Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 75 đến tiết 150

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 75 đến tiết 150

Tiết 75

(VH)

Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại Soạn:22/12/09

Dạy:26/12/09

A.Mục tiêu: * GVgiúp học sinh:

- Củng cố, đánh giá khả năng tiếp thu của HS về các tác phẩm truyện – thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975

- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm, cảm thụ và phân tích tác phẩm.

- Có ý thức, thái độ ôn tập nghiêm túc, làm bài kiểm tra đạt kết quả cao nhất.

B .Chuẩn bị :

- GV: Giáo án, thống nhất đề kiểm tra – biểu điểm.

- HS: Ôn lại nội dung cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện ngắn hiện đại, chuẩn bị giấy kiểm tra.

C. Các hoạt động dạy - học:

I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Bài mới

1. Đề bài:

I. Trắc nghiệm (3đ Lựa chọn và ghi lại đáp án đúng vào bài kiểm tra

1. Bài “Đồng chí” được sáng tác vào năm nào?

 A. 1948 B. 1949 C. 1957 D 1944

2. Tình đồng chí, đồng đội của những ngời lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí” hình thành từ những cơ sở nào?

 A. Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.

B. Được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu.

C. Được nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng nh niềm vui.

D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 75 đến tiết 150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75
(VH)
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Soạn:22/12/09
Dạy:26/12/09
A.Mục tiêu: * GVgiúp học sinh :
- Củng cố, đánh giá khả năng tiếp thu của HS về các tác phẩm truyện – thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm, cảm thụ và phân tích tác phẩm.
- Có ý thức, thái độ ôn tập nghiêm túc, làm bài kiểm tra đạt kết quả cao nhất.
B .Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, thống nhất đề kiểm tra – biểu điểm.
- HS: Ôn lại nội dung cơ bản về các tác phẩm thơ và truyện ngắn hiện đại, chuẩn bị giấy kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới
1. Đề bài:
I. Trắc nghiệm (3đ Lựa chọn và ghi lại đáp án đúng vào bài kiểm tra
1. Bài “Đồng chí” được sáng tác vào năm nào?
 A. 1948 B. 1949 C. 1957 D 1944
2. Tình đồng chí, đồng đội của những ngời lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí” hình thành từ những cơ sở nào?
 A. Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
B. Được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu.
C. Được nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng nh niềm vui.
D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
3. Giữa bài thơ :
a) “Bếp lửa” ( Bằng Việt) và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ” ( Nguyễn Khoa Điềm)
b) Đồng chí (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đọi xe không kính “Phạm Tiến Duật) có điểm gì chung. Sắp xếp chính xác mỗi ý a, b vào đúng với ý A, B sau để đợc câu trả lời đúng.
A. Đều nói về người lính cách mạng.
B. Đều ca ngợi tình cảm gia đình ruột thịt.
4. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?
A. Ân hận, tự trách mình đã sớn quên quá khứ – những ngày tháng gian nam mà hào hùng thời đánh Mĩ.
B. Ân hận tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hy sinh cho những ngày hòa bình hạnh phúc hôm nay.
C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
D. Tổng hợp cả 3 ý kiến trên
5. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
 A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ già D. Cô gái 
6. Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đợc viết cùng thể loại với tác phẩm nào?
 A. Hoàng Lê nhất thống chí B. Làng 
 C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh D. Phong cách Hồ Chí Minh
7. Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đợc thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
A. Nỗi nhớ làng da diết
B. Đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc.
C. Sung sướng, hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.
D. Tất cả các biểu hiện trên.
8. Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A. Tả thực 	 B. Biểu tợng C. Cả 2 ý nghĩa trên
9. Hình ảnh “mặt trời” trong hai bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ” có nghĩa giống nhau không?
A. Gần giống 	 B. Không 	C. Hoàn toàn giống.
10. Từ ngữ sáng tạo và biểu cảm nhất trong bài thơ .. là “ấp iu”, trong bài thơ là từ “giật mình”.
II. Tự luận :
Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
2. Đáp án – Biểu điểm:
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm )Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
a-B;b-A
D
C
B
D
C
B
Bếp lửa, ánh trăng
II. Tự luận: ( 7 điểm )
1) Yêu cầu về nội dung:
 a) Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật bé Thu ( 0,5 điểm )
 b) Thân bài: 
- Thu là đứa trẻ bất hạnh, phải xa cha khi chưa đầy một tuổi(1đ)
- Thu có tình yêu ba mãnh liệt khiến ta cảm động(1đ)
+ Trước khi nhận ông Sáu là cha (1đ)
. Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu gọi ba 
.Tính cách gan lì của Thu: mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình thế bắt buộc để Thu nhận cha nhưng đều thất bại.
. Tình huống kịch tính: bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu, bị đánh cũng không khóc. 
+Thái độ của bé Thu trong buổi chia tay (1đ)
.Muốn nhận cha nhưng không dám lại gần vì trót làm ba giận: vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
.Đột biến cao trào đầy bất ngờ: Sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu như xé ruột. Thu đã hiểu nguyên nhân vết thẹo. Thu ôm trầm ba. Trong tiếng khóc, nói có cả tình yêu thương, kính trọng, vừa xen lẫn hối hận, Thu muốn níu giữ ba ( dẫn chứng ).
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu (1đ)
c) Kết bài: Nêu nhận xét chung về giá trị tác phẩm: sức sống của tác phẩm khơi gợi ý nghĩa sâu sắc của tình tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh: trắc trở mà thiêng liêng sâu sắc (0,5đ)
2) Yêu cầu hình thức: Viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, lời ăn trong sáng (1 đ)
IV. Củng cố :
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại bài làm.
- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
V. Hướng dẫn học bài :
 - Ôn lại thơ, truỵện hiện đại.
 - Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập ở nhà.
 - Soạn bài mới : Cố hương ( Lỗ Tấn )Tìm hiểu bố cục, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật tôi trong lần về quê cũ sau 20 năm xa cách. 
.........................................................
Tuần17-Tiết 76
Văn bản: Cố Hương
 (Lỗ Tấn)
 Soạn:23/12/09
 Dạy: /12/09
A. Mục tiêu * GV giúp HS:
- Nắm được vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm: Tóm tắt được cốt truyện , thấy được tinh thần phê phán xã hội cũ sâu sắc và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm "Cố Hương".
- Hiểu được việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật, so sánh và đối chiếu việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm; tích hợp với tập làm văn, phương thức biểu đạt, độc thoại nội tâm.
- GD học sinh tình yêu quê hương, ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, sgk, stk, tư liệu ngữ văn 9
2. HS: trả lời câu hỏi sgk vào vở soạn.
C. Hoạt động dạy - học:
I/ Tổ chức lớp
II Kiểm tra bài cũ
Tóm tắt văn bản chiếc lược ngà và nêu cảm nhận về nhân vật Thu.
Tình cảm của ông Sáu như thế nào trong lần về phép?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cơ bản
- Học sinh dựa vào chương trình SGK để 
?Hãy nêu những hiểu biết cơ bản của em về nhân vật Lỗ Tấn?
?Kể những tác phẩm chính của Lỗ Tấn?
?Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc : Chú ý giọng điệu chậm, buồn hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng Nhuận Thổ ấp úng
Giọng chào chú thím Hai Dương, Giọng suy ngẫm ở một số câu, đoạn
- Học sinh đọc nhận xét.
?Hãy kể tóm tắt truyện?
- HS kể theo hình thức tiếp sức.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú thích. Kiểm tra việc đọc chú thích của h/s.
?Truyện ngắn cố hương có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?.
- H/s theo dõi đoạn 1 - Đọc thầm
?Cảnh làng quê hiện trong con mắt người xa quê 20 năm hiện ra ntn?
?Cảnh đó dự báo 1 cuộc sống ntn ở cố hương?
?Đứng trước cảnh ấy trong lòng người trở về có suy nghĩ gì?
?Qua ý nghĩ đó em đọc được cảm giác gì của người trở về?
?Từ đây em thấy tình cảm nào của người xa quê được bộc lộ?
?Chuyến về quê lần này của nhân vật tôi có gì đặc biệt?
?Điều này gợi cho em liên tưởng đến 1 hiện thực cuộc sống ntn ở làng quê này?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua phần truyện này?
?Qua phần phân tích em thấy hình ảnh cố hương hiện lên ntn trong mắt và tấm lòng của người về thăm quê?
I. Giới thiệu:
1. Tác giả (1881 - 1936)
- Tên Chu Thụ Nhân.
- Nhà văn nổi tiếng của TQ, danh nhân văn hóa TQ sớm nhìn rõ sự u mê của xã hội phong kiến trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại.
- Dùng ngòi bút sắc bén để chữa căn bệnh tinh thần cho nhân dân.
2. Tác phẩm chính
- Gào thét (1923) Bàng hoàng (1926) 
- Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu trích gào thét.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Đọc - tóm tắt, tìm hiểu chú thích
Tóm tắt
Sau 20 năm xa quê, nhân vật tôi trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật tôi rồi cố hương ra đi ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ đổi thay.
(Kể lại chuyến thăm quê lần cuối cùng của nhân vật tôi để bán nhà đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác)
* Chú thích (SGK)
2. Bố cục: 3 đoạn
Đ1: Từ đầu . làm ăn sinh sống
- Nhân vật tôi trên đường trở về quê cũ
Đ2: Tiếp .. sạch trơn như quét
- Những ngày nhân vật tôi ở quê
Đ3: Còn lại
- Nhân vật tôi trên đường xa quê
3. Phân tích:
a) Nhân vật "tôi" trên đường trở về quê cũ.
- Đang độ giữa đông, xa gần thấp thoáng thôn xóm tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
-> Cuộc sống tàn tạ nghèo khổ.
- Nhân vật tôi suy nghĩ nội tâm: "A đây có thật là làng cũ mà 20 năm trời tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? "Cảm giác ngạc nhiên, chua xót
-> Người xa quê yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình
- ý định: Từ giã quê, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giã làng quê cũ thân yêu đem gia đình đến nơi khác sinh sống.
- Cuộc sống ở đây quá nghèo khổ làm cho nhiều gia đình phải rời xa quê đi kiếm ăn 
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp trong lời kể đ tái hiện hình ảnh làng quê và bộc lộ cảm xúc của lòng người.
=> Quê hương tiêu điều xơ xác và đáng thương xen sự thất vọng
 IV. Củng cố:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác?
- Nhớ các sự việc chính, nêu suy nghĩ và tình cảm của nhân vật tôi trên đường về quê?
V. Hướng dẫn học về nhà
- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật "Tôi" khi trở vè quê, so sánh nhân vật Nhuận Thổ thời quá khứ, hiện tại.
Tiết 77
(VH)
Văn bản: Cố Hương (tiếp)
Soạn:27/12/09
Dạy:31/12/09
A. Mục tiêu * GV giúp HS:
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
- GD tình yêu quê hương. Từ đó HS có ý thức học tập, xây dựng quê hương giàu đẹp.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài , chuẩn bị SGK, STK.
- HS: Trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
C. Hoạt động dạy - học
I/ Tổ chức lớp
II/Kiểm tra bài cũ: 
? Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tóm tắt đoạn trích “ Cố hương”
? Nêu cảm nhận của nhân vật tôi trên đường về thăm quê sau nhiều năm xa cách.
III/Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
- H/s theo dõi đoạn 2, GV hướng dẫn tìm hiểu.
?Những ngày ở quê, nhân vật tôi gặp lại người quen cũ. Cuộc gặp gỡ nào được kể nhiều nhất?
?Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào?
?Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với những cảnh tượng nào?
?Em hãy cho biết vì sao nhân vật tôi gọi đó là "một cảnh tượng thần tiên"
?Ngày ấy, con người Nhuận Thổ hiện lên ntn về hình dáng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
?Khi chia tay tôi khóc, Nhuận Thổ khóc, cho ta thấy họ có một tình bạn ntn?
?Từ đó hình ảnh về một người ...  bản và Tập àm văn ở các bài đã học.
- Có ý thức ôn tập tốt chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra học hì II.
B .Chuẩn bị:
	- GV: Sgk, giáo án, 
	- HS: Soạn bài, ôn tập kiến thức cũ.
C. Các HĐ dạy – học :
I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm traviệc chuẩn bịbài của HS.
II. Bài mới : GV giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
- Gv gọi HS nhắc lại cáctừ loạiđã học. Nêukhái niệm, đặcđiểm của các từ laọi chính.
- Gọi HS đọc bài tập 1.
? Xác định DT ,ĐT , TT trong những VD 
- GV hướng dẫn HS điền một số từ vào sau từ đã cho đã cho.
 - GV gọi HS đọc và làm bài tập 3
- Từ các kết quả ở các bài tập trước, GV hướng dẫn học sinh điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu của bài tập 4.
-
 - GV gọi HS đọc đoạn trích bài tập 5, cho biết :
? Các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào, ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào 
- HS trình bày, GV hướng dẫn chốt, chữ bài.
A. Từ loại :
 *Hệ thống hóa về danh từ , động từ, tính từ.
Bài tập 1:
- DT : Lần, lặng, làng .
- ĐT : đọc, nghỉ ngơi, phục dịch, đập .
- TT : hay, đột ngột, phải, sung sướng . Bài Bài tập 2:
- Rất hay, những cái lăng, rất đột ngột
- đã đọc, hay phục dịch, một ông giáo
- một lần, các làng, rất phải
- vừa nghĩ ngợi, đã đập, rất sung sướng.
Bài tập 3:
- DT có thể đứng sau :những , các , một .
- ĐT có thể đứng sau : hãy , đã , vừa .
- TT có thể đứng sau : rất , hơi ,quá .
Bài tập 4:
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
Những, các, một, mỗi, mọi
Danh từ
Này, kia, ấy, đó, nọ
Hãy, đừng, chớ, đã, vừa, mới, sẽ, đang, cũng, vẫn
động từ
Rồi, chưa
Quá, hơi, mới, rất
tính từ
Lắm, quá
Bài tập 5:
a) Tròn là TT, trong câu được dùng như ĐT.
b) Lí tưởng là DT, được dùng như TT.
c) Băn khoăn là TT,được dùng như DT.
IV.Củng cố :
- Yêu cầu HS làm bài tập trong SBT Ngữ văn.
- Làm bài tập trắc nghiệm trong cuốn sách BT trắc nghiệm.
V.Hướng dẫn về nhà :
- Nắm nội dung bài: các từ loại trong Tiếng Việt: khái niệm, đặt điểm, chức năng. Nhận biết và sử dụng từ loại đúng, đạt hiệu quả giao tiếp cao. 
– Soạn tiếp phần bài còn lại của bài ( Làm trước các bài tập).
Tuần 32 Soạn: 05/ 04/ 09
Tiết 148 Giảng:
Tiếng Việt 
tổng kết về ngữ pháp
A.Mục tiêu :
 GV giúp học sinh 
 - Hệ thống hóa kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về :
+ Các từ loại khác .
+ Hệ thống ôn tập về cụm từ .
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp đã học vào viết hoặc nói (trong giao tiếp xã hội, tron gviết bài tập làm văn). Tích hợpvới Văn bản và Tập àm văn ở các bài đã học.
- Có ý thức ôn tập tốt chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra học hì II.
B .Chuẩn bị:
	- GV: Sgk, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: Soạn bài, ôn tập kiến thức cũ.
C. Các HĐ dạy – học :
I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới : GV giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
Bài tập 1: Bảng phụ.
? Xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp 
- Giáo viên cho học sinh thi đua làm theo nhóm.
? Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn ? Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.
- Gọi HS đọc ví dụ.
? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm . ?Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm DT. 
- Gọi HS đọc BT 2.
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm . Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm ĐT.
- GóiH đọc bài tập 3.
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm . Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó .
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
ba
năm
tôi
Bao nhiêu
Bao giờ
Bấy giờ
những
ấy 
đâu
đã
mới
đã
đang
ở
của
nhưng
như
chỉ cả
ngay
chỉ
hả
Trời ơi
BT2 – mục II
- Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là à , ư , hử , hở, hả Chúng thuộc loại tình thái từ.
B. Cụm từ
Bài tập 1 :
 a. ảnh hưởng , nhân cách , lối sống là phần trung tâm của các cụm DT in đậm .
- Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những , một , một.
b. Ngày ( khởi nghĩa).
- Dấu hiệu là những .
 c. Tiếng ( cười nói) . 
- Dấu hiệu là: có thể thêm những vào trước.
Bài tập 2:
a. Đến , chạy , ôm
- Dấu hiệu là đã , sẽ , sẽ .
b. Lên ( cải chính).
- Dấu hiệu là vừa .
Bài tập 2:
a. Việt Nam , bình dị , Việt Nam , phương Đông , mới , hiện đại là phần trung tâm của các cụm từ in đậm.
- Dấu hiệu là rất.
ở đây , các từ Việt ,Nam , phương Đông được dùng làm tính từ.
b. êm ả.
- Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
c.Phức tạp , phong phú , sâu sắc.
- dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước
IV.Củng cố: 
- GV hướng dẫn làm bài tập trong vở bài tập tắc nghiệm của HS
- Gọi HS làm bài tập trong vở bài tập ngữ văn.
- GV chốt lại lại đặc điểm của các từ loại, cụm từ loại.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại lí thuyết về từ loại, cụm từ loại. Nắm nội dung bài .	
– Soạn bài tiếp theo : "Luyện tập viết biên bản ".
* Yêu cầu: Tập viết biên bản theo mẫu (Theo HD SGK).
Tuần 32 Soạn: 05/ 04/ 09
Tiết 149 Giảng:
 Tập làm văn
Luyện tập viết biên bản
A.Mục tiêu :
 GV giúp học sinh 
- Ôn tập lại đặc điểm của biên bản, cách viết biên bản.
- Rèn kĩ năng lập biên bản theo yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Viết được biên bản khi cần thiết và nhận ra – tự sửa chữa những sai sót thường gặp khi viết biên bản. Tích hợp với văn – Tiếng việt và vốn sống thực tế.
- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
B .Chuẩn bị:
	- GV: Sgk, giáo án, một vài biên bản mẫu, bảng phụ
	- HS: Soạn bài, ôn tập kiến thức cũ.
C. Các HĐ dạy – học :
I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài học
III. Bài mới : GV giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
- Gv gọi HS đọc 4 câu hỏi Sgk.
- HS nhắc lại kiến thức cũ đã học về biên bản:
 + Mục đích viết biên bản.
 + Người ghi biến bản chịu trách nhiệm gì.
 + Bố cục biên bản.
 + Lời văn trong biên bản.
- GV hướng dãn chốt lại những kiến thức đã học.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận 4 bài tập:5’
- Nhóm 1: Bài tập 1
 + Sắp xếp nội dung để tạo thành một biên bản
- Nhóm 2: Bài tập 2
 + HS ghi lại nọi dung biên bản họp lớp tuần vừa qua.
- Nhóm 3: Bài tập 3
 + Ghi lại biên bản giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
- Nhóm 4: Bài tập 4.
 + Hãy viết một biên bản xử phạt hành chính
- Sau 5’, Gv gọi HS các nhóm trình bày kết quả, Gv hướng dãn HS sửa chữa, chốt kiến thức cơ bản.
I. Lí thuyết:
- Mục đích: Là văn bản ghi chép những sự việc đã - đang xảy ra.
- Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm cao nhất về tính xác thực của biên bản.
- Bố cục 3 phần: Mở đầu – Nội dung – kết thúc.
- Lời văn: Ngắn gọn, chính xác.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh sắp xếp nội dung để tạo thành một biên bản đủ các mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian hội nghị
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
- Thời gian kết thúc.
- Thủ tục, kí xác nhận.
Bài tập 2:
 Học sinh đọc bài tập 2.
 Biên bản họp lớp tuần vừa qua.
Bài tập 3:
 Biên bản giao nhiệm vụ trực nhật tuần của chio đội em cho chi đội bạn.
- HS đọc bài tập 3
Bài tập 4:
 Biên bản xử phạt hành chính
- HS đọc bài tập 4.
IV. Củng cố: ( bảng phụ )
1. Biên bản được viết nhằm mục đích gì?
 A. Làm chứng cứ để chứng minh cho các sự kiện diễn ra trong thực tế.
 B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành giải quyết.
 C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên tham gia.
 D. Thông báo cho nhiều người biết về một sự việc vừa diễn ra.
2. Yêu cầu nào sau đạy không phù hợp với biên bản?
 A. Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
 B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan.
 C. Lời văn ngắn gọn, chính xác.
 D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
 * Đáp án: 1 – D 2 – D
V. Hướng dẫn học bài:
- Nắm được các đặc điểm, cách viết của biên bản.
- Tìm tham khảo cách viết của các biên bản mẫu.
- Chuẩn bị bài: Hợp đồng (Sưu tầm một số hợp đồng thông thường)
Tuần 32 Soạn: 10/ 04/ 09
Tiết 150 Giảng: 14/ 04/ 09
 Tập làm văn
Hợp đồng
A.Mục tiêu :
 GV giúp học sinh 
 - Nắm được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng
- Viết được một hợp đồng đơn giản.
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và kí kết.
B .Chuẩn bị:
	- GV: Sgk, giáo án, một vài hợp đồng mẫu.
	- HS: Soạn bài, ôn tập kiến thức cũ, SGK, vở ghi.
C. Các HĐ dạy – học :
I. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của biên bản?
III. Bài mới : GV giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cơ bản
- Gọi HS đọc các văn bản Sgk – 136.
? Tại sao cần phải có hợp đồng.
? Vậy hợp đồng ghi lại nội dung gì.
? Hợp đồng phải đạt yêu cầu nào về hình thức và nội dung.
? Kể tên một số loại hợp đồng mà em gặp.
? Vậy hợp đồng là gì.
- HS trình bày suy nghĩ.
- GV hướng dẫn chốt, ghi lại nội dung cơ bản của bài học, đọc ghi nhớ.
- GV chia lớp làm 4 tổ, giao nhiệm vụ thảo luận. Tg 4’.
- Nhóm 1: Nêu các mục trong phần mở đầu. Tên hợp đồng viết như thế nào?
- Nhóm 2: Hợp đồng ghi lại nội dung gì? Hợp đồng phải dạt yêu cầu gì về nội dung?
- Nhóm 3: Kết thúc hợp đồng gồm mục nào?
- Nhóm 4: Nhận xét gì về lời văn trong hợp đồng?
- HS các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến, GV HD chốt lại:
? Hãy nêu cách làm một hợp đồng.
- HS rút ra nội dung trong mục ghi nhớ.
- GV gọi HS đọc bài tập 1, 2.
- GV hướng dẫn sửa chữa.
I. Đặc điểm của hợp đồng.
 1. Văn bản:
 Sgk – 163
 2. Nhận xét:
- Cần có hợp đồng vì đó là văn bản pháp lí, là cơ sở để cá nhân, tập thể làm theo quy định.
- Hợp đồng ghi lại nội dung cụ thể do hai bên kí đã thỏa thuận.
- Yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, có điều kiện trong khuôn khổ pháp luật.
- Các loại hợp đồng: kinh tế, lao động, thuê nhà, xây dựng, chuyển nhượng
 3. Kết luận: 
 Ghi nhớ. Sgk – 138.
II. Cách làm hợp đồng.
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng, đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ 2 bên kí.
- Phần nội dung: Các điều khoản cụ thể, cam kết 2 bên kí hợp đồng.
- Phần kết thúc: Đại diện 2 bên kí hợp đồng.
- Lời văn: Chính xác, chặt chẽ, không chung chung, mơ hồ.
 * Ghi nhớ chung. 
 ( Sgk – 138).
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Trường hợp b, c, e.
 Bài tập 2: 
 Hướng dẫn:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên hợp đồng.
- Hôm nay, ngàythángnăm
- Bên cho thuê nhà xưởng: Chủ sở hữu, ngàythángnăm sinh, CMND số; thường trú, ĐT (Bên A)
- Bên thuê nhà xưởng: Tên giao dịch, đại diện là chức vụ, địa chỉ, tài khoản.., số , ĐT.
IV. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS tham khảo một số hợp đồng mẫu đã chuẩn bị.
V. Hướng dẫn học bài:
- Nắm được nội dung bài học: Đặc điểm, cách làm hợp đồng.
- Hoàn thành nốt bài tập 2.
- Chuẩn bị nội dung bài học mới: “Bố của Xi-Mông”.
 + Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm.
 + Soạn bài theo hệ thống các câu hỏi trong Sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 1732Doc.doc