị một gã đàn ông lừa dối. Chị còn là một người mẹ hết mực yêu thương con, rất có lòng tự trọng. ậ phần cuối tphẩm, tgiả còn để cho một người thợ rèn cùng làm việc với bác Phi- líp nói với bác Phi- líp rằng “ Blăng- sốt là một cô gái tốt bụng, trung hậu, mặc dù gặp truyện không hay nhưng vẫn can đảm, nề nếp, cô ấy sẽ là một người vợ xứng đáng với một người đàn ông tử tế.-> Tgiả đã có thái độ thông cảm, trân trọng đvới những thiếu phụ lao động nghèo trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. H: Những nvật như chị Blăng- sốt có còn trong csống của chúng ta bây giờ không? -GV liên hệ: TKiều, thực tế. *HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, ghi nhớ - Mục tiêu: + Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh - Thời gian: phút - Cách tiến hành: H: Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì? H: Khái quát diễn biến tâm trạng 3 nhân vật? - Xi-mông: Từ buồn tủi, tuyệt vọng đ ngạc nhiên, vui mừng, tự tin, hạnh phúc. - Blăng-sốt: Ngượng ngập đ đau khổ, xấu hổ, quằn quại. - Phi-líp: Ngac nhiên đ cảm thông; đùa cợt đ nghiêm túc. H: Qua văn bản em rút ra bài học gì? HS: Đọc ghi nhớ SGK GV: Nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức b. Khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà. - Khi gặp bác Phi-líp: + Xi- mông mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu vì cháu cháu..không có bốkhông có bốnói giữa những tiếng nấc. - Câu văn có nhiều dấu chấm lửng, ngắt quãng, lặp đi, lặp lại. -> Xi- mông đang rất đau đớn - Khi gặp mẹ: Xi- mông nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóccon đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh contại con không có bố. + Bác có muốn làm bố cháu không. -> Muốn nhận bác Phi-líp làm bố. +"Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối " -> chứng tỏ khát khao có bố của bé nhất định phải thực hiện được. + Được bác Phi-líp nhận lời, Xi-mông lập tức hết buồn và tự khẳng định " Thế nhé! Bác là bố cháu" c. Ngày hôm sau ở trường + Em chủ động trả lời và quát vào mặt chúng những lời nặng, mạnh như ném một hòn đá. đ Hãnh diện và tự hào có một người bố mới. * TL: Với cách khắc hoạ phù hợp với tâm lí trẻ thơ-> Xi- mông là một em bé hồn nhiên đáng thương, đáng yêu, có cá tính nhút nhát, song cũng rất nghị lực.. 2. Nhân vật bác Phi-líp. + Khi gặp Xi- mông: Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu. + Trên đường đưa Xi- mông về nhà nghĩ bụng tự nhủ thầm: Có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt. + Khi gặp chị Blăng- sốt: Hiểu ra là không thể bỡn cợt được. + Khi đối đáp nhận làm bố của Xi- mông: vui vẻ. -> Bác là người nhân hậu, tử tế, có lòng vị tha và có tính cách hào hiệp, giàu tình thương yêu trẻ. Hiểu, thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh với người khác. 3. Chị Blăng-sốt + Đẹp nhất vùng người thiếu phụ cao lớn, xanh xao + Ngôi nhà của chị: nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. + Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm người đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà . + Nỗi lòng với con: Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã, tuôn rơilặng ngắt, quằn quại vì hổ thẹn. - Trước câu hỏi ngây thơ của con, nỗi đau đớn, nhục nhã lại có dịp vò xé trái tim chị. đ Chị là một người phụ nữ đức hạnh, có một thời nhẹ dạ, bị lừa dối, rất mực yêu con. III. Ghi nhớ (SGK) 1. Nghệ thuật. - Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói.Đối thoại chân thực, sinh động. 2. Nội dung: - Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn. * Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3') - GV: khái quát nội dung bài học, làm BT củng cố a.Đọc truyện em hiểu nỗi khổ nào của con người từ số phận của mẹ con Xi- mông? Hphúc nào của con người từ tấm lòng bác Phi- líp? + Bị phụ bạc, bị ghét bỏ. + Hphúc khi được chia sẻ nỗi khổ, nhận được lòng nhân áI của con người. b. Đau khổ và hạnh phúc của những nvật nhắc nhở cta điều gì? + Hãy rộng lòng yêu thương c/người, cảm thông chia sẻ với mọi nỗi khổ của con người. c. Theo em tgiả viết truyện này với dụng ý gì? + Lên án sự bội bạc đối với con người. + Đề cao lòng nhân ái. d. Từ đó có lhệ với tphẩm nào , nvật vật nào em đã được học? + Lão Hạc- nam Cao; Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng. - HS: ắm được ndung- nghệ thuật của bài. Tiết 152 Soạn tiếp : Ôn tập về truyện (theo câu hỏi sgk)
Tài liệu đính kèm: