Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 72: Chiếc lược ngà

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 72: Chiếc lược ngà

NS:

NG:

 TIẾT 72

Văn bản

Chiếc lược ngà

NGUYỄN QUANG SÁNG

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

- Cảm nhận được tình cha con sau nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.

- Nắm được NT MT tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, NT XD tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của TG.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết NT đáng chú ý trong 1 truyện ngắn.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

 - H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: phân tích; phát vấn; giảng bình;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm; .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 ? Hãy tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Và giới thiệu đôi nét về TG

 * Gợi ý: Ông Sáu xa nhà đi KC. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với 3 như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dành hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm 1 chiếc lược = ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong 1 trận càn, ông hi sinh, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

 - Nguyễn Quang Sáng (1932). Quê: Chợ Mới – An Giang. Ông là cây bút viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và CN

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1744Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 72: Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 72
Văn bản
Chiếc lược ngà
Nguyễn quang sáng
A. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Cảm nhận được tình cha con sau nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu.
- Nắm được NT MT tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, NT XD tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của TG.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết NT đáng chú ý trong 1 truyện ngắn.
B. chuẩn bị: 
 - G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
 - H: bài soạn.
C. phương pháp: 
 - G: phân tích; phát vấn; giảng bình;.....
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Hãy tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Và giới thiệu đôi nét về TG
 * Gợi ý: Ông Sáu xa nhà đi KC. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với 3 như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở khu căn cứ, người cha dành hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm 1 chiếc lược = ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong 1 trận càn, ông hi sinh, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
 - Nguyễn Quang Sáng (1932). Quê: Chợ Mới – An Giang. Ông là cây bút viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Ông chủ yếu tập trung viết về cuộc sống và CN Nam Bộ.
III. Bài mới: 
 Như chúng ta đã biết truyện ngắn này viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thế nhưng lại tập trung nói về tình người – cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng đội đồng chí của những người cán bộ CM. Tình cha con MT thật cảm động ở cả 2 phía. Để biết thêm về tình cha con ông Sáu ra sao thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp truyện.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: PT nhân vật bé Thu (10 phút).
G YC HS theo dõi đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong ngày ông Sáu ra đi.
? Vẻ mặt của bé Thu được MT ntn?
? Vẻ mặt ấy biểu lộ 1 nội tâm ntn?
? Bé Thu đã phản ứng ntn khi nghe ông Sáu nói: “Thôi! 3 đi nghe con!”
G Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “3” và tiếng kêu như tiếng xé. 
? Em nghĩ gì về lời bình luận sau đây của người kể chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người đó là tiếng 3 mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng 3 như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”
G 1 lần nữa, bé Thu lạ kêu thét lên, nhưng lần này không phải là gọi “Má!” mà là gọi “3!”. Nó không còn là tiếng kêu cầu cứu biểu lộ sự sợ hãi mà làg tiếng nói của TY thương ruột thịt. Nhưng thật cảm động và đau đớn, vì đây là tiếng gọi “3” lần đầu và cũng là lần cuối.
? “Nhanh như 1 con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ 3 nó; nó hôn 3 nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của 3 nó”. Những cử chỉ đó đã diễn tả lòng yêu quý 3 ntn của bé Thu?
? “Không cho 3 đi nữa! 3 ở nhà với con!”
“3 về! 3 mua cho con 1 cây lược nghe 3!”
Qua lời nói của bé Thu em cảm nhận được gì?
? Bé Thu nhận ra 3 là do đâu?
? Trước lời giải thích của bà ngoại thì bé Thu đã có những biểu hiện ntn?
? Qua các biểu hiện trên cho thấy bé Thu có suy nghĩ ntn?
G Chứng kiến những biểu hiện tình cảm đó trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim mình.
? Em hãy NX về NT khắc hoạ nhân vật bé Thu trong 2 đoạn truyện này?
? Từ đó, 1 em bé với tính cách ntn đã hiện lên trong cảm nhận của em?
G ở Thu còn có 1 nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như là ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là 1 đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con.
? Qua đây em hiểu thêm gì về TG?
* HĐ2: PT nhân vật ông Sáu (16 phút)
G YC HS chú ý các chi tiết thể hiện TC của ông Sáu với con.
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con?
? Tiếng gọi: “Thu! Con” cùng với điệu bộ vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con cho thấy TC của ông Sáu lúc này ntn?
G Nhưng đứa con đã không làm như vậy.
? HA ông Sáu khi bị con từ chối được MT ntn?
? Chi tiết “2 tay buông xuống như bị gãy” phản ánh 1 nội tâm ntn?
? Ông Sáu đã có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa ăn?
? Cử chỉ “nhìn con, lắc đầu cười” của ông Sáu nói gì về TC của người cha?
? Thảo luận: Theo em vì sao ông Sáu đánh con?
A. Do người cha nóng giận không kìm chế được.
B. Do tình thương yêu của người cha dành cho con trở lên bất lực.
C. Đó là cách dạy trẻ hư.
? Từ các biểu hiện đó, nỗi lòng nào của ông Sáu được bộc lộ?
G YC HS theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi.
? Em nghĩ gì về đôi mắt nhìn con (của người cha): nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
? Nêu cảm nhận của em về nước mắt của người cha trong cử chỉ: “anh Sáu 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”?
? ánh mắt và nước mắt ấy là của 1 người cha ntn?
G Như vậy, trong lần về thăm nhà, ông Sáu đã tìm mọi cách để gần gũi, thương yêu con gái. Ông đã khao khát biết bao tiếng gọi “3” từ con gái mình. Tuy nhiên, tình cha đối với con lại được MT kĩ lưỡng khi ông Sáu ở chiến khu.
G Chúng ta chú ý vào phần cuối truyện
? ở chiến khu, lúc nhớ con, ông Sáu cứ “ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh”. Em nghĩ gì về người cha của bé Thu qua chi tiết này?
G Khi kiếm được 1 khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược
? Em hãy tìm các chi tiết đó?
? Qua đó nói điều gì về TC của người cha?
? Như vậy, ông Sáu đã tạo cho con chiếc lược từ khúc ngà voi hay còn từ điều gì khác?
G Chiếc lược ngà đã trở thành 1 vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu TC yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Nhưng rồi 1 tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.
G HA cuối cùng của ông Sáu, khi bị đạn giặc trúng ngực: ông “đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi 1 hồi lâu”
? Chi tiết: “móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi 1 hồi lâu” có YN gì?
? Với em, biểu hiện nào của ông Sáu gợi cảm động nhất? Vì sao?
? Qua tất cả những biểu hiện của ông Sáu, cho thấy bé Thu đã có 1 người cha ntn?
* HĐ3: Tổng kết (5 phút)
? Thảo luận: Đọc truyện em cảm nhận được:
A. Vẻ đẹp nào của TC cha con bé Thu.
B. Từ đó giá trị TC nào của CN được KĐ trong chiến tranh?
? Câu chuyện “Chiếc lược ngà” không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho chúng ta điều gì?
? Người viết TP “Chiếc lược ngà” là nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong vai nhân vật “tôi”, nhà văn đã có thái độ ntn khi cảm nhận tình cha con của người chiến sĩ CM?
? Nêu 1 số nét NT của truyện (về cốt truyện; cách kể chuyện)?
G Bé Thu không nhận cha khi ông Sáu về thăm nhà , rồi lại biểu lộ những TC thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lí của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn.
G ở phần sau của truyện, TG còn tạo thêm 1 bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với bé Thu, bấy giờ đã thành 1 cô giao liên dũng cảm, trong 1 lần ông cùng 1 đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên, vượt qua 1 quãng đường nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
? Theo em nghĩ, chiếc lược ngà của người cha về sau sẽ được người con đón nhận và giữ gìn ntn?
? Đọc ghi nhớ/SGK/202.
* HĐ4: Luyện tập (5 phút)
? Chi tiết: “chiếc lược ngà” có YN quan trọng trong TP. Hãy chứng minh
G Khi làm các em chú ý lí giải thái độ và hành động có vẻ trái ngược của bé Thu thực ra lại xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em.
G VD nếu chọn vai kể bé Thu thì nên dùng lối hồi tưởng (sau nhiều năm, khi đã lớn lên).
- Đôi mi cong dài, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
- Trong sáng, thăng =, không còn lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ nữa.
- Nó bỗng kêu thét lên: “3aa3!” – “Nhanh như 1 con sóc, nó chạy thót lên và dang 2 tay ôm chặt lấy cổ 3 nó; nói trong tiếng khóc: 3! Không cho 3 đi nữa! 3 ở nhà với con!”
- “Nó hôn 3 nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của 3 nó”.
- “2 tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ 2 tay không thể giữ chặt được 3 nó, nó dang cả 2 chân rồi câu chặt lấy 3 nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”
- “Con bé lại ôm chầm lấy 3 nó 1 lần nữa và mếu máo: 3 về! 3 mua cho con 1 cây lược nghe 3!”
- Diễn tả chính xác tâm trạng.
- Cho thấy sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của TG đối với nhân vật yêu quý của mình.
- Hồn nhiên, nồng thắm và sâu sắc, mạnh mẽ.
- Bé Thu muốn được gần 3, muốn được 3 chăm sóc và che chở.
- Được bà ngoại giải thích.
- “Nghe bà ngoại kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
- Cô bé suy nghĩ, ân hận, hối tiếc về những hành động của mình.
- Chính vì thế trong giờ phút chia tay với 3, TY và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
- MT dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp lời bình về nhân vật.
- TC thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi.
- TG rất am hiểu tâm lí của trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những TC trẻ thơ
- Từ 8 năm nay, ông Sáu chưa 1 lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ.
- Vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
- Anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và 2 tay buông xuống như bị gãy.
- Buồn bã, thất vọng.
- Khi nghe con nói trống không với mình: “anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”.
- Khi con hất miếng trứng cá làm cơm văng tung toé, “anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: sao mày cứng đầu quá vậy, hả!”
- Buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- Đáp án B.
- Nỗi buồn thương do TY thương của người cha chưa được con đền đáp.
- Đôi mắt của người cha giàu lòng thương yêu và độ lượng.
- Đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ người con mình.
- Nâng niu và giữ gìn tình phụ tử.
- Hiền lành, nhân hậu.
- Nâng niu TC cha con.
- Tự mình “cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như 1 thợ bạc rồi gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: yêu nhớ tặng Thu con của 3”.
 - Đó là biểu hiện của TC trong sáng và sâu nặng của người cha.
- Nỗi nhớ con.
- Từ TY thương và hi vọng dành cho con.
- Lúc sắp qua đời, người cha nhớ đến mong ước của con.
- Cái nhìn cuối cùng của ông là điều ông nhắn gửi đồng đội thay mình thực hiện mong ước của con.
- Đó là 1 người cha yêu thương con đến tận cùng.
- 1 người cha để bé Thu suốt đời yêu quý, tự hào.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- A. Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.
- B. Trong chiến tranh, những giá trị TC của CN càng trở nên thắm thiết, bền chặt.
- Ta càng thấm thía nỗi đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu CN, bao nhiêu GĐ.
- Cảm thông chia sẻ và tin tưởng.
- Cách kể chuyện tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Nhập vào vai nhân vật “tôi” để kể.
- Cốt truyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ.
- Nó đã kết nối 2 cha con ông Sáu trong sự xa cách và cả khi ông Sáu đã hi sinh.
- Nó là biểu hiện cụ thể của TY thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu đối với con.
- Nó trở thành kỉ vật thieng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
II. PTVB:
2. PT:
a. Nhân vật bé Thu:
* Khi nhận ra 3:
- Hồn nhiên chân thật trong TC. Mạnh mẽ trong TY thương cha.
b. Nhân vật ông Sáu:
- 1 người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tuỵ vì TY thương con.
III. Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
IV. Củng cố: 
 Truyện đã diễn tả 1 cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó, TG KĐ và ca ngợi TC cha con thiêng liêng như 1 giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
 Truyện thành công nổi bật ở NT XD tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, ở ngòi bút MT tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.
V. Hướng dẫn: 
 - Đọc lại TP.
 - Xem bài PT và hoàn thành phần luyện.
 - Soạn bài: Ôn tập phần TV. 
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc72-CHIEC LUOC NGA.doc