Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 100

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 100

I.Yêu cầu :

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thật , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ .

- Nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thật , hình ảnh gợi cảm và cô đúc , giàu ý biểu tượng .

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng

 II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Bảng phu, ghi nhận những đoạn thơ minh hoạ , chân dung C hính Hữu .

 - Học sinh : Bảng phụ chuẩn bị họp nhóm .

 III. Trọng tâm : vẻ đẹp chân thật , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và hình ảnh người lính

cách mạng được thể hiện trong bài thơ .

 IV. Tiến trình lên lớp :

 -1.On định :

 -2. Bài cũ:

 Cái các và cái thiện đối lập trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào qua việc

 làm của các nhân vạt chính ? Qua đó Nguyễn Đình Chiểu muốm gửi gắm tư tưởng gì ?

 Câu thơ nào làm em xúc động , Vì sao ?

 

doc 93 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 10
TIẾT:46
( Chính Hữu )
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp chân thật , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ .
Nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thật , hình ảnh gợi cảm và cô đúc , giàu ý biểu tượng .
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng 
 II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Bảng phu,ï ghi nhận những đoạn thơ minh hoạ , chân dung C hính Hữu .
	- Học sinh : Bảng phụ chuẩn bị họp nhóm .
 III. Trọng tâm : vẻ đẹp chân thật , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và hình ảnh người lính 
cách mạng được thể hiện trong bài thơ .
 IV. Tiến trình lên lớp :
	-1.Oån định :
	-2. Bài cũ:
	Cái các và cái thiện đối lập trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào qua việc
 làm của các nhân vạt chính ? Qua đó Nguyễn Đình Chiểu muốm gửi gắm tư tưởng gì ? 
	 Câu thơ nào làm em xúc động , Vì sao ?
	-3. Bài mới :
*Lời vào bài : Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 Trong văn học hiện đại xuất hiện một đề tài mới – Tình đồng đội đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng – Anh bộ đọi cụ Hồ Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên góp phần vào đề tài ấy bằng một bài thơ đặc sắc – Đồng chí 
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm 
*GV: Nêu hiểu biết của em về tác gia ,tác phẩm 
*HS: Trình bày 
*GV: Bồ sung giúp học sinh thấy đuợc hoàn cảnh sáng tác vào năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn thủ đô , cùng đơn vị mình chiến đấu suốt chiến dịch .
- Bài thơ Đồng chí được nhà thơ viết vào đầu năm 1948 tại nơi ông phải điều trị bệnh .Bài thơ thể hiện những tình cảm tha thiết sâu sắc của tác giả với những người đồng chí đồng đội củamình 
Hoạt động 2: Đọc văn bản tìm hiểu chú thích 
*GV: Hướng dẫn học sinh đọc – giọng chậm tình cảm .
* HS:Giải thích từ khó – Thảo luận tự do 
*GV: Hướng dẫn học sinh tìm bố cục của bài thơ ? (7-11-3)
*HS: - 7 câu thơ đầu những cơ sở của tình đồng chí 
 - 11 câu kế tiếp những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí .
 -3 câu cuối hình ảnh đầu súng trăng treo 
*GV: Hướng học sinh tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ : Bài thơ
viết theo thể thơ tự do ,có 20 dòng chia làm hai đoạn , cả bài tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạng của của tình đồng chí , đồng đội nhưng mỗi đoạn có sức nặng của tư tưởng và cảm xúc .
 I. Tác giả- tác phẩm:
 1 . Tác giả :
 -Chính Hữu 1926 , quê Hà Tĩnh .
 Ông nhàthơ chiến sĩ .
2 Tác phẩm :
Bài thơ Đồng chí được nhà thơ viết vào đầu năm 1948.
1. Đọc văn bản –tìm hiểu chú thích :
Sách giáo khoa .
 Để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm ( các dòng 7-17và 20 ).
Hoạt động 3 : Phân tích .
*GV: Gọi học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu của bài thơ .
- Tình dồng đội đồng chí bắt nguồn từ những cơ sở nào ?
*HS: Hình ảnh nước mặn đồng chua đất cày sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của người lính ?
*ŠHS: Đều là những người nông dân nghèo xuất thân từ các miền quê.
*GV: Vậy họ có những nét tương đồng nào ?
*HS: Họ có cùng một cảnh ngộ 
*GV: Liên hệ với hình ảnh người lính tong những năm đầu kháng chiến chống Pháp :
" Nhớ linh xưa 
Côi cút làm ăn không quen cung ngựa chưa tới trường nhung chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc .
*GV: hình ảnh đầu sát bên đầu còn cho thấy họ có điểm chung nào?
*HS: Họ cùng nhiệm vụ cùng chung lí tưởng .
*GV: Chi tiết đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ gợi cách hiểu như thế nào về hình ảnh người lính ?
*HS: Cùng chia sẽ mọi gian lao trong cuộc sống đầu gian nan của người lính cách mạng , đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt .
*GV: Từ những người xa lạ họ trở thành những người bạn chí cốt , chung mục đích lí tưởng gắn bó với nhau trong nhiện vụ cao cả họ đã trở thành đồng đội đồng chí của nhau .
*GV: Tại sao câu thơ thứ bảy lại có hai từ đồng chí và dấu chấm !
*HS: Là câu thơ quan trọng của bài thơ nó như bản lề nối hai đoạn thơkhép mở hai ý cơ bản những cơ sở và những biểu hiện của tình đồng chí .Nó vang lên giản dị mộc mạc mà thiêng liêng , cảm động khẳng định và ca ngợi tình cảm cách mạng mới mẻ .
*GV: Hướng học sinh phân tích những biểu hiện của tình đồng chí.
*HS; Đọc 10 câu thơ tiếp 
*GV: Chi tiết ruộng nuơng anhra lính gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí ?
*HS: Tình đồng chí của họ thật sâu n ặng vì rời quê nhà đi chiến đấu .Họ ấp ủ những kỉ niệm về quê hương . Họ hiểu về nhau thông cảm với nhau sâu sắc .Họ cùng tâm tư cùng nỗi nhớ – mái tranh nghèo, giếng nước , gốc đa, những người thân yêu .
*GV: Những câu thơ tiếp theo phản ánh hiện thực nào của đời lính?
*HS: Aùo anh  chân không giày .. Những khó khăn gian lao cùng chia se.
*GV: Vì sao họ vượt qua những gian lao ấy ?
*HS: Vì tình đồng đội , đồng chí đã đem lại cho họ tinh thần lạc quan và tin tưởng vào chân tình sâu sắc .
*GV: Câu thơ thương nhau tay nắm lấy bàn tay nói lên được điều gì?
*HS: Vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng ,vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình đồng chí  , chỉ bằng một cử tay nắm lấy bàn tay mà người lính như có sức mạnh vượt qua những khó khăn gian khổ . 
II. Phân tích văn bản 
1. Cơ sở của tình đồng chí :
- Họđều là những người nông dân nghèo xuất thân từ các miền quê.
- Cùng chia sẽ mọi gian lao trong cuộc sống đầu gian nan của người lính cách mạng .
-Từ những người xa lạ họ trở thành những người bạn chí cốt , chung mục đích lí tưởng gắn bó với nhau trong nhiện vụ cao cả họ đã trở thành đồng đội đồng chí của nhau .
 2.Những biểu hiện của tình đồng chí.
Tình đồng chí của họ thật sâu n ặng vì rời quê nhà đi chiến đấu .Họ ấp ủ những kỉ niệm về quê hương . Họ hiểu về nhau thông cảm với nhau sâu sắc .Họ cùng tâm tư cùng nỗi nhớ – mái tranh nghèo, giếng nước , gốc đa, những người thân yêu .
* Tình đồng đội , đồng chí đã đem lại cho họ tinh thần lạc quan và tin tưởng vào chân tình sâu sắc .
*GV: Hướng học sinh đoạn kết của bài thơ.
-Yêu cầu học sinh đọc lại 3 câu thơ cuối của bài thơ 
*GV: Những câu thơ ở đoạn kết cho em suy nghĩ gì ? về người lính và cuộc chiến đấu ? Hình ảnh đầu súng trăng treo thể hiện vẻ đẹp và ý nghĩa như thế nào ?
*HS: Thảo luận nhanh trong bàn sau đó trình bày trước lớp .
- Trong bức tranh trên , nổi lên trên nền cảnh màng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng . trong cảnh rừng hoang suơng muối những người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau . Sức mạnh của đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ , thiếu thốn . Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang sương muối .
- Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra những đêm hành quân , nhưng hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biểu tượng giàu chất thơ về người lính . .
*GV: Qua bài thơ em có cảm nhận gì về hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp ?
*HS:Xuất thân từ một làng quê nghèo , ra đi vì nghĩa lớn . tiếp xúc những khó khăn gian khổ vẫn lạc quan yêu đời , đẹp nhất là tình đồng chí đồng, đồng đội sâu nặng thắm thiết . 
*HS: Trình bày ý kiến cá nhân của mình. 
-*GV:H ãy cho biết vì sao bài thơ có tên là đồng chí ?
*HS: Đồng chí là cùng chung chí hướng , lí tưởng .Đây là cách xưng hô của những người cùng trong cùng một đoàn thể cách mạng . Vì vậy đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội .
 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập .
phần luyện tập trong sgk cho học làm ở nhà 
 Cho học sinh đọc bài viết của Chính Hữu : Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ tình Đồng chí 
3, Hình ảnh đầu súng trăng treo :
 -Ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng . trong cảnh rừng hoang suơng muối. 
- Hình ảnh đầu súng trăng treo. là hình ảnh được nhận ra những đêm hành quân, nhưng hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biểu tượng giàu chất thơ về người lính .
- Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang sương muối . 
Tổng Kết
* Ghi nhớ :
II. Luyện tập .
học sinh đọc bài viết của Chính Hữu : Một vài kỉ niệm nhỏ về bài thơ tình Đồng chí 
 4. Củng cố :
 *GV: Cho học sinh phát biểu cảm nhận của mình về giá trị nôi dung và đặc sắc nghệ
 thuật của bài thơ .
 *HS: Đọc phần ghi nhớ
 5.Hướng dẫn học ở nhà :
-Học thuộc lòng bài thơ
-Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 ***************************&********************************
TUẦN : 10
TIẾT:47
BÀI THƠ 
VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
( Phạm Tiến Duật )
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính , cùng với hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm , sôi nổi trong bài thơ .
Nắm được nét đặc sắc riêng của giọng điệu của bài thơ .
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh , ngôn ngữ thơ .
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Bảng phu,ï ghi nhận những đoạn thơ minh hoạ , chân dung Phạm Tiến Duật 
	- Học sinh : Bảng phụ chuẩn bị họp nhóm .
 III. Trọng tâm : Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính , cùng với hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm , sôi nổi trong bài thơ
 IV. Tiến trình lên lớp :
	-1.Oån định :
	-2. Bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí ,neu hoàn cảnh sáng tác . 
	- Qua bài thơ em cảm nhận được gì về ảnh của anh chiến sĩ cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp .
	- Hình ảnh đầu súng trăng treo cho em cảm xúc gì ?
	-3. Bài mới :
*Lời vào bài : Trong dòng văn học t ... hị luận về một việc, hiện tượng đời sống .
Tuần 20 
Tiết 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỐ SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
	-Giúp sh biết làm bài bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
	- Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội .
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên :bảng phụ ghi ví dụ .
	- Học sinh : Bảng nhóm .
 III. Trọng tâm : SH biết làm bài bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. 
IV.Tiến trình dạy và học :
-1..Oån định :
	-2. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập ở nhà.
	- 3.Bài mới :
*Lời vào bài :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
*GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản bệnh lề mề trong sách giáo khoa .
 *HS:Đọc văn bản
*GV:Bài văn bình luận hiện tượng gì trong đời sống?bản chất hiện tượng đó là gì ?Chỉ ra nguyên nhân bệnh lề mề ? Phân tích tác hại của bệnh lề mề ?
*HS: Thảo luận và trả lời 
*HS:Vấn đề bàn luận trong văn bản là hiện tượng " giờ cao su " trong đời sống .Đây là một vấn đề được phổ biến trong cuộc sống xã hội, bản chất của hiện tượng là thói quen kém văn hoá của những người không có lòng tự trọngvà không biết tôn trọng người khác .
- Nguyên nhân của bệnh lề mề :
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác .
+ Ích kỉ,vô trách nhiệm vvới công việc chung 
- Tác hại của bệnh lề mề :
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi.
+Làm mất thời gian của người khác .
+ Tạo ra thói quen kém văn hoá.
*GV:Trước hiện tượng nầy tác giả đã bầy tỏ quan điểm của mình ra sao?
*HS: Nêu những tác hại của việc sai lệch và bày tỏ việc phản đối.
*GV: Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
*HS: Vì cuộc sống văn minh hiện đòi hỏi mọi người phải tôn trọng nhau và hợp tác với nhau .. làm việv đúng giờ là tác phong của người có v ăn hoá .
*GV: Thế nào là bình luận một hiện tượng , một hiện tượng trong đời sống?
*HS: đọc phần ghi nhớ sgk .
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1: 
*HS: Thảo luận về các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như :
Giúp bạn học tập tốt .
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường .
Giúp các gia đình thương binh liệt sĩ.
Đưa em nhỏ qua đường .
Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt 
Bài tập 2:
*GV: Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bàinghịluận.
*HS: Thảo luận trình bày trước lớp .
- Thứ nhất có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng và vấn đề nòi giống .
- Thứ hai, nó liênquan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Thứ ba nó gây tốn kém cho người hút .
II. Bài học :
1 .Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
* Ví dụ :
Văn bản Bệnh lề mề .
Vấn đề bàn luận trong văn bản là hiện tượng " giờ cao su " trong đời sống.
- Nguyên nhân của bệnh lề mề :
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác .
+ Ích kỉ,vô trách nhiệm vvới công việc chung 
- Tác hại của bệnh lề mề :
+ Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi.
+Làm mất thời gian của người khác .
+ Tạo ra thói quen kém văn hoá
*Ghi nhớ :
Sách giáo khoa 
II.Luyện tập
Bài tập 1
Hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như:
Giúp bạn học tập tốt .
Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường .
Giúp các gia đình thương binh liệt sĩ.
Đưa em nhỏ qua đường .
 -Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt
Bài tập 2:
Thứ nhất có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng và vấn đề nòi giống .
- Thứ hai, nó liênquan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Thứ ba nó gây tốn kém cho người hút .
 	 Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học bài ,làm bài tập còn lại sgk .
	- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một sự ciệc hiện tượng trong đời sống .
******************************
Tuần :20 
Tiết: 100 
CÁCH LÀM
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỐ SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
	-Giúp sh biết làm bài bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
	- Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội .
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên :bảng phụ ghi ví dụ .
	- Học sinh : Bảng nhóm .
 III. Trọng tâm : SH biết làm bài bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. 
IV.Tiến trình dạy và học :
-1..Oån định :
	-2. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập ở nhà.
	- 3.Bài mới :
*Lời vào bài :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
*GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 1 và trả lời các câu hỏi :
- Đề bài yêu cầu bàn luận về những hiện tượng gì?
- Nội dung của bài nghị luậngồm có mấy ý ?
- Tư liệu để dùng viết bài nghị luận lá gì?
*HS: Trao đổi , thảo luận và trả lời .
- Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng " Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi " 
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó 
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
-Tư liệu dùng để việt đó là vốn sống, gồm:
+ Vốn sống trực tiếp : Do kinh nghiệm, tuổi đời. Hay bản thân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn để đồng cảm với những khókhăn của người khác.Hoặc sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo đức thì thường có lòng nhân có tính hướng thiện .
+ Vốn sống gián tiếp : là những hiểu biết có đựơc do đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi ,và giao tiếp hằng ngày.
* GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 4 và trả lời các câu hỏi .
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên tronghoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh đó có bình thường không ? Tại sao ?
- Nguyễn Hiền có đặ điểm gì đặc biệt ? 
- Nguyên nhân dẫn đến thành công của nguyễn Hiền là gì ?
*HS: Trao đổi trả lời :
- Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh rất nghèo.Nguyễn Hiền đã phải xin làm chú tiểu trong chùa,để kiếm sống và quét dọn vệ sinh .
-Nguyễn Hiền có đặc điểm là ham học ,tưchất thông minh ,mau hiểi biết .
- Nguyên nhân để Nguyễn Hiền thành công la tinh thần kiên trì ham học hỏi.
*GV: Yêu cầu học sinh so sánh những điểm giống và khác nhau của hai đề vừa tìm hiểu .Dựa vào đề mẫu mỗi em ra một đề bài 
*HS: Trao đổi thảo luận trình bày .
- So sánh hai đề bài 
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
*GV: Có thể định hướng cho học sinh ra đề về các vấn đề sau .
- Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông 
-Nhà trường vớivấn đề môi trường .
-Nhà trường với tệ nạn xã hội .
Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
*GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản mẫu sgk và thực hiện các thao tác :
- 1. Tìm hiểu đề ;
a. Đề thuộc loại gì ?
b. Đề nêu sự việc hiệntượng gì?
c. Đề yêu cầu gì ?
-2. Tìm ý :
3. Lập dàn ý : 
*GV: Hướng học sinh thực hiện các thao tác .
1. Tìm hiểu đề :
2.Tìm ý
 3. Lập dàn ý 
*HS: Thảo luận theo yêu cầu của GV.
1. Tìm hiểu đề :
-Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc trong đời sống .
-Đề nêu lên hiện tượng ngừơi tốt . 
2.Tìm ý.
-Những việclàm của bạn Nghĩa cho ta thấy nếu muốn sống có ích ,hãy bắt đầu cuộc của mình bằng những việc làm bình thường.
- Những việclàm của bạn Nghĩa rất giản dị mà ai cũng có thể làm được .
- Nghĩa là con người biết thương mẹ.
- Nghĩa là học sinh biết kết hợp học với hành .
-Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo .
- nếu mọi học sinh đều sống như bạn Nghĩa thì cuộc sống nầy quả là tốt đẹp . 
 3. Lập dàn ý 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
b. Thân bài :
-Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
-Đánh giá việ clàm của Phạm văn Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
c. Kết bài :
-Rút ra bài học cho bản thân .
-Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa .
I .Bài học:
1. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
* Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng " Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi " 
- Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó 
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
2 Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
1. Tìm hiểu đề .
a. Đề thuộc loại gì ?
b. Đề nêu sự việc hiệntượng gì?
2. Tìm ý :
a. Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
b. Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
c. Nêu học sinh làm theo bạn Nghiã thì có tác dụng gì?
3. Lập dàn ý : 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
b. Thân bài :
-Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
-Đánh giá việclàm của Phạm văn Nghĩa.
-Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
c. Kết bài :
-Rút ra bài học cho bản thân .
-Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa .
Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống .
Viết bài văn hoàn chỉnh về Nguyễn Hiền 
 Chuẩn bị chương trình địa phương ( Phần tập làm văn )
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 TUAN 1120.doc