Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161: Bắc sơn (trích hồi bốn)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161: Bắc sơn (trích hồi bốn)

Tiết 161: BẮC SƠN (Trích hồi bốn)

 - Nguyễn Huy Tưởng. -

A)Mục tiêu cần đạt:

-Học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía Cách Mạng.

-Học sinh thấy rõ nghệ thuật viết kịch của TG: Tạo dựng tình huống, đối thoại, hành động thể hiện tính cách nhân vật.

-Có kỹ năng phân tích thể loại kịch.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; Đèn chiếu ngữ liệu các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng; chân dung TG

-H/S: Đọc trước tác phẩm.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161: Bắc sơn (trích hồi bốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn:22-4
Ngày giảng:
Tiết 161: bắc sơn (Trích hồi bốn)
 - Nguyễn Huy Tưởng. -
A)Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía Cách Mạng.
-Học sinh thấy rõ nghệ thuật viết kịch của TG: Tạo dựng tình huống, đối thoại, hành động thể hiện tính cách nhân vật.
-Có kỹ năng phân tích thể loại kịch.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Đèn chiếu ngữ liệu các tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng; chân dung TG
-H/S: Đọc trước tác phẩm.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
-Những yêu cầu của tiết tổng kết Văn Học nước ngoài.
-Các vở kịch đã được học ở lớp 7,8?
3)Giới thiệu bài:
-Kịch là một loại hình VH đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
-Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch...
đVở kịch Bắc Sơn và tác giả phần chú thích (Trang 164).
*Giới thiệu: Kịch là một loại hình VH là một loại hình NT sân kháu...
+Giới thiệu: Giá trị của vở kịch Bắc Sơn; vị trí của đoạn trích.
*Hoạt động 2. Đọc - Hiểu văn bản
*G/V: Giới thiệu vị trí của những lớp kịch được trích học:
?H/S tóm tắt ND của đoạn trích học?
(Đèn chiếu nội dung này)
?Có mấy lớp kịch trong hồi 4?
*Đây là loại hình VH học sinh được học ít trong chương trình. G/V cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn nhữ trực tiếp và hành động của nhân vật.
Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.
?Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?
?Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật nào? trong đoạn trích?
?Trong hồi bốn có một tình huống nào em thẩy căng thẳng bất ngờ? có bộc lộ rõ xung đột kịch không?
?Hành động kịch được bộc lộ qua những nhân vật nào?
?Được bộc lộ ntn?
?Nhân vật nào bộc lộ rõ nhất diễn biến nội tâm?
I)Tiếp xúc văn bản:
1)Đọc:
1.Tỏc giả: Nguyễn Huy Tưởng (SGK tr. 164)
2.Kịch và cỏc thể kịch:
-Kịch là một trong ba loại hỡnh văn học (TS, trữ tỡnh, kịch) vừa là loại hỡnh nghệ thuật sõn khấu.
Phương thức thể hiện: bằng ngụn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động nhõn vật (khụng thụng qua lời người kể chuyện). Kịch phản ỏnh đời sống qua những mõu thuẫn, xung đột, thể hiện ra thành hành động kịch.
-Cỏc thể kịch:
+theo phương thức tổ chức và diễn xuất: kịch hỏt, kịch thơ, kịch núi.
+theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chớnh kịch
+theo độ dài: kịch dài, kịch ngắn.
-Cấu trỳc một vở kịch:
+hồi: một biến cố hay một sự kiện (mở, hạ màn)
+lớp: bộ phận của hồi (nhõn vật khụng thay đổi)
Khi nhõn vật thay đổi thỡ kịch chuyển lớp khỏc.
-Đọc phần chữ nhỏ trang 165 SGK
-Đọc đoạn trích (Hồi bốn).
-Tóm tắt nội dung của phần trích học.
2)Tìm hiểu chú thích
-Chú thích 1,2,3,4,6,8,9
3)Bố cục:
-Tóm tắt lớp I
-Phần trích học lớp II và lớp III.
II)Phân tích văn bản:
1)Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích.
-Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
đĐược thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ THơm, bà cụ Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.
đXung đột kịch trong hồi bốn còn được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía CM.
-Hành động kịch: Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.
đCụ thể: Hành dộng kịch qua những lời đối thoại của Thơm với Thái, Cửu, của Thơm với Ngọc; Qua diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm
*Hoạt động 3: Tổng kết – ghi nhớ (ở tiết 2)
 *Hoạt động 4: củng cố – dặn dò
*Luyện tập ở tiết 1:
-Giới thiệu về TG; giá trị của vở kịch Bắc Sơn.
-Tóm tắt đoạn trích? vị trí của đoạn trích trong vở kịch.
-Trình bày xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học.
-Vở kịch em đã học ở lớp 8 qua đoạn trích “Ông Giuốc Đanh Mặc Lễ Phục” 
(Mô - li – e) em thấy rõ xung dột kịch trong vở kịch là gì?
*G/V nêu yêu cầu luyện tập ở tiết 1 (4 yêu cầu)
+Chú ý:
-Giá trị của vở kịch?
-Tóm tắt đoạn trích học?
-Xung đột kịch?
-Hành động kịch?
*G/V nêu yêu cầu về nhà (3 yêu cầu)
*Về nhà:
-Đọc lại đoạn trích học.
-Phân tích việc xây dựng nhân vật: Xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại; tâm lí, tính cánh nhân vật.
-Học bài theo yêu cầu ở tiết 1.
+Chú ý: Việc xây dựng nhân vật qua các lớp kich trong đoạn trích của TG.
Ngày soạn:26-4-2009	Tiết 162: bắc sơn (Tiếp theo) 
Ngày giảng: 	 (Trích hồi bốn)	
	Nguyễn Huy Tưởng.
A)Mục tiêu cần đạt:
-Tiếp tục phân tích ở tiết 2 để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích. Hiểu rõ được tính cách của N/V trong hồi kịch.
-H/S thấy rõ nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
-Rèn kĩ năng phân tích kịch.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Đèn chiếu ngữ liệu,chân dung TG.
-H/S: Học bài ở tiết 1.
 Chuẩn bị cho tiết 2 như đã hướng dẫn.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
+Tóm tắt đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn? Nêu vị trí của đoạn trích?
+Xung đột kịch, hành động kịch được thể hiện trong đoạn trích học?
3)Giới thiệu bài:
đĐể hiểu rõ nghệ thuật viết kịch của TG; hiểu rõ về tính cách của nhân vật trong hồi kịch đó là yêu cầu của tiết 2.
*Hoạt động 2. Đọc – Hiểu văn bản
*Phần này G/V ghi ra giấy trong đèn chiếu cho H/S quan sát.
*G/V: Nêu những nét chính về nhân vật Thơm: Thơm là vợ Ngọc một nho lại trong bộ máy cai trị của TD Pháp đã quen với cuộc sống an nhàn , được chiều chuộng cô đứng ngoài phong trào khởi nghĩa của ND. Mặc dù cha và em trai là những người tích cực tham gia K/N cả khi lực lượng CM bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm vô cùng ân hận và càng bị dày vò khi biết Ngọc làm tay sai cho địch...
?Qua hai lớp kịch thể hiện rõ Thơm đối thoại với những nhân vật nào?
?Khi có tình huống xảy ra, tâm trạng của Thơm ntn?
?Cuối cùng cô đã quyết định thế nào?
?Thơm là con người có phẩm chất gì đáng quý?
?Nhận xét cách xây dựng tình huống và tổ chức đối thoại của TG?
Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với Ngọc (chồng)?
?Cô có sự chuyển biến như thế nào trong hai lớp kịch mà TG xây dựng?
?Thơm đã nhận ra Ngọc là người ntn?
?Sự quyết định của cô, em thấy ntn?
?TG muốn gửi gắm 1 điều gì qua nhân vật Thơm(trong những lúc CM bị đàn áp khốc liệt, CM vẫn không bị tiêu diệt và thức tỉnh được cả quần chúng).
?Qua việc phân tích từ 2 lớp kịch: Thơm, Thái, Cửu.
Thơm, Ngọc. 
Em có nhận xét gì về nhân vật Ngọc, Thái, Cửu?
?Vì sao em hiểu rõ được các nhân vật như vậy?
?Học sinh đưa ra VD cụ thể về:
+Tình huống kịch.
+Ngôn ngữ đối thoại
+Bộc lộ nội tâm nhân vật.
II)Phân tích văn bản:
2)Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
-Thơm: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. 
-Thơm (hốt hoảng chạy vào) làm thế nào, hai ông? (cuống quýt gần như khóc)
-Thơm: Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây...
đĐặt nhân vật vào một xung đột có tình huống, bộc lộ rõ tâm trạng và hành động của nhân vật
đNổi rõ tính cách của nhân vật Thơm: Hành động dứt khoát đứng hẳn về phía CM .
*Thơm, Ngọc:
-Thơm: rũ rượi, buồn bã
-Thơm: Vui vẻ
-Thơm (Nhìn trộm chồng, sốt ruột)
Thế nào có đi không?
đSự nghi ngờ Ngọc khiến cô luôn dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật.
đCô nhận ra bộ mặt thật của Ngọc là bán nước hại dân, cô sốt ruột muốn bảo toàn những người CM trong ngôi nhà của mình.
đNhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thứuc, đến hành động đứng hẳn về phía CM.
3)Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
*Ngọc: Thể hiện rõ bản chất việt gian bán nước. Nuôi tham vọng ngoi lên địa vị, tiền tài. Cố tình che giấu bộ mặt thật với Thơm.
*Thái, Cửu: Bình tỉnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin cho Thơm, là những người CM kiên trung.
ịQua nghệ thuật: Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhauđbộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
*Hoạt động 3. Tổng kết – Ghi nhớ
?Học sinh nói rõ nghệ thuật viết kịch của TG qua các lớp kịch đã học?
?Vẽ đẹp về tính cách của N/V Thơm?
?TG khẳng định rõ ý nghĩa tư tưởng của vở kịch là gì?
Trang 167 (SGK)
+Nghệ thuật viết kịch của TG
+Vẽ đẹp của N/V Thơm
+Giá trị tư tưởng của vở kịch.
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
*G/V nêu 4 yêu cầu phần luyện tập 
+Chú ý giá trị nghệ thuật, nội dung của các lớp kịch?
*G/V nêu yêu cầu về nhà.
(3 yêu cầu)
+Chú ý: Hướng dẫn yêu cầu 2 
những ví dụ cụ thể.
*Luyện tập ở tiết 2:
-Phân tích N/V Thơm.
-Nghệ thuật viết kịch của TG?
-Giá trị nội dung của đoạn trích học.
-Những hiểu biêt của em về TG Nguyễn Huy Tưởng.
*Về nhà:
-Học bài theo yêu cầu đã luyện tạp 
-Đưa ra được những lời thoại giữa các N/V do nghệ thuật tổ chức đối thoại đặc sắc của TG.
-Đọc: Tôi và chúng ta, chuẩn bị các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBac Son trich hoi bon.doc