TIẾT 61 + 62
VĂN HỌC LÀNG
Kim Lân (1920)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần KC ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp.
-Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
-Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Một số câu ca dao về tình quê hương đất nước.
2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò tiết 60.
C. Kiểm tra:
-Phân tích bố cục, giọng điệu bài thơ “Ánh trăng”
-Bài soạn.
-Phân tích ý nghĩa vầng trăng trong bài thơ.
-Bài soạn.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
TUẦN 13 TIẾT 61 + 62 VĂN HỌC LÀNG Kim Lân (1920) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần KC ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp. -Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. -Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Một số câu ca dao về tình quê hương đất nước. 2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò tiết 60. C. Kiểm tra: -Phân tích bố cục, giọng điệu bài thơ “Ánh trăng” -Bài soạn. -Phân tích ý nghĩa vầng trăng trong bài thơ. -Bài soạn. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Nội dung 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. -GV yêu cầu HS đọc phần chú thích ngôi sao -Yêu cầu: Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Kim Lân (quê quán, sở trường, cảm nhận về người nông dân,) GV nhận xét trình bày của HS. -Hỏi: Truyện ngắn được ra đời trong hoàn cảnh nào? Viết về ai? GV nhận xét. *. Diễn giảng: Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước. Nó thuộc loại cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. 2. Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm. -GV tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK đã lượt bớt: Hoàn cảnh rời làng bên nơi tản cư và tính cách thích khoe làng của ông Hai. -GV đọc một đoạn và cho 2 HS đọc tiếp. -Yêu cầu: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của truyện. +Câu chuyện bắt đầu từ đâu? Sự việc gì? +Sự việc ấy có tác động gì đến nhân vật. +Truyện kết thúc như thế nào? GV cho HS nhận xét, bổ sung cho nhau, GV nhận xét. -Yêu cầu: Hãy cho biết truyện nói về điều gì ở người nông dân trong hoàn cảnh nào? *. Chốt: Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kháng Pháp. -Yêu cầu HS đọc chú thích 1,2,3,4,6,8,11,12, 15,16,17,19,23,25,26,27,28. 3. Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: a. Tìm hiểu tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai: -GV nhắc lại phần đầu của truyện: Ông Hai yêu cài làng chợ Dầu với một tình cảm rất đặc biệt (khoe làng, kể về làng một cách say sưa lạ thường). -Gợi +hỏi: Truyện ngắn đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai. Đó là tình huống nào? GV nhận xét, sửa chữa. -Yêu cầu: Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. +Khi nghe tin đột ngột, ông Hai có biểu hiện gì? +Từ lúc đó, tâm trí ông Hai có gì đáng chú ý? +Tìm chi tiết minh hoạ cho mỗi nội dung trên. -GV cho HS trao đổi ý kiến, trình bày. GV nhận xét. *. Diễn giảng: Khi nghe tin đột ngột, cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về nhà, ông nằm ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây ư ” - Hỏi: tại sao ông Hai lại thấy tủi hổ khi nghe làng mình theo giặc? GV cho HS trao đổi đòng góp ý kiến, trình bày trước lớp. GV nhận xét * Chốt - Chuyển: Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai trước cái tin làng mình theo giặc và cũng chính nỗi ám ảnh vì cái tin này dẫn đến bên trong lòng ông bắt đầu nảy sinh mâu thuẩn. TIẾT 1 -Đọc chú thích ngôi sao -Nêu những nét chính về tác giả -HS nhận xét, bổ sung cho bạn. -Nêu hoàn cảnh chủ đề truyện ngắn. -Chú ý ghi nhận -Chú ý lắng nghe -Chú ý giọng đọc -Đọc -Tiến hành tóm tắt truyện (dựa theo nội dung gợi ý của GV) -Trao đổi, trình bày. -Nhận xét, sửa chữa. -Ghi nhận. -Đọc các chú thích. -Tập trung chú ý -Trả lời: tình huống “làng theo giặc” -Trao đổi, đóng góp ý kiến. -Trình bày (đại diện nhóm). -Tìm chi tiết minh hoạ -Bổ sung bạn -Chú ý ghi nhận. - Trao đổi, trình bày ý kiến. -Nhận xét bạn - Chú ý ghi nhận. - Ghi nhận dặn dò. I. Giới thiệu: 1. Tác giả; -Tên thật Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. -Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. -Ông am hiểu và gắn bó với nông dân và nông thôn. 2. Tác phẩm. -Truyện ngắn viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. -Truyện khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến: tình cảm quê hương, đất nước. II. Tìm hiểu chung: Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai, một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kháng Pháp. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai. Tác giả đặt ông Hai vào một tình huống gây cấn “làng theo giặc” -> bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước. -Nghe tin đột ngột -> sững sờ, nghẹn ngào. -Tin dữ xâm chiếm tâm trí -> nỗi ám ảnh day dứt. =>Tác giả diễn tả rất cụ thể nổi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hải thường xuyên trong ông với nổi đau xót tủi hổ? *. Củng cố: Em hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. *. Dặn dò : Làng (tt). - Sự mẫu thuẩn trong lòng ông Hai. - Đọc đoạn “Ông ôm đôi phần). Trả lời các yêu cầu trong câu 3. - Rút ra nhận xét về NT, xây dựng NV của tác giả. TIẾT 2 3. Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. b. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai. -Hỏi: Khi nghe làng theo giặc thì hai tình cảm bắt đầu mâu thuẩn. Ông đã lựa chọn như thế nào? GV nhận xét trình bày của HS. -Hỏi: Ông có dứt bỏ được tình yêu quê không? Giờ đây tâm trạng của ông như thế nào? -Hỏi: Ông rơi vào tình thế ra sao? GV nhận xét trình bày của HS. *. Bình: Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi bị mụ chủ nhà đuổi đi. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chưa chấp dân của cái làng việt gian, cũng không thể quay về làng, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Mối mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết. -Yêu cầu: Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (ông ôm thằng con út được đôi phần). Gv chú ý giọng đọc cho HS. -Hỏi: Vì sao ông Hai trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? *. Chốt: Trong tâm trạng dồn nén và bế tắc, ông chỉ còn biết trút nổi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. -Hỏi: Những lời tâm sự đó thực chất là lời nhủ với ai? Nhằm mục đích gì? GV nhận xét, sửa chữa. -Hỏi: Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, cuộc kháng chiến? Tìm chi tiết minh hoạ. GV dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét. *. Chốt: Điều đó thể hiện tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu, tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng. -Hỏi: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước có mối quan hệ như thế nào? GV nhận xét. c. Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả: -Hỏi: Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào? (hành động, ý nghĩ, ngôn ngữ, độc thoại hay đối thoại). Diễn biến tâm lí của nhân vật có hợp lí không? *. Chốt: Tác giả miêu tả rất chính xác, cụ thể diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật. -Hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất ngôn ngữ của nhân vật? *. Chốt: NN mang đậm tính khẩu ngữ và lời văn tiếng nói của người nông dân. -Yêu cầu: Em hãy tìm dẫn chứng minh hoạ cho điều nói trên. GV nhận xét, sửa chữa. *. Diễn giảng: Ngoài ra tác phẩm còn có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu giữa lời trần thuật và lời của nhân vật. NN của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của NV nên rất sinh động. 4. Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết. -Hỏi: Truyện ngắn đã thể hiện tình cảm tốt đẹp gì của người nông dân? GV chốt lại. -Hỏi: Kim Lân có thành công gì về nghệ thuật quan truyện ngắn giò? GV chốt lại. *. Nói thêm: Truyện ngắn xây dựng theo cốt truyện tâm lý. Tác giả đã sáng tạo tình huống có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm NV, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của NV. Đặc vào trong thời điểm xuất (phát) hiện tác phẩm càng thấy giá trị của thành công này của Kim Lân: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; Ngôn ngữ nhân vật sinh động và thể hiện cá tính của từng nhân vật (cũng là ngôn ngữ nông dân nhưng lời nói của ông Hai và mụ chủ nhà rất khác nhau.). -Trao đổi ý kiến -Nêu ý kiến -Nhận xét bạn -Trả lời: không -> Day dứt. -Trả lời: Bế tắc, tuyệt vọng. -Chú ý theo dõi. -Diễn lại lời của GV. -Đọc đoạn văn theo yêu cầu. -Nhận xét giọng đọc của bạn -Trao đổi, trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -Chú ý chốt ý của GV. -Suy nghĩ, trình bày (cá nhân). ... ộng lớn, thay đổi sâu sắc. III. So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau: 1. “Khúc hát mẹ” và “Con cò” -Giống: +Ca ngợi hình ảnh mẹ con. +Dùng điệu ru, lời ru của mẹ. -Khác: + “Khúc hát mẹ” sự thống nhất của tình yêu con và yêu nước. + “Con cò”: Khai thác và phát triển từ hình tượng con cò. -> Ca ngợi tình mẹ+ ý nghĩa lời mẹ. 2. “Đồng chí’ bài thơ kính; Aùnh trăng. -Giống: viết về người lính và ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách , tâm hồn của họ. -Khác: Khai t¸ch những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau. IV. So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở 1 số bài: 1. “Đồng chí” và “Đoàn thuyền đánh cá” 2. “Đồng chí”: bút pháp hiện thực. - “Đoàn thuyền đánh cá”: bút pháp tượng trưng, phóng đại, liên tưởng, so sánh mới lạ. 2. “Bài thơ kính” và “Aùnh trăng”. -“Bài thơ .. kính”: bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể, chi tiết. - ‘Aùnh trăng”: Bút pháp gợi tả hướng tới biểu tượng của hình ảnh. E. Củng cố - dặn dò: 1. Củng cố: Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học (Gv cho HS đọc trước lớp. GV nhận xét). 2. Dặn dò: a. Bài cũ: - Học lại các bài thơ. - Ôn luyện kiến thức VH hiện đại VN. - Hoàn thành bài ôn tập. b. Bài mới (tiết 128/TV): Nghĩa tường minh và hàm ý (tt) - Đọc kĩ đoạn trích (trang 90. SGK) - Trả lời lần lượt các ý trong các câu hỏi bên dưới (trang 90+ 91. SGK). - Tham khảo phần ghi nhớ. - Đọc và xác định yêu cầu các BT 1,2,3,4,5 (trang 91+92+93) - Thực hiện 3BT đầu. *. Ôn lại kiến thức bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiết 123). TIẾT 128 TIẾNG VIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tt) 01/03/2006 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý: -Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. -Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ (ghi nhớ; Đoạn văn BT 4 trang 92.SGK). 2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 127. C. Kiểm tra: -Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? -BT tiết 123. -Bài soạn tiết 128. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Nội dung 1. Hoạt động 1. Xác định điều kiện sử dụng hàm ý: -Yêu cầu: HS đọc đoạn trích mục I (SGK), HS khác quan sát. -Giáo viên tóm tắt nội dung đoạn trích. -Yêu cầu: Hãy đọc 2 câu in đậm. -Yêu cầu: Em hãy nêu hàm ý của từng câu in đậm trên. -GV cho HS trao đổi - Trình bày. GV nhận xét. *. Nhấn mạnh: Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với U và các em nữa. U đã bán con”. -Hỏi: Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? Gọi HS trình bày. GV nhận xét. *. Chốt: đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. Tức chị đã có ý thức đưa hàm ý vào câu nói của mình. -Hỏi: Hàm ý của câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Hàm ý câu đó là gì? GV nhận xét trình bày của HS. -Hỏi: Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? GV nhận xét trình này của HS. -Hỏi: Cái Tí có hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ không? GV nhận xét. -Hỏi: Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Gọi HS trình bày ý kiến. GV nhận xét. *. Chốt: Sự “giảy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của Cái Tí “U bán con đấy ư?” cho thấy Tí đã hiểu được hàm ý. 2. Hoạt động 2. Làm việc với phần ghi nhớ: -Yêu cầu: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào? GV nhận xét, sửa chữa. -Giáo viên treo bảng phụ - yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: -Gọi HS đọc và xác định yêu cầu Bt. -Chú ý: + Đọc kĩ các đoạn văn. + Chú ý các câu in đậm. + Xác định người nói, người nghe. + Xác định hàm ý mỗi câu. + Người nghe có hiểu không? Nhờ vào đâu ta biết. Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận (6 nhóm, hai nhóm làm 1 câu). Gọi HS nêu đáp án, GV cho nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét, sửa chữa. Bài tập 2: -Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. -Chú ý: + Đọc đoạn trích. + Nắm được nội dung đoạn trích. +Đọc câu in đậm. +Xác định hàm ý câu nói. +Giải thích vì sao không nói thẳng. +Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? Giáo viên cho HS thảo luận (4 nhóm) - Yêu cầu ghi ra giấy, trình bày. GV nhận xét, sửa. Bài tập 3: -Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. -Chú ý: +Lược lời của B phải nêu việc làm vào ngày mai. + Phải dùng câu có chứa hàm ý từ chối, không dùng những câu không rõ chủ định “để minh xem đã” hoặc “Mãi hẵn hay” GV gọi HS điền - GV nhận xét, sửa chữa. Bài tập 4: -Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. -Chú ý: +Đọc kĩ đoạn văn + Nắm được nội dung. + Suy luận hàm ý qua so sánh của Lỗ Tấn. GV cho HS trao đổi, trình bày. Gv nhận xét, sửa chữa. -Đọc đoạn trích -Chú ý khi GV tóm tắt nội dung -Ghi nhận yêu cầu -Thảo luận, trình bày, nhận xét. -Chú ý tiếp thu. -Trả lời: Chuyện buồn. -Chú ý ghi nhận. -Trả lời: câu 2. -Nêu hàm ý -Nhận xét, sửa -Suy nghĩ độc lập -Trình bày -Nhận xét bạn -Trả lời: hiểu. -Nêu chi tiết chứng tỏ tí hiểu ý mẹ. -Ghi nhận. -Đúc kết từ THB. -Nêu ý kiến -Nhận xét, bổ sung -Đọc ghi nhớ. -Đọc + xác định yêu cầu. -Ghi nhận hướng dẫn. -Thảo luận nhóm -Đại diện trình bày. -Nhận xét, sửa. -Đọc xác định yêu cầu. -Tiếp thu hướng dẫn của GV. -Trao đổi (4 nhóm) -Trình bày đáp án -Nêu nhận xét, sửa chữa -Đọc + xác định yêu cầu -Chú ý lời gợi của GV -Suy nghĩ độc lập -Điền vào -Đọc + xác định yêu cầu. -Đọc đoạn văn -Trao đổi để tìm ra hàm ý. -Trình bày -Nhận xét, sửa chữa. I. Điều kiện sử dụng hàm ý: 1. Tìm hiểu bài. Xét đoạn trích (tr 90 +91). a. Câu nói của chị Dậu “con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi” -> Hàm ý “sau bữa ăn này con không còn ở nhà với gia đình nữa. Mẹ đã bán con”. ->Vì điều đau lòng nên chị tránh nói thẳng. =>Có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. -Câu “con sẽ.. thôn Đoài” có hàm ý “Mẹ đã bán con cho cụ Nghị ở thôn Đoài”. -Sự “giảy nảy và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U đấy ư” ->Tí hiểu ý của mẹ. =>Giải đoán được hàm ý. 2. Ghi nhớ (trang 91. SGK) II. Luyện tập 1. Trang 91+92 a. -Anh thanh niên (nói), hoạ sĩ và cô gái (nghe). -Câu “chèđấy” có hàm ý “mời cô và nác vào uống nước” (nhờ vào câu sau nó). b. Tấn (nói) chị hàng đậu (nghe). -Câu “chúng tôi.. để” -> hàm ý “chúng tôi không cho được (người nghe hiểu nhớ vào câu nói cuối). 2. Tr.92. -Câu “cơm .. bây giờ” -> hàm ý “chắt giùm nước cơm” -Vì lần trước nói thẳng mà không hiệu quả. -Sử dụng hàm ý không thành công vì “anh sáu ngồi im”. 3. Tr92. Điều lược lời của B một câu có hàm ý từ chối. VD: A: Mai về quê với mình đi! B: Mai, mình bận ôn thi. A: Đánh vậy. 4. Tr 92. Tìm hàm ý qua so sánh “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn: Tuy hi vọng chưa thể nói hư hay thực nhưng cố gắng thực hiện thì sẽ đạt được. E. Củng cố - dặn dò: 1. Củng cố: Tìm những câu có chưa hàm ý mời mọc hoặc từ chối qua đoạn đối thoại giữa em bé với người trên mây và trong sóng (“Mây và sóng”). - Viết vào mỗi đoạn câu có hàm ý mời mọc rõ hơn. - GV cho HS suy nghĩ - ghi giấy - trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. 2. Dặn dò: a. Bài cũ: Xem lại phần tìm hiểu bài Học kĩ phần ghi nhớ. Hoàn thành tất cả 5 BT. b. Bài mới (tiết 129/VH): Kiểm Tra Văn (Phần thơ) - Ôn kĩ kiến thức về thơ (từ “Con cò” đến “nói với con”) -Học thuộc lòng thơ. -Xem lại bài “ôn tập - tên thật. -Đề kiểm tra: + Một số câu hỏi trắc nghiệm. + Một bài tập ngắn (phân tích 1 hình ảnh thơ). + Một đề TLV ngắn (cảm nghĩ về tượng thơ, chủ đề bài thơ). TIẾT 128 VĂN HỌC KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các tác phẩm thơ hiện đại VN trong chương trình ngữ văn 9 KHII. -Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn (sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn văn và bài văn). HS cần huy động những tri thức và kĩ năng về TV và Tập làm Văn vào bài làm. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đề (photo) - kiểm đề (số lượng, hình thức). 2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 127 + 128. C. Kiểm tra: -Số HS vắng (tên cụ thể). -Tấm thế HS. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Hoạt động 1. Giao đề: -Giáo viên giao đề cho HS. -Học sinh nhận đề, kiểm tra hình thức bao quát của đề. 2. Hoạt động 2. Một số nhắc nhở cần thiết trước khi làm bài: -GV yêu cầu HS xếp lại tất cả những tài liệu có liên quan. -Cần thực hiện đúng các thao tác trắc nghiệm, cách chỉnh đổi lựa chọn. -Ghi họ tên, lớp đầy đủ. -Tránh tẩy xoá. Nên sử dụng màu mực xanh (1 màu) -Cần đọc kĩ yêu cầu từng câu. -Khi làm bài cần nghiêm túc. -GV cho HS tiến hành làm bài. 3. Hoạt động 3. Giáo viên quan sát nhắc nhở. -Học sinh tập trung suy nghĩ làm bài. -Giáo viên quan sát bao quát lớp, nhắc nhở HS vi phạm, khuyến khích động viên HS cố gắng làm bài. 4. Hoạt động 4. Thu bài: -Giáo viên yêu cầu HS nộp bài ra đầu bàn cho lớp trưởng thu lại. -Giáo viên nhận đề từ lớp trưởng. -Giáo viên kiểm tra số lượng BT đã nộp so với sỉ số lớp hiện tại để phát hiện kịp thời 1 vài HS cố tình không nộp bài. E. Củng cố - Dặn dò: 1. Củng cố: - Cho vài HS trình bày khó khăn khi làm bài (dung lượng câu hỏi, thời gian, nội dung) - Giáo viên ghi nhận - Giải đáp những điều cần thiết. 2. Dặn dò: a. Bài cũ: -Ông lại kiến thức VH hiện đại VN. -Ghi nhận cấu tạo đề. -Những câu làm được, không làm được. b. Bài mới (Tiết 130/TLV): Trả bài TLV số 6 (Viết ở nhà). -Xem lại đề bài đã viết. -Lập dàn ý cho đề bài đó. -Thảo luận trước với bạn về dàn ý đã lập. -Mỗi em sưu tầm 1 bài văn nghị luận về truyện. -Ôn lại kiến thức về nghị luận văn học.
Tài liệu đính kèm: