Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

NS:

NG:

 TIẾT 37

Văn bản

Kiều ở lầu Ngưng Bích

 Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

- Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

- Thâý được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, điệp từ, điệp cấu trúc, từ láy.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

- Học sinh: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Giáo viên: phân tích; phát vấn; giảng bình.

- Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

 * Gợi ý: “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

 - Cảnh mùa xuân mới mẻ, giàu sức sống, trong trẻo, thanh khiết. Với lễ hội nhộn nhịp vui tươi.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37: Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 37 
Văn bản
Kiều ở lầu Ngưng Bích
 Nguyễn Du
A. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Thâý được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, điệp từ, điệp cấu trúc, từ láy.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
- Học sinh: bài soạn.
C. phương pháp:
- Giáo viên: phân tích; phát vấn; giảng bình.....
- Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
 * Gợi ý: “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
 - Cảnh mùa xuân mới mẻ, giàu sức sống, trong trẻo, thanh khiết. Với lễ hội nhộn nhịp vui tươi.
III. Bài mới:
 Cành hoa lê trắng muốt rung rinh mỉm cười chào đón gió xuân, chào đón niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời ban tặng trong “Cảnh ngày xuân”. Song, bẽ bàng thay, cành hoa lê ấy đã sớm bị dập vùi cũng như cuộc đời “sóng gió ba đào” của nàng Kiều. Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 7 – Tiết 31 – văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Mời các em mở SGK trang 93. 
Hoạt động của thầy
* HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích (10 phút).
? Với VB này ta cần đọc ntn cho phù hợp?
? Vì sao Kiều lại phải ra ở lầu Ngưng Bích?
* HĐ2: Phân tích văn bản (25 phút).
? VB có thể chia làm mấy phần? Nêu ND từng phần?
G Yêu cầu học sinh đánh dấu vào SGK.
? Kiều được MT ở phương diện ngoại hình, hành động hay nội tâm? 
? Qua đây, em hãy XĐ phương thức biểu đạt chính của VB?
G VB có ND ra sao, được thể hiện qua các hình thức NT nào, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu VB.
? Đọc 6 câu đầu?
G YC HS chú ý vào 4 câu thơ đầu.
? Câu 1 cho em hiểu hoàn cảnh của Kiều ntn? 
? Thông qua từ ngữ nào mà em biết?
? Hãy nêu những cảnh vật được gợi tả ở 4 câu thơ đầu?
? Theo em, đây là cảnh thực hay ảo?
? Em có NX gì về đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích?
G Non xa; trăng gần; bốn bề bát ngát; dặm kia.
? Từ những câu thơ trên em thấy 1 cảnh tượng thiên nhiên ntn?
? Cuộc sống của Kiều được diễn tả qua những câu thơ nào?
? Em hiểu nghĩa của những câu thơ đó ntn?
? Từ ngữ nào đã diễn tả rõ nét nhất hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều? Giải thích vì sao?
? Từ đó cho thấy tâm trạng Kiều lúc này ntn?
G Trước cảnh biển trời đêm trăng bát ngát, Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, lạc lõng. Nỗi niềm ấy càng trở nên đớn đau, xót xa gấp bội khi tiếng lòng của nàng hướng về những người thân yêu.
? Đọc 8 câu thơ tiếp?
? Kiều đã nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau?
? Vì sao Kiều lại nhớ chàng Kim trước? 
Như vậy, có hợp với đạo lí thông thường của người á Đông không?
G Mối tình đầu dường như vẫn còn đang nhức nhối, cháy bỏng trong tim. Vả lại, với cha mẹ thì phần nào nàng đẫ đền đáp công ơn sinh thành (bán mình chuộc cha).
? Hãy đọc những câu thơ cho thấy Kiều nhớ thương kỉ niệm TY?
? Dựa vào chú thích 5, 6, 7 em hãy diễn giải nghĩa của những lời thơ đó?
? Có 1 từ đặc tả nỗi nhớ thương sâu sắc của nàng Kiều đối với chàng Kim em hãy chỉ ra và giải thích vì sao?
G Nguyễn Du nói đúng nỗi lòng của đôi lứa yêu nhau.
? Nhớ thương kỉ niệm TY, trong hoàn cảnh bản thân đang rất bất hạnh, cho thấy nàng Kiều phải có 1 phẩm chất tâm hồn như thế nào?
G Đó là ước vọng rất đỗi bình dị của bất cứ người con gái nào khi đến “tuổi cập kê”.
G Kiều sắc sảo, thuỷ chung trong TY song cũng da diết cháy bỏng trong TY thương cha mẹ.
? Hãy đọc những câu thơ cho thấy Kiều nhớ thương cha mẹ?
? Kết hợp với các chú thích 8, 9, 10 em hãy khái quát lại YN những câu thơ bạn vừa đọc?
? Hãy tìm thành ngữ mà thi hào đã sử dụng và giải thích thành ngữ đó?
? Từ nào diễn tả sâu sắc tấm lòng Kiều dành cho cha mẹ? 
Vì sao em chọn từ đó?
? Qua đó cho thấy với cha mẹ Kiều có tấm lòng ntn?
G 1 người trong cảnh ngộ bơ vơ góc bể chân trời song vẫn hướng lòng mình về người yêu, mong muốn phụng dưỡng cha mẹ. Ước vọng thật bình dị như bao người mà sao nàng Kiều chẳng thể thực hiện nổi. Đáng thương và xót xa biết chừng nào?
? Đọc 8 câu cuối?
? 8 câu cuối tả cảnh nào?
? Thảo luận: Có thể nói, đây là đoạn thơ kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình. Vậy để phát hiện ra thủ pháp NT này, các em cùng thảo luận nhóm với câu hỏi sau:
1. Hãy tìm những ý thơ gợi tả cảnh vật ở 8 câu cuối?
2. ở mỗi cảnh vật đều bộc lộ tâm trạng và thân phận nàng Kiều, em hãy ghi lại tâm trạng đó?
G Đây là 1 trong những thủ pháp nghệ thuật góp phần làm nên thành công của kiệt tác “Truyện Kiều”. Và cũng là biện pháp nghệ thuật quen thuộc của nền VH trung đại.
? Em có nhận xét gì về cách MT của đại thi hào Nguyễn Du?
? Tâm trạng Kiều được biểu hiện qua hình thức đối thoại hay độc thoại?
Hình thức đó có TD gì?
G Treo bảng phụ: Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất những thủ pháp NT trong 8 câu thơ cuối? Giải thích vì sao?
A. Điệp từ; điệp cấu trúc.
B. Tả cảnh ngụ tình.
C. MT nội tâm (HT độc thoại).
D. Từ láy.
E. Tất cả các NT trên.
G Đọc các điệp ngữ “buồn trông”.
? Em nhận thấy mức độ của điệp ngữ mỗi lần lặp lại có giống nhau không? Vì sao?
? Hãy nêu tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”?
G Có thể nói dòng suối ngọt ngào của ca dao DT đã tưới mát tâm hồn Nguyễn Du và biến đổi 1 cách đầy sáng tạo, tinh tế dưới ngòi bút của ông.
* HĐ3: Tổng kết (5 phút).
? “KƠLNB” đề cập đến vấn đề gì?
? Đoạn thơ đã SD những biện pháp NT gì?
? Đọc ghi nhớ/SGK/96?
G Trong XHPK “trọng nam khinh nữ” ấy mấy ai hiểu, trân trọng và thông cảm cho số phận người phụ nữ. Song Nguyễn Du đã nhìn thấy và ông xót xa thốt lên “Đau đớn thay phận đàn bà”.
* HĐ4: Luyện tập (5 phút).
G Treo tranh/SGK/93.
? Quan sát bức tranh, em có liên tưởng điều gì không? 
G Kiều nhìn mọi cảnh vật -> nhớ. 
? Trong thơ không chỉ có hoạ, thơ còn mang những giai điệu của âm nhạc. Đố các em đoạn thơ nào trong VB gần với âm nhạc nhất? Vì sao? 
Hoạt động của trò
- Giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ “bẽ bàng; tưởng; xót; buồn trông”.
- Vì GĐ gia biến và lưu lạc.
- 6 câu đầu: cảnh giam giữ Kiều.
- 8 câu tiếp: lòng thương nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: nỗi buồn của Kiều.
- Nội tâm. 
- Phương thức BC.
- Đọc.
- Bị giam lỏng (khoá xuân).
- Núi xa; trăng gần; cát vàng; bụi hồng.
- Cảnh thực do Kiều nhìn thấy.
- Cảnh ảo do tâm trạng Kiều tưởng tượng ra.
- Không gian mở rộng theo cả chiều cao - rộng - xa.
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, lạnh lẽo.
- “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.
- Sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Sớm khuya, ngày đêm không có ai sẻ chia nỗi buồn.
- “Bẽ bàng”. Vì từ láy “bẽ bàng” đã diễn tả được tâm trạng chán ngán, tủi buồn, thương mình bơ vơ vô hạn của Kiều.
- Quanh quẩn, buồn bã, lạc lõng bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
- Đọc.
- Nhớ: chàng Kim.
 cha mẹ.
- Nhớ Kim Trọng trước vì nàng luôn thấy có lỗi là đã phụ lời thề ước đêm trăng thiêng liêng.
- Nhớ tới chén rượu thề nguyền, Kiều cảm thương cho chàng Kim (không biết Kiều đã bán mình đi xa) vẫn uổng công mà chờ đợi. Kiều tự thấy thân phận mình giờ đây trôi nổi song TY với chàng Kim vẫn còn nguyên vẹn.
- “Tưởng” – tưởng tượng ra Kim Trọng đã cùng Kiều uống chén rượu nguyện ước hôm nào, giờ vẫn hoài công chờ đợi.
- Sâu sắc, thuỷ chung, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi.
- Kiều cảm thấy xót thương khi nhớ tới cha mẹ già nơi quê nhà đang ngóng chờ con, không có ai chăm sóc phụng dưỡng.
- Chú thích 9/SGK.
- “Xót”: xót thương; xót xa; đau xót -> Cảm xúc bộc lộ trực tiếp.
- TC ơn sâu nghĩa nặng.
- Tả cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích nhìn ra cửa bể chiều hôm.
- 4 nhóm thảo luận 1 phút.
 Tả cảnh
Ngụ tình
Cánh buồm
Cánh hoa.
Bãi cỏ.
Sóng và gió
Vắng vẻ cô đơn.
Chìm nổi, vô định.
Trống vắng.
Lo sợ tương lai.
- Cách miêu tả rõ nét với nhiều mức độ: từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ.
- Độc thoại -> Tập trung khắc hoạ nội tâm nàng Kiều.
- 1 HS lên bảng làm.
- Đáp án E. 
- Không giống nhau, mức độ tăng dần ngày càng giữ dội hơn.
- Tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng lòng người.
- Đọc ghi nhớ.
- Bức tường bằng đá, hàng lan can gợi liên tưởng khung cảnh “nhà tù” - nơi giam giữ nàng Kiều.
- Đoạn cuối, vì cấu trúc “buồn trông” lặp lại như 1 điệp khúc buồn.
Nội dung
I. Đọc và Chú thích:
1.Đọc:
 2.Chú thích:
II.PT VB:
1.Kết cấu, bố cục:
- 3 phần.
 2.PT:
a. Cảnh nơi giam giữ 
nàng Kiều:
- Cảnh tượng mênh mông, rộng lớn mà thiếu vắng sự sống của con người.
- Tâm trạng cô đơn, lạc lõng.
b. Lòng thương nhớ của Kiều:
* Nhớ thương kỉ niệm tình yêu:
- Chọn lọc từ ngữ tinh tế.
-> Kiều là người sâu sắc, thuỷ chung tha thiết với hạnh phúc lứa đôi.
* Nhớ thương cha mẹ:
- Lựa chon từ ngữ đặc sắc.
-> Kiều có tấm lòng hiếu thảo bền chặt.
c. Nỗi buồn của Kiều:
- NT MT nội tâm, điệp cấu trúc, điệp từ ngữ, từ láy và tả cảnh ngụ tình. 
-> Nỗi buồn chồng chất kéo dài. Gợi sự day dứt về nỗi bất hạnh.
III. Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ghi nhớ: SGK/96.
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
? Em học được bản chất ĐĐ gì ở nhân vật nàng Kiều?
 ? Em học tập được gì về cách SD thủ pháp NT khi viết văn?
 H Tả cảnh để bộc lộ tâm trạng.
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc bài thơ, xem bài PT.
 - Hoàn thành phần luyện tập.
 - Soạn bài “MT trong VBTS”.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc37-KIEU O LAU NGUNG BICH.doc