NS:
NG: Tiết 21
Tiếng Việt
Sự phát triển của từ vựng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được:
- Từ vựng của 1 ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ & hoán dụ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: Đọc & chuẩn bị bài.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. ỔN ĐỊNH: (1 phút).
II. KIỂM TRA: (4 phút ).
? Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? TD của các biện pháp tu từ đó. Cho VD?
* Đáp án:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương đồng.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương cận.
VD: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay biết nói câu gì hôm nay.
NS: NG: Tiết 21 Tiếng Việt Sự phát triển của từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: - Từ vựng của 1 ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ & hoán dụ. B. Chuẩn bị của thầy & trò: - GV: SGK, SGV, bảng phụ. - HS: Đọc & chuẩn bị bài. C. Phương pháp: - Quy nạp D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định: (1 phút). II. Kiểm tra: (4 phút ). ? Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? TD của các biện pháp tu từ đó. Cho VD? * Đáp án: - ẩn dụ là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương đồng. VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. - Hoán dụ là gọi tên sự vật này = tên sự vật khác có nét tương cận. VD: áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay biết nói câu gì hôm nay. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1 phút ). ở lớp 6 các em đã được học ẩn dụ, hoán dụ như 1 biện pháp tu từ. Nhưng trong thực tế còn có loại ẩn dụ, hoán dụ khác thường được gọi là ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ. Để hiểu hơn về loại này, hôm nay chúng ta 2. Tiến trình: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết (20 phút) ? Đọc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? G: NX cách đọc. ? Bài thơ có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Hãy cho biết từ “kinh tế” trong câu thơ có nghĩa là gì? ? Em hiểu ý cả câu thơ này ntn? ? Ngày nay chúng ta có hiểu theo nghĩa cụ Phan đã dùng không? Vậy nghĩa từ này ngày nay được hiểu ntn? ? Qua đó, em có NX gì về nghĩa của từ? ? Đọc VD 2? ? Hãy nêu nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”. ? Từ “xuân” trong “Ngày xuân em hãy còn dài” còn mang nghĩa như trên không? ? Theo em, nghĩa của 2 từ “xuân” đó, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? ? Vậy từ “xuân” được chuyển theo phương thức nào? Tại sao em xác định như vậy? ? Tương tự như thế, hãy cho biết từ “tay” (trao tay) với “tay” (tay buôn người) có nghĩa ntn? nghĩa nào là nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển? ? Theo em, từ “tay” được chuyển theo phương thức nào? Tại sao em khẳng định như vậy? ? Qua tìm hiểu nghĩa của 2 từ “xuân” & “tay”. Em rút ra NX gì về các phương thức chuyển nghĩa của từ? G NX, chốt lại 2 VĐ. ? Đọc ghi nhớ? * HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập (15 phút) ? Đọc & nêu YC bài tập 1? G Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc. ? Đọc & nêu YC bài tập 2? G YC HS làm bảng phụ theo nhóm bàn. G NX, bổ sung. ? Đọc & nêu YC bài tập 3? ? Nêu YC bài tập 4? ? Đọc & nêu YC bài tập 5? G NX, bổ sung. - Đọc bài thơ. - Kinh tế: Trị nước, cứu đời. - TG ôm hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. - Ngày nay không dùng theo nghĩa cụ Phan đã dùng. Mà hiểu là: Toàn bộ hoạt động của CN trong LĐSX, trao đổi, phân phối & SD của cải vật chất làm ra. - NX: Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi & có những nghĩa mới được hình thành. - Đọc diễn cảm đoạn thơ. - Xuân (1): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm áp dần lên, thường được coi là mở đầu 1 năm. - Xuân (2): Tuổi trẻ. - Nghĩa từ “xuân” (1): Nghĩa gốc. “Xuân” (2): Nghĩa chuyển. - Chuyển theo phương thức ẩn dụ vì: từ “xuân” chỉ mùa & từ “xuân” chỉ tuổi trẻ có nét tương đồng. - Tay (1): Bộ phận cơ thể từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm. (nghĩa gốc). - Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về 1 chuyên môn, 1 nghề nào đó (nghĩa chuyển). - Chuyển theo phương thức hoán dụ vì: Từ “tay” chỉ bộ phận con người & từ “tay” chỉ 1 người giỏi chuyên môn có nét gần gũi (lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể). - Có 2 phương thức phát triển nghĩa của từ: Phương thức ẩn dụ & phương thức hoán dụ. - Đọc ghi nhớ. - Đọc & nêu YC bài tập. a. Nghĩa gốc. b. Chuyển theo phương thức hoán dụ. c. Chuyển theo phương thức ẩn dụ. d. Chuyển theo phương thức ẩn dụ. - Nghĩa chuyển (ẩn dụ): Sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha uống. - Làm cá nhân. - Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. - 1 bàn 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng. - N1: Hội chứng. + Nghĩa gốc: Là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. + Nghĩa chuyển: Là tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện 1 tình trạng, 1 vấn đề XH, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. - N2: Ngân hàng. + Nghĩa gốc: Là tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh & quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. + Nghĩa chuyển: Là kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen hay các tập hợp các dữ liệu liên quan tới 1 lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu SD như trong ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi (Nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc mất đi chỉ còn nét nghĩa tập hợp, lưu giữ, bảo quản). - N3: Sốt. + Nghĩa gốc: Là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường. + Nghĩa chuyển: Là tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở lên khan hiếm, giá tăng nhanh. - N4: Vua. + Nghĩa gốc: Là người đứng đầu nhà nước quân chủ. + Nghĩa chuyển: Là người được coi là nhất trong 1 lĩnh vực nào đó (thể thao, kinh doanh). - Đọc & nêu YC bài tập. - 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 phút. - ẩn dụ tu từ không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ. I. Sự biến đổi & phát triển của từ: 1. VD: c. NX: - Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian. - “Xuân” (2): Chuyển theo phg thức ẩn dụ. - Tay (2): Chuyển theo phương thức hoán dụ. 2. Ghi nhớ/56 II. Luyện tập: Bài 1/56 Bài 2/56 Bài 3/56 Bài 4/56 Bài 5/56 IV. Củng cố: (2 phút). - Nhắc lại nội dung bài. V. HDVN: (2 phút). - Học bài: + Nắm được sự phong phú của từ. + Nắm 2 phương thức chuyển nghĩa của từ. - Chuẩn bị bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. + YC: Tóm tắt đoạn trích. Tìm các luận điểm, luận cứ. E. Rút kinh nghiệm: ....
Tài liệu đính kèm: